Bắt phong trần phải phong trần.
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
(Kiều- Nguyễn Du).
Thân mến gửi đến các cháu thế hệ hậu duệ để chia sẻ những đoạn đường mà các bậc cha chú bác đă nhọc nhằn lê ṃn đôi gót dẫn đến tỵ nạn qua chương tŕnh H.O. Và cũng để nhận diện kẻ thù chung của dân tộc là bọn bạo quyền CSVN.
Chuyện của những ngày qua, năm tháng cũ cùng vất vả hiện tại nơi đất tạm dung làm tôi tưởng chừng như đă lâu rồi và cố quên đi, nhưng quên không được, những nhọc nhằn, tủi nhục cùng đói rét mút mùa trong các trại tù Việt Cộng thường trở về trong ác mộng, tôi vẫn c̣n bị đày đọa trong lao tù, chống đối th́ bị lưỡi lê đầu súng AK47 thúc vào lưng. Giật ḿnh tỉnh dậy mới hay rằng ḿnh đang nằm ở một nơi tự do và b́nh yên khiến tôi nhớ đến núi rừng Bắc Việt, nhớ đến những Mũ Xanh cũng đă trải qua thời kỳ “lao động là vinh quang” như tôi, tôi nhớ đến các Đại Bàng Tango, Sài G̣n, Bắc Ninh, Can Trường, Quang Trung, Quang Dũng, các huynh đệ Facoto Phan Công Tôn P3, Nghi P3. Thọ TĐ.3, Tỷ TĐ.3PB, Phước TĐ.4, Phúc TĐ.1PB, Minh TĐ.1PB, Thành PB/SĐ, Tôn TĐ.3PB, Tôn TĐ.8, Lợi TĐ.8, Thềm TĐ.1, Lưu TĐ.7 v.v.. Những người trên chuyến tàu Sông Hương bị đưa lên đất Bắc vào cuối năm 1975, (?) đầu năm 1976.
Những người bị gọi là “cải tạo viên” thực ra là chỉ là tù đại h́nh không bản án, bị cưỡng bức cướp đoạt tất cả chỉ v́ cái danh là “ngụy quân”, số phận của những con người ấy tháng, ngày dăi dầu cùng cực từ trại giam này đến trại giam khác. Trên đất Bắc nhớ lại khúc nhạc “Đường Lên Sơn Cước” giờ đây sao mà thấm thía: “Đường lên núi rừng sao hăi hùng…”.
Tàu Sông Hương vừa cập bến Hải Pḥng th́ từ loa phóng thanh, chúng tôi nghe được tiếng mất tiếng c̣n: “đây là miền Bắc Xă Hội Chủ Nghĩa”. Những người tù ấy không khỏi bồn chồn, lặng lẽ đăm chiêu nh́n nhau, tuy rằng trên tàu đêm đêm nh́n sao Bắc Đẩu cũng đă biết được viễn ảnh đen tối những ngày sắp tới. Không ai bảo ai, mọi người cùng có một suy nghĩ: “Đây mới thực là món nợ không mượn mà vẫn phải trả và trả như thế nào cho đúng cho đủ theo như ư đồ của tập đoàn không lương tri, máu lạnh, vô thần vô phép vô luân.”
Từ bến cảng Hải Pḥng, chúng tôi bị lùa lên những toa xe lửa thời thượng cổ dơ dáy hôi thúi. Xe lửa này họ đă từng chở phân, chở gia súc, than, giờ họ lại nhồi nhét những con người cùng màu da, cùng tiếng nói trong một toa tầu chật cứng, họ chở chúng tôi lên tuốt Yên Bái. Tại Yên Bái, qua phà sông Hồng rồi lên motolova, chạy ngược lên vùng Tây Bắc! Ôi thôi con đường của thời Pháp thuộc ổ gà ổ vịt gập gềnh, ngồi trên xe mà đu đưa như ngồi trên vơng rồi đến đoạn đường chiến binh, đoạn đường “thập tự giá” dài hơn 2km với cơn mưa đá từ hai bên đường bay lên khiến cơ thể bầm dập thảm thương.
