Rừng Cấm

Được NT Giang Văn Nhân gợi ư, tôi Trần Văn Minh mở đầu và các anh Nguyễn Viết Bích, Tiểu Cần, Bùi Nam vv. Đă cùng nhớ lại ngày tháng khởi đầu để trở thành người lính Mũ Xanh tại TTH/TQLCVN. TTHL mà mọi người trong binh chủng thường quen gọi là Rừng Cấm. Và chuyện được kể lại như sau.

Đầu đời Lính Mũ Xanh.

Thời cực thịnh cuả Việt Nam Cộng Hoà cho đến khi chiến tranh khốc liệt, tại mỗi trạm tuyển mộ ở khắp các tỉnh trong cả nước, từ Quảng Trị cho đến Mũi Cà Mâu, mỗi nơi, ít nhất cũng có một trạm tuyển mộ với hàng chữ trên tấm “băng-rôn” với nội dung:

Muốn sống hùng sống mạnh, sống kiêu hănh, hăy t́nh nguyện gia nhập binh chủng Thủy Quân Lục Chiến”.

Khi Binh Chủng TQLC mới ở cấp liên đoàn, muốn gia nhập Binh Chủng TQLCVN, bạn phải hội đủ một số tiêu chuẩn tuyển mộ, tuổi từ 18 trở lên, cao ít nhất 1 mét 58 và nặng cũng cỡ trên 60 kg, sức khoẻ cũng phải vào loại tốt, thiếu những tiêu chuẩn đấy, bạn có mơ cũng không thể trở thành những người lính tổng trừ bị cuả QLVNCH.

Sau này, do được nâng lên cấp sư đoàn, tiêu chuẩn trên được hạ bớt xuống, nhưng không v́ vậy mà sức mạnh của binh chủng tổng trừ bị yếu đi, mà ngược lại, các đơn vị này c̣n mạnh hơn, nhờ vào truyền thống hào hùng do những người đi trước đă tạo được. Các thế hệ đi sau thưà hưởng và giữ vững măi được truyền thống ấy. Sư Đoàn TQLCVN là một chứng minh thực tế không thể chối căi, dù kẻ thù có cố t́nh bôi bẩn nhưng không thể xoá đi những chiến công hào hùng trong suốt cuộc chiến.

Trở lại với các trạm sơ tuyển, khi được nhận, với giấy tờ chứng minh đầy đủ, mà thẻ căn cước là tờ giấy quan trọng nhất chứng minh bạn là người dân cuả Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, giấy lược giải cá nhân, khai sinh và cái quan trọng là đơn xin t́nh nguyện gia nhập Binh chủng TQLCVN.
Nếu trạm nào ở các tỉnh gần với Trại Cửu Long, mỗi ngày, sau giờ làm việc, các thanh niên t́nh nguyện được xe cuả đơn vị đón về trại Cửu Long để làm các thủ tục tiếp theo. C̣n tại các tỉnh, ban tuyển mộ phải hẹn và chờ xin phương tiện vận chuyển cuả Không quân để chở về Sài G̣n và cũng được chuyển về trại Cửu Long. Tại đây, tân binh được y sĩ TQLCVN khám sơ về sức khoẻ, ai không đủ tiêu chuẩn bị loại trả về đời sống dân sự để tuỳ họ chọn lưạ binh chủng khác.

Khi binh chủng lớn mạnh hơn lên cấp lữ đoàn và sư đoàn, tiêu chuẩn tuyển binh cũng hạ thấp xuống và khám sức khoẻ tổng quát đều được chuyển qua Trung Tâm 3 Tuyển mộ nhập ngũ cuả Bộ Tổng tham mưu phụ trách, nếu đầy đủ sức khoẻ mới trở về đơn vị tuyển mộ để bắt đầu huấn luyện trở thành tân binh TQLCVN.

TTHLTQLCVN Rừng Cấm.

