XƯA NAY CHINH CHIẾN MẤY AI VỀ

Tân An Đoàn Văn Tịnh

35 năm qua nhanh như một giấc ngủ muộn màng, tôi thức dậy với thân thể ră rời và đầu óc mệt mỏi. Tôi cứ tưởng mọi chuyện trong đời sống rồi sẽ nhẹ nhàng theo nhau qua đi như gịng nước trên sông vẩn vơ đâu đó, cuối cùng sẽ theo nhau về biển khơi và mất hút Nhưng không, niềm đau cứ như lớn lên trong tâm tưởng mỗi khi nghĩ về đất nước, nghĩ về những tháng ngày cùng bạn bè thuộc cấp trong đơn vị,cùng chia nhau những niềm vui và nỗi khổ, những lúc đó tôi bỗng dưng như thấy ḿnh hụt hẩng đang trên đà rơi xuống vực sâu thăm thẳm, chỉ c̣n đau thương, chỉ c̣n những giọt nước mắt thương nhớ, tăm tối và chua xót với một khoảng nợ nần đối với bạn bè, thuộc cấp mà tôi chưa trả được, chỉ c̣n lại một ḿnh với tiếng rên siết nho nhỏ uất nghẹn, một ḿnh tôi với tôi.

Những ai đang sống trong câu chuyện kể của tôi hôm nay, xin hảy tha thứ cho tôi, nếu có những ǵ tôi kể không được chính xác. Câu chuyện của những người làm lính trận đi măi không về và một phần đoạn đời của người viết thay v́ bố cục của chuyện kể. Và tôi hiểu, chỉ c̣n một cách này thôi, tôi mới hy vọng những tháng ngày c̣n lại nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn đôi chút. Sau gần 7 năm t́m kiếm tin tức tôi nghĩ cũng đủ rồi và bây giờ xin mời quư vị cùng tôi đi vào câu chuyện kể.

Phải rồi, câu chuyện sẽ được bắt đầu vào thời điểm: ngày 6 tháng 6 năm 1983…

Ngày 6 tháng 6 năm 1983: Người Tù được phóng thích.

Hắn bước qua cổng trại tù Thượng Đức với bộ đồ vải thô màu xanh lam và chiếc nón lá một người dân ở xă Đại Lănh Quảng Nam cho hắn, mặt mày thực trầm tĩnh trong cái khối óc lăng đăng vô số sự đời và việc đời đang vội vă trở về với tâm trạng: hôm nay hắn được phóng thích khỏi trại tù với một tội trạng không có tên. Những tháng ngày đầu tiên của 8 năm tù ở, hắn nhớ rơ ràng là một cuộc tranh thắng nặng nề gay go, dai dẳng trong sự lựa chọn- chết hay sống.

Và 8 năm c̣n lại sau đó trôi qua với hắn thực nhẹ nhàng chẳng có chi phải khó khăn, những sinh hoạt thường ngày của một tội nhân trong lao tù Cộng Sản: lao động nặng nề, ăn thiếu , ăn đói, thiếu thuốc hút, thiếu thuốc trị bịnh, bị đập, bị đánh, c̣ng đứng, c̣ng ngồi, bị chửi bới, bị sĩ nhục, cải tạo tư tưởng v.v…những điều này không thể tàn phá xác thân và tâm hồn hắn được bởi hắn đă cương quyết chọn lựa cho hắn - Sống, hắn phải sống v́ hắn chưa giải quyết được bổn phận của hắn, cả mấy tháng trời từ ngày đất nước mất, đơn vị tan tành bước vào cổng tù tội, hắn đă sống dật dờ thê thảm của một kẻ không c̣n trí óc, suốt ngày lừ đừ không nói không rằng, với cặp mắt h́nh như có một tấm màn lờ mờ che phía trước có nh́n nhưng không thấy rơ ràng một thứ chi. Đêm đêm nhắm mắt với những giấc mơ thua trận, bị rượt, bị đuổi bắt, hàng chục trận đánh cứ tiếp nối trong giấc ngủ chập chờn, cuối cùng trận nào cũng thua và bị bắt làm tù binh.

