TQLC LÊ
CÔNG TRUYỀN
KBC 3331
Văn hào Nga Solzhenitsyn: “Chẳng có điều ǵ về
cộng sản gọi là mất thời gian tính và nhàm chán dù có
lập lại bao lần cũng vẫn gợi dậy một cảm giác khủng
khiếp, luôn luôn mới lạ và khiến người đọc phải giật
ḿnh kinh sợ.”
Vô danh: “Thảm họa Dân Tộc Việt Nam đang gánh
chịu bắt nguồn từ tiệm bán rượu tại Huyện B́nh Khê, Tỉnh
B́nh Định vào năm 1910!”
Sau 30 tháng 4 năm 1975, Ủy Ban Quân
Quản Thành Hồ có dựng một tấm bảng tại bến Nhà Rồng (1),
trên đó có câu: “Nơi đây Bác ra đi t́m đường cứu nước”.
Sự thật và tác hại thảm khốc của chuyến ra đi là hai chủ
đỉểm của bài này.
A. SỰ THẬT VỀ MỘT CHUYẾN RA ĐI
Câu viết ghi trên có hai vế: “Nơi đây bác ra đi” và “t́m
đường cứu nuớc”.
A1. “Nơi đây Bác ra đi”
Ngày 3 tháng 6 năm 1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất
Thành (NTT) mang tên giả là Nguyễn Văn Ba xin làm phụ
bếp trên chiếc thương thuyền Amiral Latouche Tréville
thuộc Compagnie des Chargeurs Réunis. Nơi trang 12,
quyển “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ
Tịch”, Trần Dân Tiên - một tên giả của Hồ Chí Minh (HCM)
- bịa lời nói của một công nhân tên Mai không có mặt
trên cơi đời này, dĩ nhiên là bịa đặt, tương tự như các
sự kiện ông ta kể trong suốt cuộc đời 79 năm của ông ta,
trong suốt chiều dài của tập sách nói trên và trong
quyển “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện” của T. Lan, một tên
giả khác của HCM (T.Lan tức Tuyết Lan, một người t́nh
của HCM tại Thái-Lan):
“Vào khoảng cuối năm 1911 hay 1912 - tôi nhớ không
đúng nữa - tôi làm việc ở pḥng ăn của các sĩ quan trên
tàu. Tàu của chúng tôi cặp bến Sài G̣n để lấy hàng và
đón khách. Một buổi trưa, một người trai trẻ (NTT) lên
tàu. Sau một phút ngập ngừng, anh ta hỏi xin việc. Tôi
trả lời là không có việc và có chăng nữa, tôi cũng không
có quyền nhận anh ta. Tôi cười v́ chàng trai có vẻ một
anh học tṛ, không phải là người lao động như tôi. Tôi
không hiểu tại sao tôi thấy thương hại anh ta và tôi
nói: ‘Đi theo tôi, tôi sẽ dẫn anh đến gặp chủ tàu. Có le
ông ta sẽ có việc cho anh làm’. Chủ tàu hỏi:
- Anh có thể làm việc ǵ?
- Tôi có thể làm bất cứ việc ǵ! Chàng trai trả lời.
- Được, ta sẽ lấy anh làm phụ bếp. Sáng mai anh đến đây
nhận việc.”
Nơi chú thích 3 trong một bài viết trên Nhật báo Người
Việt số 4741 ngày 30/11/1998 (13 tháng 10 - Mậu Dần), kư
giả lăo thành Như Phong Lê Văn Tiến (NP LVT) viết:
“Dưới chế độ thuộc địa của Pháp, người Việt muốn đi
lại giữa ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ đă phải có thẻ
căn cước có dán h́nh. Việc xuất nhập cảnh giữa các thuộc
địa với chính quốc Pháp c̣n nhiều thủ tục không đơn giản
như Trần Dân Tiên (HCM) đă thuật. Việc một người lạ tự
tiện xuống một tàu hàng cập Bến Nhà Rồng mà không xin
phép là việc rất khó có thể xảy ra. Theo lời ông Nguyễn
Thế Truyền thuật lại tại Hà Nội năm 1949 và tại Sài G̣n
năm 1960 th́ sau khi ông Nguyễn Sinh Huy bị cách chức
Tri Huyện v́ phạm lỗi, người con là Nguyễn Tất Thành
phải bỏ học, đi làm con nuôi cho một linh mục người Pháp
và chính vị linh mục này đă giúp xin việc làm cho con đở
đầu của ḿnh để được xuống tàu sang Pháp t́m sự nghiệp…”
(2)
Như vậy, quả thật NTT có “ra đi” từ Bến Nhà Rồng, nhưng
không phải như HCM lấy tên giả là Trần Dân Tiên bịa
chuyện, tương tự như Trần Huy Liệu bịa đặt huyền thoại
“Anh hùng Lê Văn Tám” (3) và Tố Hữu dựng đứng chuyện
Nguyễn Văn Trổi hô to: “Hồ Chí Minh muôn năm” trong khi
gục chết trước toán hành quyết (4). C̣n việc “t́m đường
cứu nước” th́ sao”?
A2. “T́m đường cứu nước”
Người “phía bên kia”, người “phía bên nây”, hai học giả
người Pháp, một Tổng Bí Thư đảng cộng sản Liên sô không
hận thù ǵ với HCM và nhứt là những hành động của chính
ông ta sẽ trả lời cho câu hỏi này.
A21. Nhận định của các học giả, kư giả và chánh trị gia
1/Trong báo Time, ấn bản Á Châu số cuối tháng 8
(23-30/08/1999), cựu Đại tá CSVN Bùi Tín đă viết:
“Theo tiểu sử chính thức, Ông Hồ Chí Minh đă rời Sài
G̣n năm 1911 để ra đi t́m đường cứu nước. Nhưng những
nghiên cứu gần đây cho thấy ông đă xuất dương v́ những
động cơ khác hẳn. Ông Hồ Chí Minh ra đi v́ phẩn chí khi
thấy cha bị cách chức khỏi ngành quan lại v́ tội giết
người trong một cơn say rượu và v́ ông đă viết thư xin
phục hồi chức vụ cho cha nhưng không được.” (5)
2. Với vô số tài liệu t́m thấy liên quan đến Nguyễn Ái
Quốc và HCM (6), kư giả NP LVT viết
“Năm 1911 Nguyễn Tất Thành Đă Xin Phục Vụ Chế Độ Thực
Dân Pháp”, trong đó có đoạn dưới đây:
“Có phải là người thanh niên đó ‘ra đi t́m đường cứu
nước’ như lời xưng tụng của những đệ tử sau này? Hoặc
là, cũng như hầu hết những người khác, ông bỏ quê quán
ra đi để t́m một đời sống khá hơn và điều kiện lập
thân, tạo sự nghiệp.” (7)
3. Đệ nhứt Bí Thư Đảng CS Liên Bang Sô Viết Khrushchev
(1953-1964) cũng đă có nhận định tương tự khi ông ta
viết: “Cuộc chiến nầy (1955-1975) không v́ tương lai
của người dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đang đổ máu và
xả thân cho Phong trào Cộng Sản Thế Giới.” (8).
NTT “ra đi t́m đường cứu nước”, tại sao nhân dân Việt
nam không đổ máu và xả thân cho Tổ Quốc Việt Nam mà lại
“cho Phong Trào Cộng Sản Thế Giới”? Như vậy rơ ràng HCM
đă đạp lên máu, nước mắt và thân xác con dân Việt
Nam để cố trèo lên đỉnh vinh quang trong cái gọi là “thế
giới đại đồng” ảo tưởng!
4. Học giả Jean-Francois Revel, thuộc Hàn Lâm Viện Pháp
Quốc, đă viết: “Mục tiêu của ông ta (HCM) không phải
là nền độc lập của Việt Nam mà là việc sát nhập nước này
vào quốc tế cộng sản và áp đặt chủ nghĩa độc tài Staline
vào dân tộc Việt Nam.” (9).
5. Trên VietnamNews
http:nguoi-viet.com/spcl/0712/vietnam.htm), trong bài
“Sử gia Pierre Brocheux tin là HCM có nhiều vợ”, nhà văn
Bảo Thạch viết: “Theo những tài liệu lịch sử
được lưu trữ tại Pháp, anh thanh niên NTT, bắt đầu từ
năm 1910, mang nặng trong tâm khảm bi kịch của gia đ́nh.
Vào năm 1910, bố anh, ông tri huyện Nguyễn Sinh Huy bị
kỷ luật nặng và mất chức v́ tội say rượu và đánh chết
một nông dân. Anh thanh niên NTT phải bỏ học. Sử gia
Pierre Brocheux cũng thiên về giả thuyết NTT lên tàu
sang Pháp năm 1911 để t́m đường tự cứu ḿnh và cứu gia
đ́nh.” (10)
Các hành động sau đây của HCM chứng minh điều này không
phải là giả thuyết mà là sự thật. Mục tiêu của ông
ta đă lộ quá rơ qua những hành động của chính ông ta.
A22. Những hành động của chính đương sự
1. “Ra đi t́m đường cứu nước”: tại
sao không hợp tác với các nhà yêu nước chơn chánh khác
đang chống chế độ thuộc địa Pháp như các cụ Kỳ Ngoại Hầu
Cường Để, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế
Truyền, Phan Văn Trường, Hồ Học Lăm v.v. mà lại dùng
thời giờ để viết thơ tỏ t́nh với một thiếu nữ người
Pháp? (11)
2. “Ra đi t́m đường cứu nước”: tại sao lại nộp đơn xin
nhập học École Coloniale để tốt nghiệp ra phục vụ thực
dân Pháp? Nhật báo Người Việt, số 4741, 30-11-1998,
tr.A1, LTS giới thiệu bài viết của kư giả NP LVT:
“… giấc mộng làm quan phục vụ chế độ thuộc địa của
HCM đă hiện rơ từ năm 1911”. Kư giả viết “Hai
tháng sau khi tới Pháp, NTT có ư định thôi việc lao động
dưới tàu biển để đi học. Tham vọng của anh ta lúc này đă
khá lớn. Trường anh ta muốn xin vào học là École
Coloniale chuyên đào tạo các viên chức trung cấp và cao
cấp để đi làm quan cai trị tại các thuộc địa (12).
3. “Ra đi t́m đường cứu nước” tức là t́m đường đánh đuổi
thực dân Pháp, tại sao lại van xin Khâm sứ Trung
Kỳ cho bố ông ta một chức vụ trong Ṭa Khâm hay bên Nam
Triều để có kế sinh nhai nghĩa là xin cho bố ḿnh
làm việt gian, cộng tác với “thực dân, phong kiến”? (13)
4. “Ra đi t́m đường cứu nước”: tại
sao lại mật báo với Pháp để bắt một nhà ái quốc chơn
chánh là Cụ Phan Bội Châu để lănh 150,000 đồng tiền Đông
Dương (14). Thủ đoạn này quá ác độc. Một thanh niên 35
tuổi mượn tay thực dân Pháp ám hại một Ông Cụ 58 tuổi
đang rong ruổi trên đường vận động cứu nước; Cụ c̣n là
đồng hương Nghệ An, bạn thân của cha ḿnh. Không có bất
cứ một lư do nào có thể biện minh cho hành vi vô luân và
tàn độc đó ngoài lư do làm mật thám cho thực dân Pháp,
đuợc trả tiền.
5. Tổng kết trận chiến Điện Biên Phủ, HCM đă minh thị
xác nhận: “Nhận chỉ thị của Quốc tế CS để giải
quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đă hoàn thành
nhiệm vụ.” (Lịch Sử Đảng Cộng sản Đông Dương, Nhà
Xuất Bản sách Giáo khoa Mác Lenin, Hà Nội 1979, tập I
trang 32). Lời xác nhận này cho thấy HCM chỉ là
một tên tay sai của Đệ Tam Quốc Tế chớ không phải một
nhà yêu nước “ra đi t́m đường cứu nước” như bọn hậu duệ
của ông ta ca tụng.
6. Trong “Diễn văn khai mạc Đại Hội năm 1960”, HCM lại
xác nhận: “Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa là thành
viên trong đại gia đ́nh Xă Hội Chủ Nghĩa, đứng đầu là
Liên Xô vĩ đại. Chúng ta có nhiệm vụ giữ vững vị trí
tiền đồn của chủ nghĩa xă hội ở Đông Nam Á và trên toàn
thế giới…”(Bằng xương máu của người Việt như
Khrushchev đă viết!)
A23. Nhận định về những hành động của chính đương
sự
Theo thiển kiến, ba sự kiện nêu trên, tự chúng, không có
ǵ đáng chê bai và gièm pha!