Năm 1968 trở về trước. tân binh TQLC được đưa về thụ huấn tại Trại Yết Kiêu (trong khu thị trấn Thủ Đức) trước khi dời trung tâm về Rừng Cấm. Đại úy Hên (ông bị thương hư một mắt nên c̣n được gọi là “Thiếu uư” Hên) Ông có tướng tá rất cao bồi, và chịu chơi, nhưng khi huấn luyện th́ rất nghiêm chỉnh và khổ nhục. Ngoài những phần huấn luyện căn bản. Ông thường bắt tân binh phải qua một đêm (trăng sáng vườn chè) thưởng trăng bằng cách cho tân binh ngâm ḿnh dưới cái ao nuôi vịt, nước tù đặc sệt rất dơ bẩn (v́ mùi phân cuả vịt th́ khỏi cần diễn tả!!!) V́ càng dơ ông càng khoái. Mọi sinh hoạt như ăn uống, tiểu, tiện đều tại chỗ, cấm không được đứng lên khỏi mực nước quy định từ ngực trở xuống. Thực ra, không ai đi tiện được, chỉ tiểu mà thôi, mà nước tiểu chắc hẳn vẫn c̣n sạch hơn nước ao tù, nuôi vịt! Tôi không bao giờ quên lời ông nói:

_ “Tôi không muốn hành các em, nhưng nếu các em chịu được mới trở thành người lính TQLC và có thể sau này, nhờ những cực khổ anh em đă qua thực tập hôm nay sẽ cứu mạng các em.”

Hu! Hu! Hu!…. Cái đó th́ chưa biết có đúng không, nhưng cái ao vịt th́ thật bẩn quá sức. Nhưng phải chấp nhận, chứ ai biểu con căi cha, căi mẹ để t́m một cuộc sống hùng, sống mạnh nào!!! h́ h́.

Sau Năm 1968, trung tâm chuyển về Rừng Cấm, cũng trong Quận Thủ Đức cách Sài G̣n 15 cây số. Kể từ thời gian đó, các tân binh TQLCVN được đưa về thụ huấn căn bản quân sự cuả binh chủng là TTHL/TQLC (Rừng Cấm) Và trung tâm đă huấn luyện cho rất nhiều đại đội tân binh, luôn đủ quân số để cung cấp cho sư đoàn hoàn thành mọi nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ đất nước.

Rừng Cấm, cái tên mà bất cứ người lính Mũ Xanh TQLCVN nào cũng biết, mặc dù khi đến đây chẳng ai thấy có chỗ nào c̣n rừng. Mà cũng chỉ dân Mũ Xanh mới biết rơ về các khoá huấn luyện ở đây, mỗi đại đội đều có cái khác, thí dụ về thời gian huấn luyện, tuỳ theo nhu cầu chiến trường đ̣i hỏi, khoá học có thể được rút ngắn lại, hoặc dài ra.

Đời lính, những kỷ niệm chiến đấu là nhớ dai nhất, và thời gian huấn luyện cũng có những kỷ niệm vui buồn thật khó quên, v́ nó là bước đầu đời, chuyển từ đời sống dân sự qua đời sống quân nhân. Tuy nhiên, thời gian đi qua đă quá lâu, nay có ngồi viết lại, chắc trí nhớ nhỏ nhoi cũng không thể nào nhớ nổi, tôi thử viết theo đề nghị cuả anh Nhân vị niên trưởng phụ trách trang web cuả TH. Tôi nhớ đến đâu, viết đến đó, được nhiêu lấy nhiêu, nếu như c̣n thiếu sót, chắc các chiến hữu Mũ Xanh Rừng Cấm cuả tôi sẻ góp ư bổ sung cho là chắc đầy đủ thôi. Với lời văn mang đặc chất lính, kính xin quư vị độc giả lượng thứ, nếu như có ǵ không vưà ư, xin chân thành cám ơn.

Đám thanh niên dân sự chúng tôi được đưa về TTHLTQLC gọi tắt là Rừng Cấm, qua cổng chính, quẹo bên tay phải, xuống xe. Mọi người được ông T/S Thi chào đón. Vị này th́ cũng khoái tặng hèo mấy chú tân binh lắm lắm, ông cũng văn vẻ lắm chứ chẳng phải chơi, ông khuyên chúng tôi bớt chửi thề, nhưng nhiều khi tức giận quá ông cũng lại quăng ra! Mà ai chả tức cơ chứ! Mấy cái anh con nít mặt non choẹt, đủ mọi thành phần, từ thư sinh vưà rủ áo, hay người nông dân trẻ hiền lành, đến anh thợ trong cơ sở sản xuất và cả những thanh niên không công việc. Tất cả đến đây với cùng một mục đích ṭng quân diệt giặc bảo vệ quê hương.