Hơn 3 tháng tinh thần sa sút đến khốn đốn, đầu óc hắn dần dần trở lai một cách vững vàng hơn, hắn nhớ rơ ràng chỉ có những phút đầu trước khi vào giấc ngủ là tâm hồn hắn lại trong sáng nhất dù rằng cũng có những lúc hắn buồn, hắn đau đớn. Nhưng rơ ràng có ư thức chiến đấu với bản thân, trước mắt hắn h́nh tượng Đức Mẹ vô cùng rơ ràng, nét mặt hiền hoà, bao dung với nụ cười nhẹ nhàng khuyến khích, dẫu rằng hắn là người ngoại đạo: con hăy trân qúy đời sống mà bề trên đă cho con, từ đó trong nghĩ tưởng hắn h́nh dung lần lượt ra nét mặt của người thân trong gia đ́nh: Ông nội, bà nội, bố mẹ và các em hiện rơ dần cho đến khi thực rơ trước mắt hắn… và hắn nguyện cầu cho gia đ́nh được bằng an trong sự chở che nào đó, cứ như thế và mọi đêm đều như thế, và hắn yên tâm đi vào giấc ngủ thực bằng an và những năm tháng dài sau đó trôi đi nhẹ nhàng, dễ chịu hơn.

Sáng nay trên cao trời thực hiền ḥa với màu xanh nhẹ nhàng đẹp đẽ, hắn thở hắn hít vô cùng thoải mái và tự nhủ: ngày tháng nào rồi cũng qua thôi, một khoảng thời gian không dài mấy, một đoạn đường cũng chẳng quá xa nữa, hắn lại trở về với gia đ́nh.

Đoàn người đang trên quảng đường dài: Thượng Đức, xă Đại Lănh hướng về trung tâm huấn luyện Ḥa Cầm, cùng với mấy người bạn trong những năm tháng cùng sống chung trong các trại tù với hắn: Trại Kỳ Sơn, Phú Ninh, Thượng Đức rồi Trại Giữa v.v.. cũng được cho về như hắn, họ cười nói huyên thuyên, thỉnh thoảng hắn nh́n họ và nh́n ra xa hơn vùng rừng núi sau lưng, nơi hắn đă gần 9 năm lặn lội, lục t́m, nơi đó hắn đă qua những buổi sáng mùa Đông mưa lạnh, những ngày Hạ nắng cháy như thiêu đốt thịt da.

Họ quyết định cùng nhau đi bộ về thành phố. Không cần phải xe đ̣, honda ôm, họ muốn nóí chuyện với nhau thực nhiều, tâm sự thực nhiều trước khi chia tay người mỗi ngă: Anh về miền Trung, Huế, Quảng Trị, Phú Yên, tôi về Tây Ninh, Châu Đốc, Cà Mau… Mỗi đứa rồi sẽ mỗi đường về đâu đó họ cũng chưa biết. Đoạn đường rút ngắn nhanh chóng, thời gian bao lâu, khoảng đường dài bao nhiêu, chúng tôi đă bước vào địa phận của thành phố Đà Nẵng, và bây giờ đang trên đại lộ Hoàng Diệu đông người, kẻ qua người lại họ vui vẻ, ṭ ṃ nh́n chúng tôi và nói nhỏ với nhau- Họ là những người ở trại tù nào đó được phóng thích về, có nhiều người muốn hỏi chuyện chúng tôi nhưng chắc họ e ngại. Họ cẩn thận cho chúng tôi tiền để làm phương tiện về quê nhà, chúng tôi vô cùng xúc động chỉ xin cám ơn và cảm thông tâm trạng họ những người c̣n thương yêu những người lính Quân lực VNCH…

Câu chuyện của Gia đ́nh Niên trưởng Đỗ Hữu Tùng:

Người con gái từ trong ngưỡng cửa một căn phố trên đường Hoàng Diệu vội vă bước ra nhỏ nhẹ xin lỗi mọi người và hỏi một người bạn của chúng tôi anh Nguyễn Đ́nh Thái, anh người Huế nhưng sinh sống và làm việc ở tiểu khu Quảng Trị, tính t́nh vui vẻ:

- Xin lỗi có phải các anh vừa mới được ra tù.

