THÁNG TƯ ĐỔI ĐỜI

Cuối 1974

Kính thưa quư vị,
Một đời người trong vũ trụ có nhiều vật đổi sao dời triền miên trong cuộc sống. Nhưng riêng tôi có những đổi thay quan trọng của cuộc đ̣i đúng vào tháng April.

Tạo hóa vật đổi sao dời
Có ai biết được cuộc đời đổi thay ?

Phần I - Tháng April năm 1954 tôi vào quân ngũ học khóa 5 SQTB Thủ Đức.

Ngày đầu tiên trong đời vào trại lính.

Tôi cầm tờ giấy tŕnh diện nhập ngũ tại Bộ Tư Lịnh Đệ I Quân Khu nằm trên đường Jean Jacques Rousseau thuộc Quân 5 Cholon vào một buổi sáng sớm với hai bộ đồ lót. Tôi mặc đồng phục trắng của trường Lycée Pétrus Kư đi một ḿnh lẻ loi với nét mặt thư sinh, ngơ ngơ ngáo ngáo, nhưng vô tư v́ không có người yêu hay vợ đi theo để rồi phải bịnh rịnh vẫy tay chào người thân yêu tại cổng trại mà cả đôi bên đều nước mắt lưng trồng. Tôi nh́n thấy cũng tội nghiệp cho họ và bèn nhớ bài học Lính Thú Đời Xưa mà tôi đă học từ thuở bé: Thùng thùng trống đánh ngũ liên… bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa. Tôi không dám chê họ nhưng nghĩ thầm, trời đất ! chưa ra trận mà tinh thần yếu đuối như thế nầy làm sao mà đánh giặc ?

Trong toán của chúng tôi khoản 35 người khi tŕnh điện họ nói rằng chúng tôi sẽ học khóa 4 phụ, nhưng mấy anh sẽ bị trể 1 tháng, tuy nhiên chúng tôi cũng được phát mỗi người một Sac Au Dos tṛn và dài thời Lính Pháp gồm có hai bộ treilis, hai bộ đồ shorts vàng để học trong lớp, một cái mền xám đấp vào rất xót da và nóng lắm nơi xứ ḿnh, môt bộ đồ dài tay với đôi dài gọi là souliers bas thấp cổ để đi phép sau khi thi đậu giai đoạn một gọi là Première phase. Họ cũng phát cho nón vành kaki màu sậm để tập trận, một Beret đen để đi phép và nón Calot khi học trong lớp mà mấy anh em hay gọi là cái mũ con Lừa.

Chúng tôi vào quá trể nên bị nhốt tại TTHL Quán Tre hết 3 tháng để học ra binh Nh́ v́ tội tŕnh iện rể, nhưng thạt ra là giấ báo đến nhà trẻ. Chúng tôi phải làm đơn và nạp bằng cấp cho BTTM xin xét lại mới được học khóa 5 Thủ Đúc.

Chúng tôi phải qua thủ tục khám sức khỏe như chụp h́nh phổi, cân đo xem có đủ kích thước để có tướng làm sĩ quan hay đủ sức vác súng trường không ? Và cuối cùng phải mở nút quần cho cô y tá người Pháp mân mê và khám bộ phận sinh dục xem có bị bịnh về sinh lư không. Tôi nghĩ cũng buồn cười là từ lúc mới lớn lên tới giờ có đụng chạm hay thấy cái ǵ trong cơ thể người phụ nữ bao giờ mà xét. Đây là lần đầu trong đời trai trẻ tôi bị cô Đầm trẻ khuấy nhiểu t́nh dục làm cho ḿnh cũng hơi cảm hứng và cảm giác nhột nhạt kỳ cục thật.

Tôi không bao giờ quên bộ đồ treillis của quân đội Pháp vải thật dầy cộm để tập trận, thường hay có những con rận nằm trong đáy quần cắn da ngứa ngáy rất khó chịu làm nổi ghẻ lác; thỉnh thoảng có sự gây gổ giữa hai người, kẻ nằm giường từng trên và người nằm từng dưới khó tánh nổi quạu, v́ anh ở trên bị rận cắn vào háng găi sột sạt làm cái giường cứ lắt lư hoài anh ở dưới không ngủ được. Có khi sĩ quan cán bộ hay sĩ quan huấn luyện viên gọi tŕnh diện để ra chỉ thị hay trả bài mà mấy con rận tí hon ḅ dưới đáy quần hay cắn vào da ngứa lắm nhưng phải đứng trân người mà chịu không dám găy v́ sợ bị phạt. Tôi cũng không quên đôi giầy bottes de saut da sần sùi rất cứng đế có gai, mới mang là bị pḥng chân, đau nhói hai gót chân trên mỗi bước đi.

Lần đầu tiên trong đời mặc bộ quân phục tuy rộng phùng ph́nh và rất nặng nề, nhưng tôi cũng như các bạn lính mới khác nh́n vào tấm gương thấy ḿnh có dáng oai hùng khoái chí lắm. Lúc ấy tôi nghĩ rằng chắc mấy bạn kia cũng cùng một cảm giác bồi hồi và xúc động như tôi v́ sự thay đổi cuộc đời từ một học sinh giờ đây trở thành một người lính sống trong khuôn khổ kỷ luật, v́ ở trường Thủ Đức có nửa ngày mà tôi đă thấy cái kỷ luật cứng như thép của nhà binh rồi.

Mỗi lần sĩ quan cán bộ đi ngang qua hoặc dừng lại, một khóa sinh đại diện đứng nghiêm chỉnh hô Fixe. Sau này cơ bản thao diễn gọi là phắc, tất cả brigade đều nhanh nhẹn đứng nghiêm phăng phắc, tôi thấy ông Thiếu úy nầy thật là oai vệ.

Buổi chiều chúng tôi được một Thiếu úy dẫn đến một lớp học tŕnh diện ông Đại úy người Pháp, ông nầy cho phép chúng tôi ngồi xuống xong ông tự giới thiệu ông là Đại úy tên ..."tôi không c̣n nhớ" đặc trách về Chiến Tranh Tâm Lư, lúc ấy gọi là Guerre Psychologique. Viên Đại úy mở lời đón chào chúng tôi và nói: “Tôi rất hănh diện và hy vọng rằng các anh sẽ là những sĩ quan ưu tú của Quân Đôi Quốc Gia Việt Nam”.

Ông vào đề ngay giải thích về chủ nghĩa Cộng sản và chế độ Quốc gia tự do là thế nào. Tôi không bao giờ quên câu ông nói rằng: “Lối chào của Cộng sản và của người Quốc gia bộc lộ tâm ư khác nhau của mỗi cách: bọn Cộng Sản chào với bàn tay nắm lại biểu lộ sự giấu giếm bí ẩn, người Quốc Gia chúng ta chào với bàn tay mở rộng chứng tỏ con người của chúng ta thẳng thắn không hiểm độc. Các anh nhớ lại lịch sử đă cho thấy sau khi CS lật đổ chế độ Nga Hoàng, chúng cho rằng đường lối của Cộng Sản là công bằng xă hội. Nhưng ngược lại người dân phải sống lầm than khổ sở mất cả tự do dân chủ. Mấy anh là những người sẽ chỉ huy binh lính đánh bọn Việt Minh để bảo vệ nước Việt Nam của mấy anh sống trong tự do no ấm.” Từ đây tôi bắt đầu suy nghĩ: À th́ ra chúng ta cần phải có một quân đội hùng mạnh để bảo vệ cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân, như vậy ḿnh có được một cái nghề rất là vinh hạnh: một Chiến sĩ bảo vệ đất nước Việt Nam khỏi ách độc tài Cộng Sản.