Họ đang tự do vung tí mẹt ngoài đời, nay bỗng bị khép vào kỷ luật, chưa được huấn luyện để quen sống đời quân ngũ, cứ đuà vui như ở nhà vậy. Chưa kể nh́n thằng bạn chưa quen biết, thấy nó “kên” quá, nó lại ỷ là dân chơi “cầu ba cẳng,” thế là cũng kéo phe, chia nhóm, cùng điạ phương oánh nhau cho nó biết mặt nưă chứ! Ra oai mà. Nên không dùng đến hèo mà trị có mà loạn à? Thế mà có buổi sinh hoạt buổi tối, ông lên lớp chúng tôi bằng một câu văn vẻ như thế này: “Văn không vơ, là văn khiếp nhược! Vơ không văn, là vơ bạo tàn.” Đúng chứ nhỉ?

Những Năm 1967 – 1968. Tất cả tân khoá sinh TQLCVN trước khi bước vào chương tŕnh thụ huấn căn bản, mọi người phải xâm trên lưng cánh tay trái hàng chữ TQLC sát Cộng. Năm 1967 trung tâm phát mực và kim để khoá sinh tự xâm cho nhau, nội dung th́ như trên, nhưng h́nh thức th́ tuỳ ai có hoa tay có thể xâm chữ hoa, chữ in hay chữ thường cũng được. Qua Năm 1968 trung tâm mới quy định một h́nh thức chung theo mẫu cho đồng đều và đẹp, đến Năm 1969 th́ luật xâm tay huỷ bỏ.

Xin kể qua cái sơ đồ trung tâm tí đă cho đỡ nhớ chứ. Từ cổng chính đi vào. Cái mà ai cũng phải thấy là sân cờ rất rộng, nơi này ít nhất cũng tập họp được nhiều tiểu đoàn khoá sinh và các cán bộ căn bản cuả trung tâm vào mỗi sáng Thứ Hai tập họp chào cờ. Kế sau nó là văn pḥng chỉ huy trưởng trung tâm, cùng các khối cuả trung tâm. Qua hai bờ mương thoát nước và đường nhưạ là nhà ở cuả cán bộ trung tâm, những ai có gia đ́nh ở khu gia binh th́ không ở đây.

Bên phải phiá sau văn pḥng là các “sam” dành cho các khoá sinh. Bên phiá tay phải là Tiểu đoàn 1 khoá sinh, tất cả các dẫy nhà phiá bên phải tính từ cổng vào đều có chử A trước số thứ tự. Ngược lại bên trái là khu cuả Tiểu đoàn 2 khoá sinh, và tất cả các dẫy nhà bên phiá trái đều có mẫu tự B đứng đầu, riêng hội trường thật lớn nằm giưă được lấy chung là B 52 cho nó hùng và bề thế chăng. Về cuối là nhà ăn bên trái và câu lạc bộ trung tâm bên tay phải, gần bên chỗ Ban Quân nhạc sư đoàn. Tất cả nằm trong hàng rào pḥng thủ rất xa, rồi đến hào tác chiến, ụ đất với những cây tầm vông trồng bao quanh. Trong các khu doanh trại để có cây xanh che mát, cây bă đậu được trồng giưă các dẫy nhà ở và chung quanh sân cờ, nhà ăn, câu lạc bộ vv. Các băi học nằm chung quanh trung tâm gần là vài trăm mét mà xa th́ cỡ vài ba cây số. Chỗ nào chúng tôi cũng xếp hàng chạy đến để học. Trung tâm do Mỹ xây dựng một phần nên cũng khang trang sạch đẹp lắm.

Rồi, giờ vào gặp ông T/S Thi xong, chúng tôi được lănh danh số, ai tới trước có số nhỏ, ai tới sau lănh số lớn. Một đại đội tân binh cỡ 150 người. Kế đến lănh quân trang về, có người đến lấy đi may bảng tên, danh số, màu xanh hay đỏ tuỳ theo ḿnh nằm vào tiểu đoàn chẵn hay lẻ v́ Tiểu đoàn 1 tân binh th́ cứ số lẻ cho các đại đội 1, 3, 5 vv. Tiểu đoàn 2 tân binh số chẵn, tôi nhớ vậy có đúng không quư vị Rừng Cấm? Sau đó lập thành tiểu đội, trung đội, đại đội cũng cứ thứ tự theo danh số trước khi bàn giao cho cán bộ đại đội đến nhận. Rồi chúng tôi được dẫn sang bên cái hội trường B ǵ đó gần ngay cổng vào, B là phiá trái đó, làm ǵ quư vị c̣n nhớ không? Cắt tóc. Phải nói cho chính xác là ủi tóc.

