Thơ

Trang thơ Nguyễn Minh Châu

Tuổi trẻ Việt Nam
Xuân nhớ đến Mẹ
Người Lính Già (Đại Bàng Tango)
Mùa Giáng Sinh xưa
Nhớ về chốn cũ
Nhớ nhà (Nhớ ngày ấy)
Saigon của tôi
T́nh sen
Mănh Hổ “Tây Đô”
Kư Ức khó quên (Ngày tàn cuộc chiến)
Người lính già (Cọp nhớ rừng)
Khi tôi chết (Tâm sự người lính già)
T́m phương giác
Gục đầu xuống
Đêm trăng nhớ bạn
Người lính và nỗi nhớ
Hương xưa của tôi
Người lính VNCH
Huyền thoại mưa Sài G̣n
Vịt Tiềm
Thắp nhang cho bạn
Tấm thẻ bài
Thăng trầm
Hoa nước mắt
Khi tôi đi
Độc ẩm
Nh́n đất mẹ
Nợ núi sông đă trả, chỉ c̣n nợ em
Tận cùng nỗi nhớ
Một câu hỏi
Một thoáng suy tư
Mày hỏi tao
Bạc màu áo trận
Thơ - Đông Hương 1 - 2 - 3
Đồng đội
Quận Tư, xóm nhỏ
Người lính già (Cọp nhớ rừng)
Cảm xúc Tháng Tư Đen
Nhớ Bạn tuổi thơ
Tháng Tư hoài vọng
Nhớ Phá Tam Giang
Khi cha già cha sẽ về đâu??
Biển ấy, mùa này
Tháng Ba rồi ....
Một ngày và một đời TQLC
Buồn như một sớm trời không nắng
Huế xa rồi - Mai mốt về em nhé
Mê thư lính
T́nh khúc cho một người
Nỗi nhớ buồn hiu
D́u nhau đi cho hết....
Chùm thơ Đông Hương
Ta về
Ưu tư vận nước
Tưởng niệm 40 năm
Đêm ngủ tôi mơ
Tháng Tư lại đến nữa rồi
Cái chết của một tượng đá
Xuân Buồn
Anh sẽ đưa em về
Bức dư đồ
Tâm sự lính Mũ Xanh
Ngồi xuống đây
Hăy nhặt ǵum cha
Xin giữ
Mây tháng Tư
Xuân xứ người
Lời cho này anh
Giấc mơ tương lai
Cô giáo Tịnh Như
Nhớ Cao Xuân Huy
Bông hồng Hậu Nghĩa
Anh đi...
Chiều trên quê nội
Nội tướng của t́nh thương
30 tháng 4 - Sống và Chết
Với MX Sóng Thần một thuở...
Tháng Tư đen
Tao nợ mầy...
Pho tượng người lính...
Đôi nạng gỗ...
Tôi nợ anh...
Chùm thơ Áo Trắng 
Nhớ một chiều Xuân
Thơ của Trần Khoa Danh
Tâm sự người Thương Binh
Nhà xưa đă khép

 

 

 

 

 

 


Hăy Kể Cho Tôi Nghe

Yvonne Trần

BBT/ST: Tác giả là một công dân Hoa Kỳ gốc Việt, con gái của một người lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam. Cô vượt biên năm 1979, và hiện nay định cư ở Tiểu Bang Virginia. Cô tốt nghiệp đại học ở Geneva College, Beaver Falls, Pensylvannia với bằng cấp kỹ sư hóa học (B.S. chemical engineering) năm 1985. Sau khi ra trường, cô được Naval Surface Warfare Center (NSWC) nhận làm việc trong 16 năm. Hiện nay cô đang làm việc ở Federal Aviation Administration, Office of Commercial Space Transportation, Washington D.C.
***
Ba tôi chết đă gần 50 năm. Khi ông chết, ông để lại bốn đứa con, từ một tuổi tới tám tuổi. Gia đ́nh tôi khi xưa ở Thủ Đức, khoảng 20 - 25 cây số phía Bắc của thủ đô Sài G̣n. Tôi không có nhiều kỷ niệm của ba tôi. Nhưng tôi nhớ, ba tôi không có mặt ở nhà nhiều. Ông đi biền biệt. Mỗi lần ông về, th́ tôi thấy ba tôi mặc đồ lính rằn ri. Tôi nhớ mẹ tôi nói ba tôi có đi Hoa Kỳ một thời gian. Tôi cũng có nghe nói ba tôi là lính Thủy Quân Lục Chiến (TQLC), và chết v́ bị bệnh trong lúc đi hành quân. Vậy thôi, tôi không biết ǵ hơn.

