Thơ

Trang thơ Nguyễn Minh Châu

Tuổi trẻ Việt Nam
Xuân nhớ đến Mẹ
Người Lính Già (Đại Bàng Tango)
Mùa Giáng Sinh xưa
Nhớ về chốn cũ
Nhớ nhà (Nhớ ngày ấy)
Saigon của tôi
T́nh sen
Mănh Hổ “Tây Đô”
Kư Ức khó quên (Ngày tàn cuộc chiến)
Người lính già (Cọp nhớ rừng)
Khi tôi chết (Tâm sự người lính già)
T́m phương giác
Gục đầu xuống
Đêm trăng nhớ bạn
Người lính và nỗi nhớ
Hương xưa của tôi
Người lính VNCH
Huyền thoại mưa Sài G̣n
Vịt Tiềm
Thắp nhang cho bạn
Tấm thẻ bài
Thăng trầm
Hoa nước mắt
Khi tôi đi
Độc ẩm
Nh́n đất mẹ
Nợ núi sông đă trả, chỉ c̣n nợ em
Tận cùng nỗi nhớ
Một câu hỏi
Một thoáng suy tư
Mày hỏi tao
Bạc màu áo trận
Thơ - Đông Hương 1 - 2 - 3
Đồng đội
Quận Tư, xóm nhỏ
Người lính già (Cọp nhớ rừng)
Cảm xúc Tháng Tư Đen
Nhớ Bạn tuổi thơ
Tháng Tư hoài vọng
Nhớ Phá Tam Giang
Khi cha già cha sẽ về đâu??
Biển ấy, mùa này
Tháng Ba rồi ....
Một ngày và một đời TQLC
Buồn như một sớm trời không nắng
Huế xa rồi - Mai mốt về em nhé
Mê thư lính
T́nh khúc cho một người
Nỗi nhớ buồn hiu
D́u nhau đi cho hết....
Chùm thơ Đông Hương
Ta về
Ưu tư vận nước
Tưởng niệm 40 năm
Đêm ngủ tôi mơ
Tháng Tư lại đến nữa rồi
Cái chết của một tượng đá
Xuân Buồn
Anh sẽ đưa em về
Bức dư đồ
Tâm sự lính Mũ Xanh
Ngồi xuống đây
Hăy nhặt ǵum cha
Xin giữ
Mây tháng Tư
Xuân xứ người
Lời cho này anh
Giấc mơ tương lai
Cô giáo Tịnh Như
Nhớ Cao Xuân Huy
Bông hồng Hậu Nghĩa
Anh đi...
Chiều trên quê nội
Nội tướng của t́nh thương
30 tháng 4 - Sống và Chết
Với MX Sóng Thần một thuở...
Tháng Tư đen
Tao nợ mầy...
Pho tượng người lính...
Đôi nạng gỗ...
Tôi nợ anh...
Chùm thơ Áo Trắng 
Nhớ một chiều Xuân
Thơ của Trần Khoa Danh
Tâm sự người Thương Binh
Nhà xưa đă khép

 

 

 

 

 

 


Dục Mỹ, ḷ luyện thép

Từ quận Ninh Hoà theo quốc lộ 21 đi Khánh Dương, sẽ ngang qua trung tâm huấn luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ. Đây là một yếu khu quân sự, bao gồm Trường Pháo Binh, trung tâm huấn luyện Lam Sơn, cùng sân bay dă chiến. Trung tâm huấn luyện Biệt Động Quân ngoài việc đào tạo tân binh c̣n đảm nhận huấn luyện về Rừng Núi Śnh Lầy và Viễn Thám. Khóa sinh thụ huấn được tuyển chọn từ các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Riêng khóa RNSL trao đổi kinh nghiệm chiến trường theo từng địa thế. Các phái đoàn quân sự ngoại quốc viếng thăm trung tâm, nh́n thao trường và kỷ luật, đều công nhận đây là ḷ luyện thép bậc nhất của vùng Đông Nam Á.

Kể từ khóa 16 tất cả những sinh viên sĩ quan Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam trước khi ra trường phải thụ huấn ở trung tâm huấn luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ. Khởi đầu chỉ có hai tuần, nhưng những khóa kế tiếp theo chương tŕnh huấn luyện lần lượt thay đổi đến sáu tuần lễ. Ngoài những hiểu biết về Văn Hóa và căn bản Quân Sự cấp đại đội, Bộ chỉ huy nhà trường muốn người sĩ quan tốt nghiệp có đầy đủ kinh nghiệm chiến đấu thực tế trên 4 vùng chiến thuật làm hành trang xông vào lửa đạn.

Thu thập kết quả của từng khóa, Bộ chỉ huy nhà trường đă có một kế hoạch thật chu đáo cho khóa 22 theo chương tŕnh thụ huấn 2 năm, những buổi thuyết tŕnh, những kinh nghiệm từ Niên Trưởng Phạm xuân Thất sĩ quan cán bộ đă hoàn tất khóa học này. Được sự chấp thuận vào tháng 8, các SVSQ sắp thụ huấn Dục Mỹ, tập họp tại sân cờ và bắt đầu chạy bộ lúc 6 giờ sáng theo lộ tŕnh qua miếu Tiên Sư, Chi Lăng ra Hồ Than Thở rồi ṿng ngược trở về trường. Mươi phút sắp xếp pḥng ngủ, tập họp dùng điểm tâm, chúng tôi đến pḥng học hoặc ra băi chiến thuật. Ngày trôi qua, bước chân thêm vững chắc, chúng tôi chạy xa đến trường Yersin bên hồ Xuân Hương, hít thở không khí mù sương của thị xă Đà Lạt, vừa chạy vừa đếm số, âm thanh vang vọng phá tan cảnh tĩnh mịch trên núi đồi, kèm theo những nụ cười rạng rỡ.