Công nhận mấy cha hớt tóc này nhà nghề và điệu nghệ. Đang ở đời sống dân sự, mái tóc o bế đến thế, đi cắt tóc ở ngoài, ngồi 15 hay 30 phút mới xong. Mấy cha này cứ như: “Ngày ấy có ta đưa nhẹ vào đời…”, chưa tới hai phút thấy chả đuổi xuống, tưởng trục trặc ǵ, rờ lên đầu, ngỡ ngàng biết ngay là: “anh biết em đi chẳng trở về!” Tóc đi sạch, chỉ c̣n tai. Thật má nhận không ra mấy cha ơi. Thằng bạn thân đi cùng mà nh́n không thấy nó đâu, mà nó đang đứng bên cạnh, nh́n tức cười muốn chết, phải một lúc sau mới quen lại được.

Ngỡ ngàng từ cái này qua cái kia, chưa quen việc này, đă có việc khác lạ đến. Ở với ông Thi khi nào đầy đủ quân số, trang bị xong quân trang, tập họp lại cho chạy chung quanh sân cờ, chạy chừng nào mấy tân binh mệt rơi rụng hơn nưả mới cho nghỉ, sau đó mới giao qua bên tiểu đoàn khoá sinh. Ở đây ăn uống chơi đuà cũng hạn chế, tối cũng sinh hoạt chút chút, nhưng cũng không ở lâu lắm.

Chung chỗ ông T/S Thi c̣n có ông Ẩm và ông Ngà. Ông Ẩm th́ thường cho anh em đi “chà láng”, c̣n ông Ngà có cái h́nh phạt nhéo, vưà nhéo ông vưà ca bản nhạc đại loại lời ca cuả ông tự chế ra như sau: “một người nhăn nheo, một người cứ nhéo” (Nguyễn Viết Bích)

Rồi có một chiều cán bộ đại đội đến nhận đưa về doanh trại dành cho khoá sinh. Tập họp đại đội lại, cán bộ mới đi t́m bộ khung ban đại diện đại đội gồm trưởng, phó, kỷ luật, thư kư, các trung đội trưởng, phó và các tiểu đội trưởng. Được hướng dẫn cách sinh hoạt, ăn uống, chỗ tắm rưả, ngủ nghỉ, giờ giấc, thức ngủ, quân trang sắp xếp như thế nào cho gọn gàng sạch mà đẹp, rồi tập tành ra sao, mọi sinh hoạt đều có nề nếp. Những sinh hoạt trong ngày cuả đại đội bao gồm: Điểm danh mọi lúc, báo cáo tŕnh diện như thế nào cho mạnh dạn, khai bệnh, vv. Đến đây, coi như đời sống dân sự chấm dứt và bước vào hẳn đời sống quân nhân. Một quân nhân Mũ Xanh cuả Binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam oai hùng.

Đời khoá sinh tân binh TQLCVN.

Sau một đêm ngủ trong sam (chambre), 4 giờ sáng đă nghe c̣i báo thức, có anh ngái ngủ cứ tưởng như c̣n ở nhà với mẹ, dùng dà, dùng dằng, mắt nhắm, mắt mở, nhưng cũng cố í ới gọi nhau ḅ dậy, càu nhàu vài tiếng rồi vội đi đánh răng, rưả mặt và làm vệ sinh cá nhân. Đến nhà tắm cũng căi cọ om x̣m. Rồi tập họp điểm danh, thể dục buổi sáng chạy mấy ṿng quanh trung tâm, sau đó tập họp lại phân công tác, chia các trung đội trực, tiểu đội trực, ai coi nhà vv. Đi làm vệ sinh chung quanh doanh trại cùng những nơi được phân công vv.