Sau khi ba tôi chết, mẹ tôi đưa anh em chúng tôi về miền Trung để sống gần ngoại, nội của tôi. Trong nhà tôi có bàn thờ, trên đó có h́nh ba tôi mặc đồ lính, đội nón mũ xanh. Tôi nhớ mẹ tôi trưng vài kỷ niệm của ba tôi trong tủ kính, một cái huy chương, một ống phim h́nh mà ông chưa sang ra. Khi miền Nam tôi mất, lúc đó tôi đă thấy lớn nên ít nhiều tôi cũng hiểu biết những ǵ xảy ra, và biết cuộc sống không c̣n như xưa. Tôi không ngạc nhiên khi thấy những kỷ niệm đi lính của ba tôi đă biến mất. H́nh ảnh của ba tôi mặc quân phục với mũ xanh trên bàn thờ đă thay bằng h́nh người mặc đồ b́nh thường. Thời gian trôi qua, tôi quên đi h́nh bóng ba tôi mặc đồ lính rằn ri, đội mũ xanh.

Năm 1979, tôi vượt biên rồi may mắn, được định cư ở tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Thoáng chốc mà đă 37 năm tôi rời nước Việt Nam. Những năm đầu khó khăn cuộc sống tỵ nạn, nay cuộc sống của tôi cũng đâu vào đó. Một hôm, anh tôi gọi điện thoại thăm, và hớn hở nói rằng anh liên lạc được một người ở trong TQLC biết ba tôi khi xưa. Tôi chỉ nói “vậy hả?”. Tôi không có ư kiến ǵ, hay xúc động ǵ, v́ ba tôi chết đă quá lâu. Một hai tháng sau, tôi t́nh cờ đọc một tài liệu của TQLC Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam. Tài liệu này có đề cập tới những người sĩ quan TQLC Việt Nam đều phải qua Hoa Kỳ để thực tập ở trường The Basic School tại Quantico, Virginia. Tôi sực nghĩ đến một tấm h́nh của ba tôi chụp ở Baltimore, Maryland. Ba tôi là sĩ quan TQLC. Nếu ba tôi có đi Hoa Kỳ thời đó, th́ tôi nghĩ chỉ có đi thực tập ở Quantico.

Tôi gọi điện thoại cho anh tôi để xin địa chỉ e-mail của người trong TQLC biết ba tôi. Anh tôi gởi cho tôi địa chỉ website mà anh thấy có tên ba tôi, và địa chỉ e-mail của người nhắc đến tên ba tôi trong website này. Khi đọc e-mail, tôi thấy tên tác giả là Ngô Văn Định. Anh tôi nói “em vào website này, trong đó, bác Định có nhắc đến tên ba”. Khi tôi mở website lên, th́ tôi mới biết website này là TQLC website.

Đúng như anh tôi nói, bác Định có nhắc đến tên ba tôi trong một bài viết ông đăng lên trong website TQLC. Tôi quá cảm động v́ ba tôi chết đă quá lâu mà có người trong TQLC c̣n nhắc đến. Anh tôi có nói thêm rằng, ba tôi làm dưới quyền bác Định, và ông là một trong những người cuối cùng thấy ba tôi c̣n sống, và ông là người cho trực thăng cho ba tôi đi nhà thương cấp cứu. Chi tiết này là lần đầu tiên tôi biết đến. Tôi không có kỷ niệm ǵ nhiều về đời lính của ba tôi, nên tôi muốn liên lạc với bác Định để biết thêm, nhưng tôi lại e ngại, v́ có thể những ǵ ông biết về ba tôi, th́ ông đă nói cho anh tôi rồi.

Tôi gởi bác Định một e-mail, đầu tháng 4, năm 2012, để t́m hỏi về ba tôi. Chiều hôm đó, điện thoại reng. Nhận ra tên ông hiện lên trên phone, tôi bắt điện thoại và chào ông. Tôi nghe một giọng Bắc. Ông nói “bác biết ba con…”. Ông không nói nhiều, nhưng rất cởi mở, nên tôi không thấy áy náy gợi chuyện với ông.