1. Lúc bấy giờ NTT mới bước vào cái tuổi tam thập nhi
lập, hăy c̣n độc thân th́ việc tỏ t́nh để đi đến “duyên
giai ngẫu, nghĩa vợ chồng” chỉ là chuyện thường t́nh mà
thôi. Cũng là chuyện thường t́nh khi ông ta theo chế độ
đa thê của vua chúa. Đáng trách là những người trong
guồng máy tuyên truyền của “đảng” đă không ngừng bịa và
bịp: “bác” dâng hiến cả cuộc đời cho “kách mệnh” nên đến
khi vào nằm trong ḷng kiếng “bác” vẫn c̣n trinh! Điều
đáng tiếc là nếu cô Bourbon vui vẻ nhận lời làm bà
NTT th́ dân tộc Việt Nam không điêu đứng như ngày hôm
nay. Nhưng biết đâu cô ta lại chẳng trở thành “Nông Thị
Xuân gốc Pháp”! (15)
2. NTT có “mộng làm quan” th́ việc ông ta xin đặc cách
nhập học École Coloniale cũng là một việc b́nh thường,
đáng khen v́ có “tinh thần cầu tiến”! Nếu viên Chủ tịch
Hội đồng Quản trị trường này không bác đơn của ông ta do
Tổng trưởng Bộ Thuộc Địa chuyển đến th́ Việt Nam
không bị Tàu cộng đè đầu cởi cổ như hiện nay và sẽ không
trở thành một nước Tây Tạng phía
3. Việt Nam có câu “Nhơn sanh bách hạnh hiếu vi tiên.
Chữ rằng mộc bổn, thủy nguyên, làm người phải nhớ tổ
tiên ông bà cùng là mẹ cha”. Thế th́ NTT lo cho cha già
đang lâm cảnh đói khổ bằng cách van xin viên Khâm sứ
Trung Kỳ cho bố ḿnh một việc làm với thực dân Pháp để
mưu sinh là việc làm của một người con chí hiếu, phù hợp
với lời dạy của người xưa.
4. Tuy nhiên, điều cần ghi nhận là các sự kiện nói trên
không được kể trong các tài liệu của “đảng” và trong hai
tác phẩm HCM viết để tự đề cao dưới bút hiệu Trần Dân
Tiên và T.Lan, v́ những sự kiện đó không tạo “quang
vinh” cho “đảng” và cũng theo phương châm “tốt khoe, xấu
che”, nhưng được t́m thấy trong văn khố nước Pháp đều
thật sự dính líu tới Pháp. Thế mà một phần tư thế kỷ
sau, dưới sự lănh đạo của HCM, tức NTT trước kia, Việt
minh (VM) đă sát hại đồng bào bị chúng “chụp mũ
việt gian” với lư do “liên hệ đến Tây”!
Đối chiếu các trường hợp thực sự dính líu tới Pháp của
NTT kể trên và các trường hợp bị chụp mủ “liên hệ
đến Tây” được kể ở phần chú thích, người đọc sẽ thấy rơ
ai thật sự là việt gian:
Ngày 26-08-1945, quân đội viễn chinh Pháp tái chiếm Sài
G̣n. Lâm Ủy Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ, do đảng viên
CS Trần Văn Giàu làm chủ tịch, bỏ trốn về Chợ Đệm ngày
16-09 và ra lịnh dân chúng tản cư. Dân Sài G̣n bỏ nhà
cửa chạy về nông thôn. Họ chạy qua làng Lộc Thuận, Quận
B́nh Đại, tỉnh Bến Tre, nơi gia đ́nh người viết “đi trốn
Tây” (để gặp những người hung ác hơn Tây!). Trên đường
làng có một trạm kiểm soát do ba tên du kích đóng chốt:
Phiêu, Trầm, Vinh. Bọn trẻ con thường đến đó để
xem các loại súng như súng bắn chim, súng hai ḷng,
súng lục, vài ba trái lựu đạn, dao găm, mă tấu… Do đó,
mới trên 10 tuổi, bọn con nít chúng tôi đă phạm
một trong tam-ác (nh́n ác, nghe ác và làm ác). Xin người
đọc châm chước để không trách cứ: “Khổ lắm, biết rồi,
nói mải”. Nói mải bởi v́ Họ làm mải từ ngày 3 tháng 2
năm 1930 đến nay, ngày càng tinh vi nhưng càng dữ
dằn và ác độc hơn. Xin đọc tội ác của VM như người viết
đă thấy cách nay trên 65 năm (16) và những quả báo mà
các tên cuồng sát đă lănh như người viết đă biết cách
nay gần nửa thế kỷ (17).
Có người cho rằng bọn địa phương xuẩn động làm bậy.
Người viết nghĩ: Nếu không có chỉ thị “bạo lực cách
mạng” của bọn thượng tầng th́ đám hạ tầng không bao giờ
dám bạo gan nhúng tay vào máu của lương dân vô tội. Nếu
“trên” không hạ lịnh th́ bọn VM tại Quảng Ngăi không bao
giờ dám hạ sát Tạ Thu Thâu hồi tháng 9 năm 1946 (18).
Bạo lực là bản chất của CS bất cứ dưới gầm trời nào!
Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn, một học giả người Nga
đă từng viết: “Đi xe đạp lên mặt trăng c̣n dễ hơn là làm
cho CS từ bỏ bạo lực!”.
Tóm lược: NTT tức Lư Thụy tức Hồ Chí Minh, nhờ làm con
nuôi của một vị linh mục ngưởi Pháp, đă ra đi từ Bến Nhà
Rồng để t́m đường thực hiện “giấc mộng làm quan” (chú
thích 2).
B. NHỮNG TÁC HẠI THẢM KHỐC CỦA MỘT CHUYẾN RA ĐI!
Khi xưa, trong thi phẩm “Phận Làm Trai”, Cụ Nguyễn Công
Trứ đă viết: “Có trung-hiếu nên đứng trong trời-đất,
không công-danh thời nát với cỏ-cây” và trong “Chí Nam
Nhi”: “Trong vũ trụ đă đành phận-sự. Phải có danh mà đối
với núi sông”. Công danh, đối với Cụ, chỉ là một phương
tiện để phục vụ đất nước. Có phương tiện ấy trong tay,
Cụ đă để lại cho đời một công tŕnh to lớn: khai khẩn
đất hoang ở vùng bải biển tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh
B́nh để thành lập huyện Tiền Hải (nay thuộc Thái B́nh)
và huyện Kim Sơn (vẫn thuộc Ninh B́nh).
C̣n “giấc mộng công danh” của HCM đă du nhập “ṿng kim
cô” Marx-Lénine (19) về tṛng lên đầu dân tộc, mang “xă
hội chủ nghĩa” về giam giữ toàn dân, áp đặt chủ nghĩa
độc tài Staline để cai trị Đất Nước và biến dân Việt
thành những tù nhơn trừ bị, những tử tội dự khuyết, đúng
như Solzhenitsyn đă viết: “Sống dưới chế độ cộng sản,
mọi người đều bị ít nhứt một lần vào tù”.
Chuyến ra đi t́m đường làm quan của ông ta đă tạo bao
cảnh máu đổ, thịt rơi, lệ tuôn thấm đất, xương trắng
Trường Sơn, mạng người lá rụng (20), khói lửa phủ trùm
đất nước, con chửi cha, vợ tố chồng, kẻ thọ ơn vu khống
người thi ơn, anh em chém giết lẫn nhau và - nếu không
có một đại động xóa bàn cờ quốc tế - sẽ để lại một bản
đồ thế giới trên đó Việt Nam bị xóa tên. Không những
thế, dân tộc Việt Nam cũng sẽ không c̣n trong cộng đồng
nhơn loại! Có thể người đọc cho rằng HCM đă chết trên 40
năm th́ làm thế nào mà có thể là nguyên nhơn của thảm
trạng ngày nay. Xin thưa: những người cầm quyền hiện nay
chỉ là cái ngọn, là những cành cây c̣n HCM mới là rễ
cây, gốc cây. Chính HCM đă sinh sản và đào tạo đám hậu
duệ của ông ta từ thế hệ này sang thế hệ khác theo kế
sách “trăm năm trồng người theo định hướng xă hội chủ
nghĩa” (21) và vạch con đường để đám hậu duệ theo đuổi.
Điều 4 Hiến Pháp năm 1992 của nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam (22) và các bài viết của chính HCM tôn
vinh Vladimir Lénine đă chứng minh điều khẳng định này:
- Khi hay tin Lénine chết ngày 21-03-1924, HCM viết trên
báo Pravda ngày 27-03-1924:
“Lénine đă mất. Tin này đến với mọi người như sét
đánh ngang tai, truyền đi khắp các b́nh nguyên ở Châu
Phi và các cánh đồng xanh tươi ở Châu Á”. Kết thúc bài
khóc Lénine, HCM viết: “Khi c̣n sống, người là cha, thầy
học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay người là
ngôi sao sáng dẫn đường cho chúng ta đi tới cuộc cách
mạng xă hội. Lénine bất diệt sẽ sống măi trong sự nghiệp
của chúng ta”. (Không nhớ tên dịch gỉả, xin tạ lỗi).
- Tôi giành được những thắng lợi to lớn đó, trước hết là
nhờ cái vũ khí không ǵ thay thế được là chủ nghĩa
Mác-Lê” (trả lời phóng viên tạp chí L’Humanité khoảng
tháng 7 năm 1969, (Báo Nhân Dân ngày 05-03-1070) hai
tháng trước khi “đi gặp Cụ Cac Mac, Cụ Lenin và các vị
cách mạng đàn anh khác” (chúc thư viết tay của HCM).
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ nhờ sự chỉ huy và cố vấn
của các viên tướng Trung cộng, HCM huênh hoang tuyên bố:
“Nhận chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản để giải quyết vấn
đề cách mạng ở nước ta, tôi đă hoàn thành nhiệm vụ.”
(“Lịch Sử Đảng Cộng sản Đông Dương”, Nhà Xuất Bản sách
Giáo khoa Mác Lenin, Hà Nội, 1979, tr.32)
Về tác hại thảm khốc do chuyến ra đi của NTT tạo nên,
người viết sẽ không đề cập những vấn đề mà nhiều sử gia
nổi tiếng, những học giả uyên bác, các nhà biên khảo
lừng danh đă viết một cách thật công phu và đầy đủ: công
cuộc cải cách ruộng đất man rợ và chánh sách sửa sai tàn
bạo; cuộc tàn sát đẩm máu tại Quỳnh Lưu; Phong Trào Nhân
Văn Giai Phẩm;Tổng công kích Tết Mậu Thân tại cố đô Huế;
pháo kích các trường học tàn sát các em học sinh; đại lộ
kinh hoàng” và Liên Tỉnh lộ số 7; tàn sát quân, công,
cán, chính sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 qua chế độ lao
động khổ sai; tàn sát đồng bào vượt biên; thành lập các
vùng kinh tế mới tàn độc; giết chồng cưởng đoạt vợ; cướp
của giết người, giết người cướp của; phá chùa, phá nhà
thờ, đàn áp tôn giáo; xuất cảng phụ nữ làm “gái” quốc
tế; xuất cảng thiếu nhi sang Cam-Bốt làm điếm theo lối
khẩu dâm; xuất cảng công nhân làm lao nô theo sách lược
“đem con bỏ chợ” (Samoa, Mả-Lai, Jordan…); đầu độc Đức
Tổng Gíám Mục Nguyễn Kim Điền sau khi cầm tù Ngài 13
năm, trong đó có 9 năm biệt giam; giam cầm, hành hạ Linh
Mục Nguyễn Văn Lư; quản chế Đại Lăo Hoà Thượng Thích
Huyền Quang đến chết; tiếp tục quản chế Đại lăo Ḥa
Thượng Thích Quảng Độ; đàn áp đẫm máu giáo dân tại
Nguyệt Biều, Thái B́nh, Tam Ṭa, Thái Hà, Đồng Chiêm,
Cầu Dầu v.v…; đàn áp, giam cầm, đánh đập các nhà tranh
đấu bất bạo động trong nước v. v.
Người viết chỉ xin tóm lược năm vấn đề:
- Lấy máu đào của nông dân làm lễ tế cờ Đỏ Búa Liềm
- Tàn sát người quốc gia kháng chiến trong các chiến
khu: Một trường hợp điễn h́nh
- Cướp chính quyền từ tay Người Quốc Gia, thôn tính Miền
Bắc, tấn chiếm VNCH để mở rộng biên cương Đệ tam Quốc tế
- Dâng đất, dâng núi, dâng rừng, dâng biển, dâng đảo,
dâng ải, dâng thác, dâng tài nguyên thiên nhiên cho
Trung cộng (TC) để đưa đất nước vào ṿng tay Đại Hán
- Môi Trường ô nhiễm và thực-phẩm-có-độc-tố.
B1. Lễ Tế Cờ Đỏ Búa Liềm tại Liên Khu 4 và 5
Mục tiêu “làm quan” của HCM đă hiện rơ ngay sau khi đảng
cộng sản Đông Dương được thành lập vào ngày 3 tháng 2
năm 1930. Nhằm tạo dựng “Chính quyền Xô Viết” tại các
tỉnh thuộc Liên khu 4 và 5 dưới quyền lănh đạo của ông
ta, HCM phát động đảng-sách “trí, phú, địa, hào đào tận
gốc, trốc tận rể” và lừa bịp nông dân bằng khẩu hiệu
“lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo” để xúi dục nông
dân các huyện tham gia biểu t́nh, phát động cái mà ông
ta gọi là “Cao Trào Xô Viết Nghệ Tỉnh” với chiêu bài
“chống sưu cao thuế nặng của thực dân phong kiến”.
“Cao trào” nó́ trên được phát động vào ngày lễ Lao Động
Quốc Tế 01-05-1930 mà cao điểm là “cuộc biểu t́nh vơ
trang của nông dân thuộc hai huyện Hưng Nguyên và Nam
Đàn” ngày 12- 09-1930 do Cộng sản tổ chức. Đoàn biểu
t́nh đă dương cao cờ đỏ búa liềm của Nga sô. Thực dân
Pháp đă cho ba phi cơ thả bom giết 217 nông dân và làm
125 người bị thương. Cùng với nông dân Nghệ An, nông dân
Hà Tỉnh do CS xúi dục, cưởng ép đă tham gia liên tiếp
các cuộc biểu t́nh “đ̣i thực dân, phong kiến giảm sưu
thuế nặng, chống bóc lột đàn áp dân cày” tại các huyện
Hương Khê, Can Lộc, Thanh Hà, cũng với cờ đỏ búa liềm
dẫn đầu (23).