T́nh cô láng giềng Gialong.

Đây là mối t́nh đầu và thầm lặng của đôi trẻ vào tuổi thanh xuân. Cô ấy rất đẹp nhứt xóm và cũng có tiếng trong trường như vợ tôi sau nẩy, nổi tiếng với nụ cười duyên dáng và ca hay nhứt trong thời khóa đó. Nên vợ tôi thường hát trong các buổi văn nghệ cho nhà trường hay trong những vụ tổ chức gây ủy.

Tôi và cô láng giềng quen nhau lúc cô tuổi mười ba và xem tôi như anh em cùng xóm nhưng cô ấy có tánh rất nhút nhát và rất hiền lành Nhưng đến khi cô vào tuổi mười lăm th́ dáng người con gái trổ mă ra và bắt đầu biết thẹn thùng mỗi khi gặp tôi và từ đấy hai chúng tôi bắt đầu để ư nhiều hơn rồi yêu thầm qua những cài chào hỏi và trao đổi những nụ cười ân ái biểu lộ t́nh yêu nhau mà chẳng ai dám nói ra. Thật là một cuộc t́nh lư tưởng “ Amour platonique “.

Mỗi khi ngồi học bài nơi của sổ tôi thường ngẩn đầu lên nh́n châm châm khi cô ấy đi ngang qua và cô ấy cũng liếc mắt nh́n qua khung của và mĩm cười. Ngày nào đôi cặp mắt không nh́n nhau là đêm đó đầu óc cứ nghĩ mông lung và tôi nghĩ rằng cô láng giềng cũng cùng tâm trạng như tôi. ÔI cuộc t́nh khờ dại của trai gái trẻ thật êm đẹp dịu dàng. Có một lần chúng tôi gặp nhau nơi quán nhỏ ở đầu hẽm và trao thơ cho nhau chỉ trao đổi vài câu hỏi thăm nhưng rất hồi họp rồi nhà ai nấy về trong niềm vui sướng vô cùng.

Tuổi 13
Anh biết em từ lúc tuổi mười ba
Có ǵ hấp dẫn mà anh muốn ḍm
Hồi thưở ấy em c̣n thơ ngây lắm
Mặt non khờ khạo thân người ốm nhom .

Đến tuổi mười lăm em biết thẹn thùng
Đôi má ững hồng như quả đào Tiên
Bất chợt gặp anh em bèn ngó xuống
Thân h́nh Vệ Nữ anh nh́n đảo điên .

Đôi mắt cứ ḍm đường cong tuyệt mỹ
Tay muốn nắm tay ngại ngùng không dám
Em đi rồi lại tiếc nuối trong ḷng
Ôi mối t́nh thầm kính tuổi c̣n thơ dại

Ngày ra trường Thủ Đức với hai gạch vàng sáng chói nơi đôi cầu vai

Tôi vui buồn lẫn lộn, vui v́ đă thành công trong trong thời gian huấn luyện nhọc nhằn nơi quân trường.Tôi thật buồn v́ mất cô láng giềng của mối t́nh đầu c̣n trong trắng. Tôi vừa buồn vừa giận v́ chuyện không vui xảy ra nguyên do là gia đ́nh của cô láng giềng đă không c̣n ở trong xóm nhỏ. Tôi định khi nàng thành tài xong sẽ nhờ chị tôi hỏi việc đính hôn, nhưng mộng không thành v́ t́nh duyên cũng là kiếp số.

Rồi một buổi chiều 30 Tết năm 1955 tôi đang ngồi nhà buồn quá có một ông Đại úy và một cô giáo dẫn một cô gái tuổi chừng mười lăm và hai em trai đến thăm anh rễ của tôi là Thanh tra Đô thành Saigon Cholon và chị tôi cùng tôi là cô giáo sau nầy là Hiệu trưởng trường nữ trung học Lê Văn Duyệt Gia Định đến năm 1975.

Nhưng anh chị tôi đi vắng, hai ông bà chúc mừng tôi mới ra trường và hỏi thăm tôi rất tử tế và vui vẻ. Cô gái th́ ngồi yên lăng có vẻ sượng sùng v́ trong khi đó tôi được dịp nh́n cô con gái có nước da mặn ṃi với đôi mài thật đẹp trên đôi mắt xếch. Cô có nụ cười rất duyên dáng làm cho tôi cứ nh́n thẳng vào nàng không ngại ngùng chút nào.

Khi hai ông bà và ba chị em ra về thằng em trai tôi mói nói rằng “ thấy người đẹp nh́n ǵ mà nh́n dữ vậy cha “. Tôi mới sực nhớ là tôi ngớ ngẩn thật. Rồi từ đó ướt mơ được gặp lại cô nàng cũng là mộ nữ sinh Gia Long trạc tuổi với cô láng giềng cùng xóm mà tôi bị đánh mất. V́ trên áo dài trắng của cô có gắn huy hiệu bông mai vàng nơi bộ ngực đầy đặng của thiếu nữ vào tuổi dậy th́.

Trong khi tôi thất vọng với mối t́nh đầu và thầm lặng của trai mới lớn lên, tôi như bị tiếng sét ái t́nh đánh thẳng và con tim đang ngất ngư yếu đuối và h́nh như là tiếng sét nầy cũng mănh lực như tiếng sét của mối t́nh đầu.

Nhưng mà lần nầy duyên mộng có thành hay không ? v́ người ta là con nhà quí quí cao sang. Cha của cô là Đại úy thời Pháp, gia đ́nh giàu có khi đến thăm chị tôi hôm chiều ba mươi Tết bằng chiếc xe Huê Kỳ hiêu Chevrolet đời 1955. C̣n ḿnh là con mồ côi nghèo rách mồng tơi nên sống và lớn lên nhờ anh chị đâu có dám trèo cao.

Khi mới gặp em từ thưở ban đầu
Áo trắng em mặc Mai vàng vương vương
Trông em thơ ngay chưa tṛn mười sáu
Càng tăng dáng đẹp nụ cười dễ thương .

Anh là lính trẻ mới ra quân trường
Chiến trường chưa biết t́nh trường cũng không
Nên c̣n ngớ ngẩn thương thầm cứ thương
Em nào có hiểu t́nh si nỗi ḷng ?