Khi nói chuyện với bác Định, tôi được biết ba tôi đi hành quân ở Bồng Sơn, tỉnh B́nh Định, rồi bất th́nh ĺnh bị bệnh. Ông cho trực thăng đưa ba tôi đi bệnh viện, nhưng sau đó ông được hung tin ba tôi chết ở bệnh viện. Tôi đă nghe anh tôi kể cho tôi chuyện này, nhưng tôi muốn được trực tiếp nghe ông nói cho tôi chi tiết đó. Tôi hỏi ông có thể nào ba tôi đi thực tập ở Quantico không? Nếu đúng vậy th́ tôi sẽ liên lạc họ để xin giấy tờ làm kỷ niệm. Tôi rất hài ḷng khi ông xác nhận ba tôi có đi thực tập ở Quantico. Những bâng khuâng của tôi v́ sao ông đi Mỹ nay đă được giải thích. Tôi không nói cho Bác Định biết, trong lúc ṭ ṃ đi t́m kỷ niệm lính của ba tôi, tôi có lục internet, và thấy nhiều h́nh ảnh lính TQLC đi hành quân. Những h́nh ảnh này tôi chưa bao giờ thấy, và trong đó có h́nh ảnh đi lính của ông khi xưa. Tôi muốn hỏi ông làm ǵ trong TQLC? nhưng tôi không dám hỏi. Trao đổi hai ba câu về gia đ́nh, tôi cảm ơn ông gọi lại tôi, và không dám phiền ông thêm.

Tôi có gởi bác Định thêm một hai e-mail để thăm ḍ lư lịch lính của ba tôi, và ông đă cho tôi biết những ǵ ông biết. Tôi nghĩ chắc có lẽ không có cơ hội để tôi liên lạc ông nữa, v́ những ǵ tôi muốn biết về ba tôi, ông đă trả lời. Cách vài tuần sau, tôi nhận được e-mail của ông hỏi tôi đă liên lạc với Quantico chưa. Khi tôi nói chưa, v́ c̣n đang kiếm địa chỉ, th́ ông gởi cho tôi địa chỉ của the Basic School in Quantico. Tôi quá cảm động v́ ông quan tâm tới chuyện t́m giấy tờ lính của ba tôi. Ông thúc đẩy tôi làm giấy tờ liên lạc với Quantico. Thấy ông khuyến khích, tôi cũng sốt sắng dám làm tiếp, nhưng ngoài mục đích của tôi đi kiếm kỷ niệm của cha, tôi muốn biết đến lư lịch lính của bác Định v́ tôi có thấy tên tuổi ông trong internet, trong sách TQLC Hoa Kỳ. Khi tôi lấy đủ can đảm hỏi ông về đời lính của ông, bỗng nhiên ông im lặng, rồi bắt sang chuyện khác. Tôi gởi ông tài liệu TQLC Hoa Kỳ tôi biết đến về những trận đánh ông tham dự. Ông vẫn lặng thinh.

Tôi không nghĩ ra tại sao phản ứng của ông làm tôi đau nhói. Ông là người đầu tiên tôi thấy trong sách TQLC của Mỹ. Ông là người đầu tiên tôi biết đến là một người lính sống hai mươi mốt năm nơi chiến trường. Nhưng nghĩ đến lính miền Nam, những ǵ lập tức nhảy ra đầu tôi là những đôi giày, nón sắt, quần áo lính, rải rác trên đường phố Sài G̣n trong ngày cuối của đất nước tôi. Cái mâu thuẫn giữa những ǵ tôi thấy khi xưa và những ǵ tôi mới biết đến làm tôi ấm ức. Làm sao tôi biết được sự thật khi ông lặng thinh. Thật đau, tôi không biết bắt đầu từ đầu để mà đi t́m. Quá khứ, quá khứ cứ lại kéo níu tôi về mảnh đất cũ. Nh́n lại, tôi không thấy được người lính miền Nam, mà tôi phải nuốt lại những ǵ tôi muốn quên. Trong đầu óc tôi, chập chờn những h́nh ảnh cũ. Những h́nh ảnh mà nghĩ đến, chỉ đem tôi lại nỗi buồn, một nỗi buồn buốt xương.