Máu đă chẩy nhưng cảnh vệ chỉ đưa mắt nh́n với vẻ lạnh lùng ung dung tự tại! Ai mà không biết đây là một sự sắp xếp đồng t́nh vô nhân tính như thời tiền sử xa xưa. Họ “welcome” theo định hướng XHCN đấy! Thân xác xưng phù bị đẩy xuống xe đi bộ vào nơi có điều kiện “thuận lợi” để học tập lên người XHCN! Đây là một trại giam khoét sâu vào núi vùng Sơn La xa xôi ám khí, mây mù bao phủ quanh năm, dẫu cho L19 hay OV10 tối tân cũng không thể quan sát biết được đó là nơi giam giữ người.
Với địa thế như vậy vẫn chưa đủ điều kiện thuận lợi an toàn cho “cải tạo viên an tâm học tập” v́ gần biên giới Lào, sợ học viên trốn học nên chúng di chuyển đến đoàn 776 tại Hoàng Liên Sơn rồi lại di chuyển đến nhiều địa danh khác nhau nữa như Ba-Khe, Tà-Re, Đá-Cạnh, Văn Chấn, Cổng Trời v.v.. rồi đến một nơi gọi là Hang Dơi rợn người mà Kim Dung tả trong truyện kiếm hiệp là “thâm sơn cùng cốc”.
Thời tiết khắc nghiệt, ăn uổng chỉ để đủ sức ngồi chứ không đi đứng được, bệnh tật kéo theo chết chóc, một số không nhỏ tù “ngụy” đă ra đi vĩnh viễn như các anh Trung Tá Nhiều, trưởng pḥng 4/SĐTQLC, Đị Úy Ngượt PĐT/PĐF/TĐ.2PB, Đại Úy Tiến TĐ.8/TQLC. Các anh đă đến một nơi không c̣n hận thù vướng mắc nợ nần, không c̣n đau thương tủi nhục, xa ĺa và rũ sạch những hôi tanh bụi đường mà chúng thực thi kế sách “nợ máu phải đền phải trả”.
Thân xác các anh được gói vỏn vẹn trong miếng chiếu nylon rách chôn trong huyệt mộ đào vội không sâu, một miếng gỗ viết tên và ngày về với bụi đất, chôn lấp sơ sài ven sườn núi âm u cô tịch của núi rừng sơn cước trùng điệp Thượng Du.
Chào buồn các anh! Đành đoạn bỏ lại các anh! Nhưng anh Nhiều, anh Ngượt anh Tiền ơi! Bỏ đây là bỏ mộ phần các anh để di chuyển đi nơi khác chớ vĩnh viễn không bao giờ quên trong nghĩa t́nh với đạo lư, nghĩa tử là nghĩa tận mà kiếp lính của chúng ḿnh, dù chỉ một ngày, một buổi ăn cơm xấy cá Tuna, ḅ 3 lát, đời đời vẫn là anh em mà người đi kẻ ở giờ đây chưa biết ai buồn hơn ai! Dĩ nhiên c̣n nhiều, nhiều nữa, nhưng lúc ấy trên đất Bắc ở thời gian đầu chỉ biết được có 3 anh. Thôi th́ trách nhiệm giữ nước chưa trọn, bây giờ mặc cho phong ba băo tố đẩy đưa, muốn trôi th́ trôi, muốn ră th́ ră, biết làm sao được bây giờ hở hóa công?
Rời Hang Dơi, “biên chế” tiếp về Nghĩa Lộ, tại đây không xa lắm, chỉ cách hàng dẫy những ao nuôi cá trắm cỏ là trại số 5. Trại này giam giữ một số sĩ quan cao cấp và cũng vẫn bài ca con cá nhàm chán “lao động là vinh quang”. Quá xạo! Làm lụng nặng nhọc, ăn chỉ là cầm hơi th́ lấy ǵ mà vinh với quang? Anh em bèn mỉa mai lại cho đúng: lao là ho lao, động là động tác làm ho lao. Vâng, những động tác làm cho ho lao ấy nên gặp được mấy ông thầy ở đủ mọi quân binh chủng, nh́n nhau mừng mừng tủi tủi, nhỏ to chia xẻ, an ủi những nhục nhằn của hoàn cảnh, của thế thời.