Hết thời gian, nghe c̣i tập họp, mọi người lại nhanh chóng trở về, lúc này mấy anh tân binh trực đă xuống nhà bếp khiêng về cà phê, nước uống, mấy nón sắt đựng đường và bánh ḿ ăn sáng, chúng tôi lấy ca để lănh phần ăn sáng, cùng lấy nước vào b́nh để có nước giải khát trong ngày. Đại đội trực th́ c̣n nhiều việc hơn nưă, như đi ngay “vào vùng khói lưả” (nhà bếp), (thọc huyết heo) = rưả nhà vệ sinh trung tâm, và cả tắm cho mấy ẻm “M. L. H.”, đó là tiếng lóng để chỉ đi tắm heo và chuồng trại chăn nuôi cuả trung tâm. Đi tạp dịch như đi xây cất doanh trại, nhà thờ, chuà và đi lột cỏ về lát sân doanh trại cho đẹp, cứ có nơi nào trong căn cứ xin tân binh đi làm là đại đội trực cử người đi.

Giờ th́ quần áo trận dầy cộm c̣n nguyên mùi hồ cứng nhắc, giầy trận và ba lô đồ dùng theo bám chúng tôi suốt ngày, với giây ba chạc, thắt lưng to bản có gắn b́nh tong nước thường trực, cái nào cũng ghi chữ, danh số để nếu có huynh đệ chi binh, để kín nó ŕnh, mà để hở nó rinh, “lương nhẹ một tay” may ra c̣n có thể kiếm ra được, dù cái điều này rất khó với mấy anh lính “con so”. V́ thế, chưa quen cũng thấy oải! Nhất là cái nón sắt làm cho cái cổ cứ muốn ngắc ngư, đi đứng ngượng nghịu với đôi giầy lạ lẫm. Cả buổi sáng ngày đầu tiên tại quân trường, cán bộ đại đội hướng dẫn chúng tôi cách xếp hàng, ai cao đứng trước, hàng ngang, hàng dọc làm sao người sau nh́n ót người trước, và so hàng ngang, trung đội trưởng khoá sinh đứng đâu, đại diện đại đội đứng đâu, tŕnh diện Huấn luyện viên (HLV) như thế nào. Cách tŕnh diện với danh số, số quân tám số cẩn thận, cứ thuộc ḷng như ăn cháo. It ai gọi tên mà gọi nhau bằng danh số. Các trung đội trực có nhiệm vụ đi lănh trợ huấn cụ và đủ thứ linh tinh trên đời người lính mới. Đặc biệt, có bị oan ức ǵ khi bị phạt th́ kỷ luật quân đội là: “thi hành trước, khiếu nại sau!” Cán bộ đi lănh chương tŕnh huấn luyện về, giao cho đại diện và thư kư để báo lại cùng chuẩn bị cho các trung đội trực làm ǵ, viết phiếu như tập bắn đi lănh đạn, lănh trợ huấn cụ. vv.
Ngày nào học ở các hội trường, hay học gần th́ về doanh trại ăn cơm nhà bàn, học xa th́ trung đội trực có trách nhiệm lănh cơm ra băi ăn cơm dă chiến. Nhà bàn cũng rất hiện đại ở vào thời gian đó. Có bàn ăn, ḷ nấu nước nóng để rưả cà mèn (dân Bắc Kỳ gọi là cái lập là) rất ư là vệ sinh. Mấy anh trực th́ khi phát thức ăn, tốt nhất là cúi mặt mà phát, hoặc lỡ có nh́n lên th́ cũng: “có gặp bạn ḿnh th́ cũng coi như chẳng quen!” kẻo lỡ vớt lên cục thịt mỡ mà cấp cho nó là nó chửi, hoặc đục vào mặt chứ không dỡn đâu. Dân ṭ te, chưa gột được cái chất dân sự, chưa ở với nhau nhiều nên chưa thương yêu nhau như khi ra đơn vị tác chiến đâu.