Nuốt đi, khi cộng sản vào, những ǵ tôi thấy. Nuốt đi, khi tôi thấy mâm cơm, chỉ c̣n cơm trộn với bo bo, và rau muống. Nuốt đi, khi nhai vào, không những nhai bo bo, mà nhai sạn. Nuốt đi, khi tôi không c̣n nghe tiếng nói, mà chỉ nghe những tiếng th́ thầm của những người không có tiếng nói. Nuốt đi, khi tôi nhớ đến ngoại tôi, một người mẹ quê, suốt đời chỉ biết ngồi ở chợ, trong nắng gay gắt, giành dụm từng đồng từng cắc, cho con lấy vốn nuôi cháu, để rồi khi cộng sản vào, chỉ biết đứng một bên câm lặng, để chúng vơ vét được ǵ chúng có thể vơ vét. Nuốt đi, khi nh́n thấy bà không c̣n hoạt bát nữa, chỉ đăm đăm ngồi một ḿnh ăn trầu, sống trong thế giới riêng của bà. Nuốt đi, tôi không c̣n biết mơ nghĩ đến tương lai nữa, mà chỉ lo sợ ngày mai gia đ́nh ḿnh sẽ ra sao? ngày và đêm, tôi chỉ thấy cuộc đời đen như mực. Nuốt đi, khi bỏ nước mà đi, không một lời chia tay với một người thân. Nuốt đi cảnh sông hiu quạnh, lẽ loi của người tỵ nạn. Nuốt đi, ḿnh không giống ai, đừng nh́n ai, đừng để ai thương hại ḿnh. Nuốt đi, để nhớ đến cái câm lặng riêng của ḿnh, để rồi nghĩ đến một người lính lặng lẽ giúp tôi đi t́m kỷ niệm lính của ba tôi, và nghĩ đến hai mươi một năm ông sống trên chiến trường. 

Cứ cách vài tuần bác Định lại hỏi tôi:

_Quantico có liên lạc ǵ với cháu về giấy tờ của ba cháu không?

Tôi nói với ông:

_ Quantico cho cháu biết họ sẽ kiếm bảng chính, nhưng có thể họ phải mất nhiều thời gian để kiếm ra.

Nhưng tôi có nói với ông:

_ Cháu không thấy giấy tờ này quan trọng với cháu nữa bằng đi t́m h́nh ảnh lính TQLC của ba cháu.

Ông hiểu tôi muốn nói nên ông âm thầm đi kiếm h́nh ảnh lính của ba tôi cho tôi. Một hôm ông báo cho tôi một tin vui, ông đă kiếm ra h́nh ba tôi đi lính. Ông có h́nh ba tôi trong lúc huấn luyện ở Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, năm 1966, và lập tức ông gởi h́nh đó cho tôi.

Khi thấy h́nh ba tôi khi xưa, mặc quân phục rằn ri, mang nón sắt, đứng sắp hàng với những người lính TQLC khác. H́nh ảnh này làm tôi không nói ra lời. H́nh ảnh này làm tôi nhớ đến ông khi c̣n sống. Tôi nghĩ đến một ống phim của ba tôi, tôi thấy trong tủ kính khi xưa ở nhà. Ống phim đó chưa bao giờ được rửa ra, để rồi bây giờ tôi tiếc nuối.

Tháng 11/2012 vừa qua, Bác Định gởi tặng cho tôi một cuốn sách 21 Năm Chiến Trận của TQLC/VN, Tập 2. Tôi đọc qua trận Phản Phục Kích Pḥ Trạch 1966, th́ thấy tên ba tôi trong trận Pḥ Trạch này. Mắt tôi mở lớn, rồi đọc thêm. Tôi muốn nhéo da xem thử ḿnh có phải thật nằm trong mơ không? Ba tôi đi hành quân, bị phục kích, quăng lựu đặn, có bao giờ tôi biết đến?