Tại sao các cuộc biểu t́nh “đ̣i thực dân, phong kiến
giảm sưu thuế, chống bóc lột đàn áp dân cày lại mang tên
là “Cao trào Xô Viết Nghệ Tỉnh”? Tại sao lại tàn sát
lương dân vô tội? Và tại sao các đoàn biểu t́nh lại vác
cờ đỏ búa liềm thay v́ các biểu ngữ nói lên nguyện vọng
của nông dân?
HCM đă lợi dụng sự thật thà, chất phác và tánh dễ tin
của nông dân để lấy máu đào của nông dân tô thắm cờ đỏ
búa liềm để tỏ dạ trung thành với Nga Sô và cho đế quốc
này thấy ông ta sẽ áp đặt “Chính quyền Xô Viết” lên các
Liên khu liên hệ. “Cao trào” này hoàn toàn bị thất bại.
Phải chăng v́ sự thất bại nhục nhă này mà HCM bị Staline
“quản chế” mấy năm và sau cùng đă phải đệ đơn van xin
Staline cho hoạt động trở lại?
Tóm lược: Nếu NTT không “ra đi t́m đường cứu nước” th́
không có vụ lấy màu đào của nông dân để tô thắm lá cờ đỏ
búa liềm của Nga sô tại các tỉnh liên hệ!
B2. Cộng-sản-hóa hoặc tiêu-diệt các lực lượng
kháng chiến Nam Bộ
Ngày 24-08-1945, Jean Cédile và các chiến hữu nhảy dù
xuống phía bắc Sài G̣n, bị Nhựt bắt giữ. Một tuần sau,
ông ta vượt ngục và trở thành đại diện Pháp quốc với
chức vụ Cao Ủy Cộng Ḥa (Commissaire de la République),
trong khi chờ Tướng Leclerc đến.
Ngày 13-09-1945, Tướng Douglas Gracey của Anh quốc điều
động sư đoàn 20 vào Sài G̣n với nhiệm vụ giải giới quân
đội Nhựt từ vỉ tuyến 16 trở xuống. Nhưng Gracey lại
chuyển quyền cho Cédile của quân đội viễn chinh
Pháp. Theo đề nghị của Cédile, Gracey giải thoát
và vơ trang 1,400 binh sĩ Pháp, đa phần là lính Lê
Dương, bị Nhựt cầm tù tại Trung đoàn Lục quân Thuộc địa
(11è RIC, Régiment d’Infanterie Coloniale đóng tại Thành
Aux Mares, trước 30-04-75 là Bộ Tư Lịnh Cảnh Sát Quốc
Gia) trong cuộc đảo chánh ngày 09-03-1945.
Ngày 22-09-1945, ngay sau khi được
tái vơ trang, lính Lê Dương và lính Nhảy dù của Cédile,
dưới quyền chỉ huy của Trung tá Rivier, đánh chiếm các
cơ quan hành chánh và tiến chiếm các tỉnh Nam Phần. Các
lực lượng kháng chiến quốc gia Nam Bộ như Quốc Dân Đảng,
Đệ Tam Sư Đoàn Nguyễn Ḥa Hiệp, Cao Đài, Phật Giáo Ḥa
Ḥa Hảo, Dân Xă Đảng, Tịnh độ Cư Sĩ, B́nh Xuyên v.v. bắt
đầu giao tranh với các đơn vị viễn chinh Pháp. Trong khi
đó, Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ, do Trần Văn Giàu làm Chủ
tịch, đă lẩn trốn về Chợ Đệm ngày 16-09-1945, không một
chút kháng cự, để rồi sau đó xử dụng Quốc gia Tự vệ Cuộc
của Nguyễn Văn Trấn thảm sát hàng trăm người cao niên,
phụ nữ, trẻ con gốc Pháp tại khu cư xá René Hérault Tân
Định, Sài G̣n (24).
Cuộc kháng chiến Nam Bộ đă bùng nổ vào cuối tháng 9 năm
1945. Cuối năm 1946, HCM điều động Hoàng Quốc Việt và
Trung tướng CSVN Nguyễn B́nh (NB) vào Miền Nam với sứ
mạng cộng-sản-hóa hoặc tiêu-diệt các lực lượng kháng
chiến quốc gia Nam Bộ.
Để thấy rơ thủ đoạn tàn độc nói trên, xin lấy một trường
hợp điển h́nh liên quan đến lực lượng kháng chiến B́nh
Xuyên. Dĩ nhiên các lực lượng kháng chiến quốc gia khác
cũng cùng chung một số phận.
Khi nói về B́nh Xuyên (BX), người ta
chỉ biết Lê Văn Viễn tức Bảy Viễn (BV).Thật sự, Đệ nhứt
Thủ lănh hay Tổng Chỉ Huy lực lượng, BX là Dương Văn
Dương tức Ba Dương. Trong năm 1945, quân đội viễn chinh
Pháp hành quân đă bị BX phục kích gây tổn thất nặng nề
trên lộ tŕnh Sài G̣n-Bà Rịa. Sau đó, BX triệt thoái vế
làng Long Hậu Tây, phía nam Phú Xuân, Nhà Bè, Long
Kiểng. Khi Pháp tiếp tục đánh chiếm các tỉnh, Ba Dương
chuyển quân về Bến Tre. Tại đây, trong cuộc hành quân
ngày 20-02-1946 có Không-quân yểm trợ, phi cơ Pháp xạ
kích nơi Ba Dương đóng quân. Ông chạy ḷng ṿng quanh
một cây rơm để tránh đạn. Ông tử thương do đạn của tên
thủ hạ Từ Văn Ri do NB mua chuộc. Sau đó, tên phản loạn
bị hành quyết. Em của Ba Dương là Dương Văn Hà được các
đơn vị trưởng BX suy cử giữ trách vụ Tư lịnh lực luợng
BX và BV, Tư lịnh phó. Để phân tán lực lượng BX, NB
phong BV làm Khu trưởng chiến khu 7 và có ư định giải
tán lực lượng BX nhưng bị BV cực lực chống đối. Chiến
Khu 7 về sau trở thành Liên-khu 7 gồm các tỉnh Miền
Đông, Saigon và Gia-Định (theo vikipedia).
Trong ḷng chiến khu 7, vào giữa năm 1948, những cuộc
đấu khẩu và phục kích để tận diệt lẫn nhau giữa BV
và NB đă xảy ra thường xuyên. Các cuộc đấu khẩu giữa BV
và NB đă được tác giả Nguyễn Long Thành Nam thuật
lại trong một tác phẩm của ông (25).
Sau cuộc đấu khẩu nẩy lửa này, BX biết không thể cộng
tác với VM được nữa nên t́m cách liên lạc với Sài G̣n.
Ngày 17-06-1948, BV cùng toàn bộ lực lượng BX về hợp tác
với Chánh Phủ Nguyễn Văn Xuân. Một số đơn vị vơ trang
của các Giáo phái cũng từ bỏ các khu chiến về hợp tác
với Chánh Phủ Quốc Gia. Rất tiếc là sau khi rời bỏ bưng
biền về Sài g̣n, BV đă có quá nhiều tham vọng và có
những hoạt động bất lợi cho đất nước trong giai đoạn lâm
nguy. Do đó, ông ta đă làm cho ḷng yêu nước của lực
lượng BX bị chuyển hướng. Sau năm 1955, khi nói đến BX,
người ta chỉ biết BV, B́nh Khang, Kim Chung, Đại Thế
Giới, Công-an xung phong, mấy ai biết và c̣n nhớ Đệ Nhứt
thủ lănh BX Dương Văn Dương tức Ba Dương và bào đệ của
ông là Dương Văn Hà! Trong Đồng Tháp Mười, trước năm
1975, có con kinh mang tên Dương Văn Dương.
Như trên đă viết, sứ mạng của Nguyễn B́nh vào Nam là
tiêu diệt các lực lượng kháng chiến quốc gia Nam Bộ để
VM Cộng sản chiếm độc quyền kháng chiến. Theo lời tố cáo
của BV th́ chính NB đă hạ lệnh cho tên Bửu Vinh ám hại
Đức Huỳnh Giáo chủ. Thế tại sao “Người Pháp lại than
phiền rằng Tướng Nguyễn B́nh không chịu tập trung quân
vào khu chỉ định chờ một giải pháp chính thức, trái lại
Nguyễn B́nh mở đường sang Cao Miên và Lào, t́m cách liên
kết với các nhóm cách mạng chống Pháp khác, như Ḥa Hảo
của Đức Huỳnh Phú Sổ” (26).
Phải chăng người Pháp ngộ nhận vấn đề
này với sự kiện NB bị HCM triệu hồi về Hà Nội và bị Lê
Duẩn gián tiếp báo cho quân Pháp lộ tŕnh di chuyển của
NB để chúng phục kích giết chết trên đất Miên?
B3. Cướp chánh quyền và thôn tính Miền Bắc
Ngày 14-08-1941, Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin D.Roosevelt
và Thũ Tướng Anh Quốc Winston Churchill cùng kư Hiến
Chương Bắc Đại Tây Dương cam kết tôn trọng quyền tự
quyết của các quốc gia bị trị (27). Với Hiến Chương này,
Anh và Mỹ gíán tiếp ngăn chận Pháp tái chiếm Đông Dương.
HCM cũng thấy, sớm hay muộn, Việt nam cũng sẽ thu hồi
được nền độc lập từ tay người Pháp. Do đó, ông ta t́m
mọi phương cách tiêu diệt các đoàn thể quốc gia để nắm
độc quyền thương thuyết với Pháp. Việc điều động Nguyễn
B́nh vào chíến trường Nam Bộ và đón ruớc quân của
Leclerc và Valluy vào Miền Bắc cũng nhằm đạt mục tiêu
nói trên.
Ngày 11-03-1945, Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ các
Hiệp ước bảo hộ đồng thời tuyên bố Việt Nam độc lập.
Chánh phủ Trần Trọng Kim được thành lập.
Ngày 16-08-1945, “Đại hội Quốc dân” với 60 đại biểu được
triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang) để thành lập “Ủy
ban Giải phóng Quốc gia” do HCM làm Chủ tịch, âm mưu
Ngày 17-08-1945, một nhóm nhỏ VM với mấy lá cờ đỏ sao
vàng đă biến cuộc meeting của Tổng Hội Công Chức nhằm
chào mừng và ủng hộ Chánh phủ Trần Trọng Kim thành một
cuộc meeting chào mừng và ủng hộ VM.
Ngày 19-08-1945, các nhóm vơ trang VM dẫn nhau đi chiếm
Ṭa Đốc lư và các cơ quan hành chánh. Thế là cuộc “cướp
chánh quyền” từ tay Người Quốc Gia tại Hà Nội mà VM gọi
là “cách mạng tháng 8” hay “cách mạng mùa thu” đả đẩy
Việt Nam vào cơi trầm luân không bến bờ! “Đảng sử” không
cho biết HCM có đến “điện Kremlin” chào Staline và báo
cáo: “Mission accomplie” không! Ngày 25-08-1945, Hoàng
Đế Bảo Đại thoái vị. Ngày 02-09-1945, HCM tuyên bố Việt
Nam độc lập (28).
Tháng 12 năm 1945, HCM tỏ vẻ thất vọng và thú thật ông
ta đă thất bại v́ hơn ba tháng kể từ ngày tuyên bố độc
lập, không một quốc gia nào nh́n nhận sự độc lập của
Việt Nam. HCM thấy chỉ c̣n giải pháp thương thuyết với
Pháp (29). Khoảng sáu tháng, sau cuộc kháng chiến Nam bộ
bùng nổ, HCM kư với Jean Sainteny Thỏa ước Sơ Bộ ngày
06-03-1946 chấp thuận cho quân đội viễn chinh Pháp đổ bộ
lên Miền Bắc. Ngày 14-03-1946, 13.000 lính Pháp đổ bộ
lên Hải Pḥng. Bốn ngày sau, dưới quyền chỉ huy của các
Tướng Leclerc và Valluy, 1.200 quân và 200 quân xa từ
Hải Pḥng kéo lên Hà Nội (30). Với Sơ Ước 06-03-1946,
HCM nhằm hai mục tiêu: Mượn tay Pháp tiêu diệt các chánh
đảng quốc gia c̣n hoạt động trên đất Bắc và được Pháp
gián tiếp công nhận là kẻ đối thoại duy nhứt về mọi vấn
đề liên quan đến Việt Nam. C̣n Pháp th́ nhằm tái chiếm
Bắc Việt dưới danh nghĩa thay thế quân của Tưởng Giới
Thạch giải giới quân Nhựt. Dĩ nhiên, để đạt mục đích nói
đây, Pháp phải thương lượng với Chánh Phủ Trung Hoa và
kết quả của sự điều đ́nh này là Thỏa Ước ngày 28-02-1946
kư kết tại Trùng Khánh giữa Ngoại trưởng Vương Thế Kiệt
và Đại sứ Jacques Meyrier (31). Từ Hà Nội, quân đội viễn
chinh Pháp hành quân đánh chiếm Bắc Ninh, Đáp Cầu, Hải
Dương, Huế, Nam Định, Phủ Lạng Thương, Vinh v.v…tương tự
như chúng tấn chiếm Sài G̣n và các tỉnh Nam Phần chỉ
khác hai điểm:
1. Sự hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp tại Sài G̣n
do sự trợ giúp của Tướng Gracey c̣n sự hiện diện của họ
tại Hà Nội do sự thỉnh mời của HCM;
2. Cuộc kháng chiến Nam Bộ bùng nổ
ngay sau khi Pháp chiếm đóng Sài G̣n ngày 22-09-1945 và
đang tiến chiếm các tỉnh trong khi đó mải đến 15 tháng
sau khi quân của Leclerc vào Hà Nội và sau khi quân của
Tướng Morlière chiếm đóng các tỉnh ghi trên, HCM mới
tuyên bố “Ngày toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm
1946” sau những thất bại trong việc thương thuyết với
Pháp.