Sự hy sinh của SVSQ Huỳnh văn Thảo trong ngày bầu cử Tổng Thống cũng là tuần cuối cùng phải rời trường Mẹ. Nỗi buồn mất bạn, nhưng nhiệm vụ c̣n nhiều thử thách, chúng tôi chuẩn bị hành trang gồm ba lô, súng đạn, bidong, gamen, ca inox, túi quân trang vỏn vẹn bộ quân phục tác chiến, một bộ kaki vàng , poncho, vơng nylon, mùng, mền, cùng vài vật dụng lỉnh kỉnh cá nhân. Đặc biệt vơng nylon và dây chúng tôi đặt mua ở gian hàng chị Chúc trong khuôn viên chợ Đà Lạt. Châm ngôn “Chúng tôi không màng an lạc dễ dàng, mà chỉ khát khao gió mưa cùng nguy hiểm” làm háo hức ḷng người trai trẻ cố t́m giấc ngủ trong màn đêm, nhưng vẫn nghe những bước đi chậm răi của toán tuần tiễu.

Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân


Phi cơ C.123 đưa chúng tôi từ Cam Ly đáp xuống sân bay dă chiến Lam Sơn. Không khí nóng ập vào bụng phi cơ vừa hé mở, trước mắt là bải cát trắng cùng những bụi chồi nhỏ bên ngoài hàng rào kẻm gai, xe GMC chờ sẵn và chở chúng tôi đến doanh trại trong trung tâm huấn luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ với toàn thân ướt đẫm mồ hôi. Đó là dăy nhà có vách và mái lợp, tất cả đếu bằng tole, chung quanh toàn cát trắng, Khí hậu thay đổi đột ngột từ sự mát mẽ của Đà Lạt qua cái nóng của Dục Mỹ, lại thêm doanh trại toả nhiệt nên mồ hôi toát ra làm cơ thể bải hoải. Được sự hướng dẫn bỏ viên thuốc muối vào bidong nước và lắc đều trước khi uống, muối khoáng được bồi đấp, nên cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngày hôm sau chúng tôi bị chia ra làm hai toán, màu vàng và màu đỏ. Theo danh sách, số thứ tự thay thế tên của khóa sinh. Thảo ở toán màu vàng, và là biệt động quân 71. Cả ngày chúng tôi sắp xếp chổ ngủ, tháo bảng tên củ thay bảng khác bằng số và may màu của toán nơi cổ áo. Đây là thời gian để cơ thể thích hợp dần với không khí mới. Hai sĩ quan Biệt Động Quân là trung úy Triêm, sĩ quan kỷ luật và thiếu úy Cho, sĩ quan phụ tá. ra lệnh tập họp theo thời gian, chấn chỉnh dằn mặt và đếm số trước khi dẫn chúng tôi đến nhà ăn của trung tâm.

Ngày kế tiếp, chúng tôi phải trải qua cuộc khảo sát về thể lực như leo giây, hít đất, hít trên xà ngang, chạy tốc độ 100 thước, đặc biệt chạy ṿng quanh 3 cây số. Sau bữa cơm chiều, chúng tôi được thoải mái đi câu lạc bộ, cũng như nh́n cảnh sinh hoạt của các khóa sinh Biệt Động Quân.

C̣i tu huưt vang lên, chúng tôi túa ra sân tập họp một cách nhanh chóng, Trung úy sĩ quan kỷ luật cho biết hôm nay là ngày khai giảng, chúng tôi chạy sáng, rồi trở về dùng điểm tâm, sau đó đến pḥng hướng dẫn về chương tŕnh thụ huấn. Đă được tập luyện sẵn, buổi chạy sáng đầu tiên theo quốc lộ 21 đến chợ Dục Mỹ rồi trở về làm hai vị sĩ quan cán bộ và các ha sĩ quan phụ tá phải cố gắng mới bám sát theo chúng tôi.

Rời khỏi doanh trại là chúng tôi chạy đều bước, súng cầm tay, đếm số và lập lại theo lời hướng dẫn của thiếu úy Cho :

Ta là, ...ta là
Biệt Động, ...biệt động
Không thích,...không thích
đi xe, ...đi xe
chỉ thích, ...chỉ thích
chạy bộ, ...chạy bộ
một hai ba bốn, ...một hai ba bốn

Tuần lễ đầu được huấn luyện trong lóp học, chúng tôi phải xưng hô theo cấp bậc của sĩ quan phụ tá kỷ luật, và các hạ sĩ quan huấn luyện viện. Chẳng hạn như

- Chào Trung Sĩ huần luyện viên, biệt động quân 71 ,....

Đối với chúng tôi, chạy sáng, hoặc chạy bộ đến lớp học, giống như giai đoạn tân khóa sinh, thời gian đó chúng tôi là những bạch diện thư sinh, bước vào ngưởng cửa nhà binh với bầu nhiệt huyết, giờ đây đă trải qua 22 tháng quân trường, có một sức lực dồi dào với tâm niệm bảo vệ tổ quốc, phục vụ quân đội. sẵn sàng vượt qua những thử thách đang chờ đón tại ḷ luyện thép.