Nhưng tôi may mắn phục vụ tại cùng đơn vị Bộ binh với chú Út của cô nữ sinh mới lại là bạn của cô láng giềng ngả Sáu Cholon. Anh chị tôi đă quen biết gia đinh và thương cô ấy lắm nhưng tôi chưa biết bao giờ. Một lần chú của cô rủ tôi về Saigon thăm cha mẹ cô cho biết. Tôi rất vui không từ chối và nghĩ đây là dip may cho tôi có cơ hội làm quen một nữ inh Gia Long thứ hai.

Nhưng tôi cũng buồn v́ cô cứ gọi tôi bằng chú và kính nể tôi như chú ruột của cô. Tôi rất thích nhạc miền sơn cước và chú của cô muốn khoe tài của cháu nên hỏi tôi rằng mầy muốn nghe nhạc ǵ tao bảo cháu tao hát cho mầy nghe. Cô ấy không ngần ngại và tự nhiên, cô ca bài NỤ CƯỜI SƠN CƯỚC, TRĂNG MỜ BÊN SUỐI vv… dịu dàng và trong ấm rất hay, và tôi đâm chiêu nh́n cô có nụ cười thật quyến rũ.

Rồi từ đó tôi thương thầm và mỗi cuối tuần mua quà mang đến tặng cho gia đ́nh cô. Lần hồi cha mẹ cô ấy càng mến tôi v́ tánh hiền lành ít nói. Một hôm gia đ́nh cô về quê Nội tại quận Cần Đước, tỉnh Long An thăm chú bác cô ấy, tôi rất vui mừng được tháp tùng theo.

Nhà quê NỘI của cô Tuyết Nga nằm cạnh bờ sông nhỏ giống cảnh nhà quê Nội của tôi cạnh con rạch nhỏ và có cầu cây bắc ngang, nhưng đủ cho một chiếc xe hơi chạy qua. Tôi có nói với cô rằng cảnh nơi đây êm đềm giống quê nhà của Nội của tôi. Lúc hai chúng tôi đứng gần nhau tôi muốn bạo dạng xưng anh, nhưng ngại cô ấy không bằng ḷng th́ ḿnh cũng quê lắm. Đêm đó trăng thật sáng hai chúng tôi đứng gần nhau trên lang cang cầu tôi mới nói đùa :

Cầu tre lắc lẻo anh qua lại
Em hẹn hoài mà thẹn hẳng qua

Cô ây rất thông minh nên hiểu ư tôi muốn tán tỉnh nàng và cô vui vẻ nở nụ cười thật duyên dáng và đôi mắt xếch dưới đôi mài hơi công và dài nh́n tôi với vẻ cảm thông biểu lộ sự triều mến. Lần hồi sau một thời gian đôi chúng tôi thật ḷng nhau và theo lời tôi yêu cầu cô đừng gọi tôi bằng Chú. Rồi dần dần cô nàng gọi trổng bằng Châu khi nói chuyện với tôi.

Cha mẹ và chú của Tuyết Nga biết chúng tôi thương yêu nhau, nhưng sợ cô lơ đểnh chuyện học hành nên muốn cho cô du học bên Pháp sớm hơn dự định. Một hôm mẹ của cô gọi tôi đến lớp học của bà dạy và nói với tôi rằng hai bác biết Châu và Tuyết Nga thương nhau nhưng em c̣n nhỏ quá hai bác cho Tuyết Nga du học rồi về sẽ tính chuyện hôn nhân của hai đứa khi em thành tài. Tôi nghe buồn năo nề, nhưng dù sao tôi cũng yên chí sẽ cưới được nàng nếu không có ǵ trắc trở.

Cô Tuyết Nga đă yêu thương tôi là mối t́nh đầu trong đời cô gái không muốn bỏ tôi đi du học xa. Cha mẹ cô cũng chiều ư v́ cô là con gái duy nhứt rất được cha mẹ nương chiều từ bé.

Tháng April năm 1956 tôi lại được quân đội đề cử du học tại trường Fort Benning, Hoa Kỳ trong mười một tháng. V́ tương lai của đời binh nghiệp nên cô bạn mới khuyến khích tôi hăy đi mặc dù cô cũng buồn lắm trong thời gia xa nhau gần một năm thôi.
Lúc ra đi th́ nôn nóng được biết xứ Âu hay Mỹ có nền văn minh tiến bộ cho thỏa ḷng mong ước. Nhưng khi phi cơ cất cánh và lượn một ṿng quanh Saigon lại nhớ người yêu cô cùng.

Năm 1956 có khoảng 100 sĩ quan được Quân đội cho đi du học khóa thứ nh́ tại Fort Benning
Hoa Kỳ. Lúc nầy ít có ai biết tiếng Anh, có cựu Trung úy Mă Sanh Nhơn, sau nầy là Đại tá và vài sĩ quan phụ trách thông dịch.
Toán chúng tôi khoảng vài chục người đi bằng hàng không dân sự Pan Of American Airlines đến Phillipines rồi bay tiếp nghỉ 2 đêm tại Hawaii. Lần đầu tiên trong đời được đi du lịch bằng máy bay thấy trong phi cơ bốn chong chóng từ ghế ngồi cũng sang, bất cứ những ǵ cũng đẹp, nhứt là lần đầu tiên nh́n thấy những cô Hôtesses de L’air người thật đẹp với nước da trắng hồng trong những bộ đồng phục lạ mắt.
Khi máy bay hạ cánh xuống phi trường nằm cạnh bờ biển của thành phố Honululu, Hawaii. Cảnh thật là đẹp, khí hậu mát mẻ, biển rất xanh với hàng dừa tươi mát trên bờ cát trắng ngà. Vừa xuống khỏi phi cơ một sĩ quan Mỹ đă đứng sẵn ở cầu thang đón chào chúng tôi với cung cách rất lịch sự với sĩ quan đồng minh Việt Nam, mỗi câu nói là Yes Sir.

Ông đưa chúng tôi về khách sạn Waikiki sang trọng làm ḿnh hơi khớp, v́ trong đời chưa bao giờ bước chân vào chỗ sang trọng như thế nầỵ Chúng tôi tha hồ du ngoạn cảnh thần tiên thơ mộng, xem các thiếu nữ Hạ Uy Di với nụ cười duyên dáng giống nụ cười của người yêu mới làm tôi càng buồn và nhớ nhiều. Các vữ nữ mặc củn lá dừa múa hát dịu dàng theo nhạc điệu Hạ Uy Cầm. Lúc ấy Hawaii c̣n rất vắng vẻ thanh b́nh không ồn ào náo nhiệt như bây giờ.

Đến San Francisco toán chúng tôi di chuyển bằng xe lửa đến tiểu bang Georgia là nơi của căn cứ Fort Benning. Những ngày trên tàu hỏa vấn đề ăn uống thật là phiền phức v́ trong toán chẳng có ai biết tiếng Anh để gọi thức ăn. Mỗi lần đến toa nhà hàng 4 thằng bạn ngồi chung bàn cứ nh́n quanh quẩn thấy bàn nào có mấy món ăn có vẻ hấp dẫn th́ chỉ ông bồi bàn “same same here”, ông bồi mỉm cười và mang ra y chang các món ăn giống bàn đó, nếu may gặp món ăn được c̣n không hạp khẩu cũng ráng nuốt cho qua cơn đói.

