Giang Thảo
Thấm thoát đă hơn 20 năm, rời xa quê hương yêu dấu, tôi chưa một lần trở về thăm nhà. Cha mẹ hai bên cũng đă qua đời từ lâu, c̣n các anh chị tôi cũng lần lượt mất dần theo tuổi già. Năm ngoái chị ba tôi c̣n nhắn nhủ:"Em về đi, về để chị em ḿnh gặp nhau một lần, rồi chị có nhắm mắt cũng yên ḷng". Trong các chị em gái, chị ba là người mà tôi thương yêu nhất, chị rất hiền nhưng lại bất hạnh về cung phu-tử, chỉ tiếc rằng trong cuộc sống hiện tại, tôi không giúp đỡ ǵ được cho chị.
Sang đây, các cháu c̣n nhỏ, đứa lớn nhất mới 16 tuổi, học lớp 9, đứa lớp 6 và đứa nhỏ nhất học lớp 2 nên vợ chồng mải lo cày để trả nợ áo cơm. Sau hơn 13 năm sống nơi xứ người, trong một cơn bệnh (y học gọi là stroke) chồng tôi vướng phải v́ chứng cao máu và cao cholesterol, qua thời gian dưỡng bệnh, take care retire, đồng tiền khiêm tốn, chỉ đủ chi trả y tế phí và tiêu xài cho bản thân anh.
Tôi phải tiếp tục "Bao năm đèn sách thiếp làm phụ thân”, thay chồng lo gồng gánh mái nhà, để các con tôi có chỗ che nắng trú mưa và lo cho chúng ăn học, nên tôi cứ hẹn lần hẹn măi...giờ th́ chị ba của tôi cũng đă bỏ tôi mà đi nữa rồi, tôi biết linh hồn chị vẫn c̣n vương vấn v́ chưa gặp lại đứa em, mà chị đă chắt chiu săn sóc lúc tôi c̣n bé.
Hôm nay trí tưởng bỗng phiêu bồng,
thoáng chút ngậm ngùi khi nhớ về quê hương, nơi đó có tổ
phụ, ông bà và cha mẹ tôi ngàn đời an giấc, vùng kư ức
tuổi thơ vẫn như c̣n in đậm trong tôi nhiều kỷ niệm khó
phai nḥa...
Tôi sinh ra tại Gài G̣n, quê nội ở Long Xuyên, nhưng gia
đ́nh tôi lại lập nghiệp ở Vũng Tàu. Chúng tôi mồ côi cha
rất sớm, một ḿnh mẹ tảo tần mua bán lo cho các con.
“Trăng, nước, gió, mây, dương rũ
bóng..
“ Vũng Tàu cảnh sắc đẹp như mơ”.
Quán ăn Thanh Đạm, chuyên bán những
thức ăn miền biển, đó là sinh kế duy nhất của gia đ́nh
tôi (nắm cạnh nhà nghỉ mát công chức). Tuy quán nhỏ, lời
rao mộc mạc, đơn sơ nhưng thu hút rất nhiều du khách,
những ngày cuối tuần chúng tôi tất bật đến 4-5 giờ chiều
mới có buổi cơm trưa.
_Cô ơi! Quán này có thức ăn ǵ đặc biệt?
_ Dạ thưa ông, chúng tôi có:
Cơm chiên Thanh Đạm (cơm chiên dương châu)
Canh chua súng (canh chua nấu cá với sả ớt và tương hột)
Chuối bom (đặc sản Vũng Tàu)
Khách cười vui tính:
_ Cô chủ nhỏ giới thiệu món ăn đặc biệt của quán này
nghe cũng dễ thương, sao toàn là súng (canh súng) với
bom (chuối bom) không vậy?.
Đến năm 1962, vật giá leo thang, sinh hoạt ngày càng đắc
đỏ và ồ ạt, du khách ngày một thưa dần, gia đ́nh buôn
bán ngaỳ càng ế ẩm, mẹ tôi mới sang tiệm và d́u dắt đàn
con về sống gần với cậu tôi ở G̣ Vấp.
Giai đoạn này, cuộc sống của gia đ́nh tôi vất vả lắm, mẹ
ngày đi may thuê vá mướn cho người ta, tối về lănh thêm
hạt sen khô của mấy chú Ba Tàu Chợ Lớn, chặt bỏ vỏ khô
cứng bên ngoài và giao lại phần lơi bên trong cho chủ,
gánh nặng oằn vai người goá phụ mới ngoài 40, số cung
không đủ so với số cầu, lắm lúc mẹ phải lén đi hiến máu
để lấy tiền đóng học phí cho tôi. Trời ơi! C̣n cảnh nào
da diết hơn không?
Trên thế giới có lắm kỳ quan, nhưng đối với tôi , kỳ
quan tuyệt xảo nhất là trái tim của những bà mẹ hiền.
Lắm lúc tôi muốn nghỉ học, ở nhà phụ giúp gia đ́nh,
nhưng mẹ tôi nhất định không cho, bắt buộc tôi phải hoàn
tất chương tŕnh ở bậc trung học.