Trung tâm huấn luyện nào cũng có chương tŕnh huấn luyện như nhau: Cơ bản thao diễn, vũ khí, tác xạ, chiến thuật, thể dục, cận chiến, đoạn đường chiến binh, ḅ hoả lực và học thêm tí chiến tranh chính trị vv. Vũ khí th́ thường học ở các hội trường, tác xạ th́ qua trường bắn nằm đối diện trung tâm về phiá TĐ 1/TQLC. Các băi thực hành chiến thuật th́ nằm phiá BV Lê Hữu Sanh với “Làng Việt cộng” bao quanh bởi hàng tầm vông xanh rờn, gần đó có băi tập nhảy trực thăng bằng mấy cái xác trực thăng hư. C̣n kế bên phải BV Lê Hữu Sanh có một cái sân đá rộng để cho dân Mũ Xanh tập cơ bản thao diễn. Riêng vượt sông th́ chúng tôi được xe cuả trung tâm chở ra xa lộ đến Cầu Rạch chiếc gần nhà máy Xi măng Hà Tiên để vượt sông.

Đặc biệt Binh chủng TQLCVN có thêm buổi tập leo lưới lên tầu, có một khu chăng lưới tầu ở gần sân bắn, lính nhà ta xếp hàng rồi các tiểu đội thay nhau giả sóng cứ lắc lưới đung đưa cho đồng đội leo lên tầu giả. Thêm một món học là cách cột súng cối kéo lên tầu nưă nhé, cái này măi về sau này, ra ngoài đời đôi khi tôi cũng c̣n áp dụng rất công hiệu. Trong các môn học, chắc môn nhớ nhất vẫn là môn siết cổ, tôi quên tên HLV này rồi, h́nh như là TS Ngà (anh Bích cho chi tiết này) khi thực tập cứ người này siết cổ người kia, nghẹt thở bất tỉnh thiệt t́nh nha mấy cha! Khi cứu tỉnh, bạn ḿnh cứ như người mất hồn, tưởng như mới ở nhà lên lại. Cái băi tập này th́ nằm ngay trước trung tâm.

Sau khi biết xử dụng vũ khí thành thạo, học bắn từ làm quen đến bắn chấm điểm tác xạ, chúng tôi bắt đầu tập chuyển chỗ ở, đi ngủ bụi. Đầu tiên ra ṿng đai pḥng thủ, sau chuyển dần ra xa, và cuối cùng th́ chiều chiều, được xe bên Căn cứ Sóng thần sang đón đi gác ṿng đai căn cứ. Cái vụ này phải nhắc đến mấy tay tài xế này chạy ẩu hết biết, vào trong cổng căn cứ, có hàng rào giảm tốc độ xếp chữ chi và mấy cái ổ gà trên đường, mấy chả chạy muốn té đái chứ chẳng chơi đâu nha. Đứng mà muốn té bám chặt vào thành xe và vai bạn bè, thiệt “b́nh tĩnh mà run” chứ ai dám la làm chi cho má nó khi!

C̣n cái vụ chích ngưà, cũng như các trung tâm khác mà thôi, cứ theo thời gian nhập học mà chích, cuối khoá, thêm màn hiến mỗi anh 150 cc máu để dành cho đồng đội hoặc chính ḿnh khi cần.

Cuối tuần vào sáng Chủ nhật, có màn thăm gặp gia đ́nh cũng vui lắm, mỗi đại đội có toán trực tiếp tân, ai có thân nhân th́ có người vào gọi ra. Khu thăm gặp có cái sân khấu lớn dành cho các ca sĩ và binh sĩ lên hát giúp vui.

Khi đi học, đại đội tập họp điểm danh, mỗi đại đội có một lá cờ, khi di chuyển là chạy, đại đội thế nào cũng có vài con vịt đẹt bị lùi lại phiá sau bị cán bộ la rầy hoài. Khác với các trung tâm huấn luyện cấp cao, hàng binh do nhiều thành phần, nông thôn có, thành thị có, tŕnh độ học vấn cũng khác nhau, có những anh lớp 12 mà cũng có anh không biết kư tên

Trở lại với chuyện Rừng Cấm. Thực sự mà nói, chỉ có một vài môn học đặc biệt riêng cuả binh chủng mà thôi, c̣n người tân binh TQLC cũng học các môn bộ binh căn bản, chương tŕnh huấn luyện cuả Cục Quân huấn soạn thảo mà. Chúng tôi cũng di chuyển bằng chạy bộ hàng ngày, sáng chạy thể dục, chạy ra băi chiến thuật, chạy ra trường bắn, chạy đi được th́ chạy về cũng được, nắng cũng chạy, mà mưa cũng chạy, no cũng chạy mà đói cũng chạy, những khi sinh hoạt th́ thay v́ hát bài “Lục quân Việt Nam” mà ta hay gọi là ‘Đường trường xa.’ Th́ chúng tôi hát bài “TQLC hành khúc” và bài hát “Tiến lên đi đoàn Cọp biển.”