- Dạ phải.

Chị nói thực nhỏ:

- Xin lỗi, cho em hỏi: các anh có ai thuộc đơn vị Thủy Quân Lục Chiến không? Có, Thái chỉ vào tôi.

- Nếu các anh không phải bận rộn, gia đ́nh em hân hạnh mời các anh vào nghỉ chân một lúc có được không?

Thái nh́n bạn bè hỏi ư kiến. Anh Phù Chí Phụng và Nguyễn Văn Lợi nhanh nhẩu

- Các bạn có đồng ư không?

Chúng tôi thấy cũng chẳng có chi phải vội vàng, hấp tấp đều gật đầu, đồng ư.
Bước vào căn nhà, tôi kín đáo nh́n quanh, đây là một căn nhà kiến trúc theo lối cổ, nghiêm trang, b́nh thường. Cô dẫn chúng tôi vào nhà giữa nơi đây có bộ bàn trường kỹ nhiều ghế và mời ngồi, vui vẻ nói, các anh chờ em một tí nghe. Chừng vài phút cô hướng dẫn một bà cụ và vài người chị trong gia đ́nh đến chào hỏi chúng tôi. Bà cụ cười nói.

- Hân hạnh chào và chúc mừng các anh đă qua được những ngày tháng lao đao, hôm nay được trở về với gia đ́nh. Và chúng tôi cũng hân hạnh mời các anh ở lại dùng cơm với gia đ́nh chúng tôi, nghỉ ngơi rồi sáng mai đi có được không? Đồng ư nghe. Chúng tôi lúng túng trả lời câu hỏi của cụ: thưa cụ cho chúng cháu cám ơn thôi.Cụ xúc động nói.

- Thú thực với các anh gia đ́nh chúng tôi muốn được mờ́ các anh dùng một bữa cơm với tấm ḷng, ngoài ra cũng có câu chuyện cần hỏi thăm các anh, mong các anh nhận lời. Tôi thưa với cụ, anh em bọn cháu sẽ ở lại dùng cơm với cụ nhưng xin phép cụ và gia đ́nh sau khi dùng cơm xong chúng cháu xin từ giả.

Cụ yên tâm, thôi vậy cũng được, cầu mong chúng ta sẽ lại c̣n gặp nhau.
Cụ bảo cô con gái pha trà mời khách, thú thực chúng tôi ai cũng cảm thấy yên tâm và thoải mái qua từng lời nói, cử chỉ của moị người trong gia đ́nh này dẫu rằng họ chưa hề quen biết với chúng tôi bao giờ.
Cụ nh́n từng người một và nét mặt thoải mái như được đón người thân trở về sau những tháng năm dài tù tội. Các cháu có ai cần thuốc men ǵ không, cụ lần lược hỏi qua những người bạn của chúng tôi một cách cảm thông, dễ mến. Sau cùng cụ hỏi nhỏ.

- Xin lỗi ai là người lính Thủy Quân Lục Chiến? Chúng tôi nh́n nhau, một chút trao đổi nhưng không ngần ngại, tôi nói nhỏ.

- Cháu là Thủy Quân Lục Chiến.

Cụ vui vẻ.

- Giữa các anh em bác có thể nói chuyện với cháu có ǵ bất tiện không?

- Dạ, bác cứ nói.

- Vâng, bác cám ơn, trên dáng mặt buồn bă như không c̣n niềm vui cụ kể cho
chúng tôi nghe câu chuyện về một người lính.