Vào tuần thứ hai sau khi chạy sáng, trở về xếp giường ngủ, chúng tôi tập họp, giá súng trước nhà ăn, dùng điểm tâm, rồi súng cầm tay chạy đều bước, vừa đếm số, vừa hô to

Ta là Biệt Động,
không thích đi xe,
chỉ thích chạy bộ…

Những chiếc xe đ̣ trên quốc lộ 21 đôi lúc phải nối đuôi sau đoàn quân và khi đường trống, vượt qua với những bàn tay vẫy chào. Kể từ lúc này cơm trưa được xe chở ra băi học cho chúng tôi, vùng này cát trắng, những bụi rậm thấp, thỉnh thoảng có vài cây cao không quá 4 thước tây, bóng mát không đủ che vào lúc trưa, do đó ngoài băi học cũng là cách luyện tập cơ thể thích ứng với mọi hoàn cảnh. Súng theo thế tác chiến, đội h́nh chiến thuật, lúc chuyển quận sang băi học khác, bước chân trên cát trắng như tŕ kéo mạnh, thêm cái nắng mặc t́nh đùa nhảy trên phần da thịt bên ngoài bộ quân phục tác chiến. Kỷ thuật uống nước có pha viên thuốc muối trong bi đong được chúng tôi áp dụng, giử nước trong miệng, rồi từ từ cho từng ngụm nhỏ vào thực quản, mồ hôi thoát ra chúng tôi không lau khô, một vài cơn gió nhẻ nhẹ làm cơ thể cảm thấy mát mát dễ chịu.
Gian nan nhất là vượt đoạn đường chiến binh trong thời gian ấn định. Số lượng chướng ngại vật nhiều hơn, leo thang cao hơn, ḅ dưới hàng rào kẽm gai thấp hơn, vượt tường nhà, cửa sổ …, tuy nhiên chúng tôi có điều kiện tốt là sinh viên sĩ quan, cuộc sống ở quân trường điều độ, thể chất được tập luyện, nên chúng tôi đều vượt qua.
Tất cả các băi học đều trên cát trắng, không một bóng cây, chỉ riêng về lớp học ḿn bẫy, có vài cây nhỏ và những đám chồi lấp thấp tạo ra bóng mát. Buổi sáng sau phần tŕnh bày sơ lược về tác dụng của ḿn bẫy trong chiến tranh du kích, chúng tôi được huấn luyện viên cho nghỉ giải lao. Chương tŕnh thụ huấn liên tục, không ngày nghỉ, cho nên khi được lệnh chúng tôi t́m bóng mát và ngă người trên cát, mươi phút thoải mái, Khi được lệnh huấn luyện viên trở về lớp học, người th́ chân đá vào dây nhỏ, người th́ vừa ngồi xuống trên băng gỗ, những tiếng nổ vang lên mọi nơi, chúng tôi bị vướng ḿn bẩy, Sau khi được huấn luyện viên cho đứng lên, ngồi xuống vài lần, rồi tan hàng ra ngoài nghỉ thêm mươi phút để các phụ tá tháo gở dây bẫy. Vào bóng mát, chúng tôi lại nghe tiếng nổ trong đám chồi. Bài học về ḿn bẫy một cách thực tế và thật bất ngờ, luôn xảy ra nhất là những vùng xôi đậu .

Chúng tôi được ḅ dưới hỏa lực với tiếng đạn xé gió rợn người, tạo cái cảm giác đang hiện diện trên chiến trường. Chúng tôi được thực tập làm "đề lô" điều chỉnh hỏa lực yểm trợ trên sân giảm xạ tại trường Pháo Binh. Hai khẩu đại bác nhỏ, bắn bằng hơi, và rất chính xác.

Tại căn cứ núi Đeo, có nhiều băi tập, như băi tuột núi, băi thoát hiểm mưu sinh, băi đi dây kinh dị và đi dây tử thần, đặc biệt có làng việt cộng, những vị trí căn bản mà địch quân có thể ẩn núp như trên mái nhà, trong vách, chổ trú tạm trú ngầm dưới bếp, dưới bụi tre mà những ống tre già là lổ thông hơi và lắng nghe động tỉnh. ...
Đối với chúng tôi đó là những bài học mới lạ nên gây nhiều cảm hứng thích thú. Sau gần mười lăm phút chạy đều bước, chúng tôi đến căn cứ núi Đeo. Trong lúc dừng nghỉ, chúng tôi đi ṿng quanh đài tuột núi. Một tháp xây bằng xi măng cao khoảng 20 thước, mặt quay về lớp học th́ thẳng tắp, mặt bên sau chia ra nhiều tầng và có cầu thang đi lên, tầng cuối cùng có một khoảng bằng phẳng và có những ô cửa lớn như trên các cổng thành cổ. Bài học được huấn luyện viên hướng dẫn rành mạch, với những kinh nghiệm của bao nhiêu khóa đă thụ huấn, huấn luyện viện tŕnh bày vắn tắt, dễ hiểu cũng như giới thiệu vài phương pháp dùng để di chuyển xuống những vách núi, như thế choàng vai dùng cho vách núi thoai thoải, đặc biệt vách núi đứng phải dùng cái móc khóa c̣n gọi là tuột dây Thụy Sĩ.


Sau phần tŕnh bày, chúng tôi quan sát huấn luyện viên Biệt Động Quân biểu diễn các tư thế tuột núi khác nhau, cũng như cấp cứu trong trường hợp khóa sinh bị trở ngại, treo lơ lửng trên dây. Chúng tôi thực tập cột dây đai choàng qua hai bên đùi rồi cột lại quanh bụng, Tuần tự từng người theo lệnh của huấn luyện viên leo lên đài. Càng lên cao cảm thấy sức nặng bị giảm đi, trên tầng cuối cùng, mỗi cửa sổ có một huấn luyện viện hướng dẫn, kiểm soát kỹ càng lại dây đai có chắc chắn không, cách móc khóa Thụy Sĩ vào dây đai và quấn một ṿng vào dây tuột núi. Tùy theo bạn thuận tay trái hoặc phải, tay thuận nắm vào phầu dây phía trên cao, tay c̣n lại nắm vào dây bên dưới làm nhiệm vụ một cái thắng . Đứng tư thế nghiên người nơi cửa sổ, Thảo hô to:

- Biệt động quân 71 xuống núi

Rồi nhún chân búng người rời khỏi đài.
Khi đứng nghiên người nơi cửa sổ, Thảo thấy sợ sợ, nhưng lúc tuột xuống và thắng lại nửa chừng, rồi lại nhún chân búng người lần nữa lúc thắng lại th́ chân đă chấm đất nhẹ nhàng. lúc đó mới thấy sảng khoái.