Thuốc chủng ngưà các bệnh nặng (TAB) và với những hoạt động huấn luyện không ngừng nghỉ, khiến sức khoẻ dẻo dai, ăn cũng dữ và phơi nắng phơi mưa cũng làm cho làn da đen xạm, mắt trắng dă ra, nhưng xem ra cũng c̣n đẹp trai.

Mỗi đại đội có một cờ riêng, ghi tiểu đoàn và đại đội. V́ danh dự nên người cầm cờ cũng được tuyển những anh cao to, tướng tá cũng đẹp trai nưă để cầm cờ. Cầm cờ th́ phải học thêm cách chào cờ khi có hiệu lệnh, luôn luôn sẵn sàng chạy đầu đàn, cộng với dàn hàng đầu ai cũng to lớn oai phong nên hàng quân phiá sau chạy hụt hơi mới theo kịp, dù dàn đầu chạy cũng chỉ vưà cỡ mà thôi.

Thường khi ra tới băi tập, chúng tôi luôn phải đến sớm hơn các HLV. Rồi đi an ninh băi tập xong, xếp hàng, giá súng và cho anh em nghỉ chút. Lúc này, mấy bụi gần băi, mấy bà vợ và con lính ở khu gia binh đă gánh hàng bày sẵn các món ăn và giải khát, thôi th́ đủ cả, mọi người kéo đến ḍm ḍm như đi chợ, rồi coi món nào ưng ư th́ ngồi xuống kêu ăn, ăn xong có tiền mặt th́ trả, c̣n hết tiền th́ chià “danh số” ghi sổ để cuối tháng thanh toán sau. Một buổi học có mấy giờ nghỉ, HLV nào chịu chơi th́ cho nghỉ nhiều mấy vị bán hàng cũng mau hết, c̣n vị nào nguyên tắc quá, cho nghỉ ít th́ mấy bà này cũng than trời v́ khách hàng th́ nhiều thế kia mà đành ế!

Căn bản bộ binh thường là 12 tuần lễ. Mỗi cuối tuần được nghỉ, v́ Rừng Cấm rất gần thành phố nên đi thăm cũng dễ, chỉ mấy bạn gốc miền Trung là ít có người thăm, may anh nào dẻo miệng gặp mấy em gái hậu phương đi theo gia đ́nh lên thăm tán tỉnh được th́ có lần thăm tới, c̣n dân lính ở miền Nam th́ gặp thường kỳ. Ở khu thăm gặp, ngoài cái vụ chuyện tṛ thăm hỏi, vài cán bộ cũng sắm cái máy chụp đi lang thang để ai thích th́ chộp vài kiểu ảnh làm kỷ niệm, kiếm chác chút tiền c̣m, tôi cũng chộp một kiểu, nh́n lại th́ đúng là lính, mà chưa có mặc đồ bệt, không giống TQLC, giờ coi lại vẫn c̣n ngố dù lúc đó tôi đă có 2 con.

Tôi vào học sau tết ta, năm 1972. Lúc c̣n đang học nghe tin TĐ 6/TQLC sang Sông Thạch Hăn bị kẹt! Lúc đó thấy đoàn Thuỷ xa đang thành lập được đưa về Căn Cứ ST. Thường khi nào học tới bài ḅ hoả lực là xong, coi như hết đoạn đường chiến binh. Riêng mấy khoá liền, chúng tôi học xong mà không cho ra trường, học đi học lại, thậm chí học cơ bản thao diễn mà tập đi ngang, đi dọc như để đi duyệt binh biểu diễn vậy đó. Chắc khối bổ sung tính đưa chúng tôi đi đại diện binh chủng duyệt binh sao kià.