“-Trong gia đ́nh bác cũng có người con trai đi lính Thủy Quân Lục Chiến, nghe như là anh ấy ở Lữ đoàn 369/TQLC sau khi không c̣n chức vụ chỉ huy một đơn vị (tuy rằng cụ đă lớn tuổi nhưng riêng trong suy nghĩ của tôi, cụ thực vô cùng tinh tế, ư nhị khi nói chuyện về người con của ḿnh). Trước ngày 30 tháng 3 năm 1975, vào khoảng ngày 17, 18 tháng 3 năm 1975 bác biết Tùng đă theo Lữ đoàn chuyển quân về Đà Nẵng, nhưng Tùng cho biết anh vô cùng bận rộn không thể ghé thăm gia đ́nh được, hồi đó thành phố Đà Nẵng như đang sống trong cơn sốt kinh hoàng, trên đường phố đông người chạy ngược chạy xuôi hớt hơ, hớt hải. Cứ như thế, liên tục không làm ăn mua bán mà chỉ t́m đường về trong nam, cho đến chiều ngày 29 tháng 3 năm 1975 súng đạn nổ rang, ầm ỉ liên tục từ hướng phi trường Non- Nước dội về, người ta cho gia đ́nh bác biết chiến trận lớn đang diễn ra giữa TQLC và Việt Cộng, cả gia đ́nh như đang ngồi trên đống lữa, đang lo sợ nhiều thứ: sợ cho Tùng , sợ cho TQLC, sợ chiến trận xảy ra lớn quá nguy hiểm cho thành phố, đến không ai nhớ phải ẩn núp vào những nơi đă chuẩn bị trong nhà, suốt đêm đó hoả châu được thắp sáng trên trời mé bên phía An Hải. Qua đêm kinh hoàn đó, sáng hôm sau bọn nhỏ trong nhà quyết định đi tới nơi vừa xảy ra chiến trận hôm qua để t́m Tùng. Đang kể tự dưng bác im lặng một lúc thật lâu và thở dài…nơi đó không có Tùng, không có con của bác cho đến nay có lẽ Tùng đă không c̣n sống.. và gịng nước mắt nóng đổ dài trên má người mẹ với hơi thở yếu ớt uất nghẹn…
Trong căn pḥng trở nên nặng nề, chỉ c̣n tiếng khóc nho nhỏ của người con gái…

- Cháu ơi! Cháu là Thủy Quân Lục Chiến, cháu có biết Tùng ở đâu không? Tùng có c̣n sống không?

Tôi cúi đầu thực lâu để dằn xuống sự xúc động và chua xót nghĩ về những người lính trận đă hy sinh, hy sinh từ gia đ́nh đến sinh mạng và hy sinh đến cả bổn phận đối với người thân người yêu, nhưng khi ra đi lại không nói được một lời, dù chỉ một lời từ giă, để tạ tội với những người thân yêu trong gia đ́nh
Tôi ngẩn lên nh́n cụ, tôi nh́n thực kỹ những đường nét quá đau thương đang c̣n vết hằn sâu trên đó dù ngày tháng gần chín, mười năm qua đă cố phôi phai.

- Thưa bác, anh Tùng con của bác cấp bậc ǵ?

- Anh ấy là Trung tá.

- Thưa bác, có phải là Trung Tá Đỗ Hữu Tùng không?

- Đúng rồi, là Trung tá Đỗ Hữu Tùng.

- Cháu là thuộc cấp của niên trưởng Tùng, NT Tùng cũng là đàn anh của cháu, cháu và NT đă có nhiều thời gian sống gần gũi trong cùng đơn vị. Sau khi anh ấy không c̣n giữ chức vụ LĐT/LĐ147, anh đă về Lữ đoàn 369 để phụ tá cho người bạn cùng khóa 16 Vơ Bị Đà lạt với anh, NT Nguyễn Xuân Phúc. Dẫu rằng mất chức, nhưng anh vẫn vui vẻ, hăng hái làm việc bên cạnh người bạn thân của ḿnh… 9 năm trước, trước khi chiến trận xảy ra ở phi trường Non- Nưóc chừng 2 tiếng đồng hồ, lúc đó khoảng hơn12 giờ trưa ngày 29 tháng 3 năm 1975 cháu đă nói chuyện với NT Tùng bằng máy truyền tin, ngày đó cháu là Trưởng ban 3 của TĐ9/TQLC. Trong lần nói chuyện đó anh cho cháu biết sẽ có một đơn vị nhỏ của TĐ2/TQLC đón đơn vị cháu phía bên kia sông Hàn, và TĐ9/TQLC sẽ được tiếp lên tàu để về Cam ranh, nhưng rất tiếc sự tiên liệu hoàn hảo đó của một một Cấp chỉ huy lại không may mắn được thực hiện và cũng chẳng bao giờ được thực hiện. Sau đó cháu và NT Tùng không bao giờ c̣n nói chuyện và gặp nhau nữa. Và bác cũng đă biết sau trận đánh đó cháu bị bắt và vào tù cho đến hôm nay.