Sau nhiều cuộc đàm phán bất thành (32), chiến tranh
Pháp-Việt Minh vẫn tiếp diễn. Vào năm 1947, HCM bày tỏ ư
muốn được gia nhập Liên Hiệp Pháp nếu Pháp nh́n nhận nền
độc lập của Việt Nam. Pháp không chấp thuận v́ thấy rơ
chân tướng Việt Minh là cộng sản và nghĩ đến Giải pháp
Bảo Đại. Giáo Sư Thạc Sĩ Vũ Quốc Thúc, Khoa Trưởng
Trường Luật Sài G̣n (1957-1963) đă nhắc lại một số biến
cố lịch sử đưa tới sự thành h́nh của Quốc Gia Việt Nam
với Cựu Hoàng Bảo Đại (Cựu Hoàng) làm Quốc Trưởng (33).
Từ Hồng Kông, Cựu Hoàng gởi thông điệp Ngày 15-05-1948
ủy nhiệm Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập Chính Phủ
Trung Ương Lâm Thời. Ngày 05-06-1948, trên tuần dương
hạm Duguay Trouin thả neo tại Vịnh Hạ Long, dưới sự
chứng kiến của Cựu Hoàng, Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân đă
cùng Cao ủy Toàn quyền Đông Dương Emile Bollaert
(1947-1948) đưa ra một bản tuyên ngôn chung được gọi là
Thỏa Hiệp Vịnh Hạ Long. Thỏa hiệp này long trọng nh́n
nhận nền Độc Lập và Thống Nhứt của Việt Nam, nhưng Pháp
vẫn nắm giữ các vấn đế quốc pḥng, tài chánh và ngoại
giao. Quốc Trưởng, bất măn với “bước tiến quá nhỏ” trong
việc thương thuyết, trở về Pháp và quyết tâm “chỉ trở về
khi nào Việt Nam thật sự thống nhứt và độc lập”. Tuy
thế, Quốc kỳ nền vàng, ba sọc đỏ cũng đă phất phới tung
bay từ ngày đó, trên khắp Ba Miền Đất Nước, từ Ải Nam
Quan đến Mủi Cà Mau.
Năm 1949, HCM lại kêu gọi ḥa giải và cam kết sẽ đứng
trung lập giữa khối Tây phương và khối cộng sản. Lời kêu
gọi này, được công bố cùng lúc với chiến thắng của Mao
Trạch Đông, không được Pháp đáp ứng (01-10-1949). Đầu
năm 1950, không hy vọng ḥa giải được với Pháp, HCM xin
Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh nh́n nhận chế độ “Việt Nam Dân
Chủ Cộng Ḥa” do ông ta thành lập tại vùng biên giới
phía Bắc. Tây phương bây giờ mới thấy “chánh phủ” HCM là
một chư hầu của đế quốc Sô Viết. Ngoại trưởng Dean
Acheson (1949-1953), dưới thời Tổng thống Harry S.
Truman, cho rằng với sự ủng hộ và yểm trợ của Liên bang
Sô Viết (LBSV), HCM là kẻ tử thù đối với nền độc lập của
các quốc gia Đông Dương” (34).
Ngày 08-03-1949, Tổng Thống Vincent Auriol (1947-1954)
kư với Quốc Trưởng Bảo Đại Hiệp ước Élysée, được Quốc
hội Pháp phê chuẩn ngày 02-02-1950, nh́n nhận nền độc
lập của Việt Nam trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp, với tên
nước là QUỐC GIA VIỆT NAM (État du Vietnam);
Pháp c̣n giữ các lănh vực tài chánh, ngoại giao và quốc
pḥng. Quốc Trưởng Bảo Đại không hài ḷng lắm với Hiệp
ước này nhưng ông vẫn chấp thuập để chờ đợi một giải
pháp tốt hơn và sẽ lần lần thu hồi trọn vẹn nền độc lập
cho đất nước; nếu không, Pháp sẽ quay lại đàm phán với
VM cộng sản (35). QUỐC GIA VIỆT NAM ra đời và được trên
50 quốc gia nh́n nhận.
Cuộc chiến vẫn tiếp diễn nhưng với bản chất khác. Đó là
cuộc chiến giữa Quốc Gia Việt Nam được Pháp trợ chiến và
Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa được TC và khối cộng sản quốc
tế tiếp sức. Với một hậu phương vững mạnh và được chính
các tướng lănh TC “hợp đồng tác chiến” và chỉ huy, cứ
điểm Điện Biên Phủ thất thủ ngày 13-03-1954, đưa đến
cuộc ḥa đàm tại Genève ngày 08-05-1954 dưới sự đồng chủ
tọa của Anh và Nga. Ngày 18-06-1954, Quốc Trưởng Bảo Đại
cử nhiệm ông Ngô Đ́nh Diệm giữ trách vụ Thủ Tướng Quốc
Gia Việt Nam. Cuộc ḥa đàm Genève kết thúc với hiệp định
đ́nh chiến ngày 20-07-1954 chia cắt đất nước thành hai
quốc gia: Việt Nam Cộng Ḥa theo chủ nghĩa quốc gia dân
tộc và Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa theo chủ nghĩa
Marx-Lénine. Ngoại trưởng Trần Văn Đổ, thừa lịnh Thủ
Tướng Ngô Đ́nh Diệm, phản đối việc chia cắt đất nước và
từ khước kư hiệp định. Hoa Kỳ cũng không kư hiệp định:
Ngoại trưởng Foster Dulles và thứ trưởng Bedel Smith
vắng mặt trong phiên họp cuối cùng của Hội nghị.
B4. Hoàn tất sứ mạng nhuộm đỏ Việt Nam: Hoàng Sa
và Trường Sa
Sau khi cưởng chiếm được Miền Bắc của Quốc Gia Việt Nam,
HCM tiếp tục thừa lịnh Đệ Tam Quốc Tế tấn công để cưởng
chiếm nốt phần đất c̣n lại của Quốc Gia Việt Nam được
các quốc gia đồng minh nh́n nhận là một Quốc Gia độc
lập, có chủ quyền với tên nước là VIỆT NAM CỘNG H̉A. Để
hoàn thành nhiệm vụ do Đệ Tam Quốc Tế giao phó, HCM van
xin Staline và Mao Trạch Đông bán chịu các quân dụng tối
tân để trang bị “quân đội nhân dân”. Họ Mao long trọng
tuyên hứa bán chịu tối đa, không ngưng nghỉ cho tới khi
nào họ Hồ hoàn thành nhiệm vụ với điều kiện Hồ không
chống đối việc Cộng ḥa Nhân dân Trung hoa (TC) chiếm
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH; sau khi
chiếm xong Miền Nam, “thiếu đủ hai bên sẽ tính sau”.
Nhóm chữ này do người viết suy diễn từ các sự kiện xảy
ra sau khi VNCH bị cưởng chiếm, đang biến VN thành quận
huyện của “Đại Hán” hoặc một xứ Tây Tạng phía nam của
Trung Cộng. Nếu không có âm mưu trước giữa Mao và Hồ th́
làm ǵ dịch vụ dâng hiến Hoàng
Sa và Trường Sa chỉ diễn tiến trong ṿng có 10 ngày:
- Ngày 4-9-1958, TC ra tuyên ngôn nới rộng hải phận của
chúng thêm 12 hải lư để nuốt
- Chỉ 3 ngày sau, ngày 7-9-1958, HCM họp Chính trị bộ
(Lê Duẩn, Vơ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí
Thanh, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng
Văn Hoan, Hoàng Quốc Việt…), không phải để thảo luận mà
để thông báo quyết định của ông ta về tuyên ngôn nói
trên. Xin mời quư vị đọc cuộc đối thoại giữa hai vợ
chồng Vơ Nguyên Giáp trước khi ông này đến nhà Lê Đức
Thọ nhận lịnh sang Tàu (trong phần chú thích). Với câu
nói khai mạc mà cũng là bế mạc, HCM đă khốp mỏ các đồng
chí của ông ta (36).
- Chỉ 7 ngày sau, vâng lịnh HCM, Thủ tướng VC Phạm Văn
Đồng gởi Thủ tướng TC Chu Ân Lai bức “công hàm” ngày
14-9-1958, với nội dung nguyên văn như sau:
“Chính phủ nước Việt nam Dân chủ Cộng ḥa ghi nhận và
tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính
phủ nước Cộng ḥa Nhân dân Trung hoa quyết định về hải
phận của Trung quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Ḥa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị các cơ
quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận
12 hải lư của Trung quốc, trong mọi quan hệ với nước
Cộng ḥa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể”.
“Công hàm” này hoàn toàn vô giá trị v́ hai lẻ: Thứ nhứt,
theo hiến pháp, mọi vấn đề về lănh thổ phải được quốc
hội phê chuẩn, dù là quốc hội bù nh́n đi chăng nửa; thứ
hai, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vĩ
tuyến 17, nghĩa là thuộc lănh thổ VNCH; đây là hành động
bán nước ngu xuẩn, gian manh, ngang ngược: bán nhà của
người láng giềng cho đệ tam nhân!
Sau khi chiếm xong Miền Nam, Hà Nội “không tính thiếu
đủ” với TC. Lê Duẫn c̣n ngă theo Liên Bang Sô Viết
(LBSV) và tấn chiếm Cam bốt của Polpot, đàn em của TC.
Đặng Tiểu B́nh, sau khi công du Hoa Kỳ về, đă “dạy” Việt
cộng (VC) bài học thứ nhứt vào năm 1979, xua quân đánh
phá sáu tỉnh biên giới. Hà Nội cũng “chưa chịu tính” với
TC mà c̣n mạt sát “bọn bành trướng Bắc Kinh” và gọi Đặng
Tiểu B́nh là “Đặng lưu manh” v́ c̣n dựa vào LBSV. TC bèn
“dạy” VC “bài học thứ hai” với trận chiến 1984-1989,
chiếm nhiều cao điểm chiến lược quan trọng dọc theo biên
giới trong đó có dăy “Núi Đất” mà bọn Tàu gọi là “Lăo
Sơn”. VC bắt đầu biết sợ. Vào năm 1990, Lê Đức Thọ,
Trưởng ban tổ chức của “đảng”, đă cưởng ép Đại Tướng
CSVN Vơ Nguyên Giáp sang Tàu cầu ḥa (xin xem chú thích
36). Cuối năm 1991, LBSV sụp đổ. Hà Nội lên cơn sốt rét
cấp tính và “bắt đầu tính thiếu đủ” với TC.
Kết quả của việc “thiếu đủ tính sau”: Hiệp ước biên giới
trên đất liền ngày 30-12-1999 (700 cây số vuông mất vào
tay TC, trên đó có Ải Nam-Quan và Thác Bản Giốc). Bọn
Tàu vẫn nói “chưa đủ”, kết quả: Hiệp ước phân định Vịnh
Bắc Việt ngày 26/12/2000 (10,000 cây số vuông lọt vào
nanh vuốt của TC). Bọn Tàu tiếp tục nói “chưa đủ, c̣n
thiếu nhiều”, kết quả: dân Tàu đi trên đất nước Việt Nam
như đi trên đất Tàu (vào Việt Nam không cần thông hành
chiếu khán, ở bao lâu cũng được, ở luôn cũng không có ǵ
trở ngại. Hiện nay, TC đă có một China Town tại Lạng sơn
và nhiều “làng người Tàu” tại miền Bắc. Với xảo thuật
“vết dầu loang”, sẽ c̣n nhiều China Towns và “làng người
Tàu” trên lănh thổ Việt Nam). Thế nhưng TC vẫn chưa hài
ḷng: “Chính phủ Cộng ḥa Nhân dân Trung hoa đă giúp
chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1949 đến năm
1975, kể cả sinh mạng của hàng vạn binh lính Hồng quần
mà quư quốc chỉ trả có bấy nhiêu, chưa bắng 1 phần ngàn
những ǵ Trung quốc hy sinh cho quư quốc”. Thế là TC vào
khai thác bauxite trên “Tây nguyên” và biến “Tây nguyên”
thành một căn cứ chiến lược ngay trên nóc nhà của Việt
Nam để khống chế không những bán đảo Đông Dương mà c̣n
cả toàn cơi Đông Nam Á! TC cũng chưa thấy đủ, buộc VC
cho mướn rừng 50 năm, trên 16 tỉnh phía Bắc và nhiều
tỉnh phương Nam. V́ đâu nên nỗi? Chỉ v́ “một chuyến ra
đi”!!!