Tôi xin kể ra vài sự việc khôi hài khó quên trong thời gian huấn luyện ở Fort Benning. Dân Việt Nam ḿnh quen ăn cơm độn, thường mỗi buổi cơm phải xơi ít nhứt bốn hay năm chén mới no bụng, buổi ăn tại câu lạc bộ đa số các sĩ quan trẻ Việt Nam lấy một sắp sandwiches ít nhứt 10 miếng mới đủ no bụng. Cho nên mấy anh sĩ quan đồng minh lúc đầu hay nh́n chúng ḿnh với sự lạ lùng v́ họ chỉ cần một hai miếng là đủ, c̣n dân Việt Nam nhỏ con sao lại ăn nhiều thế?

Bên xứ ḿnh lúc xưa dùng toàn loại cầu ngồi xỏm, ở đây là căn trại nhà binh nên nơi tiểu tiện công cộng không được ngăn che riêng rẽ và kín đáo, vài người c̣n mới không quen loại cầu nầy nên đi không được, cứ ngồi đại chồm hổm trên bồn cầu đeo lủng lẳng khẩu Colt 12 làm nhiều người nh́n thấy phải bật cười.

Ngày đầu tiên mới tới FT Benning, chúng tôi nhận vài bộ treliis của quân đội Mỹ với một mũ lưỡi trai rất đẹp và đôi giày bottes cao cổ màu đen bóng láng không phải như đồ của Pháp nặng nề và kịch cơm.

Nhà trường cho địa chỉ để bên nhà gởi thư qua. Lá thư tôi gởi là đêm thứ Tư đầu tiên khi mới tới trường. Trong lá thư thứ nhứt tôi chỉ viết là mến gởi Tuyết Nga, v́ c̣n dè dặt ngại mẹ cô không bằng ḷng và tôi cũng giữ thể diện cho đứng đắn v́ cuộc t́nh mới chớm nở mà xáp lá cà kiểu vơ biền coi không được, hơn nữa mối t́nh với cô láng giềng Gia Long đă không thành nên tôi hết sức cẫn thận.

Đúng chiều thứ Tư tuần sau khi hết giờ học tập về trường tôi nhận được lá thư hồi âm nơi hộp thơ và cứ tiếp tục thư từ qua lại đến mản khóa học. Khi về tôi trao hết cho người yêu mà sau nầy vợ tôi c̣n giữ tất cả thư đầy một họp bánh Biscuit.

Phần II – Lập gia đ́nh ngày 4 April 1960.

Sau khi 5 năm yêu nhau, khi ra trường Gia Long người yêu Tuyết Nga được chọn vào Đại học Quốc gia âm nhạc th́ tôi đă gần hai mươi bảy tuổi nên xin cha mẹ cô cho chúng tôi đính hôn. Vào thời bấy giờ các nữ sinh rất hănh diện được làm người yêu của lính nên cuộc hôn nhân của tôi được cô ây chấp thuận ngay. Tôi rất vui mừng rồi tự nghĩ từ đây cuộc đời sẽ ra sao ? Có bảo đảm được cuộc đời của một nữ sinh nhà giàu có được cha mẹ nương chiều và bà con rất cưng từ bé. Thôi mặc kệ cuộc đời sẽ đưa đẩy như bao cặp vợ chồng trên đời nầy “ Que sera…sera “.

Ngày em vừa lên hai mươi tuổi
Đă chập chững bước chân vào đời
Bỏ trường xưa bỏ màu áo trắng
C̣n đâu nữa tuổi trẻ vui tươi .

Ngày em vừa lên hai mươi tuổi
Em giă từ tuổi mộng ngày xanh
Cùng anh xây dựng tinh duyên mới
Mong tương lai sáng lạn an lành .

Ngày em vừa lên hai mươi tuổi
Biết đời lính như sợi chỉ mành
Nhưng t́nh duyên cũng là kiếp số
Nên một ḷng em vẫn yêu anh .

Ngày em mới lên hai mươi tuổi
Cam chịu những đắng cay cuộc đời
Cùng chia sẻ niềm vui nỗi khó
An ủi anh những lúc chơi vơi .

Em với anh đi đoạn đường dài
Đă bao lần d́u anh đứng dậy
Săn sóc anh mỗi lần vấp ngă
Nay em ngă ai đỡ em đây

Ôi ! đường đời sao buồn bă
Hoạ đến hoài phước bất trùng lai
Nay anh cần phải nói đôi lời
Đời đời anh vẫn nhớ ơn em .

Nguyễn Minh Châu TĐ3 Soibien – Dĩ An/BH
Bài thơ nầy chia sẻ cùng vợ thương yêu


Sau khi lập gia đ́nh cuộc sống rất êm đềm đến khi vợ tôi sanh đứa con gái thứ 3 th́ cuộc chiến Nam Bắc bắt đầu sôi động. Tôi xin về phục vụ tại binh chủng THỦY QUÂN LỤC CHIẾN. Tôi được về TĐ3 soibien làm ĐĐT ĐĐ1 hành quân B́nh tại Vàm Láng G̣ Công vài tháng rồi được chuyển vận ra hành quân tại đảo Phú Quốc. Cuối tháng Dec 1964 di chuyển bằng C-130 về hành quân tuy lùng quân đội CSBV tại B́nh giả, Long Lễ thuộc tỉnh Bà Rịa.

Đầu năm 1965 TĐ3 TQLC lại dược lịnh tăng cường cho QĐ II hành quân giải tỏa áp lục của SĐ Sao vàng CSBV tại các quận Bồng Sơn, Tam Quan, An Lăo, Phù Cát vv…của tỉnh B́nh Định.

Cũng trong năm nầy TĐ3 có hành quận tại các tỉnh Quản Ngăi, Quản Tín, Quản Nam, Đà Nẳng và đụng nhiền trận vào sanh ra tử. Lúc nầy tôi được thăng chức T.Đ.Phó cho Thiêu tá Lương cùng khóa 5 TĐ nhưng về TQLC trước tôi.
Nơi đây có rất nhiều đồi Sim và mỗi lần hành quân về tôi đều có tặng vợ tôi những hoa Sim tím mà vợ tôi rất ưa thích.

Bài Thơ Hoa Sim

Lên đồi mang giỏ hái Sim
Trái Sim không hái, lẳng lơ đưa t́nh ?
***
Nầy người cô gái hái Sim tươi !
Xin ngồi lại tôi nói đôi lời
Cô biết chăng vợ tôi mấy tuổi
Người giống như cô cở đôi mươi ?.

Cô có biết tôi đến từ đâu ?
Tôi nói cho nghe chuyện bể dâu
Đời lính xa nhà lâu vô kể
Vợ chồng như Chúc Nữ chàng Ngâu .