Thảo mở dây đai cùng khóa Thụy Sĩ, găng tay, trao lại cho huấn luyện viên rồi trở vào hàng ngồi nh́n bạn ḿnh. Trong bài học này, bạn Lê văn Khen v́ nâng phần phía sau để thắng quá cao, nên dây cọ sát mạnh vào mông làm phần da vùng này bị phỏng. Một số yêu cầu được tuột dây lần nữa, nhưng không được chấp thuận

Bên cạnh có băi học đi dây tử thần sát bờ sông Cay. Một điểm đặc biệt là có mấy cây cổ thụ cao và to mọc hai bên bờ, Sau khi được hướng dẫn thật kỹ càng, chúng tôi tuần tự theo thang dây leo lên cao, rồi đi Dây Heo lần ra ngă tẻ của dây, hai tay nắm chắc và đeo ṭn ten. Thảo nh́n thẳng về phía trước và hô to

- Biệt động quân 71 xuống suối

rồi buông tay rơi xuống. Huấn luyện viên hướng dẫn cho biết đừng có nh́n xuống suối thấy cao quá, hoảng sợ không dám buông tay.

Quả thật vậy, sau khi hô to 3 lần

- Biệt động quân số 2 xuống suối, Sát.Sát. Sát

nhưng anh vẫn nắm chặt sợi dây. Anh định co người lên để móc chân vào dây ḅ ngược trở lại, nhưng không thể co cao hai chân được, đeo măi đến lúc sức không kham, đành nhắm mắt xuôi tay rơi xuống.

Trường hợp không biết lội, phải hô to

- Biệt động quân … không biết lội xuống suối.

Khi bạn rơi xuống sẽ có chiếc xuồng cao su vớt bạn lên, hy vọng không ai bị uống nước.


Xong dây kinh dị, chúng tôi theo thang dây lên khá cao của một cây cổ thụ khác, lần theo cầu với ba sợi dây cáp bắc qua sông. Nhiều người cùng bước trên cầu dây nên nó nhún nhảy, đong đưa, nếu không cẩn thận sẽ bị hất văng xuống nước,

Qua hết cầu dây, chúng tôi tiếp tục leo lên cao, lần này là thanh gổ đóng dính vào thân cây. Cứ ngước mặt nh́n lên và vững tay nắm. Cuối cùng tới sàn gỗ. Giống như các bạn, sau khi nhận những lời dặn của huấn luyện viên, hai bàn tay Thảo nắm vào cái móc của ṛng rọc nằm trên dây cáp. Như mọi lần, Thảo hô to và lập lại

- Biệt động quân 71 xuống suối

Thảo đu nhẹ để hai chân hỏng trên sàn gổ và ṛng rọc bắt đầu lăn xuống dốc càng lúc càng nhanh

Âm thanh cọ sát của ṛng rọc và dây cáp bọc kín đôi tai, nhưng cặp mắt dán chặt vào người huấn luyện viên đứng bên bờ sông gần cuối phần dây. Khi người này phất cờ màu đỏ, Thảo co cao hai chân thẳng góc với thân ḿnh rồi buông ṛng rọc. Người Thảo chạm ngay mặt nước, ch́m xuống, Thảo ngoi đầu lên và lội vào bờ.

Tại băi thoát hiểm mưu sinh, chúng tôi làm bẫy c̣ ke căn bản, chặt dây leo để lấy nước uống, Trong trường hợp không có địa bàn, t́m cách định hướng vào ban ngày có mặt trời, và ban đêm xem sao Bắc Đẩu và Thập Tự. …tất cả những kinh nghiệm thực tế giúp chúng tôi vững tin hơn.

Căn Cứ Núi

Ba tuần lễ tại trung tâm huấn luyện trôi qua, chúng tôi được chở vào Căn Cứ Núi nằm trong dăy Chu Giung, từ xa chúng tôi thấy thác nước cao đổ xuống thật đẹp. Vùng này có những vách núi thoai thoải, chúng tôi thực tập dùng thế choàng vai để vượt qua và tiếp tục cuộc di hành.

Vào đến căn cứ Núi, chúng tôi được răi đều thành tuyến, cột dây vơng, mắc poncho làm mái che mưa v́ vùng này cây rừng rợp mát, có những hố cá nhân đào sẵn để sẵn sàng chiến đấu. Buổi sáng được đánh thức và tập hợp ngay trung tâm căn cứ. Nơi đây có một khoảng trống , răi rác vài căn lều vải như ban cứu thương, bộ chỉ huy căn cứ và băi học. h́nh như các huấn luyện viên cùng phụ tá, ban đêm phải đi kích để giử an toàn cho khóa sinh v́ vùng này nguy hiểm. Buổi sáng là phần giảng dạy về lư thuyết cùng kinh nghiệm thực tế, sau đó huấn luyện viên chia chúng tôi thành các tiểu đội rồi chỉ định từng tiểu đội trưởng cùng một sĩ quan Biệt Động Quân đi theo giám sát. Cơm trưa và nước trà nóng được chở vào căn cứ, tùy theo khả năng tài chánh, có thể mua thêm thức ăn như hộp thịt heo ba lát, hay trái cây. Mọi người cố gắng dùng bữa thật nhanh để có chút th́ giờ nghỉ thoải mái Sau đó chúng tôi đi thám sát mục tiêu, kỷ thuật ngụy trang và di chuyển được áp dụng triệt để, những người lính Biệt động quân giả địch quân hiện diện sinh hoạt tại mục tiêu. Trở về căn cứ lập sa bàn, thảo kế hoạch, ban lệnh hành quân, dùng xong cơm chiều tất cả chuẩn bị ngụy trang, cột chặc quân phục, dùng lá cây mục (có chất lân tinh) gắn trên lưng để người đi sau nh́n thấy, giử đội h́nh di chuyển, dấu hiệu nhận dạng cho cuộc đột kích vào ban đêm và rút lui nhanh. Người sĩ quan giám sát có quyền khai tử khóa sinh nào không theo đúng những kỷ thuật tác chiến, người khóa sinh bị chết sẽ bị trừ vào điểm tổng kết tốt nghiệp.