Rồi cũng kiểu “trước sau như một” dời
đổi tiếp, mỗi lần như vậy th́ lại có hiện tượng “biên
chế nhân sự”, cứ 50 người vào 1 đội, ở chung nhau trong
một láng dài, ba bốn láng thành một trại. “Để có một
giấc ngủ yên lành, có thật nhiều mộng đẹp của các anh
chiến sĩ can trường trên khắp nẻo đường đất nước” (lời
êm dịu ngọt ngào của em gài Dạ Lan trên đài quân đội
ngày nào), th́ giờ đây trên cái láng dài đầy rận rệp họ
chia nhau 40 cm mà nằm, ốm may ra nằm co, c̣n bề thế với
tầm cỡ khiêm nhường cùa “lính thủy đánh bộ” nhà ḿnh th́
khổ rồi đấy. Chỉ có nằm nghiêng, không đủ chỗ để ngửa
được, cho dù có lạnh cóng, muốn co lại một chút cho ấm
sẽ đụng chạm đến người bạn tù hàng xóm nên đành phải
ráng mà chịu vậy.
Măi cho đến cao điểm của rét buốt, ban chỉ huy trại
“quan tâm” cho mỗi láng 2 ḷ sưởi ấm, do đó anh em lại
có thêm việc để ho lao tiếp, nghỉa là “tranh thủ” ngoài
chỉ tiêu, cây củi đốn chặt khuân vác về sau giờ lao động
để tối khi được lệnh “tune on” th́ 3, 4 cái mỏ chổng
mông xúm nhau mà thổi, lửa chưa chịu cháy th́ khói đă
mịt mù! Đâu đây nghe tiếng ho sặc sụa trong lúc các tay
thổi như ḷ rèn mồ hôi đă thấm ướt dù giá rét căm căm.
Vấn nạn ở láng đấy, c̣n lao động là “vinh quang” th́
sao? Đội nào c̣n tre trẻ th́ xẻ đồi san núi, “hai tay
làm nên tất cả, với sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
Lời của chúng đấy, cuội chưa từng thấy. C̣n ở đội sồn
sồn th́ vượt đồi trèo núi, đốn 120 cây nứa hoặc 12 cây
vầu (giống như tre, nhưng to và nặng). Thành phần c̣n
lại, đă ho lao rồi th́ đập dập nứa, đan 50 tấm tranh,
chỉ tiêu chết người ấy hằng ngày giao cho mỗi tù ho hen!
Hằng ngày loa phóng thanh ca ngợi “nhân dân anh hùng”! Đi đâu và ở đâu cũng có anh hùng! Anh hùng chăn trâu, anh hùng thu gom chất phế thải từ bụng trâu, bẻ lá cây cắt cỏ để tạo thành phân bắc phân xanh theo sáng kiến của đại tướng Chí Thanh. Người dân miền Bắc đă ca tụng vị anh hùng phân (cứt) bằng lời thơ bút tre: “phục thay đại tướng Chí Thanh, anh về phân bắc, phân xanh đầy nhà”. Với đỉnh cao trí tuệ như thế nên họ bắt tù tạo nên doanh trại “hoành tráng” hiện đại, trại giam với nứa và toàn nứa.
Cái khổ thân chưa bằng cái khổ năo, moi óc ra mà nhớ khai báo lư lịch, tuy gọi là khai lư lịch “trích ngang” nhưng phải nhớ tới ba đời tổ tông, ba kiếp ông bà nội ngoại, ở đâu, làm ǵ rồi tới bản thân là “lính ngụy” phạm những tội ǵ chống lại nhân dân? Mỗi cái tóc là một cái tội, càng khai nhiều tội là chứng tỏ đă ‘ăn năn hối lỗi”, chứng tỏ “học tập tiến bộ” sẽ sớm được đoàn tụ với gia đ́nh. Để đánh giá cải tạo viên tiến bộ, khai “trước sau như một” nên liên tục được tạo điều kiện khai, khai và khai cho đến nỗi phải bịt mũi. Rủi cho anh nào xạo, lần khai đầu tiên phịa ra tội rằng ḿnh đă đánh bao nhiêu trận, giết bao nhiêu “đồng chí” để sớm được về với gia đ́nh là chết ngắc cho lần khai thứ hai, thứ ba, thứ bốn. Phịa th́ làm sao nhớ, không nhớ nên trước sau không như một, lúc đó mới ḷi ra bị kết tội là “không thực thà khai báo” là gian dối! Ôi kỹ thuật khai thác ly kỳ, đă nói dối th́ trước sau cứ dối, phải thuộc ḷng nói dối, một ngàn lần nói dối sẽ thành sự thật, căn bản của Vẹm là thế, chỉ có Vẹm mới có những thứ “ly kỳ” như thế.