B5. Môi-Trường-Ô-Nhiểm và Thực-Phẩm-Có-Chất-Độc
Trong tác phẩm “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc”, học giả
Hoàng Văn Chí viết:
“Trí thức ở miền Bắc đă nổi dậy chống chế độ CS từ
mùa Xuân năm 1956 mà mải đến cuối Thu năm ấy báo-chí
Sài-g̣n mới được tin v́ nhà cầm quyền miền Bắc đă dùng
mọi biện-pháp để cố t́nh bưng bít một cuộc nội biến đánh
dấu sự suy sụp của hệ thống tư tưởng cộng sản”
Thật ra, nhiều biến cố quan trọng khác mà người Miền Nam
không biết hoặc biết quá trể: HCM bán đứng Cụ Phan Bội
Châu cho Pháp, cải cách ruộng đất, nông dân Quỳnh Lưu
nổi dậy, HCM xin Mao Trạch Đông gởi 320 ngàn quân sang
Việt Nam từ năm 1965, phi công Bắc Hàn tham chiến tại
Miền Bắc, “xét lại chống đảng”, Nông Thị Xuân “bị xe cán
chết” v.v…
Với cuộc “cải cách ruộng đất”, hàng
vạn người bị giết. Với vụ đàn áp đẩm máu ở Quỳnh Lưu,
trên 3.000 nông dân bị tàn sát. Với Phong Trào Nhân Văn
Giai Phẩm, hàng trăm văn thi sĩ bị trù dập. Với cái gọi
là “xét lại chống đảng”, hàng trăm đảng viên CS bị thanh
toán. Với vụ Nông Thị Xuân, ba người bị thảm sát. Với
môi trường đầy ô nhiểm và thực phẩm chứa độc tố, sức
khỏe và sanh mạng của đồng bào bị đe dọa nặng nề, không
phải trong nhứt thời mà từ năm 1955 ở Miền Bắc và măi
măi cho đến khi chế độ CS sụp đổ, th́ nỗi đau xót làm
sao nói nên lời! Người xưa đă nói đại khái như sau: biết
mà không nói, phải tội; nói mà không nói hết lời cũng
phải tội, nhưng nói với những kẻ giả bộ điếc và những
“người dại quanh năm” (chó dại có mùa) hoặc những kẻ mà
Jean Paul Sartre gọi là idiots th́ phí lời.
Tiến sĩ Hóa học Mai Thanh Truyết, từ mấy năm qua, đă
viết nhiều bài nghiên cứu về thực phẩm có độc tố nhập
cảng từ Trung cộng và sản xuất tại xứ việt cộng. Người
viết nghĩ ông viết để đồng bào đề pḥng trong việc mua
sắm - xin đừng thấy rẻ mà mua rồi tốn thêm tiền mua vài
chiếc áo quan, làm giàu cho các nhà quàn! - chớ không
phải để nhà cầm quyền Hà Nội xem lại vấn đề v́ ông thừa
biết nhà cầm quyền đó xem ngoại tệ quư hơn sức khỏe và
sanh mạng của người dân. Họ chủ trương “Đô vi quư, đảng
thứ chi, dân vi khinh”. Mặt khác, họ sợ Tàu khiển trách
hơn là thương dân chết v́ thực phẩm có độc tố của Tàu.
Xin nêu vài dẫn chứng:
1. Trong bài “Bắc Kinh Động Thủ, Thái Thú Bấp Bênh”,
Giáo sư Trần Minh Xuân trích dẫn lời phát biểu của bà
Phạm Chi Lan sau buổi tọa đàm ngày 16-06-2009 do báo
điện tử VietNamNet tổ chức nhằm t́m giải pháp đối phó
với hàng Trung Quốc phẩm chất thấp: “Doanh nhân Trung
Quốc vào Việt Nam mua tôm giá cao sau đó biến chế và
tiêm thêm hóa chất làm cho con tôm lớn và nặng lên để
bán lại cho Việt Nam”. Liền sau đó, tên “Tham tán Kinh
tế Thương mại” của sứ quán TC tại Hà Nội phản ứng: “Một
số cơ quan truyền thông của Việt Nam đă không thực hiện
đúng thỏa thuận giữa hai chính phủ, dám chỉ trích chất
lượng hàng hóa Trung Quốc” và hắn yêu cầu VC khuyến cáo
các tờ báo này. Hai chính phủ thỏa thuận về vấn đề ǵ?
VC thỏa thuận nhập cảng thực phẩm có độc tố của TC để
giết dân?
2. Giáo sư cũng đă trích một đoạn
trong bản tin được phóng viên Trần Văn của đài RFA phát
đi ngày 7-7-2009: “… Một số nhà báo Việt Nam từng kể
rằng, năm 2007, vào lúc nữa đêm, chính quyền Trung Quốc
đă “vời” Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc đến để trách
mắng v́ báo chí Việt Nam dám chỉ trích chất lượng hàng
Trung Quốc…” (38).
Cũng về thực phẩm và hàng hóa nhập cảng từ Tàu, xin đọc
một đoạn trong bài “Không Dùng Hàng Hóa Tàu Có Sống Được
Không?” của tác giả Phương Tôn, Chủ bút Diễn đàn Điện tử
khoahoc.net (39).
Về môi trường, không những viết bài
nghiên cứu và xuất bản các tác phẩm, Tiến sĩ Mai Thanh
Truyết c̣n đi thuyết tŕnh và tham dự các cuộc hội luận,
điễn h́nh là cuộc hội luận ngày 19-04-2009 tại Houston.
Ông đă liệt kê nhiều loại ô nhiễm mà đồng bào trong nước
đang phải sống trong đó: ô nhiễm arsenic, ô nhiễm nguồn
nước ngầm, ô nhiễm mặt đất, ô nhiểm v́ rác, ô nhiểm v́
nhập cảng phế thải độc hại vào Việt Nam. Ngoài ra, tưởng
c̣n phải kể ô nhiểm không khí, ô nhiểm nước uống, ô
nhiểm tiếng động. Theo ông, từ năm 1986 - thời điểm Việt
Nam “mở cửa” để phát triển - t́nh trạng môi trường ngày
càng tệ hại. Người viết nghĩ môi sinh không lành mạnh
ảnh hưởng tai hại đến sức khỏe của đồng bào và sức đề
kháng của dân tộc trước kẻ thù ngoại xâm lẫn nội xâm !
Tác ǵả “Vang Bóng Một Thời” Nguyễn Tuân đă viết: “Nước
ta là một pháp trường trắng, không có đầu rơi, không có
máu chảy, nhưng có người chết.” Phải chăng ông muốn ám
chỉ những cái chết v́ thực phẩm có độc tố và môi trường
ô nhiểm? C̣n “pháp trường đỏ”, máu đổ thành sông, xương
chất thành núi từ ngày 03-02-1930 được bày ra trước mắt
cấn ǵ phải đề cập!
Nếu không có “chuyến ra đi năm ấy” th́ làm ǵ có chuyện
“bên nây biên giới là nhà, bên kia biên giới cũng là quê
hương” (Tố Hữu) để kẻ thù nhồi nhét thuốc độc vào mâm
cơm của đồng bào và xuất cảng phế thải độc hại làm ô
nhiễm môi sinh của dân tộc.
KẾT LUẬN
Bốn năm sau khi cuộc cách mạng tháng 10 bùng nổ, một
trận đói kinh hồn giết hại cả triệu dân Nga. Từ đó, cuộc
cách mạng đi từ thất bại này đến thất bại khác. Năm
1921, một cuộc nội chiến do nông dân dấy lên. Từ ngày
28-02 đến ngày 18-03-1921, thủy thủ, binh sĩ, thợ thuyền
nổi loạn tại thành phố cảng Kronchtadt chống chánh phủ
Sô-viết. Họ thành lập một Ủy Ban Cách Mạng Lâm Thời đ̣i
hỏi tự do ngôn luận, tự do báo chí. Mải đến ngày
18-03-1921, cuộc nổi loạn mới bị đạo quân của
Toukhatchevski dập tắt. Nền kinh tế suy thoái và hầu như
hổn loạn buộc Lénine phải ban hành Chánh Sách Kinh Tế
Mới (NEP=New Economic Policy). Nhưng không một tia hy
vọng nào le lói ở cuối đường hầm. Phần v́ chán nản, phần
bị các biến chứng của cuộc mưu sát năm 1918 hành hạ,
Lénine từ bỏ mọi hoạt động chánh trị từ năm 1922 và qua
đời ngày 21-01-1924 sau ba cơn đột quỵ trầm trọng và bị
bịnh giang mai tàn phá cơ thể. Hung thần Staline lên
thay thế vào năm 1922, thẳng tay khủng bố, tù đày, sát
hại cả chục triệu người mới duy tŕ được chế độ vô sản
chuyên chính.
Lénine đă để lại cho đời nhiều câu nói nhuộm màu tang
tóc, đa sát làm “ngôi sao dẫn đường” cho HCM và đám hậu
duệ “đi tới cuộc cách mạng xă hội”. Nghị quyết của đại
hội đảng CSVN lần thứ 4 vào năm 1976 đă long trọng tái
xác quyết: “Để đưa cách mạng xă hội chủ nghĩa đến toàn
thắng, điều kiện tiên quyết là phải thiết lập và không
ngừng tăng cường chuyên chính vô sản”. Nhưng chuyên
chính vô sản là gi? Lénine ưa chuộng câu tục ngữ của
Pháp “On ne saurait faire une omelette sans casser des
oeufs”. V́ vậy, trong L’État et la Révolution, ông ta
viết: “Chánh phủ vô sản cần phải giết hết giai cấp tư
sản để đi đến thắng lợi” và trong Proletarian
Revolution: “Vô sản chuyên chính là hệ thống quyền hành
đạt được và duy tŕ bằng bạo lực của vô sản chống lại tư
sản, một hệ thống quyền bính không bị giới hạn bởi bất
cứ một thứ luật lệ nào”. Tại sao lại phải giết hết giai
cấp vô sản? Léon Trotski, cánh tay mặt của Lénine trong
cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917, đă trả lời đại khái
như sau: vô sản là giai cấp trong ḍng lịch sử là giai
cấp hướng thượng c̣n giai cấp tư sản hiện nay là giai
cấp đang tan rả; không những nó không đóng vai tṛ chánh
yếu trong cơ cấu sản xuất mà c̣n phá hoại nền kinh tế
thế giới và nền văn hóa nhơn loại (40).
Tất cả cảc cuộc tàn sát người quốc
gia và người không cộng sản do CSVN thực hiện dưới sự
lănh đạo của HCM từ truớc đến nay đều bắt nguồn từ tư
tưởng của Lénine: “Ai Không theo ta là chống ta. Ai
chống ta th́ phải chết” (41). Do đó, không làm ǵ có cái
gọi là “thành phần thứ ba” mà một nhóm người tự khoác
cho ḿnh trước năm 1975!
HCM đă từng ở “trên đất nước Lénine”, đă từng đọc những
ǵ hắn viết tất phải biết hắn là người như thế nào và
hắn đă đưa nước Nga về đâu. Thế mà ông ta vẫn tôn hắn là
cha, là thầy, là đồng chí và đem chủ thuyết của hắn về
“cứu nước. Nếu không có chuyến ra đi của NTT vào năm
1911 th́ chủ nghĩa Mác-Lê không có lối để chui vào tàn
sát nhơn tài của đất nước, tàn phá non sông gấm vóc do
tiền nhân dày công xây dựng và Việt Nam đă thu hồi độc
lập từ năm 1948 mà không phải trảỉ qua hai cuộc chiến
đẳm máu .
Người viết quá chủ quan chăng? Chúng ta hăy nh́n các cựu
thuộc địa của Bỉ, Hoà Lan, Pháp, Anh, Hoa kỳ. Sau Đệ nhị
Thế chiến, các thuộc địa này đă lần lượt thu hồi độc lập
một cách trọn vẹn mà không phải trải qua những trận
cuồng sát kinh hồn và hai cuộc chiến đẩm máu như ba xứ
Đông Dương. Nam Dương: 1945; Phi Luật Tân: 1946; Ấn Độ,
Hồi Quốc: 1947; Tích Lan, Miến Điện: 1948; Tunisie,
Maroc, Sudan: 1956; Mă Lai: 1957; Tân Gia Ba: 1959;
Congo, Côte d’Ivoire, Madagascar: 1960; Algerie, Rwanda:
1962. Tại sao? V́ các nhà tranh đấu cho nền độc lập của
nước họ là những bậc vĩ nhân, là những người yêu nước
chơn chánh, đă khôn ngoan không du nhập tà thuyết Mác-Lê
để tàn phá đất nước của họ; họ đă không nhập cảng “xă
hội chủ nghĩa” để cầm tù dân tộc của họ. Nói tóm lại, họ
không có “mộng ước làm quan” mà chỉ lấy phúc lợi của dân
tộc làm cứu cánh cho cuộc tranh đấu và chắc chắn họ đă
không dại khờ tôn vinh những kẻ đă từng bị lịch sử nhân
loại lên án và họ luôn luôn ghi nhớ lời tiên đoán của
Bruno Bauer (42), người cùng thời với Karl Marx: “Học
thuyết Marxisme sẽ mang đại họa đến cho xă hội loài
người” và họ không hề tôn vinh tên độc tài khát máu
Lénine lên làm cha, làm thầy, làm đồng chí, làm cố vấn
của họ. Họ cũng không tôn vinh tên đồ tể Staline là Tổng
Tư Lệnh toàn quân đội nhân dân thế giớI! (43)
TQLC LÊ
CÔNG TRUYỀN
KBC 3331
CHÚ THÍCH VÀ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bến Nhà Rồng, thương cảng trên sông Sài G̣n (Quận
Tư), được xây dựng vào năm 1864
2. Nhật Báo Người Việt, số 4741. 30-11-1998 (13 tháng
Muời - Mậu Dần), tr.A1, LTS giới thiệu bài viết của kư
giả lăo thành Như Phong Lê Văn Tiến: “… giấc mộng làm
quan phục vụ chế độ thuộc địa của HCM đă hiện rơ từ năm
1911.”