Đây là vùng núi, có những thông thủy thượng nguồn của ḍng suối, lúc chúng tôi đi qua nước chỉ lấp xấp tới đầu gối, nhưng sau đó cơn mưa trút xuống tầm tă, khi đột kích xong, chúng tôi rút lui nhanh về th́ con suối trở thành rộng lớn, nước chảy cuồn cuộn. Một sợi dây cáp to bắt ngang qua, nhưng vẫn c̣n bên dưới mực nước, kỷ thuật là người phải đứng trước dây cáp, đưa lưng về phía thượng lưu, khi phăng theo dây mặt nh́n về hạ lưu xuôi ḍng chảy của nước. Toán chúng tôi có người bị bung khóa dây súng, khẩu Garant trôi theo ḍng lũ. Về đến căn cứ cũng 3 giờ sáng. cố gắng cởi đôi giày trận, thoa thuốc chống muỗi rồi ngă người lên vơng.

Ba ngày sau, chúng tôi tấn công, đột kích cấp trung đội và cuối cùng là hành quân cấp đại đội. Trước tiên là đại đội di chuyển lập căn cứ bí mật, từ đây tung ra các toán thám sát, phối hợp tin tức, lập sa bàn, ban lệnh hành quân và xuất phát tấn công hoặc đột kích ban đêm.

Trong lúc mở đường, khinh binh tiền sát Hoàng ngọc Can ra hiệu lệnh báo cáo có nhiều dấu chân Cọp, tuy nhiên ban ngày và cả đoàn quân trang bị Carbin M2, Garant M1, mà đạn đă lên ṇng th́ có sợ chi. Trong đêm tối đóng quân tại căn cứ bí mật, anh Can có cái vơng Mỹ với mùng và poncho dính chung vào nhau. Khổ vơng dài, nên anh cột dây vào hai thân cây hơi nhô ra ngoài ṿng pḥng thủ và sát cận đường ṃn xuống suối.
Bỗng nhiên có loạt tiếng súng nổ lúc nữa đêm, , phản ứng cấp thời là lăn ra khỏi vơng, chụp khẩu Garant, nhảy xuống hố, tiếng người sĩ quan Biệt Động Quân giám sát
- Chắc bị rồi
Thảo phân vân cố mở mắt thật lớn quan sát phía trước, chợt có tiêng la trong đêm vắng càng làm tăng thêm sự kỳ bí. nhưng vài phút sau được biết bạn Hoàng ngọc Can bị Cọp chụp vào vơng, may anh này ôm súng Carbin ngủ nên bóp c̣, súng nổ làm chúa sơn lâm phóng đi mất. Anh Trương văn Tang nghe súng nổ giựt ḿnh tỉnh giấc, tay vội chụp khẩu Garant, té ra là con rắn nên hoảng hốt la lên. Anh Can được tản thương về bệnh viện Nguyễn Huệ ở Nha Trang và cũng từ đó anh có một tên ngộ nghĩnh: “Can Cọp vồ”.
Đại đội tấn công mục tiêu vào lúc rạng đông, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đơn vị di chuyển nhanh đến điểm tập trung và có xe chở về Trung tâm huấn luyện. Đây là lúc để chúng tôi tẩy sạch bụi hành quân và chuẩn bị đến Căn Cứ Rừng vào sáng sớm hôm sau.

Căn Cứ Rừng

Buổi chiều đầu tiên tại căn cứ rừng Thảo và các bạn được tự do ra suối nước nóng, nh́n nước phun ra từ những tảng đá, khói tỏa mù mịt, đi lần theo ḍng chảy thật xa, nước nguội dần, nơi đây cuối tuần người dân đến vui chơi, họp mặt cũng như cắm trại.

Chúng tôi bố trí thành tuyến đóng quân, đào hố chiến đấu. Cũng những bài học tuần thám, đột kích, tấn công…nhưng ở địa thế rừng, đặc biệt vùng này tránh đừng bước vào ḍng nước đục như sửa, da chân sẽ bị lột, tróc ra. Trong rừng có nho dại và nhiều dây leo để lấy nước uống.
Cả yếu khu Dục Mỹ và các căn cứ thao dượt thường hay có mầm bệnh ngă nước nên thỉnh thoảng trên bầu trời, lời nói được lập đi lập lại phát ra từ một chiếc phi cơ quan sát
- Để bảo vệ sức khoẻ cho đồng bào, chúng tôi sẽ phun thuốc diệt trừ muỗi gây sốt rét. thuốc chỉ tác dụng giết muỗi mà thôi, không có hại ǵ đến đồng bào.

Mươi phút sau, một chiếc máy bay phun thuốc như những hạt sương nhỏ Mặc dù chúng tôi đă bắt đầu uống thuốc ngừa sốt rét chloroquine một tuần trước khi lên đường đi Dục Mỹ, một vài người lên cơn sốt và được chở về bệnh xá.