Khi người đồng chí anh em phương Bắc như răng với lợi, răng cắn cho lợi VC chảy máu, dạy cho VC một bài học th́ các trại tù do quân đội quản lư vùng biên giới Việt-Trung được “khẩn trương” di chuyển về trung du, giao cho công an áo vàng săn sóc. Ḷng khắc khoải bâng khuâng nhớ lại ngày nào quỳ trước Trung Nghĩa Đài, dưới ánh đuốc bập bùng của đêm Alfa thiêng liêng, các SVSQ cùng trân trọng cất cao hành khúc: “Từ ngàn xưa VN đă chống xâm lăng … là sinh viên Thủ Đức..” và đă tuyên thệ, lời nguyền trước bàn thờ Tổ Quốc, với hồn thiêng sông núi, với anh linh tiền nhân và với anh hùng tử sĩ VNCH th́ nay, buồn thay cho thực tại.
Thế là chạy tuốt về đàng trong, lại biên chế, CA ḅ vàng lại bắt khai lư lịch trích ngang, xưa kia được binh chủng khai sinh cho cái tên Viễn Thám nhưng anh em tôi lại thích chế biến thành “Vit Tiềm” vừa béo lại vừa bổ, một món khoái khẩu mà các cụ xưa đưa vào menu:
Ếch tháng Ba,
gà tháng Bẩy, vịt già, gà tơ.
Cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà gại ổ(*)
Xin chạp chạp đi th́ biết.
Trong hồ sơ lư lịch, từ đầu tới cuối tôi vẫn ghi là “ĐĐAVT” (Đại Đội A Viễn Thám) nhưng lại bị VC cho là Vận Tải, và bị chuyển về Lư Bá Sơ, trại 5 hắc ám Lam Sơn Thanh Hóa, một địa danh có nhiều hang động hiểm trở mà năm xưa Nguyễn Trăi chiêu mộ nghĩa quân kháng giặc. Tại đây, tù được săn sóc tận t́nh, bất th́nh ĺnh bị “thức giấc nửa đêm” gọi đi hỏi thăm sức khỏe! Hèn quá. Có những cái cười ra nước mắt nhưng ráng mà chịu đựng tiếp những ngày cơ cực bằng cái thú “điền viên” nhổ từng sợi tóc bạc mà sao mỗi ngày muối cứ nhiều hơn tiêu, bức từng sợi râu vô trật tự, ung dung gỡ từng tờ lịch mà không có tờ cuối.
Trại này nhiều chuyện lạ đời, ngoài việc giam nhốt tù h́nh sự cùng tệ đoan xă hội, thành phần chính trị nguy hiểm đối với “nhân dân”, bọn họ lại c̣n làm khổ từ đực bằng cách nhốt tù cái, tù “đẻ ra nhân dân” rất hấp dẫn gọi là tù gái. Những tù gái này lo việc “rau xanh” (trồng trọt) c̣n một số nấu ăn cho toàn trại gọi là “chị nuôi”.
Một buổi đẹp trời, tôi được ốm, không bị đi lao động, đang mệt lả người th́ nghe tiếng lọc-cọc bánh xe cải tiến (xe 3 bánh) cùng với lời réo gọi giọng Bắc chính cống bà lang trọc:
_ “Chú ơi ra lấy cháo đi”.
Tôi đang bị ù tai, lại là người miền Nam sông Hậu nên không phân biệt được “ao với au”, nghe không rơ tiếng gọi “lấy cháo” hay “lấy cháu”. Một đàng ấm bụng, một đàng rụng rời chân tay, ư tuy mong chút chút, nhưng sức không kham nổi đoạn trường nên tôi cố gắng hét lên:
_ “Cháo hay cháu? Đau gần chết, sắp tiêu diêu miền cực lạc th́ sức đâu mà cụp lạc mả lấy cháu”.
Cô “chị nuôi” chưa hiểu ư tôi, bèn nhấm nhẳng:
_ “Chú không lấy cháo, cháu đi đây”
_ “Ừa, cháu đi đi, nhưng để cháu lại”.
_ “Ừa, chú ráng mà ra lấy cháu”.