Đọc sách, tôi biết cuộc phục kích này có liên quan đến một ông Cố Vấn Hoa Kỳ. Ông ấy tên Thomas Campbell, cố vấn cho tiểu đoàn hai TQLC. Ông ấy và ba tôi chạm với địch trong cuộc phản phục kích nầy. Một điều tôi biết, đó là một cái huy chương của Hoa Kỳ cấp cho ba tôi mà mẹ tôi đă đi lănh sau khi ba tôi qua đời. Anh tôi có nói cho tôi về huy chương này, nó có h́nh chữ V. Khi c̣n nhỏ, mỗi ngày anh tôi cứ ngắm nghía cái huy chương này hoài, nên anh tôi nhớ rơ. Khi hỏi mẹ tôi, th́ bà khẳng định huy chương có h́nh chữ V v́ bà đă đi nhận sau khi ba tôi chết. Tôi lập tức báo cho bác Định biết. Bác hỏi:

_ Tại sao cháu không nói cho bác biết sớm hơn?

Tôi nói:

_ Cháu đâu có bằng chứng ǵ mà dám nhắc đến huy chương của ba cháu.

Ông đọc lại tài liệu và cho tôi biết bài này là do MX Tôn Thất Soạn thuật lại theo hồi kư của ông Thomas Campbell. Tôi rất cảm ơn bác Soạn. Nhờ đến bài này, tôi mới biết ba tôi thật là "Trâu Điên". Bác Định đoán là ba tôi được Navy/Marine Corps Commendation Medal với combat V trong trận phục kích, và khuyến khích tôi liên lạc với National Archives và Quantico để xin lại huy chương của ba tôi.

Ông bỏ nhiều thời giờ giúp tôi những chỉ tiết liên quan đến trận phục kích để tôi làm giấy tờ xin lại huy chương. Tôi có e-mail cho National Archives xem họ có lưu giữ ǵ về giấy tờ huy chương ba tôi. Tháng 12/2012, tôi được thơ của National Archives cho tôi biết là ba tôi có huy chương đúng như bác Định đoán. Ông giúp tôi làm đơn xin lại huy chương combat V của ba tôi. Vài tháng sau, tôi nhận được huy chương này.

Tôi không thể tưởng tượng được, tôi đă lấy lại được huy chương của của một người cha đă chết. Ông không chết mười năm, hai mươi năm, mà đă chết cả nửa thế kỹ rồi. Quá khứ và hiện tại, chia cách v́ thời gian, hầu như xích gần lại nhờ cái huy chương này. Nắm huy chương gọn trong tay tôi, tôi biết, nếu tôi đă lấy lại được vinh dự của một người lính đă chết, th́ tôi cũng sẽ biết đến vinh dự của những người lính c̣n sống.

Khao khát, tôi đi kiếm người lính TQLC trong tài liệu chiến tranh Việt Nam, trong h́nh ảnh, trong chiến sử, trong lưu bút của họ. Dần dần, những ǵ tôi sưu tầm làm tôi mở mắt thấy được những ǵ trong quá khứ tôi thấy mà không hiểu, và những ǵ tôi nghe mà không biết đến. Nếu cả đời, cái thắc mắc của tôi là người lính miền Nam đâu sao tôi không thấy, th́ tôi biết đến họ đánh giặc trong rừng, trong núi, nơi biên giới, không phải một tháng, một năm, mà cả hai mươi mốt năm dài. Nếu cái nhức nhối của tôi là tôi tưởng lính miền Nam tôi không chiến đấu, th́ thời đại hiện đại này, nếu ai chịu khó t́m internet, họ sẽ thấy đến những trận đánh khốc liệt người lính miền Nam tham gia suốt hai mươi mốt năm trường. Nếu muốn biết người lính miền Nam đánh trận như thế nào, th́ mùa hè đỏ lửa năm 1972 đă ghi vào chiến sử, không những của người Việt, mà của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Và nếu cả đời tôi chỉ nghe đến người lính Hoa Kỳ đánh trận ở miền Nam, th́ trận đánh kinh hoàng năm 1972, trên chiến trường, chỉ có người lính miền Nam đối đầu với giặc, từ tháng này qua tháng đó, ṛng ră suốt sáu tháng trường, dưới bom đạn liên miên, thí mạng để giữ từng tất đất. Nếu suốt đời tôi chỉ biết khâm phục người lính Hoa Kỳ, th́ tôi biết đến một lữ đoàn trưởng đem quân chiếm lại cổ thành Quảng Trị trong trận đánh kinh hoàng này chính là người giúp tôi đi t́m kỷ niệm của ba tôi.