Sau phần lư thuyết và kinh nghiệm chiến trường vào buổi sáng, buổi chiều từng toán tổ chức thám sát, các sĩ quan giám định đi theo và đóng góp ư kiến lúc bàn thảo kế hoạch trên sa bàn. Đây là địa thế rừng, không có những thông thủy làm điểm chuẩn, lá cây che kín bầu trời, sau khi đột kích lúc nữa đêm, phân tán về điểm tập trung rồi rút quân, trời tối khó xác định toạ độ, định hướng bằng địa bàn nên có toán về đến căn cứ lúc b́nh minh. Những ngày ở căn cứ, nếu mọi việc tốt đẹp, về sớm nhất cũng phải hai, ba giờ sáng, chợp mắt bốn, năm tiếng đồng hồ cũng tạm đủ, c̣n vể quá trễ coi như phải chống mí mắt lên để học bài chiến thuật kế tiếp.
Hai ngày thực tập cấp tiểu đội, ba ngày cấp trung đội và cuối cùng cấp đại đội. Chúng tôi xếp poncho, cuộn tṛn vơng nylon, lấp hố, di chuyển lập căn cứ bí mật, và tấn công mục tiêu địch vào lúc rạng đông. Điểm tập trong ngoài quốc lộ 21, nơi đây có đoàn xe đưa chúng tôi về trung tâm huấn luyện để chuẩn bị ngày mai đến Căn Cứ Śnh Lầy.

Căn Cứ Śnh Lầy

Buổi sáng tập họp lên xe, Thảo mới biết hơn hai mươi bạn đă nằm bệnh xá v́ sốt rét, anh em trong hàng quân nh́n nhau ái ngại, nhưng chỉ c̣n một tuần cuối cùng là chấm dứt khoá học, phải ghi nhớ uống thuốc chloroquine đúng định kỳ, thoa thuốc chống muỗi và ngủ trong mùng, dù rằng kim chích của muỗi vẫn xuyên qua vơng và mùng, tuy nhiên cẩn thận đề pḥng vẫn tốt hơn.

Xe chở ra ngă ba Ninh Ḥa rồi xuôi về hướng Nha Trang. Đây là quê nội của Thảo. Căn nhà của Bác Hai nơi bến xe đ̣ đi Vạn Giả, nhớ con sông chảy qua nhà ga xe lửa vào mùa nắng lộ ra những đụn cát, nơi Thảo cùng anh Lai con bác Hai đùa giởn với bạn lối xóm rồi nhảy xuống sông. Mười hai năm không có dịp trở lại.
Đoàn xe qua khỏi đèo Rọ Tượng một quảng rồi tẻ về hướng biển, đó là căn cứ Śnh Lầy.

 

Vùng này chỉ có bầu trời và nước mặn, chúng tôi phải kết hợp hai poncho để làm lều, dùng vơng che hai đầu. Khác biệt với căn cứ núi và rừng, ban ngày chúng tôi bị mặt trời giận dữ quan sát, ban đên được các v́ sao soi sáng vỗ về, bước chân khuấy động mặt nước vẽ thành những đường sáng. Làn da chúng tôi bắt đầu sạm nắng, những vết xước do cây rừng gây cảm giác khi chạm vào nước mặn, nhưng sau đó được chữa lành nhanh chóng. Thêm một số bạn được chở về bệnh xá. Ban ngày học lư thuyết, ban đêm thực hành , người đẫm ướt, b́ bơm giữa vùng đất śnh. Về tới lều, cởi đôi giày, thay vội cái áo khô rồi trùm mền. Buổi tối cuối cùng, chúng tôi thu gọn hành trang trong yên lặng, Những chiếc xuồng bằng cao su dàn hàng ngang và đúng 9 giờ tối bắt đầu khởi hành. Tiếng mái chèo khuấy nước và tạo ra ánh sánh lấp lánh thật kỳ ảo. Ba giờ sáng chúng tôi đên Ḥn Khói, gần bở sóng vỗ mạnh, thật khó khăn chiếc trước, chiếc sau, chúng tôi cập vào đảo, vội vàng khiêng xuồng cao su vào trong và ngụy trang che kín.

Thảo được tháp tùng anh bạn đại đội trưởng thám sát mục tiêu. Trên nguyên tắc, phải cải dạng làm người dân, lúc một giờ trưa hai người dùng thuyền cao su nhỏ, định hướng chèo nhàn nhă. Ṛng ră hai giờ sau chúng tôi tới Ḥn Thị, Ngụy trang che dấu bè xong, chúng tôi từng bước tiến sâu vào đăo, rồi ḅ gần mục tiêu.quan sát bằng ống ḍm, vẽ sơ đồ và những hoạt động của các anh lính Biệt động quân giả địch. Sau khi lập sa bàn, anh bạn đại đội trưởng ban lệnh hành quân, phân định trách nhiệm cho từng trung đội. Giờ tấn công vào lúc 5 giờ sáng với hoả hiệu đỏ.


Dưới ánh sáng các v́ sao, chúng tôi cập vào Ḥn Thị, che dấu xuồng cẩn thận rồi tiến sát gần mục tiêu. Hỏa hiệu đỏ vụt lên bầu trời đêm, chúng tôi tấn công theo đúng kế hoạch đă ấn định trách nhiệm của từng toán. Sau khi chiếm xong mục tiêu, chúng tôi chèo xuồng về hướng Tây. Từ trong bờ, những trái khói màu vàng nổi bật trong hàng dừa xanh ven biển,

Chúng tôi vừa đếm số vừa đẩy tay chèo, nước biển hắt mạnh vào mặt, cay cay khoé mắt. mọi người vẫn tiếp tục cố gắng chèo thật nhanh như cuộc đua thuyền trong ngày hội lớn. Sóng biển dồn dập đẩy xuồng lướt thẳng trên băi cát trắng của làng Ngọc Diêm. Anh em chúng tôi kéo xuồng vào sâu trong bờ rồi cùng giơ mạnh hai tay làm thành h́nh chử V, tay nắm tay nhau san sẻ nỗi mừng vui đă vượt qua 6 tuần ṛng ră của khóa học đầy cam go, vất vă. Trở về trung tâm huấn luyện, anh em có được một buổi chiều thật thoải mái, vào câu lạc bộ tẩm bổ để ngày mai vượt qua chặng đường cuối cùng của khóa học.