Hăy dẫn tôi lên đỉnh đồi cao
Hái một cành Sim tím thắm màu
Làm quà của lính về tặng vợ
Mỗi năm một lần gặp lại nhau !.

Nh́n cô tôi bỗng nhớ người yêu
Vắng vợ lâu ngày nhớ thật nhiều
Giữ cành hoa tím màu tươi sáng
Để mang về tặng vợ thương yêu .

Bốn miền chiến thuật tôi đă đi
Mộng hải hồ ḷng dạ khắc ghi
Sợ gẫy súng nửa đường gục ngă
Trở về ḥm gỗ cài “ Hoa Sim “ .

Ngưyễn Minh Châu TĐ3 Soibien


Đây là bài thơ của vợ tôi sáng tác khi qua đến nước Mỹ rồi vẫn c̣n

Nhớ Hoa Sim Tím

Trái Plum tím nhớ hoa Sim tím
Màu tím nầy gợi nhớ quê hương
Ngày xưa lúc anh đi chinh chiến
Kể chuyện rằng đồi núi hoa Sim
Hoa Sim tím cài lên nón lính
Trái Sim rừng lót dạ chiến binh
Đồi Sim cũng là nơi anh ngủ
Lúc đêm về thoang thoảng hoa Sim
Sáng ra đánh giặc cũng đồi Sim
Đồi Sim tím chân anh in dấu
Ngắt một cành dành để tặng em
Hoa Sim tím là quà của lính
Ngắt một cành là cả đồi Sim
Tặng em cả rừng đồi Sim tím
Để nhớ anh những bước quân hành
Và hoa đó cũng ấm ḷng chinh phụ
Thời gian thắm thoát tựa thoi đưa
Thoáng đó hai mươi năm có lẻ
Hôm nay lưu lạc ở xứ người
T́nh cờ thấy được vườn Plum tím
Gợi đến ḷng ta những thuở nào
Ước mơ đất nước sớm yên lành
Ta trở lại viếng đồi Sim tím.


Mỗi lần đơn vị xuất quân rời căn cứ, các bà vợ và con của lính đến sân cờ tiễn đưa chồng cha đi đánh trận trong nỗi lo âu và bâng khuâng không biết lần nầy đi rồi sẽ trở về hay là vĩnh biệt ? Tôi nh́n quan cảnh thật hùng tráng nhưng cũng ngậm ngùi thầm kính trong ḷng không để lộ ra nét mặt v́ ḿnh là cấp chỉ huy phải tỏ ra b́nh tỉnh như pha và hăng hái. Mặc dù đă biết : mấy ai chinh chiến kỳ duyên ngộ.

Tàu đêm đưa anh ra miền chiến trận
Sẽ đưa anh về chiến thắng vinh quang
Hay đưa anh về ḥm phủ cờ vàng
Thân trai nợ nước chẳng màng gian nan

Ngày anh ra đi mùa Thu lá đổ
Tưởng anh về khi lá úa vàng bay
Tin anh tử trận ḷng em tê tái
Anh c̣n đâu nữa mẹ con mong chờ

Giờ đây mẹ con ngày đêm nhung nhớ
Mỗi lần Thu đến nh́n là vàng bay
Em vẳng nghe tiếng c̣i đêm năm ấy
Ngỡ rằng tàu cũ đưa anh trở về ?!
( Kính tặng các bà quả phụ tử sĩ QLVNCH )

Trước khi có vợ tôi đă một lần bị thương nhẹ trong trận đánh B́nh Xuyên năm 1965. Khi TQLC có 2 lần bị thương, một lần bị thương thật nặng, chiếc áo trận loan lổ v́ đạn pháo và máu ra đầy người tưởng rằng đă bỏ thây nơi chiến trường Ashau về Cam Lộ. Sau đó về quận Sĩ An tôi bị thương lần thứ tư suưt chết và ngày nay đầu đạn AK-47 c̣n nằm trong phổi.

Mơi lần bị thương vợ tôi cực khổ vô cùng v́ phải nuôi con nhỏ dại lại phải vào bịnh viện nuôi tôi mỗi ngày. Tôi xin ghi vài ḍng thơ của vợ tôi viết về T̀NH THƯƠNG LÍNH CHIẾN dưới đây :

Rất thương những trẻ c̣n thơ
Cha chưa thấy mặt con đà để tang
Rất thương cô gái tóc thề
T́nh thương chưa thoả tóc đà quấn khăn
Rất thương anh lính thương binh
Góp phần xương máu điểm tô nước nhà
Rất thương anh chết chiến trường
Đôi khi mất cả dù là mảnh xương
Hay anh trở lại quê nhà
Thân trong ḥm gổ phủ trên Quốc kỳ .
TUYẾT NGA

Phần III – Tháng Tư Đen “ 30 April năm 1975 “.

Sau lần bị thương tàn phế Trung Tướng Lê Nguyên Khang TL TQLC kiêm chức TL QĐ 3 bổ nhiệm tôi làm Quận Tưởng Dĩ An. Biên Ḥa đến khi Trung tướng Thuần về QĐ, ông đổi tôi về quận Đức Ḥa tỉnh Hậu Nghĩa dưới quyền ĐT Tôn Thất Soạn rồi lại trở về quận Dĩ An đến khi có lịnh buông súng ră hàng.

Một quyết định khó khăn.

Tôi phải ở lại đến giờ phút cuối cùng với anh em chiến sĩ và đồng bào. T́nh h́nh tại quận c̣n rất yên tịnh, chưa có việc ǵ xảy ra. Chúng tôi chưa bị quân Cộng sản tấn công và pháo kích, nhưng một số chiến sĩ cũng nao núng v́ nghe tin chỗ nầy di tản chiến thuật chỗ kia rút quân, người th́ mang gia đ́nh xuống tàu kẻ xuống ghe đánh cá ra khơi, và một số người đă được phi cơ Mỹ cho di tản từ phi trường TSN trước đó mấy tuần. Ông bà ngoại mấy cháu của chúng tôi sợ nguy hiểm đến tánh mạng của mấy cháu nhỏ, nên mang hết về Saigon cho tôi rảnh tay lo nhiệm vụ. Vợ tôi th́ nhứt quyết ở lại căn cứ để yểm trợ tinh thần tôi, nên anh em chiến sĩ và đồng bào c̣n thấy sự hiện diện của vợ chồng chúng tôi cũng bớt hoang mang và lo lắng.

Một điều nữa làm cho tôi đắn đo không thể bỏ quận được là v́ hơn 6 năm tôi được sát cánh làm việc ngày đêm với anh em Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Viên chức quận xă ấp, Cán bộ CDNT và lực lượng CSQG làm việc trong t́nh thương mến đậm đà. Các cơ quan và đơn vị hết ḷng làm tṛn trọng trách nên nhiều năm qua t́nh h́nh Dĩ An rất yên tịnh, dân chúng sống thanh b́nh làm ăn phát đạt. Quân được Dân thương mến và khắng khít thật là t́nh Dân với Quân như cá với nước.