Chiến công, tôi biết đếm, nhưng tôi không đếm được hy sinh của người lính miền Nam trong suốt hai mươi mốt năm chiến tranh. Khi Hoa Kỳ đă rút lui, th́ súng đạn không c̣n nữa, họ vẫn đánh, đánh đến khi họ phải bắt buộc đầu hàng. Khi quê hương tôi mất, họ chỉ c̣n là người lính bại trận. Nếu thoát được, người lính đó trở thành một người tỵ nạn, sống âm thầm, sống lặng lẽ trên xứ người. C̣n người lính kẹt lại, họ bị bắt đi tù, bị hành hạ, bi chết đói, chết rét không ai biết đến, hay họ chỉ c̣n là thương phế binh, sống thết tha, lạc loài trên vỉa đời người.

Tôi sinh trưởng ở miền Trung, nhưng tôi không biết nơi đây là chiến trường sôi nổi đă xảy ra. Những tiếng động khi xưa làm cửa kính nhà tôi rung lên là những tiếng bom nổ tôi nghe mà tôi không biết. Rồi tôi nghĩ đến những người lính đă đánh trận ở đó. Nơi đó Bác Định, ba tôi, và những TQLC khác đă đóng quân bảo vệ cho tôi được những ngày êm ấm khi c̣n thơ ấu. H́nh ảnh của người lính TQLC can đảm, anh hùng, nhân đạo, và sống chết cho hai chữ Danh Dự - Tổ Quốc măi măi sẽ là h́nh ảnh tôi mang theo.

Nh́n kỹ, quá khứ và hiện tại dính líu với nhau một cách kỳ diệu. Chỉ riêng suy nghĩ của bản thân tôi, những ǵ tôi t́m lại được cho tôi biết đến t́nh thương của Chúa cho nhân loại, cho tôi. Chỉ có những xếp đặt thiêng liêng của Chúa cho tôi biết sự thật những ǵ xảy ra trong quá khứ, cho tôi gặp gỡ những người lính miền Nam khi xưa để tôi và họ t́m nhau và hàn gắn lại những ǵ họ mất, những tôi mất, để tôi biết đến hy sinh và chân lư là ǵ. Tôi là một người mù đă thấy, người câm nay biết nói. Ghi khắc trong tim tôi, là t́nh thương của Chúa và hy sinh vĩ đại của người lính miền Nam cho tôi, không ai đoạt được.

Yvonne, con gái của Trâu Điên Trần Đăng Túc
Tháng 11, 2016
(Đính Chính lại Tháng 5, 2018)




Huy Chương và Combat V của cố Trung Úy Trần Đăng Túc -
Trận Phục Kích Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên, 1966
(The U.S. Department of Navy cấp lại vào ngày 26, tháng 8, 2013)




Trâu Điên TQLC ở Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp (1966)


Yvonne được hân hạnh chụp h́nh với Đại Tá Ngô Văn Định khi
gia đ́nh Yvonne thăm viếng ông (San Jose, 2013)

 

 


Văn


Cách sử dụng "I" và"Y"...
Cải cách tiếng Việt
Dấu "hỏi & ngă" trong tiếng Việt
Luật dấu hỏi & ngă
Gạch nối trong tiếng Việt
Xưng hô tiếng Việt...