Tôi lết ra tới cửa, chỗ có cái lỗ vuông vuông, vồ lấy cháo, húp rột rột, quẹt mỏ, cười kh́. Tối đến, đem chuyện tào lao này kể cho Hoài Đức, k20 Đà Lạt và Thành, k21 Thủ Đức nghe, cả bọn cười nham nhở, nhưng cũng đỡ, mua vui cũng được một vài phút giây. Hậu quả của việc tôi bị đau là do nhân buổi làm có sắn (khoai ḿ), tôi chộp được con cóc tía, vừa to vừa mập.
Ai bao năm từng lăn lóc trong tù CS
th́ biết chính sách bóp dạ dày hiệu quả hơn bóp dế, v́
thế ắt thông cảm với tôi bữa tiệc “cóc nướng trui”. Cóc
nhái, cào-cào, châu-chấu, rắn rít, con nào nhúc nhích là
ăn, đó là bản năng sinh tồn để duy tŕ sự sống, dẫu biết
rằng hậu quả mai sau sẽ nguy hiểm. Một phần nữa cũng do
ỷ y ḿnh là dân viễn thám, kỹ thuật thoát hiểm mưu sinh
trong qúa khứ trên đồi 550 Hạ Lào, Cùa, Ái Tử. Vĩnh
Định, Triệu Phong, rồi cùng Quái Điểu nhẩy vào ḷng địch
đă giúp Vịt Tiềm A không phải lau chân ngồi bàn thờ ăn
chuối. Thế mà nay thua con cóc tía nướng trui, chưa qua
khỏi cổ họng th́ “thượng thổ hạ tả”, mắt hoa. Thành PB
làm gần đó biết tôi trúng độc cóc, bèn ngưng cuốc, chạy
lại d́u tôi đi cấp cứu.
Thành d́u rồi cơng tôi chạy thở không ra hơi nhưng cũng
cố “gỡ vốn” bẳng câu:
_ “Ông ăn cái giống ǵ mà sao nặng thế?”
_ “Tao ăn cóc chứ ăn ǵ, thấy rồi mà c̣n hỏi”
_ “Đi không nổi, gần chết rồi mà c̣n rỡn”
_ “Không rỡn, không cười lỡ chết rồi trông cái mặt xấu xí”.
Chốn ngục tù là thế, mượn những cái không tên làm nguồn vui hầu quên đi những cảnh khốn cùng. Nhưng giờ đây, trên đất tạm dung, tưởng quên đi quá khứ, nhưng những cơn ác mộng vẫn không tha, hằng đêm chúng vẫn trở về, luôn nhắc chúng ta phải nhớ đến những dấu tích sau bao năm tù đày c̣n in đậm trong đầu những ân oán giang hồ. VC muốn tù “cải tạo” chết ba bốn lần th́ người anh em binh chủng TQLC lại cứu sống tôi nhiều lần, nhớ măi ơn anh:
“Nhớ măi ơn anh, anh Thành Pháo Binh súng to và dài ơi”.
Khi ngọn đèn mù u sắp tắt, đời tù tôi
sắp vùi chốn rừng sâu th́ tôi rời nhà tù nhỏ để sang nhà
tù lớn, không c̣n lưỡi lê đầu súng nữa nhưng lại đụng
ngay cái lưỡi câu của những tên công an phường, công an
khu vực, chúng kiểm soát mọi đường đi nước bước. Hằng
tuần hàng tháng phải mang sổ tường tŕnh báo cáo từ sáng
tới đêm đi đâu, làm ǵ, với ai v.v. Có ǵ mà khai, tuần
lễ đầu tôi tŕnh diện công an khu vực, sổ “tư tác” ghi:
“ở nhà, không đi đâu cả. Nhưng chúng không chịu, nói
rằng tôi không thật thà khai báo, phải ghi rơ từ sáng
tới tối, ở nhà th́ làm ǵ, với ai v.v…Thôi th́ chấp hành
đúng quy định địa phương, tôi “thật thà” khai báo:
“Sáng vừa ngủ dậy th́ đi vào lăng .. (chỉ ghi chữ “lăng”
thôi, không dám ghi thêm chữ khác), xúc miệng, chà răng.