Khi tôi được cấp trên đổi về lại quận cũ, anh em chiến sĩ vui mừng như gặp lại người anh cả đă vắng mặt đi xa mới về, và đồng bào cũng vui vẻ đón nhận tôi như một đứa con biệt ly nay trở về quê cũ, nên tôi xem quận Dĩ An như có mối t́nh thiêng liêng gắn liền với đời tôi. Tôi hết ḷng cám ơn những chiến sĩ và viên chức, lực lượng CSQG và cả lực lượng Dân Dân Tự Vệ đă hăng say cộng tác với tôi trong nhiều năm. Tôi xin nghiêng ḿnh trước những anh linh của những người trong quận Dĩ An đă hy sinh v́ nhiệm vụ với tổ quốc.

Đến nay, tôi vẫn c̣n nhớ măi Nghĩa quân Nguyễn Văn Giữ, người cận vệ can đảm đă theo tôi suốt bao nhiêu năm. V́ lúc ấy tôi đi đứng phải chống gậy nên ông đă giúp, đỡ đầng tôi trong những lần nhảy trực thăng hay leo đồi lội suối trong các cuộc hành quân, ông luôn bên cạnh để bảo vệ tôi. Ông đă chết trong trại cải tạo năm 1979 v́ bạo bịnh mà không có thuốc chữa. Thỉnh thoảng chúng tôi có gởi qùa về gia đ́nh để đền đáp công ơn ông đă giúp tôi suốt thời gian tôi làm việc tai Dĩ An.

Trong đời binh nghiệp của tôi có ba chiến sĩ cận vệ và luôn luôn sát cánh bên tôi trong các trận mạc nay đă ra người thiên cổ. Ngoài Nghĩa Quân Nguyễn Văn Giữ tôi vẫn c̣n nhớ và không quên ơn cố Trung sĩ Nguyễn Văn Liễn, trước khi ông tử trận ở quận Bồng Sơn tỉnh B́nh Đinh ông là Hạ sĩ thuộc toán Biệt kích của tôi lúc tôi c̣n là Tiểu đoàn Phó Tiểu đoàn 3 TQLC. Ông nầy đă tận t́nh lo cho tôi lúc bị tôi bị thương nặng nằm bịnh viện Huế và Đà Nẳng. C̣n một chiến sĩ nữa cũng luôn luôn sát cánh cánh bên tôi ngoài chiến trường là Hạ Sĩ I Nhứt Hồ, nhân viên truyền tin của tôi đă bị tử trận ở Vùng I Chiến thuật. Ông Hồ bị một loạt AK-47 chết tại chỗ và ngă trên người tôi. Tôi luôn thành kính tưởng niệm và ghi ơn ba chiến sĩ nầy đă giúp tôi rất nhiều.

Đêm Chờ Sáng Và Cũng Là Đêm Cuối Cùng Chấm Dứt Đời Binh Nghiệp Của Tôi Đúng 21 Năm.

Tất cả các chiến sĩ Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và Viên chức quận, xă, ấp và CBXDNT cũng như CSQG trong quận đều tuân lệnh Thượng cấp quyết ở lại cố thủ. Nhưng đến đêm 29 rạng 30 tháng 4, chúng tôi bị bỏ rơi chới với v́ mất liên lạc với Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu tỉnh Biên Ḥa và không biết phải nhận lệnh nơi đâu. Đông Tây Nam Bắc chẳng c̣n ai yểm trợ, trong khi đó chúng tôi được tin t́nh báo là một Trung đoàn Cộng sản BV cùng chiến xa T54 đă di chuyển từ hướng Tân Uyên tới rừng C̣ Mi phía Bắc quận Dĩ An rồi dừng lại đấy. Chiều hôm đó tôi phải nhờ Pháo binh của Căn cứ TQLC bắn chận mấy trăm quả 105 và 155 ly. Vị chỉ huy căn cứ Sóng Thần giúp tôi lúc đó là Trung tá Ân và cũng là Chi Huy Trưởng TTHL/TQLC. Vị Sĩ quan trực tiếp chỉ huy các pháo đội TQLC bắn yểm trợ là Đại uư Minh TQLC, hiện ông Minh đang sống cùng gia đ́nh tại San Jose.
Chúng tôi tiến thối lưỡng nan, thôi đành phải liều quyết tử thủ tới đâu hay đến đó, đành phó mặc số phận cho Trời định.

Thật là một đêm hăi hùng, hồi họp, tất cả từ quan tới lính súng chống chiến xa, súng đại liên và súng cá nhân cầm tay, thức sáng đêm chờ địch nơi pḥng tuyến. Tiếng súng pháo binh và đại bác của chiến xa ta và địch nổ vang dội từ hướng Hậu Nghĩa và căn cứ Sư đoàn 25 BB tại Củ Chi. Nh́n những ánh sáng hỏa châu chiếu chập chờn nơi cuối trời ở phương Tây, phương Đông và phương Bắc, và nh́n về hướng Saigon thấy ánh đèn phi cơ trực thăng lên xuống, chúng tôi đoán là Mỹ đang tiếp tục bốc người của họ di tản, anh em chúng tôi rất năo ḷng không biết vận mạng quận Dĩ An nói riêng và vận mạng miền Nam sẽ ra sao? Mong chờ đến sáng rồi sẽ tính. Nhưng vào gần sáng toán quân thám thính ở tiền đồn gọi máy báo về Bộ Chỉ Huy Chi Khu là chiến xa địch đă đổi hướng bọc xa lộ ṿng đai từ hướng Lái Thiêu trực chỉ Saigon.

Gỉă từ vũ khí trong sự uất hận và tủi nhục.
Quân lịnh buông súng ră hàng
Xé tan đời lính, vạn người khổ đau !
( Trích bài thơ Đêm Cuối Cùng của Tyet-Nga)

Sáng hôm sau lúc10 giờ, tiếng nói Đại Tướng Dương Văn Minh loan báo trên đài phát thanh Saigon ra lệnh tất cả các đơn vị buông súng đầu hàng. Cái tin sét đánh làm cho mọi người từ quan tới lính, cả trại gia binh và dân chúng đều bàng hoàng rơi lệ. Tôi liền dùng máy truyền tin thông báo cho các chiến sĩ và viên chức quận, xă, ấp hủy diệt tất cả tài liệu, hăy rời đơn vị và nhiệm sở với những lời chúc lành cùng họ và gia đ́nh, và nói vài câu giă từ trong nghẹn ngào uất hận, không cầm được nước mắt.

Sau đó vợ chồng chúng tôi và một số anh em chiến sĩ có gia đ́nh tại Thủ Đô rời căn cứ di chuyển về Sàig̣n, v́ chậm trể sẽ rất nguy hại khi bọn Việt Cộng địa phương vào chiếm căn cứ. Nhưng sau đó chúng tôi được tin là đến chiều hôm đó bọn VC mới dám vào Chi Khu.