3. Vào năm 2004 giáo sư Phan Huy Lê, Chủ Tịch Hội Khoa
Học Lịch Sử Việt Nam, đă cho biết câu chuyện về người
“anh hùng Lê văn Tám” là chuyện không có thật. Tác giả
câu chuyện láo khoét này chính là Trần Huy Liệu, “nhà sử
học” được Hồ Chí Minh bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Bộ Tuyên
Truyền sau “cách mạng Tháng Tám 1945”. Trước khi chết
(1969) vài năm, Ông Liệu cho GS Phan Huy Lê biết rằng
ḿnh viết câu chuyện này nhằm tuyên truyền và nhờ GS Lê,
sau này đất nước b́nh yên nói lại dùm.
4. Sư kiện Nguyễn Văn Trổi hô to "Hồ Chí Minh muôn năm"
là điều mà Tố Hữu, trước khi chết, đă thú nhận rằng
chuyện đó do hắn phịa ra trong một bài thơ ca ngợi
Nguyễn Văn Trổi chứ không có thật! Ngược lại theo luật
sư được chỉ định biện hộ cho Trổi lúc bấy giờ là luật sư
Nguyển Văn Chức th́ Trổi khóc than với ông: “Chúng nó
hại em rồi Luật Sư ơi” .
Trổi làm nghề thợ điện ở Quảng Nam, bản tính hiền ḥa,
không tham gia bất cứ một tổ chức nào. Tin anh ta bị bắt
v́ tội đặt bom định sát hại Bộ Trưởng Quốc Pḥng
McNamara làm cả nhà kinh ngạc, không ai tin là có thật.
Thật ra, chính VC cưỏng ép Trổi nhận công tác mà chúng
dư biết không thành công, cốt gây tiếng vang mà thôi.
Sau khi anh ta chết, gia đ́nh vẫn sống b́nh thường,
không có một sự đe dọa nào từ phía chính quyền VNCH.
Nhưng họ lại rất sợ VC. Sau đó chúng ra lịnh người nhà
đưa vợ anh ta là Phan thị Quyên đến một địa điểm biên
giới Miên Việt. Tại đây người nhà được cho trở về với
lời đe doạ không được tiết lội. Chị Quyên bị chúng dẩn
đi và bặt tin từ đó. Măi đến 30-4-75, chị mới trở về,
người nhà mới biết VC đưa chị băng rừng lội suối ra Bắc.
Họ đưa chị đi khắp thế giới tuyên truyền cho người anh
hùng "chống Mỹ cứu nước" mà nhân chứng bất đắc dĩ chính
là người vợ của anh.
5. Nhật báo Người Việt, Hà Nội xé bỏ bài viết của Bùi
Tín trên báo Time, Thứ Sáu - Số 5011, 27 tháng 8, 1999,
tr. A12
6. Trung Tâm Văn Khố Hải Ngoại (CAOM) tại Aix En
Provence có một thùng tài liệu ghi Hồ sơ Nguyễn Ái
Quốc”, mă số INDO-HCI-SPCE //1116 mà người nghiên cứu có
thể đến tham khảo và được sao chép tự do (Như Phong Lê
Văn Tiến, Nhật Báo Người Việt)
7. Nhật báo Người Việt, số 4741. 30-11-1998 (13 tháng
Muời - Mậu Dần), tr.A8
8. Nikita S. Khrushchev, Khrushchev Remembers (Strobe
Talbott dịch từ Nga ngữ sang Anhgữ), nxb Little Brown,
1970, (Kết luận Chương về HCM và Chiến Tranh Việt Nam).
9. Jean-Francois Revel, HCM, “Ḷng Yêu Nước Bị Chuyển
Hướng” (1/10 bài viết trong Hồ Chí Minh, Sự thật, về
Thân Thế & và sự nghiệp”, nhà xuất bản Nam Á), Paris,
1990, tr.17
10. Bảo Thạch, “Sử gia Pierre Brocheux tin là HCM có
nhiều vợ”, Người Việt Online. VietnamNews
http:nguoi-viêt.com/spcl/0712/vietnam.htm).
11. Nguyễn Thế Anh, Hành tŕnh chính trị của HCM (1/10
bài viết trong Hồ Chí Minh - Sự thật về Thân thế và Sự
nghiệp, Nhà sách và xuất bản NAM Á, Paris 1990, tr.25:
“Năm 1923, chắc ông đă biết thế nào là thất t́nh, khi
một cô gái Pháp tên Bourbon cự tuyệt t́nh yêu mới chớm
trong ḷng ông. Ngày 10-5-1923, Nguyễn Ái Quốc gửi cô
Bourbon những ḍng sau đây: “Mải miết chọn ảnh cô, mải
miết ngắm chúng, cuối cùng tôi thấy cái nào cũng đẹp cả
. Không thế sao được, khi mà chính người mẫu là một
thanh nữ yêu kiều, duyên dáng quyến rũ. Tôi gửi trả cô
hai tấm, tôi giữ lại ba tấm, tôi sẽ cố làm cả ba nếu đủ
thờI giờ giờ. Nhân dịp, cô có cho phép tôi làm thành hai
bản không? Một cho cô và một cho tôi để kỷ niệm t́nh bạn
chúng ta…”. Một số thư từ, và vài cuộc gặp gỡ đă tiếp
sau đó, nhưng cô ả đă quyết định chấm dứt ngày 11-6-1923
với lời lẽ sau: “Tôi mới nhận được thư ông và tôi ông,
và tôi xin ông hăy giữ các bức ảnh đă rửa cho tôi. Đâu
phải tôi đă nhờ ông phóng to ảnh đó. Tôi thấy bức thư
ông gửi cho tôi quá là kỳ dị, và tôi không hiểu rơ cho
lắm ư nghĩa của lời lẽ ấy” (Chú thích thứ 6 của bài
“Hành tŕnh chính trị…” tr. 47:Bản sao của các bức thư
này, mà cơ quan an ninh đă ngăn chặn, được bảo tồn tại
Trung tâm văn khố Hải ngoại, kho SLOTFOM, série ll,
carton 14).
12. Hai lá đơn xin đặc ân học Trường Thuộc Địa đề ngày
15-09-1911 gởi từ Marseille đến Tổng thống và Tổng
trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp: “J’ai l’honneur de solliciter
de votre haute bienveillance la faveur d’être admis à
suivre les cours de l’École Coloniale commme interne. Je
suis entièrement dénué de resources et avide de
m’instruire. Je désirerais devenir utile à la France vis
à vis de mes compatriots... En attendant votre réponse
que j’espère favorable, agréez, Monsieur le
Président,l’assurance de ma reconnaissance anticipée”.
Kư giả NP LVT dịch: “Tôi hân hạnh xin Ngài ban đặc ân
cho tôi được nhận cho theo học Trường Thuộc Địa với tư
cách sinh viên nội trú. Tôi hoàn toàn không có nguồn lợi
nào và tôi khao khát được học hỏi. Tôi mong muốn được
phụng sự nước Pháp đối với đồng bào tôi. Trong khi chờ
đợi phúc đáp của Ngài mà tôi mong là thuận lợi, xin Ngài
thể nhận nơi đây ḷng tri sâu xa của tôi.” NTT mất cơ
hội làm qưan cho thực dân Pháp v́ theo qui chế của
Trường Thuộc Địa “học sinh Ban bản xứ của Trường phải do
Phủ Toàn Quyền Đông Dương tuyễn mộ và gởi sang”.
13. Lá đơn ngày 15-12-1912 gởi Khâm sứ Trung Kỳ từ Nửu
Ước để xin cho bố ông ta có việc làm để sinh sống trong
đó câu: “Poussé par mon amour d’enfant, j’ose même
désirer vous prier de bien vouloir lui accorder un
emploi comme ThừaBiện des Bộs ou Huân Đạo, giáo Thụ;
afin qu’il puisse gagner sa vie sous votre haute
bienveillance…” (Thúc đẩy bởi chữ hiếu, tôi xin Ngài vui
ḷng gia ân cho bố tôi một việc làm như Thừa Biện các Bộ
hoặc Huấn Đạo, Giáo Thụ để Người có kế mưu sinh dưới sự
chăm sóc quảng đại của Ngài.” Dưới kư tên “Paul
Tatthanh, Fils de Mr. Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy”. (---dấu
“;” trước chữ “afin” có trong đơn chớ không phải người
viết đánh máy sai)
14. Tháng 6 năm 1925, Cụ Phan vế dự lễ tưởng niệm Phạm
Hồng Thái, vị anh hùng đă ném bom toan hạ sát toàn quyền
Martial Merlin tại khách sạn Victoria, Sa Diện vào đêm
19-06- 1924. Bọn Lư Thụy mật báo trước với mật thám Pháp
nên khi Cụ Phan từ Hàng Châu đến Thượng Hải th́ bị bắt
tại Ga Cửa Bắc.
- Trịnh Văn Thanh, Thành Ngữ-Điển Tích-Danh Nhân-Từ
Điển, nxb Văn Học, Hà Nội, tr.742: “Năm 1925, nghe theo
lời Lư Thụy (HCM) và Lâm Đức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập
tổ chức ‘Toàn Thế Giới Bị Áp Bức Nhược Tiểu Dân Tộc’.
Nhưng sau đó Lư Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan
Bội Châu nộp cho Pháp” (người viết: mật báo cho Pháp
bắt).
- Minh Vơ, Hồ Chí Minh * Nhận Định Tổng Hợp, Tủ sách
TIẾNG QUÊ HƯƠNG, Virginia 2003, tr. 525-545
15. Vietmedia, Ai Giết Cô Nông Thị Xuân? p.1 (posted
2008-07-8 tue 04:38AM).
- Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày;
- Nguyễn Minh Cần, Vài Mẩu Chuyện Về Cuộc Đời Hồ Chí
Minh (án mạng xe cán),
16. Tội ác của bọn Việt Minh như người viết đă thấy:
- Chúng lục soát dỏ xách của một phụ nữ, t́m thấy một
cái kiếng tṛn tṛn. Tên Trầm hét to: “Việt gian! Nó
dùng kiếng để ra hiệu cho Tây bỏ bom. Hai đứa bây tính
sao? Tên Phiêu: “Cho nó đi chầu hà bá chớ c̣n tính cái
con mẹ ǵ nữa”. Nhưng Vinh không đồng ư: “Tụi bây không
nên giết oan người ta. Cái kiếng nhỏ xíu làm sao ra hiệu
cho máy bay. Phụ nữ nào mà chẳng có thứ kiếng đó”. Phiêu
nạt: “Mầy im đi. Để tụi tao làm việc.” Thế rồi hai tên
ác ôn khiêng một tảng đá ong đặt trên bải lày của con
rạch rồi cột tay chân nạn nhân vào đó. Nạn nhân chứng
kiến cái chết của ḿnh từng giây, từng phút! Đến 3, 4
giờ chiều nước sông từ từ dâng lên nhận ch́m nạn nhơn
xuống đáy nước!
- Một anh thanh niên cởi xe đạp chạy đến trạm kiểm soát
bị chận xét. Phiêu mở tung dỏ xách treo lủng lẳng ở
guidon, thấy mấy cái sơ-mi trên cổ áo có mấy sợi chỉ
xanh đỏ mà chúng gọi là mật hiệu để bọn việt gian nhận
nhau và kết tội anh thanh niên là “việt gian”. Bản án:
tử h́nh. Thi hành bản án: chôn sống.
- Trầm xét valise của một cụ già. Trong đó có vài quyển
sách gói bằng giấy báo chữ Pháp. Phiêu kết tội cụ già là
“việt gian” v́ “đọc báo chữ Tây”. Bản án: tử h́nh. Thi
hành bản án: mổ bụng dồn trấu. Khi chúng sắp thi hành
bản án, bọn chúng tôi sợ quá, dông tuốt về nhà; Vinh bỏ
đi, về sau đấu thú làm “thân binh” (partisan: một lực
lượng do Pháp tuyển mộ để diệt trừ bọn VM).
17. Quả báo mà bọn sát nhơn đă lănh:
Vào khoảng đầu năm 1962, trước khi được gọi tái ngũ vào
Lữ Đoàn TQLC, người viết gặp lại anh Vinh tại chi nhánh
Việt Nam Thương Tín ở ngả tư Phú Nhuận. Anh Vinh lúc bấy
giờ là Trung sĩ nhứt, tùng sự tại Viện Bài Lao Ngô
Quyền. Anh cho biết hai tên Trầm và Phiêu bị thân
binh (partisans) phục kích bắn chết hồi năm 1947 hay
1948 ǵ đó khi hai tên nầy đi thâu thuế cho Việt
minh. Nghe anh Vinh kể lại cái chết của hai tên cuồng
sát, người viết chợt nhớ các câu trong Minh Tâm Bửu
Giám:
“B́nh sanh hành thiện Thiên gia phúc (B́nh sanh làm điều
thiện,Trời sẽ ban cho phước
“Nhược thị ngu ngoan thụ họa ương C̣n độc ác, Trời sẽ
giáng cho tai họa
“Thiện ác đáo đầu chung hữu báo Thiện và ác thế nào cũng
có báo ứng
“Cao phi viễn tẩu giă nan tàng. Cao bay xa chạy cũng khó
mà thoát được)
Trong kinh Pháp-Cú (Damma-pada) có câu: “Dẫu rằng các
ngươi chạy lên trời cao, ẩn dưới biển sâu, trốn trong
núi thẳm, không có nơi nào mà các ngươi tránh khỏi cái
quả ghê gớm về tội ác của các ngươi”.