Ngày ngày với chiếc xe đạp cộc cạch, từ G̣ Vấp đi học
trường tư thục Tân Phương ở xóm Gà, một tháng 26 ngày,
tôi ăn cơm chùa của tịnh xá Ngọc Phương (v́ có 2 ni sư
trẻ học cùng lớp với tôi). Sau này tôi mới biết, tịnh xá
Ngọc Phương do ni sư Huỳnh Liên làm trụ tŕ, đó là cơ sở
hoạt động của VC, kinh tài cho bọn chúng. Đúng là cháy
nhà th́ ra mặt chuột, quả không sai.
Năm 1967, tôi thi rớt tú tài, phần buồn, phần thấy mẹ
vất vả nên tôi đă:
Xếp áo thư sinh
Vui bước đăng tŕnh
Làm quen đời lính...
Tôi chọn ngành Nữ Trợ tá Xă Hội làm hướng đi cho đời ḿnh, tôi cũng hănh diện đă cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước, phục vụ lư tưởng, tuy không trực tiếp đối diện với quân thù ngoài mặt trận, chúng tôi yểm trợ hậu phương, trực tiếp giúp đỡ gia đ́nh binh sĩ mỗi khi có khó khăn, như làm khai sanh, đưa các cháu đến trường khi đến tuổi đi học, trợ giúp và an ủi những gia đ́nh cô nhi quả phụ, tử sĩ v..v.. Ổn định được hậu phương, th́ ngoài trận tuyến, các anh mới an ḷng hăng say giết giặc, chống bọn bành trướng Bắc phương.
Tôi cũng giống bao người con gái đồng trang lứa, cũng có t́nh yêu đầu đời, tuổi hoa niên đầy mơ mộng, cũng mong chờ hội ngộ sau những chuyến quân hành...Nhưng đường vào t́nh yêu có trăm lần vui, có vạn lần sầu, lời ca của một nhạc sĩ nào đó, mà tôi đă quên mất tên, mỗi khi nghe đến nhạc phẩm này, ḷng tôi có chút ngậm ngùi với những niềm đau và nỗi nhớ!!!!. Đúng vậy, người yêu của tôi đă đền nợ nước, cũng may anh chưa vướng mắc t́nh nhà, chiến tranh!
Chiến tranh đă cướp đi của tôi một cuộc t́nh nồng 40 năm về trước, xương thịt của anh cũng như bao nhiêu chàng trai anh dũng khác đă nằm yên trong ḷng đất mẹ, rồi lại bị bọn vô thần, khát máu, đốt thành tro, những ngôi mộ đá đó đă bị chúng san bằng, người sống th́ bị cưỡng bức đi kinh tế mới, để dễ dàng cướp nhà, cướp tài sản của nhân dân, những ai có liên hệ với quân, dân, cán, chính chế độ cũ được chúng thân ái tặng cho cái mũ "có tội ác với nhân dân". Gia đ́nh tôi, cùng chịu chung số phận hẩm hiu đó, chồng đi tù, bị đuổi nhà, ôm con về tá túc với mẹ và chị được 12 ngày mẹ tôi cũng qua đời luôn...
Bao năm định cư xứ người, gia đ́nh có
cuộc sống tạm ổn, tôi tha thiết nhớ mẹ hiền, muốn đền ơn
đáp nghĩa cho Người, măi măi tôi không c̣n cơ hội nữa
rồi.
Con xin kính cẩn thắp nén hương ḷng tưởng nhớ mẹ. Cám
ơn Mẹ đă cho con hiện hữu và nuôi con thành ngướ.
Giờ đây con cái đă trưởng thành, th́ chúng tôi cũng ở
vào tuổi xế chiều, ngoài giờ làm việc, thỉnh thoảng tôi
vẫn tham gia sinh hoạt giúp đỡ người thương binh, đang
sống đời cơ cực tại quê nhà...
Họ là ai? Là những người trai trẻ, mang trái tim đầy
nhiệt huyết, xông pha, không ngại hiểm nguy trước lằn
tên mũi đạn..
Để rồi họ c̣n lại ǵ cho hôm nay? Chỉ là một tấm thân
tàn phế, đau đớn với những vết thương hành hạ, mà c̣n bị
kẻ thù loại ra bên lề xă hội, con cái họ không có sự
trưởng thành, thiếu thốn vật chất, thậm chí c̣n có người
mất cả mái ấm riêng tư. Chúng tôi, những đồng đội, những
cấp chỉ huy đă một thời cùng họ vào sanh ra tử, sống
chết bên chiến hào và đồng bào hải ngoại vẫn luôn nhớ ơn
họ, nhớ ơn Anh, người thương binh của QLVNCH.
Tôi vẫn luôn nhắc nhở các con tôi,
hăy nhớ ơn người thương binh, họ cũng giống như gia đ́nh
ta đây! Họ đă mất mát nhiều thứ lắm, mất một phần thân
thể, mất t́nh yêu và tuổi trẻ.
C̣n chúng ta mất quê hương, mất cả chốn dung thân để tha
phương đời tỵ nạn. Có một điều, mong các con hăy nhớ:"
Đừng đánh mất lương tri và t́nh người"
Đối với bọn CS, chúng chẳng ưa ǵ những người hay chống đối và đả phá chúng, chẳng "welcome" những khúc ruột ngàn dặm như tôi. Thôi th́:
Ngày về, con sẽ tạ tội với quê hương
Bởi con c̣n nửa đoạn đường chưa xong./.