Chúng tôi được chở đến Ninh Ḥa lúc tờ mờ sáng, gọn gàng với áo thun, quần trận, súng Garant, và bắt đầu khởi hành chạy bộ về Trung tâm huấn luyện vào lúc 8 giờ sáng. Một chiếc xe cứu thương mang dấu hồng thập tự chạy theo trên suốt lộ tŕnh. Đoạn đường dài gần mười lăm cây số, âm thanh quen thuộc của giày trận đập mạnh xuống mặt đường nhựa. Súng Garant được thay đổi từng đoạn, lúc vác vai, lúc đeo bên vai phải, khi đeo bên vai trái, hoặc choàng qua cổ. Trong giai đoạn này, súng trở thành một trở ngại, nhưng với người lính tác chiến, đó là vật bất ly thân. Mỗi một trụ cây số vượt qua là cần phải cố gắng thêm. Đường c̣n dài, vững bước tiến lên. Qua khúc quanh làng Việt Cộng, tới núi Đeo, qua đài tuột núi, qua đường vào căn cứ Cọp Đen, cuối cùng chạy thẳng vào trung tâm và dừng lại trước doanh trại. Làm sao diễn tả hết niềm vui của những người đă hoàn tất khóa học.

Chiều hôm đó, Trung tá Trần công Liễu chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện trao bằng tốt nghiệp trong lễ măn khóa 32 hành quân biệt động Rừng Núi Śnh lầy cho thủ khoa Châu văn Hiền, Đây là lần đầu tiên khóa sinh bị sốt rét quá nhiều, Trường đă cứu xét và sẽ cấp bằng cho những anh em bị bệnh vào giai đoạn cuối, riêng anh Can sẽ được cấp Chứng Chỉ.

Chuyến bay cuối cùng bắt buộc phải đáp xuống phi trường Phan Rang v́ sương mù dầy đặc che phủ cao nguyên langbian. Những người kém may mắn được phép dạo thăm thành phố về đêm. Có người em gái hậu phương hướng dẫn và giải thích về Phan Rang, nơi có những địa danh, thắng cảnh như Tháp Chàm, nhiều thật nhiều, đặc biệt vào mùa gió cát gây nên loét mắt người dân sống gần biển.

Khóa 22 theo chương tŕnh thụ huấn 2 năm trở về trường Mẹ, gây nên cơn sốt cho Liên Đoàn Sinh viên Sĩ Quan, khóa 22 học 4 năm, khóa 23 bắt buộc phải uống thuốc Chloroquine và ngủ trong mùng. Một tuần lễ sau, bạn Lâm quang Tâm từ trần v́ vi trùng sốt rét bạo phát. Thêm một số bạn qua trạm xá của bác sĩ Giá, một vài anh em phải về Tổng Y Viện Cộng Ḥa cho đến ngày măn khóa.

Thời gian c̣n lại, chúng tôi được bổ dưởng, khảo sát trắc nghiệm, dự các buổi thuyết tŕnh về chiến trường và tập dượt nghi thức của lễ măn khóa, Danh sách tốt nghiệp đă phổ biến, đặc biệt có thêm một số anh em đang theo chương tŕnh thụ huấn 4 năm chuyển sang cùng tốt nghiệp chung.

Chiều chúa nhật, phái đoàn Nhảy Dù đến thuyết tŕnh và chọn 25 người. Đầu tiên, vị sĩ quan trưởng phái đoàn hỏi:

- Ai là người thủ khoa khóa 22

Anh Nguyễn văn An đại đội F đứng dậy

- Tôi

- Anh có muốn đi Nhảy Dù không?

Sau một chút phân vân, anh An trả lời đồng ư.

Sau đó phái đoàn đọc tên một số anh em được chọn v́ có liên hệ mật thiết với gia đ́nh Mũ Đỏ. Số c̣n lại được vị trưởng toán chỉ thẳng vào người.

Hai ngày sau, phái đoàn Thủy Quân Lục Chiến lên thuyết tŕnh và chọn 15 người, Số ghi tên trên 30 người, một xe GMC chở ngay qua trạm xá cho Bác Sĩ TQLC khám sức khoẻ. Kết quả sẽ thông báo hai ngày sau.

Lần lượt Biệt Động Quân, Lưc Lượng Đặc Biệt, anh em chen nhau ghi danh. Một số binh chủng chọn người theo tiểu chuẩn như Pháo Binh, Quân Báo, Thiết giáp...

Cuối cùng là những anh em phải chọn các đơn vị Quân Cảnh và Bộ Binh. Số c̣n lại do sự cắt ra thành từng toán không theo hạng thứ từ trên xuống dưới. Nếu mỗi toán mười lăm người, th́ hạng thứ 15 sẽ là người đứng cuối nơi toán đầu, và hạng thứ mười sáu sẽ là người đứng đầu của toán sau, mỗi toán sẽ có một số đơn vị. Hấu hết người đầu toán chọn Quân Cảnh. Nhiều người ở trong toán không có sư đoàn Bộ Binh mà ḿnh thích, nên đành phải chọn một đơn vị và chờ đến phút chót có sự ưng thuận hoán đổi với nhau.

Mười lăm người chúng tôi hẹn nhau tại quán Mai Hương rồi cùng đến bộ tư lệnh tŕnh diện vào tháng cuối của năm 1967 . Kiến thức và kinh nghiệm từ ḷ luyện thép, một tuần ở trung tâm huấn luyện TQLC học leo lưới va tác xạ các loại vũ khí mới vừa được trang bị cho binh chủng tổng trừ bị, Tác chiến trong thành phố Tết Mậu Thân năm 1968, làm một số bạn Nhảy Dù chưa thi thố tài năng đă anh dũng hy sinh. Thảo cùng các bạn chọn TQLC nhanh chóng học hỏi kinh nghiệm tác chiến từ những Hạ Sĩ Quan và anh em binh sĩ, sự điều động phối hợp của các vị chỉ huy, Theo đơn vị tứ đổi Dương Liễu, Bồng Sơn về Bà Quẹo, Gia Định, giải toả Sàig̣n, đến Cần Thơ mở rộng ṿng đai bảo vệ, tiêu diệt địch. Những bài học tác chiến trong Rừng, Núi và Śnh Lầy giờ đây thích hợp với cuộc sống của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, đơn vị Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa luôn luôn có mặt và chiến đấu khắp mọi địa thế của đất nước.