Trưa không có ǵ ăn th́ ngồi hút thuốc lào đánh rắm vặt,
nhưng không dám đánh lớn sợ hàng xóm nghe lại tưởng
thuốc nổ C4 đi báo cáo phường. Chiều ngồi đuổi ruồi bu
vào mép. Tối khép cửa, rửa chân rồi lên giường ngủ với
vợ v.v..”
CA đỉnh cao trí tuệ viết lên sổ của tôi một chữ “Được” rồi sai gà-bới kư tên. Tuần kế tiếp tôi vẫn ghi công việc như vậy nhưng đảo ngược thời gian, thằng CA không thấy có ǵ lạ, không t́m được điếu thuốc có cán trong sổ của tôi như một vài người khác đă làm nên nó làm bộ quên kư mà bắt tôi ngồi chờ!
Ôi cái xă hội mới “xấu hổ cả nước”
thối nát, tham nhũng hối lộ bắt đầu! C̣n ǵ nữa đâu mà
hối với lộ, “mất nước là mất tất cả”, Tổng Thống Nguyễn
Văn Thiệu đă nói thế, tôi chả c̣n ǵ cả, phải mang đồ
nhà đi bán để có tí cháo rau. Khởi đầu tôi bán đôi giầy,
bán cái quần dài, bán cái quần cụt, bán cái dây nịt, sắp
bán tới cái x́ ..để thấy XHCN th́ nhận được giấy thông
hành tỵ nạn theo chương tŕnh HO, danh sách H.14, số thứ
tự 489.
“Chim xa rừng c̣n thương cây nhớ cội” huống chi tôi, quê
hương đất nước, nơi chôn nhau cắt rốn, mồ mả tổ tiên bao
đời mà nay phải xa rời th́ đau đớn cay đắng lắm chứ.
Nhưng quỷ dữ đă xâm lăng th́ thôi đành tạm thời lánh
nạn. Hành trang lên đường là cái túi giấy xách tay hiệu
“IOM” (International Organization for Migration) của
UNHCR, trong đó chỉ có phim phổi cùng giấy tờ nhập cư,
nhưng là vật “gia bảo”, thiếu nó, mất nó th́ tương lai
là chui vào rọ.
Quê hương ḿnh, đất nước ḿnh, dân tộc ḿnh đă bị nhuộm đỏ, ở đó không c̣n tính người, thôi th́ đành đến một nơi ngàn trùng xa cách, xa lạ cả tiếng nói và màu da nhưng có t́nh người, t́nh thương và ḷng nhân đạo. Thôi th́ xin nhận nơi này làm quê hương thứ hai để chờ một ngày mai tươi sáng, quỷ đỏ chui trở lại địa ngục, Viễn Thám ta trở về cố quốc.
Muốn thế th́ hiện tại, chuyện cày cuốc trả “biu” là lẽ đương nhiên, có ǵ mà phải than phiền, hăng say làm việc, không dám nói là góp phần xây dựng nền kinh tế nước Mỹ, nhưng là để nuôi sống ḿnh, không quá lệ thuộc vào trợ cấp xă hội, đó cũng đă là góp phần xây dựng nơi quê hương thứ hai rồi đó.
Nhưng người lính VTA nói riêng và quân nhân TQLCVN nói chung, c̣n một món nợ dở dang chưa trả đối với quê hương VN nên chúng ta vẫn phải tiếp tục chiến đấu, chiến đấu để chận ngay cái nghị quyết 36 quỷ quái và bọn tay sai VC đang xâm nhập vào cộng đồng tỵ nạn CS tại hải ngoại, chiến đấu để ủng hộ những nhà tranh đấu đ̣i tự do cho VN, và cùng toàn dân tranh đấu để ngăn chặn bọn VC đang dâng đất nước cho quân Tàu Cộng.
Tôi xin tự nhủ với lời thơ của cụ Tản
Đà:
“Giang sơn c̣n nặng gánh t́nh
Trời chưa cho nghỉ th́ ḿnh cứ đi
Bao giờ trời bảo ..thôi đi
Giang sơn cất gánh ta th́ nghỉ ngơi”
Và tận đáy ḷng với niềm hứa nguyện: “Nếu quả thật có luân hồi, có kiếp sau th́ xin cho tôi tiếp tục làm người lính Viễn Thám/TQLC để nối tiếp nhiệm vụ c̣n dang dở./.
Phan Văn Thân.
Đại đội A Viễn Thám.