Người đàn bà ngậm ngùi nh́n tôi, cô gái đứng sau lưng ngưng tiếng khóc và nói rất nhỏ.

- Thưa, em có thể được biết tên anh không?

- Dạ, tôi tên Tịnh, tên Đoàn Văn Tịnh.

- Anh Tịnh, anh Tùng là anh rễ của bọn em.

Tôi quay lại nh́n người con gái, trong dáng mặt hiền hoà và buồn phiền đó tôi thấy quen thuộc, đúng rồi quá quen thuộc, tôi nhắm mắt h́nh dung tới một người, người đàn bà mănh mai và hiền hoà nhâu hậu có nét mặt và dáng dấp tựa như người con gái đang đứng sau lưng tôi…Chị Liên vợ anh Tùng

- Bác ơi, cháu muốn hỏi chuyện này.

- Cháu muốn hỏi về chuyên chi?

- Chị Liên bây giờ đang ở đâu, cháu có thể biết được không?

Bà cụ ngạc nhiên, sao cháu lại biết Liên, có vẻ thân thiện như vậy.

- Thưa bác ngày đó…Cháu và anh chị Tùng đă quen biết nhau lâu lắm rồi…

“ Vào cuối năm 1967, sau 2 năm chấm dứt thụ huấn tại Quân trường Vơ Bị Đà Lạt, chúng tôi có được 2 tuần nghĩ phép rồi sau đó từ giă gia đ́nh về đơn vị, tôi t́nh nguyện gia nhập Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến nên tŕnh diện ở BTL/TQLC số 15 Đường Lê Thánh Tôn, Sài G̣n. Có một tuần theo học khóa huấn luyện kỹ thuật leo lưới ở Trung Tâm Huấn Luyện TQLC và từ đó được phân chia về Tiểu đoàn tác chiến.
“… Ngày đó tôi được phân phối về TĐ5/TQLC với 2 người bạn cùng khóa 22, Dương Công Phó và Nguyễn Trúc Tuyền. Tôi được Tiểu đoàn chỉ định về Đại đội 4 Tiểu đoàn 5 TQLC đang nghĩ quân tại quận Giáo Đức Mỹ Tho. ngay chiều hôm đó tôi tŕnh diện người Đại úy ĐĐT/ĐĐ4, anh có dáng dấp thực nho nhă, nét mặt nghiêm chỉnh, đẹp trai, có làn da ngâm ngâm, tên anh- Đỗ Hữu Tùng. Sau những thủ tục và những lời dặn ḍ nhẹ nhàng như tâm sự, tôi dùng cơm tối với anh. Từ sau đó, tôi đi vào chiến trận với đời sống của một người lính trận thực sự, chức vụ Trung đội trưởng Trung đội 3/ ĐĐ4/ TĐ5/ TQLC. Chiến trận liên miên không ngưng nghỉ, dù rằng TĐ5 vừa mới tạo một chiến thắng lớn hôm qua tại chiến trường Giáo Đức, trên kinh Rạch Ruộng Quân khu 4, rồi một chiến thắng nữa vào cuối tháng chạp ở Bồng Sơn. Đúng ngày mồng 3 tết Mậu thân đơn vị lại vội vàn cuốn gói di chuyển về Quy Nhơn, lên máy bay C.23 nhắm hướng của đất trời thẳng tiến mà mục đích ǵ có lẽ mọi cấp nhỏ như chúng tôi chưa thể biết được, thôi th́ đủ chuyện đoán ṃ đoán mẫm, qua những ô kính nhỏ trên thân máy bay tôi thấy phía dưới là núi rừng, đất đỏ trùng trùng điệp điêp: ồ, cao nguyên…tôi thầm nói với ḿnh như vậy. Tự dưng đoàn tàu h́nh như trở hướng quay về trái và thẳng tiến Sài g̣n đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất.