Thiện và ác chưa thấy báo là v́:
“Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Ở thiện có thiện
báo, ở ác có ác báo.
“Nhược hoàn bất báo, thời thần vị đáo Hiện chưa thấy
báo, là v́ chưa đến lúc (44)
18. - LM Cao Văn Luận, Bên Gịng Lịch Sử - Hồi Kư
1940-1965, nxb Mới, Fort, Smith, AR 73913 Tr.97: “Trong
buổi tiếp tân ngày 25-06-1946 tại Hotel Royal, Paris,
một đảng viên CS Pháp, thuộc hệ phái Trotstki, hỏi
về cái chết của Tạ Thu Thâu. Cụ Hồ làm mặt buồn rầu,
thiểu năo: ‘Ông Thâu là một nhà ái quốc lớn, chúng tôi
rất buồn ḷng khi hay tin ông mất’. Bị hỏi dồn ai là thủ
phạm thủ tiêu ông Thâu, cụ Hồ đă trả lời gắng gượng:
‘Ai đi sai con đường tôi đă vạch sẽ phải bị tiêu diệt’.
Con người cộng sản giáo điều ở cụ Hồ hiện rơ trong
câu nói đó và câu nói tàn bạo đó giải thích được những
hành động sau này của chính phủ Việt-Minh ở vùng gọi là
giải phóng.”
“Một nhà ái quốc lớn” mà “phải bị tiêu diệt” chỉ v́ “đi
sai con đường tôi đă vạch”. Như vậy, “con đường tôi đă
vạch” là con đường ǵ mà “một nhà ái quốc lớn” đă đi sai
để “phải bị tiêu diệt’? Phải chăng đó là con đường
mà J.F. Revel đă thấy: “sáp nhập nước này vào quốc tế
cộng sản và áp đặt chủ nghĩa độc tài Staline vào dân tộc
Việt Nam”?
- Stéphane Courtois et Jean-Louis Panné, LeKomintern à
l’action (Một bài trong loạt bài “Révolution
mondiale, guerre civile et terreur”), Le Livre Noir Du
Communism, Edition Robert Laffont. S.A. Paris,
1997, tr.342: “Arrêté plus tard, Tạ Thu Thâu, leader
historique du mouvement, fut exécuté en février 1946. Hồ
Chí Minh n’avait-il pas écrit que les trotskists “sont
les traitres et les espions les plus infâmes”? (Lettre
du 10 mai 1939, les Cahiers Léon Trotski, No 46, juillet
1991) -Tạ Thu Thâu thuộc Đệ Tứ.
19. Thép Mới, Thời Dựng Đảng, do đảng CSVN xuất bản:
“Các thế hệ Việt Nam sau này sẽ nhớ đến Hồ Chủ
Tịch như là người đă có công đem chủ nghĩa Mác-Lenin vào
Việt Nam”. “Công” hay “Tội”? “Tôn vinh” hay “Kết
án”?
20. Hai trong nhiều tác phẩm của nhà văn Xuân Vũ Bùi
Minh Triết.
21. Được vua Tần hỏi về quốc sự, Quản Trọng tâu tŕnh:
Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc
Bách niến chi kế, mạc như thụ nhân
22. Điễu 4 HP năm 1992 của đảng csvn: “Đảng Cộng sản
Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt
Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo
chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực
lượng lănh đạo Nhà nước và xă hội. Mọi tổ chức của Đảng
hoạt động trong khuôn khổ Hiến Pháp và luật pháp”. - Sự
Thật, 27-01-1924: “Khi c̣n sống, người là cha, thầy học,
đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay người là ngôi
sao dẫn đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xă hội”
23. Nguyễn Vỹ, Tuấn - Chàng Trai Nước Việt, Chứng Tích
Thời Đại từ 1900-1970, Quyển 2 nhà xuất bản Sống Mới,
Fort Smith, AR 73913, Tr.163 (xuất bản tại Sài G̣n ngày
11 tháng 12 năm 1969): Văn sĩ Nguyễn Vỹ đă thuật lại một
cuộc biểu t́nh tại Quảng Ngăi: “Một đêm không trăng, mùa
hè năm 1930, vào khoảng giữa canh một, CS nỗi dậy khắp
các phủ, huyện tỉnh Quảng Ngăi. Ở huyện Đức Phổ, cuộc
khởi loạn bùng dậy tại làng Tân hội vào lúc 8 giờ đêm.
Cộng sản tụ họp hàng ngàn người tại một g̣ đất cao và
đốt đuốc sáng rực cả một góc làng, nổi trống inh ỏi. Họ
bắt giết, chặt đầu bằng dao và rựa, những người “làm
việc cho Tây”, trong số đó có một Phó Tổng, một lính
“phú lít” đă về hưu và một người nữa trong làng. Mấy
người này chạy trốn ra ruộng, bị CS đuổi theo bắt được
và chặt làm ba khúc. Xong, họ kéo nhau xuống Huyện.
Đường quan lộ từ làng Tân Hội xuống huyện lỵ Đức Phổ dài
đến 10 cây số, họ cầm đuốc đi bộ, ào ạt một đoàn dài, đi
lộn xộn không có trật tự, la lối om ṣm. Một cây cờ đỏ
búa liềm của Nga Sô đi tiền phong. Trong đoàn có cả một
số đàn bà con gái, tất cả đếu cắt tóc cụt và mặc áo quần
bà ba đen, họ mang đủ thứ khí giới của nông dân: dao,
rựa, mác và những cây củi, cây đ̣n xóc. Qua mỗi làng,
mỗi xă, đều có những đoàn người khác gia nhập, khi đến
huyện lỵ th́ số cộng sản và dân cày nổi loạn lên ước
khoảng bốn ngàn người. Họ ḥ hét, diễn thuyết, xúi dục
dân chúng theo họ, ùa vào đốt huyện đường và lùng bắt
ông Huyện. Nhưng ông này đă trốn thoát.”
24. Stanley Karnow, VIETNAM, A History – The First
Complete Account of Vietnam at War,
Penguin Books, Potomac, Maryland, May 1983, tr.148-149.
Stanley Karnow đổ trúc tội ác này lên các chiến sĩ B́nh
Xuyên, những kẻ tử thù của VM: “At dawn, Binh Xuyen
terrorists led by Vietminh agents slipped past Japanese
soldiers supposedly guarding the district.
Smashing doors and windows, they broke into bedrooms and
massacred one hundred and fifty French and Eurasian
civilians…”
25. Nguyễn Long Thành Nam, Phật Giáo Ḥa Hảo Trong Ḍng
Lịch Sử Dân Tộc Tập San Đuốc Từ Bi xuất bản, California,
1991, tr.400-401 (nguồn: Pierre Darcourt, Bảy Viển, Le
Maitre de Cholon - Hachette Paris, 1977, trang 303 và
các trang sau): “Thể theo lời mời cũa chủ tịch Ủy ban
Hành chánh Nam bộ, ngày 20-05-1948 BV rời Rừng Sát với
hai đại đội vơ trang thân tín nhứt, có cả trung liên và
đại liên, từ Rừng Sác vượt sông Soái Rạp, băng qua quốc
lộ 4, xuôi theo ḍng kinh Dương Văn Dương đến căn cứ địa
của Nam Bộ, tại làng Nhơn Ḥa Lập để họp và nhận chức
Khu trưởng Chiến khu 7. Ngày 25-05-1948, BV chánh thức
giữ trách vụ Tư lịnh chiến khu 7. Ngày 28-05-1948, BV
cùng hai nhân vật tín cẩn và toán cận vệ đến địa điểm
họp.
Khai mạc phiên họp, NB giở giọng răn đe: “Bây giờ ta
phải xét vấn đề tổ chức quân sự và lănh thổ. Từ khi đồng
chỉ Bảy Viễn nhận chức khu trưởng chiến khu 7, hẳn đống
chí đă ư thức các vấn đề kỷ luật và trách nhiệm. Kể từ
nay, đồng chí không c̣n là tư lịnh phó BX họp tác với
kháng chiến, mà là một sĩ quan cao cấp của quân đội cách
mạng. Có nghĩa là đồng chí phải tuân hành mệnh lệnh của
Ủy ban Hành chánh Nam bộ và Ủy Viên Quân sự (tức NB).
Chúng ta không thể chống giặc mà không thống nhất hệ
thống chỉ huy. Mọi đặc điểm riêng không được tồn tại
nữa”.
Phía Bảy Viễn, một vị trả lời: “Tổ chức BX không đợi đến
khi Trung tướng Nguyễn B́nh tới chiến trường Nam Bộ mới
bắt đấu chiến đấu. Từ 30 tháng nay, chúng tôi đă đánh
nhau với Pháp và đă có hơn 300 chiến sĩ hy sinh tại các
mặt trận. Suốt 1.000 ngày chiến đấu, chúng tôi không hề
được Cục quân nhu Việt Minh, Ủy Ban Hành chánh Nam Bộ,
Quân ủy cung cấp bất cứ một thứ ǵ. Những đoàn quân
chuyển vận vơ khí từ Bắc vào chiến trường Nam Bộ đă đi
ngang địa phận chúng tôi đóng quân, đă được chúng tôi
bảo vệ, chuyên chở đến nơi đến chốn. Không một chiến sĩ
BX nào được lănh một xu lương bổng”.
Tướng NB lạnh lùng: “Các đồng chí đă có Maurice Thiên và
người Tàu Chợ Lớn tiếp tế tiền bạc và nhu cầu rồi.”
Đại diện B́nh Xuyên phản pháo: “Đúng! Chúng tôi phải
thâu thuế trong khu vực chúng tôi kiểm soát cũng như các
đồng chí thâu thuế trong khu vực các đồng chí kiểm
soát.”.
Nguyễn B́nh: “Vậy đồng chí c̣n than phiền điều ǵ ?”.
Đại diện B́nh Xuyên: “Chúng tôi không than phiền mà chỉ
nói rơ vấn đề. Chúng tôi tin tưởng nơi sự sáng suốt của
đồng chí. Nhưng chúng tôi đă lầm và không hài ḷng về
cung cách đồng chí đối xử với chúng tôi. BX đă chiến đấu
từ trước khi đồng chí vào tới Nam Bộ. Đồng chí không hề
đề nghị giúp đở chúng tôi mà chỉ hạ lịnh bắt chúng tôi
phải thi
hành.”
Nguyễn B́nh cười gằn: “Các đồng chí có tuân hành lệnh
của tôi đâu, đồng chí hiểu chứ? Đại diện B́nh Xuyên:
“Đồng chí nói sai rồi. Tất cả những nhiệm vụ mà đồng chí
chỉ thị, chúng tôi đă thi hành trọn vẹn. Chúng tôi chỉ
từ chối sự kiểm soát của những chánh trị viên mà đồng
chí gởi tới. Đồng chí có hiểu tại sao không?
Chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ Phạm Ngọc Thuần: “Tôi
muốn nghe đồng chí nói rơ”.
Đại diện B́nh Xuyên: “Đây là sự thực. Chúng tôi nghĩ
rằng các chánh trị viên không có ǵ để dạy dỗ chúng tôi.
Chúng tôi đă ư thức cầm súng chiến đấu v́ nền độc lập
của Tổ Quốc. Chúng tôi không chiến đấu cho một chế độ
đảng trị hay để củng cố uy quyền lănh đạo đă nhẫn tâm
tàn sát đồng đội một cách ác độc hơn là đối với quân
thù”. (Chính trị viên hay Chính ủy là người đại diện cho
“Đảng” trong đơn vị, có quyền hành trên cả Tư lịnh. Khi
có tranh chấp giữa Chính ủy và Tư lịnh, ư kiến của Chính
ủy có tánh cách quyết định).
NB đặt tay lên bá súng và gằn tiếng hỏi: “Đồng chí muốn
ám chí ai?”
Đại diện B́nh Xuyên: “Chính đồng chí Nguyễn B́nh. Không
ai khác.”
NB vội rút súng ra khỏi vỏ. Người chỉ huy đội cận vệ
cũng lên c̣ cây tiểu liên Thompson, ngón tay đặt sẵn
trên c̣ súng, chỉa thẳng vào NB, sẵn sàng nhả đạn.
Viên Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam bộ run giọng can
gián: “Tất cả b́nh tỉnh lại. Chúng ta đều là anh em đồng
chí. Đồng chí vừa phát biểu những điều kết tội, vậy đồng
chí có thể chứng minh cho rơ trắng đen không?”
Bảy Viễn nh́n thẳng về phía Nguyễn B́nh: “Nếu tôi phải
kể hết mọi tội ác của đồng chí đối với các chiến
sĩ quốc gia th́ phải nói cả giờ mới hết. Tôi chỉ muốn
nói đến một vụ: Tại sao đồng chí ám hại Giáo Chủ Phật
Giáo Ḥa Hảo?”
NB trả lời: “Đó là kẻ lúc nào cũng mưu tính diệt CS và
cá nhân tôi nên phải bị tiêu diệt”.
BV gầm lên: “Nói láo. Đồng chí tự tin v́ nghĩ rằng kẻ
khuất mặt không thể nói lên sự thật. Nhưng c̣n tôi đây
th́ tôi phải nói. Tôi kết tội đồng chí đă hai lần âm mưu
ám sát chính tôi.
NB phản công: “Không thể kết án vô bằng cớ. Tôi thách
đồng chí trưng bằng cớ ra đây”.