Cuối cùng, sau đến gần 18 tuần học, đại đội tôi cũng được cho rời trường đi đơn vị tác chiến. Những bộ đồ bệt cất kỷ đă được sưả lại gọn gàng, như ư, bộ đồ c̣n mới tinh mới được đưa ra mặc. Mũ mầu xanh chưa có nhưng trong đoàn quân cũng oai phong lắm lắm. Một buổi văn nghệ tại hội trường B52 cho những đại đội măn khoá cùng kỳ được tổ chức, thôi th́ đủ mọi bộ môn văn nghệ được giúp vui để tiễn người ra trận. Sau buổi văn nghệ, có một cái tệ là nhiều anh em đi t́m ban đại diện để hỏi thăm sức khoẻ, v́ trong thời gian huấn luyện, mấy anh này quá khắt khe với đồng đội! Riêng đại đội tôi th́ không bị cái vụ này, mà ngược lại, mọi người rất quư mến yêu thương nhau, buồn buồn chia tay nhau từ biệt đời khoá sinh đi về đơn vị mới.

Niên trưởng Giang Văn Nhân nhắc tới cái câu lạc bộ Hoa Biển trong trung tâm. Tôi không có kỷ niệm ǵ với cái CLB này v́ tôi chưa bao giờ đến, mà câu lạc bộ khoá sinh tôi cũng ít đến. Chẳng phải lúc đó c̣n trẻ và cả đến bây giờ, tôi không hút thuốc, ra hành quân, mấy người chung tiểu đội được hưởng phần thuốc tôi tặng, không uống cà phê và uống bia, giờ th́ uống bia rượu chút chút, nhưng thuốc lá th́ vẫn không, nên ít khi tôi ghé câu lạc bộ. Chỉ nghe mấy tân binh về x́ xèo mỗi tối nghỉ tập, nhiều người lang thang đi coi bướm đêm ở sau câu lạc bộ, (lính mà) nên nếu viết về Câu lạc bộ Hoa Biển th́ tôi mù tịt, ai biết và có kỷ niệm về nơi chốn này xin cho biết nhé.

Như tất cả những người lính trong QLVNCH, người Lính TQLCVN cũng đều giống như nhau về mọi mặt, nhưng có lẽ người lính TQLCVN nổi trội là nhờ vào truyền thống binh chủng, và đó là những người lính t́nh nguyện, biết nhiệm vụ cuả ḿnh là đến những vùng chiến trường gay go nhất để lùng và diệt địch, chủ động tấn công, nên họ dễ dàng đánh và đạt chiến thắng. Họ được tổ chức các đơn vị yểm trợ riêng nên yểm trợ rất hữu hiệu và cái thế mạnh là vững tay súng v́ tâm lư không bị bỏ rơi.

Viết đến đây, chắc tạm thời giải đáp những thắc mắc về những người “Lính Mũ Xanh” xuất thân từ TTHL Rừng Cấm có ǵ đặc biệt không? Thưa không, họ chỉ đặc biệt ở cái là trước khi vào đây, họ là những chàng trai trẻ hiền lành chân yếu tay mềm, nhưng khi măn khoá huấn luyện th́ họ rắn rỏi hơn, và chiến đấu dũng mănh đúng theo truyền thống binh chủng mà biết bao lớp người trai đi trước đă đổ máu đào dựng lên cái truyền thống hào hùng, bất khuất đó. Và họ luôn tâm niệm sống làm sao: Cho xứng danh đoàn chiến Binh Cọp Biển.

Cuối cùng, nhân viết về quân trường xưa, nơi đă đào tạo rất đông những thanh niên yêu nước t́nh nguyện gia nhập Binh chủng TQLCVN để cầm súng bảo vệ quê hương, chúng tôi xin kính cẩn nghiêng ḿnh trước anh linh đồng đội xuất thân từ Quân trường Rừng Cấm thân yêu. Các anh đă anh dũng xông pha trên mọi chiến trường gian khó, đổ máu đào, tạo bao chiến công lẫy lừng, để tô thắm màu cờ, sắc áo rằn ri cuả Binh Chủng Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam oai hùng. Các anh đă tạo được sự tin yêu quư mến cuả các đơn vị bạn và dân chúng miền Nam. Sự chiến đấu can trường và hy sinh cuả các anh đă tô đậm chiến công hào hùng trong Quân sử QLVNCH. Tổ quốc luôn ghi nhớ công ơn về sự hy sinh cuả các anh trong hàng triệu chiến sĩ vô danh trong QLVNCH.

Tháng 4/2010.
Binh Ngố, Tiểu Cần, Nguyễn Viết Bích, Bùi Nam và Binh Bét.