Toán di tản của chúng tôi gồm có một xe Jeep, trên xe có tôi, vợ tôi một tài xế và hai cận vệ, Thiếu uư Tâm BCH Chi khu và Đại uư Vân, Giang đoàn trưởng Giang cảnh sông Đồng Nai, tỉnh Biên hoà. Đại uư Vân là em vợ của tôi v́ thương chị nên ở lại với chúng tôi trong đêm cuối cùng. Trưa ngày 29/4/75 theo lịnh của Bộ chỉ huy Giang cảnh, Đại uư Vân cho tất cả tàu của Đại đội Giang cảnh về căn cứ ở Nhà Bè nhưng ông ở lại với chúng tôi từ chiều ngày ấy. Nếu ông muốn ra khơi để gặp Đệ Thất Hạm đội th́ quá dễ dàng. Theo sau xe Jeep của tôi c̣n có một chiếc xe GMC và một chiếc Dodge 4x 4 chở các anh em của Bộ chỉ huy Chi Khu đi theo.

Mới ngày nào khi ra phố quận hay vào xă ấp gặp gỡ đồng bào, anh em chúng tôi lấy làm hănh diện với dân chúng v́ công cuộc b́nh định lănh thổ được tốt đẹp. Nhờ những sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và công lao nhọc nhằn của các Viên chức xă ấp, Cán bộ XDNT và lực lượng CSQG, nên đồng bào Quận Dĩ An được vui hưởng cảnh thanh b́nh trong nhiều năm qua.
Nhưng sáng hôm nay, khi chúng tôi đi ngang qua khu phố chợ Dĩ An, đông đảo dân chúng ngậm ngùi đứng nh́n chúng tôi đi qua, tôi cảm thấy xấu hổ mà muốn độn thổ v́ nay ḿnh là lính bại trận. Thoáng nh́n nét mặt u buồn của đồng bào tôi biết là họ đang âm thầm, lặng lẻ tiễn đưa và từ giă chúng tôi ra đi trong sự nghẹn ngào và thương tiếc! Anh em chiến sĩ chúng tôi buồn lắm ! v́ phải bỏ họ lại trong t́nh thương và nỗi nhớ.
Ra đến ngả ba Cây Lơn và Quốc lộ số 1, toán BCH chúng tôi tháp tùng đoàn quân di tản của các đơn vị thuộc SĐ18, các đơn vị thuộc căn cứ Long B́nh gồm có Công binh, Pháo binh vv.. kẻ đi xe nguời đi bộ lũ lượt đi về hướng Gia Định để về Saigon. Đến gần cầu G̣ Dưa xe Jeep của tôi bị vài tên du kích trong làng bắn một quả B40 nhưng không trúng và rơi nằm ngay giữa đường lộ trước đầu xe. Chú tài xế tránh quả đạn và phóng ga chạy nhanh cho ra khỏi tầm mắt mấy thằng du kích nầy. Thật buồn! và bực tức, tôi chửi thầm : Đồ khốn kiếp! trước đây một ngày chúng bây thấy bóng dáng anh em chiến sĩ chúng tao là chúng bây chạy chết cha! Bây giờ theo lịnh cấp trên chúng tao đă buông súng mà chúng bây hành động hèn hạ như thế. Nếu xe Jeep bị trúng một trái B40 thôi th́ chắc chắn tôi và vợ tôi với vài anh em bị tiêu mạng.

Trên đường di tản từ Quốc lộ số 1 về Saigon, tới Gia định chúng tôi gặp thấy nhiều xác chết của những người chiến sĩ Dù và BĐQ? nằm rải rác đó đây lẩn lộn cả những thây của dân chúng có cả phụ nữ và trẻ con. Quang cảnh thật là vô cùng thê thảm. Khi về đến Chợlớn chúng tôi vẫn c̣n nghe lác đác những tiếng súng nổ ở hướng ngả tư Bảy Hiền của các anh em chiến sĩ Nhảy Dù có lẽ tức ḿnh rồi bắn chỉ thiên như có vẻ không bằng ḷng tuân lịnh đầu hàng.

Khi về tới nhà cha mẹ vợ tôi gần hăng Beer ở Chợlớn, chúng tôi từ giă các chiến sĩ của Bộ Chỉ Huy Chi Khu Quận Dĩ An để ai về nhà nấy. Các anh em khóc sụt sùi và hứa hẹn hôm nào sẽ trở lại thăm chúng tôi. Nhưng tôi tự nói trong ḷng : Than ôi! Nước đă mất rồi, biết ngày mai sẽ ra sao ???
Ngày 30/4/1975 đă chấm dứt đời Binh nghiệp của tôi đúng 21 năm, v́ ngày nhập ngũ cũa tôi cũng vào tháng 4 năm 1954.
Vợ tôi đă chứng kiến những sự việc đă xăy ra tại quận Dĩ-An vào những ngày cuối cùng và thấy những thảm cảnh trên đoạn đường di tản về Sàig̣n nên viết vài ḍng thơ như những lời than thở khi nhớ đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 không bao giờ quên./.

Nhớ ngày 30 tháng Tư
Tháng Tư cũng lại trở về
Gợi người viễn xứ vọng về cố hương
Nhớ chăng ngày ấy uất hờn
Lệnh đành buông súng tan hàng đớn đau .
Nhớ chăng ngày ấy thảm thương
Anh hùng tuẩn tiết, giữ tṛn thanh danh
Nhớ chăng ngày ấy điêu linh
Gia đ́nh tứ tán, cửa nhà tan hoang
Nhớ chăng ngày ấy hăi hùng
Dắt d́u chạy loạn, xác người ngổn ngang
Nhớ chăng ngày ấy ngậm ngùi
Âm thầm bỏ xứ, mắt nhoè lệ rơi
Nhớ chăng người chẳng ra đi
Mang thân tù tội, lưu đày Bắc phương
Nhớ chăng khổ nhục anh hùng
Thất thời lỡ vận, phải đành tan thương
Nhớ chăng những bậc vợ hiền
Gian truân dầu dăi, gánh gồng nuôi con
Nhớ chăng bụng mẹ c̣n mang
Con chưa biết mặt, thân cha chết tù
C̣n bao cái nhớ đoạn trường
Nhớ đi, nhớ lại không ngừng lệ rơi
Bây giờ lạc măi trời xa
Mấy mươi năm lẻ, tháng Tư ngậm ngùi ./.
Tuyet-Nga -Tháng Tư 2004


Phần IV – Ngày 14 April 2010 chấm dứt cuộc t́nh vợ chồng đúng 50 năm.

Sau khi tôi ra tù vợ tôi lăn lóc t́m đường cho tôi vượt biển trước trong thời gian tôi sóng ẫn dật v́ trốn bọn việt cộng địa phương t́m bắt tôi lại. Rồi một năm sau vợ tôi liều minh điều khiển một chiếc nhỏ dẫn 6 con thơ cùng một số thân nhân hai bên nội ngoại vượt biển an toàn tới bờ biển Malaysia.