BV cười gằn: “Đồng chí lầm rồi. Tôi đang có trong tay
một bằng cớ c̣n hùng biện hơn cả nhơn chứng nữa. Đó là
văn thư do chính đồng chí kư tên chỉ thị cho ban ám sát
giết tôi”. BV rút trong túi ra một mảnh giấy đă lấy được
trong người của tên sát thủ năm 1947 và đặt lên mặt bàn.
NB mở mảnh giấy, mặt tái mét, giận run. Chủ tịch Ủy ban
Hành chánh Nam bộ cầm tờ giấy và chính ông ta cũng giận
run, quay sang hỏi NB: “Có phải đây là chữ kư và con dấu
của đồng chí không? NB quay mặt đi, nghiến răng: “Chính
hắn đă nhiều lần mưu sát tôi, đoàn hộ vệ của tôi chết về
tay hắn.”
Viên Chủ tịch nhỏ giọng: “Chuyện này quan trọng lắm,
phải báo cáo về Trung ương. Yêu cầu các đồng chí chờ
tôi”.
BV không trả lời, lặng lẽ cùng đoàn tùy tùng rời pḥng
họp. Trên lộ tŕnh Đồng Tháp- Rừng Sát, đoàn quân BX bị
phục kích trong đêm tối. Nhưng đă tiên liệu sự việc này
nên
BV và đoàn tùy tùng đă dễ dàng thoát khỏi cuộc phục kích
của Trung đoàn 306 do chính NB bố trí, về đến Rừng Sát
không một tổn thất.”
26. LM Cao Văn Luận, sđd, tr.120
27. Minh Vơ, Hồ Chí Minh - Nhận Định Tổng Hợp, Tủ sách
Quê Hương, Virginia 2003, tr.686
28. Stanley Karnow, sđd, tr.146-147
29. Stanley Karnow, sđd, tr.152-153
30. Vũ Quốc Thúc, Thời Đại Của Tôi, Cuốn I – Nh́n Lại
100 Năm Lịch Sử, Bạn Văn Xuất
Bản, 2009, Pháp quốc, tr.186 (người viết: Theo một số
tài liệu, quân của Leclerc vào Hà Nội ngày 19-05-1946.
HCM bịp dân Hà Nội: ngày 19-05 là ngày sanh của ông ta;
do đó, nhà nhà treo cờ “mừng sinh nhật Bác Hồ”. Ông ta
lại bịp Leclerc: dân Hà Nội treo cờ để mừng quân
đội Pháp trở lại Miền Bắc – đây là một trong bốn hung
khí của HCM: bạo lực, bịp bợm, bịa đặt, bưng bít)
31. Vũ Quốc Thúc, sđd, tr.185
32. Hội nghị Đà Lạt ngày 21-03-1946 giữa Vơ Nguyên Giáp
và Messmer (VNG bị nghi là tay sai thực dân Pháp
và bị mất tín nhiệm chỉ v́ “cơ quan tổ chức của Đảng
Cộng sản lục trong Thư Khố của Pháp, thấy một lá
đơn của cậu học sinh VNG gửi quan Toàn Quyền Đông
Dương xin học bổng du học, với những lời lẽ quỵ lụy
không thể chấp nhận được đối với người cách
mạng...” (Vũ Thư Hiên, “Đêm Giữa Ban Ngày” tr.350)
33. Vũ Quốc Thúc, sđd, tr.195-196:
- 17.02.1947: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất thành lập ở
Nam Kinh quy tụ một số đoàn thể chống Cộng như
Cách Mệnh Đồng Minh Hội, Quốc Dân Đảng, Dân Chủ Xă Hội
Đảng, Quốc Gia Thanh Niên Đoàn, Cao Đài…
- 07.03.1947: Một phái đoàn của Mặt Trận yết kiến Cựu
Hoàng ở Hồng Kông.
- 29.03.1947: Cựu Hoàng họp báo tuyên bố “Hồ Chí Minh
không đủ khả năng đại diện nhân dân Việt Nam”.
- 12.08.1947: Biểu t́nh ở Huế mời Cựu Hoàng về chấp
chánh.
- 01.09.1947: Biểu t́nh ở Sài G̣n mời Cựu Hoàng về chấp
chánh.
34. Stanley Karnow, sđd, tr.175
35. Vũ Quốc Thúc, sđd, tr.195-204
36. Trần Nhu, “Tướng Đi Đêm - Tặng bà Bích Hà, phu nhân
Đại tướng Vơ Nguyên Giáp”.
(GS Trần Nhu dạy Sử Học tại Hà Nội, vượt biên từ Hải
Pḥng sang Hồng Kông và dịnh cư tại Hoa Kỳ vào năm
1981). Đối thoại giữa vợ chồng VNG:
- “Bà không biết việc này, chính cụ Hồ khi họp Bộ Chính
Trị vào ngày mùng 7 tháng 9 năm 1958 bàn về vấn đề
Trường Sa, Hoàng Sa, cụ nói: "Các đồng chí Trung Quốc đă
giúp ta từ đầu đến cuối. Cuộc kháng chiến chống Pháp
thắng lợi là nhờ ở họ. Nay họ muốn một vài ḥn đảo nhỏ,
sao có thể từ chối? Vả lại, mảnh đất hoang dă ấy chẳng
có ǵ ngoài cứt chim..."
- “Đồ ngu, tôi ị vào mặt nó, nợ th́ trả, c̣n đất đai
sông núi tổ tiên ta đổ xương máu ra đề bảo vệ, ǵn giữ.
Không một cá nhân nào, một tập đoàn đảng phái nào có
quyền sang nhượng cho nước ngoài. Sử ghi: "Năm 1470,
t́nh h́nh biên giới Tầu-Việt có phần căng căng thẳng.
Vua Lê Thánh Tông cho hội quân ở Lục Đầu Giang để biểu
dương sức mạnh quân sự. Vua tuyên bố đanh thép: Thiên
Nam vạn cổ hà sơn tại (Trời Nam ngàn năm núi sông vẫn
c̣n). Đến năm 1473, trong lời dụ quan Thái Bảo Kiểm
Dương với Lê Cảnh Huy được cử tiếp sứ Tầu. Vua c̣n tỏ ra
cương quyết hơn nữa: "Các ngươi nên nhớ rằng, một thước
núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ. Các
ngươi phải cương quyết tranh biện. Chớ có cho giặc lấn
dần. Nếu họ không nghe, c̣n có thể sai sứ sang phương
Bắc, tŕnh bày rơ điều hơn lẽ gian. Nếu các ngươi dám
đem một thước sông, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho
giặc th́ phải tôi tru di…….Người Tầu đâu chỉ muốn một
vài ḥn đảo. Họ muốn cả nước ta…” – “Xin bà nói nhỏ, đủ
nghe thôi. Nguy hiểm quá”.
(Bà Bích Hà tức Đặng Thị Bích Hà ái nữ của Đặng Thái
Mai, hiệu trưởng trường Thăng Long, Hà Nội, đồng chí và
bạn thân của VNG. “Tướng đi đêm” là một chương trong số
27 chương của cuốn tiểu thuyết lịch sử “Ngôi Sao Sáng
Mafia”, viết về những hoạt động trong bóng tối của Lê
Đức Thọ, trưởng ban tổ chức trung ương Đảng, và guồng
máy mật vụ do y điều khiển. Có thể là hư cấu, nhưng chắc
chắn hư cấu bắt nguồn từ những sự kiện có thật xảy ra từ
ngày HCM họp Chính trị bộ ngày 7 tháng 9 năm 1958)
37. Hoàng Văn Chí, Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, Quê Mẹ
tái bản tại Paris 1983, tr.3
38. Mai Thanh Truyết, Trần Minh Xuân, Phan Văn Song, Từ
Bauxite đến Uranium - Tiến Tŕnh Đô Hộ Việt Nam Của
Trung Cộng, Đại Gia Đ́nh Nguyễn Ngọc Huy - Nguyễn Ngọc
Huy Foundation - Mekong Tị Nạn, Newark, CA Newark 2009,
tr.465-466
39. Mai Thanh Truyết, Trần Minh Xuân, Phan Văn Song,
“Đụng đến hai chữ “kiêng cử” là đă thấy khó khăn, dù cho
là kiêng thuốc lá, kiêng đồ ngọt, kiêng thịt cá, kiêng…
“này nọ” v.v… Muốn qua được, nội lực quyết tâm chưa đủ,
người kiêng phải cần đến hổ trợ tinh thần từ ngoài. Việc
kiêng đồ Tàu của tôi trong thời gian qua, nội lực không
tốn bao nhiêu mà ngoại lực để phấn khích tinh thần “bài
đồ Tàu” th́ lại được hổ trợ đầy đủ. Kem đánh răng của
Tàu mang chất độc, thức ăn thú vật của Tàu mang chất
độc, sữa cho trẻ con của Tàu mang chất độc, đồ chơi cho
trẻ con của Tàu mang chất độc, bún gạo của Tàu mang chất
độc, x́ dầu của Tàu mang chất độc, áo quần giày dép của
Tàu mang chất độc v.v… Danh sách hàng hóa Tàu mang chất
độc càng dài th́ ngoại lực hổ trợ sống “kiêng” càng
mạnh… Vẫn biết ai cũng chỉ chết một lần nhưng chết v́
Tàu th́ dù chết rồi nhưng vẫn … ức lắm!” (sđd, tr.513)
40. Stéphane Courtois, Pourquoi? (một bài viết trong Le
Livre Noir Du Communism, Édition Robert Laffont. S.A.
Paris, 1997 (tr.817).
41. Stéphane Courtois, sđd, tr.816: “Qui n’est pas avec
moi est contre moi. Qui est contre moi doit mourir”.
Lénine đă ứng dụng câu này không những trong lănh vực
chánh trị mà c̣n trong cả xă hội nữa.
42. Bruno Bauer (1809-1882): Nhà thần học, triết gia, sử
gia người Đức. Từ năm 1839 đến năm 1841 là Thầy, người
bảo bọc và bạn thân thiết của Karl Marx (1818-1883). Đến
năm 1841, hai người trở thành đối thủ của nhau
(Wikipedia).
43. Sau khi Vơ-nguyên-Giáp báo cáo xong vấn đề quân sự,
HCM lên diễn đàn. Ông ta nói: “Các đồng chí vừa nghe báo
cáo của đồng chí Giáp, các đồng chí thấy – và trước khi
nghe cũng đă thấy – Quân đội ta từ chỗ yếu tiến đến chỗ
mạnh, từ chỗ nhỏ tiến đến chỗ to, từ không thắng tiến
đến thắng, từ thắng ít đến thắng nhiều, rồi từ thắng
nhiều tiến đến thắng lợi hoàn toàn. Đó là v́ đâu? Là v́
trong chính trị, cũng như trong mọi mặt công tác khác,
Đảng ta có một chủ nghĩa cách mạng nhất, sáng suốt nhất,
đó là chủ nghĩa của ba ông kia ḱa”. HCM vươn tay chỉ và
hướng mặt về phía h́nh của Marx, Engels, Lenin. “Đó là
nhờ chúng ta, toàn giai cấp lao động thế giới, toàn quân
đội nhân dân thế giới có một ông Tổng tư lệnh là ông kia
ḱa.” HCM vươn tay chỉ và hướng mặt về phía h́nh của
Staline. Đại hội vỗ tay và cùng đứng dậy hô lớn: “Đồng
chí Staline muôn năm!” (Theo HỌC TẬP - Nội san Đảng Bộ
Liên Khu Bốn, số 35 năm thứ tư Tháng 4, 1951, tr. 1-9)
44. Giết người vô tội là một tội ác. Nhưng giết một tên
cuồng sát đă giết nhiều người hoặc sẽ giết nhiều người
nếu nó không bị giết th́ không phải là tội ác. Điều này
có thể được xem là điều thiện: “sát nhứt miêu cứu vạn
thử” (45). Trong chiến tranh, giết người để không bị
người giết không phải là tội ác. Kẻ nào vâng lịnh ngoại
bang phát động chiến tranh xâm lăng, tạo cảnh người giết
người mới là kẻ đại gian, đại ác đáng bị Trời tru Đất
diệt!
Cuộc chiến kết thúc c̣n tiếp tục giết người cũng là tội
ác! Càng tàn ác hơn nữa, khi thảm sát đối phương không
c̣n một tấc sắt trong tay.
45. Trong một cuộc phỏng vấn của Tạp chí Le Point, Đức
Đạt-Lai Lạt-Ma kể câu chuyện sau đây về tiền thân của
Đức Phật (do Hoang Phong dịch): “Có một lần Ngài cùng
với năm trăm người khác đang lênh đênh trên một chiếc
ghe lớn. Trong số năm trăm người ấy có một tên sát nhân
mưu đồ giết hết 499 người kia để cướp tiền bạc của họ.
Vị tiền thân Đức Phật cố thuyết phục hắn nhưng vô ích.
Ngài tự hỏi: "Vậy phải làm sao bây giờ ?
Nếu giết tên sát nhân sẽ cứu được 499 mạng người nhưng
phải gánh chịu nghiệp ác; nếu không giết hắn, hắn sẽ
giết hết anh chị em của ḿnh trên chiếc ghe này". Sau
cùng vị tiền thân quyết định giết tên sát nhân và chấp
nhận gánh chịu nghiệp ác. Tuy nhiên hành động đó của vị
tiền thân không những cứu được 499 mạng người mà c̣n
giúp tên sát nhân tránh khỏi nghiệp hung dữ v́ đă không
giết hại những người vô tội. Hành động ấy tất nhiên cũng
mang lại nghiệp lành!”