Cuộc tṛ chuyện bất ngờ
Thư Hậu phương
Nhắc chuyện xưa
Một chuyến đi Oklahoma 
Thăm lại “Mái Nhà” xưa
Hăy kể cho tôi nghe
Young Marines trong ngày Tưởng Niệm 30/04/17
Trận QT 72 của Lữ Đoàn 258 TQLC
Sớ Táo Quân TQLC - Đinh Dậu 2017
Đọc "Chặng Đường Nối Tiếp"
NT Nguyễn Thành Yên
NT Hoàng Lăm
Cái chào của Niên Trưởng
Chuyến tản thương cuối cùng
Tháng Ba chôn súng
Các NT TQLC
TQLC mà bà không biết sao?
Người Y-Tá chiến trường
Thôi ! Ḿnh về Linh Xuân Thôn, đi em !
Một thời để nhớ
T́m cha
Biệt đội Sóng Thần
Lăo lượm “Ve Chai”
Trâu Điên Và Cố Vấn Mỹ... Muộn Vẫn Phải Nói...
Trâu Điên and Cố vấn Reunion 46 years later (1969-2015)
Trung đội 2 Tiểu Đoàn 7 TQLC và những ngày cuối cùng
Quận Trưởng Quận Triệu Phong, Quảng Trị - Chuẩn Úy Lê Đ́nh Lời
Người lính tiên phuông
Anh hùng bất tử
40 Năm tỵ nạn... Nh́n lại đoạn đường
Người Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972
Mùa Football năm nay sẽ không c̣n...
Đoàn 76 tù binh
Những con Quạ Đen trên nóc nhà xác
Mảnh đời tị nan tại Đức
Người lính già không bao giờ chết
Cơn mưa hạ Atlanta 2014
Cánh Đại Bàng c̣n lại giữa vùng trời TQLC
Vui buồn đời lính -T́nh đồng đội
Nghĩa cử cao quư
Rũ áo thênh thang
30-4 những giờ phút sau cùng của một người Trung đội trưởng TQLC
Người Việt Viết Tiếng Việt. "Người Giệc Giết" Tiếng Việt
Chỉ c̣n là kỷ niệm
Chuyện về cột cờ đầu tiên tại Little Saigon
Nhớ Chú Cảo
Chúc mừng Trường Can
Chuyện ngày xưa…thật xưa
Viết cho con gái Cao Xuân Huy
Những ngày vui ở Nam Cali
Ḍng sông êm đềm
Điệp khúc buồn
Cháu Ông Nội, Tội Bà Ngoại!
Nợ Mẹ hai tiếng yêu thương
Nỗi buồn tháng Tư
Cuộc hội ngộ của Sĩ Quan TQLC/VNCH  và em bé gái mà Ông đă cứu 41 năm trước...
Những cái chết thầm lặng
Dục Mỹ, ḷ luyện thép
Người hát rong nhạc vàng
Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào
Nụ cười xinh
Những ngày xưa thân ái
Quê hương bỏ lại
Biển vẫn đợi chờ
Buồn vui Đại Hội 2012 tại Oregon
Kỷ Niệm Ngày QL.VNCH. 19/6 - Người lính Việt Nam Cộng Ḥa sau 37 năm nh́n lại...
Nỗi ḷng người lính VNCH nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong
Khóc bạn
Người Lính TQLC bên bờ Bến Hải
Ông Cháu tựa má đầu
Mùa xuân trên đỉnh Torkham
Chiến thắng đầu Xuân
Một thời để yêu, một thời để nhớ
Tuổi 70… Chán mớ đời!
Chút ân t́nh rất đỗi mong manh
Người c̣n nhớ hay người đă quên
Cao Xuân Huy - Chuyện chưa ai kể
Nhớ về Cao Xuân Huy “Tháng Ba găy súng”
Chút ánh nắng mặt trời trong mùa thu Oregon
Ḍng sông tuổi nhỏ
Vui buồn đời lính 1 - 2 - 3 - 4 - 5
Ḍng thời gian và những âm giai của một người lính TQLC
Huyền thoại chiến sĩ Mũ Xanh
Cuộc chiến không dừng ở đây
Nỗi ḷng biết ngỏ cùng ai?
Chiêu hồn Quái Điễu
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ
Thuận An, hành quân triệt thoái
Thư t́nh viết muộn
Người lính miền Nam
Thăm lại Quảng Trị – Khe Sanh & chiến sĩ vô danh
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Tôi đi lính...
Giờ phúc sau cùng của người Trung Đội Trưởng
Đôi bờ chiến tuyến
Cuộc gặp gỡ kỳ diệu
Thoáng nhớ ngậm ngùi
Mối t́nh Sơn Khê
Hai anh em tên Cờ, họ Việt Nam Cộng Ḥa
Hạt bụi vĩ đại
Thư Khu Bưu Chính (KBC)
Hai h́nh ảnh, một cuộc đời
Vé Đây! Vé Đây!
Tháng Ba buồn thiu, tháng Tư găy súng
Bà Mẹ Quê
Ôm M60, M79 đánh ghen
Nghe Nhạc Trang Thủy