Trích hồi kư "Người lính Tổng trừ bị"

Giang văn Nhân

 

 


Văn


Cách sử dụng "I" và"Y"...
Cải cách tiếng Việt
Dấu "hỏi & ngă" trong tiếng Việt
Luật dấu hỏi & ngă
Gạch nối trong tiếng Việt
Xưng hô tiếng Việt...


Cuộc tṛ chuyện bất ngờ
Thư Hậu phương
Nhắc chuyện xưa
Một chuyến đi Oklahoma 
Thăm lại “Mái Nhà” xưa
Hăy kể cho tôi nghe
Young Marines trong ngày Tưởng Niệm 30/04/17
Trận QT 72 của Lữ Đoàn 258 TQLC
Sớ Táo Quân TQLC - Đinh Dậu 2017
Đọc "Chặng Đường Nối Tiếp"
NT Nguyễn Thành Yên
NT Hoàng Lăm
Cái chào của Niên Trưởng
Chuyến tản thương cuối cùng
Tháng Ba chôn súng
Các NT TQLC
TQLC mà bà không biết sao?
Người Y-Tá chiến trường
Thôi ! Ḿnh về Linh Xuân Thôn, đi em !
Một thời để nhớ
T́m cha
Biệt đội Sóng Thần
Lăo lượm “Ve Chai”
Trâu Điên Và Cố Vấn Mỹ... Muộn Vẫn Phải Nói...
Trâu Điên and Cố vấn Reunion 46 years later (1969-2015)
Trung đội 2 Tiểu Đoàn 7 TQLC và những ngày cuối cùng
Quận Trưởng Quận Triệu Phong, Quảng Trị - Chuẩn Úy Lê Đ́nh Lời
Người lính tiên phuông
Anh hùng bất tử
40 Năm tỵ nạn... Nh́n lại đoạn đường
Người Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972
Mùa Football năm nay sẽ không c̣n...
Đoàn 76 tù binh
Những con Quạ Đen trên nóc nhà xác
Mảnh đời tị nan tại Đức
Người lính già không bao giờ chết
Cơn mưa hạ Atlanta 2014
Cánh Đại Bàng c̣n lại giữa vùng trời TQLC
Vui buồn đời lính -T́nh đồng đội
Nghĩa cử cao quư
Rũ áo thênh thang
30-4 những giờ phút sau cùng của một người Trung đội trưởng TQLC
Người Việt Viết Tiếng Việt. "Người Giệc Giết" Tiếng Việt
Chỉ c̣n là kỷ niệm
Chuyện về cột cờ đầu tiên tại Little Saigon
Nhớ Chú Cảo
Chúc mừng Trường Can
Chuyện ngày xưa…thật xưa
Viết cho con gái Cao Xuân Huy
Những ngày vui ở Nam Cali
Ḍng sông êm đềm
Điệp khúc buồn
Cháu Ông Nội, Tội Bà Ngoại!
Nợ Mẹ hai tiếng yêu thương
Nỗi buồn tháng Tư
Cuộc hội ngộ của Sĩ Quan TQLC/VNCH  và em bé gái mà Ông đă cứu 41 năm trước...
Những cái chết thầm lặng
Dục Mỹ, ḷ luyện thép
Người hát rong nhạc vàng
Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào
Nụ cười xinh
Những ngày xưa thân ái
Quê hương bỏ lại
Biển vẫn đợi chờ
Buồn vui Đại Hội 2012 tại Oregon
Kỷ Niệm Ngày QL.VNCH. 19/6 - Người lính Việt Nam Cộng Ḥa sau 37 năm nh́n lại...
Nỗi ḷng người lính VNCH nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong
Khóc bạn
Người Lính TQLC bên bờ Bến Hải
Ông Cháu tựa má đầu
Mùa xuân trên đỉnh Torkham
Chiến thắng đầu Xuân
Một thời để yêu, một thời để nhớ
Tuổi 70… Chán mớ đời!
Chút ân t́nh rất đỗi mong manh
Người c̣n nhớ hay người đă quên
Cao Xuân Huy - Chuyện chưa ai kể
Nhớ về Cao Xuân Huy “Tháng Ba găy súng”
Chút ánh nắng mặt trời trong mùa thu Oregon
Ḍng sông tuổi nhỏ
Vui buồn đời lính 1 - 2 - 3 - 4 - 5
Ḍng thời gian và những âm giai của một người lính TQLC
Huyền thoại chiến sĩ Mũ Xanh
Cuộc chiến không dừng ở đây
Nỗi ḷng biết ngỏ cùng ai?
Chiêu hồn Quái Điễu
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ
Thuận An, hành quân triệt thoái
Thư t́nh viết muộn
Người lính miền Nam
Thăm lại Quảng Trị – Khe Sanh & chiến sĩ vô danh
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Tôi đi lính...
Giờ phúc sau cùng của người Trung Đội Trưởng
Đôi bờ chiến tuyến
Cuộc gặp gỡ kỳ diệu
Thoáng nhớ ngậm ngùi
Mối t́nh Sơn Khê
Hai anh em tên Cờ, họ Việt Nam Cộng Ḥa
Hạt bụi vĩ đại
Thư Khu Bưu Chính (KBC)
Hai h́nh ảnh, một cuộc đời
Vé Đây! Vé Đây!
Tháng Ba buồn thiu, tháng Tư găy súng
Bà Mẹ Quê
Ôm M60, M79 đánh ghen
Nghe Nhạc Trang Thủy