Cuộc sống tỵ nạn mới qua tuy khó khăn nhưng rồi các con đă thành công mỹ mản và đều có gia đ́nh.
Nhưng đến khi tôi về hưu vào tháng March lúc 67 tuổi năm 2000 lại bị Stroke rất nhẹ vào tháng June 2000, nhưng gây ảnh hưởng vết thương cũ nơi tủy sống phải ngồi xe lăn đến nay gần 11 năm. Vợ tôi tôi phải cực khổ vô cùng mặc dầu có mướn người phụ giúp ban ngày. C̣n ban đêm và 2 ngày cuối tuần một tay vợ tôi phải lo cho tôi từ việc tắm rửa và vệ sinh và c̣n làm tài xế chở tôi đi đó đi đây. Có 2 lần vợ tôi cho tôi đi Hawaii. Khi vào khách sạn người Manager thấy t́nh trạng của tôi quá tệ mà chỉ có một ḿnh vợ tôi nên ông nói là IMPOSSIBLE. Ông rất thông cảm và dễ dang cho mọi điều kiện khi cần đến.
Sau cùng vợ tôi phải đành vĩnh viễn ra đi v́ căn bịnh ngặt nghèo nhưng vợ tôi v́ thương con cháu và hơn nũa tôi c̣n ngồi xe lăn nên chắc không an ḷng.
V́ kinh nghiệm lâu năm làm Thông dịch viện cho bịnh viện đa khoa nên vợ tôi đă biết trước ngày ra đi và đă chọn Belmont Village Assisted Living để tôi sẽ vào ở.

NHÀ XƯA ĐĂ KHÉP
Em đi rồi nhà xưa đă khép
Đêm về nghe tiếng bước chân ai
Có phài em về thăm chốn cũ
Không thấy anh buông tiếng thở dài .

Em đi rồi anh vào gác trọ
Sống âm thầm…nỗi nhớ mênh mông
Nhớ em…nhớ nụ cười duyên dáng
Thèm hơi em ướm thiếu chăn t́nh nồng .

Em đi rồi nhà xưa đóng cửa
Ôi nhớ lắm căn lều t́nh ái
Không nguy nga hay giàu sang cả
Ta yêu nhau như mộng ban đầu .

Em đi rồi anh vào gác trọ
Nh́n phố thị đèn khuya lấp lánh
Ánh trăng vàng chiếu qua song cửa
Soi hàng liễu rũ lá lung linh .

Em đi rồi phố cũ buồn hiu
Anh nơi lầu nhỏ đời cô quạnh
Nỗi buồn gác trọ ôi thấm thiết
Đêm lặng lẽ tiếng than than nấc ḷng .
xxx
Nỏi Buồn Gác Trọ ngày xưa em hát
Em đi rồi nay tạm gởi thân anh .

Kỷ niệm ngày vào Trọ xá Belmont Village Assisted Living


Thưa quư vị,
Không có ǵ đau đớn bằng sự mất mát lớn lao bằng người bạn đời viễn ra đi.

Quê hương ta mất có ngày lấy lại
Người thương ta mất mất măi muôn đơi !.

Tôi xin chia sẻ cùng quư vị vài lời vĩnh biệt vợ tôi trước đông đủ thân bằng quyến thuộc và quư quan khách,quư Hội đoàn có Hội TQLC Bắc và Nam Cali và quư bạn bè thân hữu trước khi đưa vợ tôi đến nơi AN NGHỈ NGHÀN THU.

Lời Vĩnh Biệt.
Em yêu dấu, người vợ trọn đời của anh.
Hôm nay anh rất đau ḷng và thật nghẹn ngào nói vài lời tiễn em đi về cơi vĩnh hằng.
Em biết không ? ngày em ngă bịnh nặng là ngày lễ Bạc của chúng ḿnh đó. Anh định làm một buổi tiệc thật linh đ́nh để ăn mừng kỷ niệm chúng ḿnh sống bên nhau dài lâu và cũng an ủi em trong lúc em mang căn binh ngặt nghèo, mà em rất can đảm không bao giờ có một tiếng thở than. Mỗi sáng thức dậy anh lái xe lăn qua pḥng em hỏi thăm em có đau đớn ǵ không ? em cứ nói là không có, nhưng anh biết cặn bịnh hành hạ em rất nhiều.
Em đă biết : Kiếp sống là một chuỗi dài sầu tủi, vui là bao chỉ luống những ưu phiền. Hơn thế nữa, để làm tṛn bổn phận người vợ của lính nên em đă chấp nhận gánh lấy sự gian khổ suốt cuộc đời từ khi lấy anh làm chồng. Và anh vô cùng đau đớn không giúp em được ǵ trong lúc em bịnh yếu sức.

Ngày em mới lên hai mươi tuổi
Biết đời lính như sợi chỉ mành
Nhưng t́nh duyên cũng là kiếp số
Nên em vẫn một ḷng yêu anh .

Ngày em mới lên hai mươi tuổi
Cam chịu những đắng cay cuộc đời
Cùng chia sẻ niềm vui nỗi khó
An ủi anh những lúc chơi vơi .

Em với anh đi đoạn đường dài
Đă bao lần d́u anh đứng dậy
Săn sóc anh mỗi lần vấp ngă
Nay em ngă anh kkông đỡ được ?

Ôi ! đường đời sao buồn quá
Hoạ đến hoài phước bất trùng lai
Nay anh cần phải nói đôi lời
Đời đời anh vẫn nhớ ơn em .

Trước khi em nhắm mắt ĺa đời em c̣n nhắn nhủ các con rằng : khi Mẹ đi rồi các con ráng lo cho Ba v́ Ba c̣n ngồi trên chiếc xe lăn, mẹ đi không được yên ḷng.
Em ơi ! mấy ngày nay em nằm nghỉ nơi đây anh đă cảm thấy rất cô đơn vô cùng... nên :

Một ḿnh anh lái chiếc xe lăn
Thấp thoáng sau lưng bóng vợ hiền
Có phải em trở về tiếp sức ?
Bỏ anh đi sớm dạ không đành .

Anh nay chưa hết nợ phong trần
Không được cùng em về núi sông
Nợ đời chồng chất anh trả tiếp ?
Em đi rồi tan nát cơi ḷng !

Giựt ḿnh nay đă quá thập niên
Ngồi chiếc xe lăn giống gông xiềng
Chẳng đứng chẳng đi ngồi tê liệt
Cuộc đời sao lại lắm ưu phiền .

Ngày xưa chinh chiến tung mây gió
Nay thân tàn để em phải lo
Làm vợ lính suốt đời gian khổ
Công em to lớn nợ ngất trời !

Một ḿnh một bóng với xe lăn
Anh nói vài câu nhắn chị Hằng
Soi sáng ngôi mồ vợ yêu dấu
Tiếc thương em quá lệ tuôn tràn !.


Em yêu mến,
Hôm nay anh cùng các con, các cháu và thân bằng quyến thuộc, quư vị quan khách, quư hội đoàn, ội TQLC Nam và Bắc Cali, quư bạn bè và thân hữu cầu chúc em đi b́nh yên và sớm về cơi Phật để em được an nghỉ ngh́n thu.
Vĩnh biệt em.

MX Nguyễn Minh Châu