Chúng tôi rời máy bay nhanh chóng chỉnh tề hàng ngũ trung đội, lên nhận lệnh. Trong dáng vẻ nghiêm trọng Đại úy ĐĐT ban lệnh: Việt Cộng đă chiếm Sài G̣n, chúng ta có nhiệm vụ tái chiếm càng nhanh càng tốt, đơn giản. Chúng tôi vừa nghe lệnh vừa vẽ lối tiến quân, mục tiêu, vị trí của bạn, của địch…khu vực Chợ Lớn.

Trên tấm bản đồ thành phố với những ô vuông lớn đầy màu sắc: xanh, đỏ, đen, vàng của bút màu. Trận nào rồi cũng chỉ là chiến trận mà thôi, 3 ngày, 4 ngày là xong và chiến thắng không mấy khó khăn, gà đá trên đất nhà mà. Mồng 8 tết tháng giêng âm lịch cùng với các đơn vị bạn nhanh chóng trả lại Thủ đô cho dân chúng Sài G̣n: dọn dẹp sạch sẽ, tu sửa hư hại để trở lại với đời sống b́nh thường, c̣n chúng tôi tiếp tục lên xe GMC về đường Bạch Đằng Gia Định tạm nghỉ quân, chờ lệnh hành quân tiếp.

Một đêm nghỉ ngơi b́nh an và thoải mái, sáng hôm sau thức giấc khá muộn, tề chỉnh quân phục lên nhận lệnh ở BCH/ ĐĐ. Người Đại đội trưởng gọn gàng với quân lệnh: Khuya nay chúng ta di chuyển ra Phi Trường Tân Sơn Nhất và sẽ đáp máy bay về giải tỏa Cố Đô Huế ( người lính TQLC thiệt là hết biết chỉ trong gần một tháng mà bước chân đă dẫm lên cả 5 vùng chiến thuật từ Vùng 4: Mỹ Tho, Giáo Đức, Vùng 3: Bà Điễm , Cũ Chi, Vùng 2 với những rừng dừa bạt ngàn Bồng Sơn, Tam Quan, Quy Nhơn, trở lại Biệt khu Thủ đô với trận Tết Mậu thân và nay lại về giải tỏa Cố Đô Huế vùng 1 Chiến thuât ). Tin này đến với tôi đúng ư muốn v́ tôi lại may mắn được dự trận chiến chiếm lại vùng quê hương ḿnh, nơi tôi được sinh ra, lớn lên, học hành, bè bạn, gịng sông, những con đường ngày xưa tôi và bạn bè đă rong chơi, chiếc cầu trường tiền màu trắng bạc, từng góc phố quá sức quen thuộc và thân ái, nhất là có một điều tôi cần biết: cha mẹ và anh chị em tôi đang c̣n sống hay mất trong cuộc chiến này, tự dưng tôi trở nên lo lắng vô cùng, nhắm mắt thực buồn tôi thầm đọc nho nhỏ cho ḿnh nghe:

Chiều chiều ra đứng ngơ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín ch́u.

Tôi im lặng cố che dấu những âu lo trong tận ḷng ḿnh, không có tí b́nh yên.Có ai đó vỗ nhẹ lên vai tôi, tôi giậc ḿnh nh́n quanh không c̣n ai hết những ngườn bạn Trung đội trưởng: anh Vinh, Đính, Lan luôn cả anh Đức ĐĐP đă về tự bao giờ, chỉ c̣n lại một ḿnh tôi với người ĐĐT. Niên Trưởng Tùng cười và hỏi, suy nghĩ ǵ vậy, tôi vụng về xấu hổ trả lời nho nhỏ “không”.

- Có bà xă của anh tới thăm, Tịnh vô ăn cơm với anh chị nghe.

- Cám ơn NT, NT với chị cứ dùng cơm, tôi về có được không?

- Không được, NT Tùng vừa cười vừa nói, thôi bỏ đồ lên cái bàn này và vào đây ăn cơm.”

Và từ hôm đó tôi biết về chị Liên, chị ra trường Cán sự Y tế và làm việc ở BV Từ Dũ, chị nói với tôi như thế.Trước mắt tôi chị Liên là một người đàn bà hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ, có thể nói chị vui vẻ, nhân hậu và cứ mỗi lần chị Liên có dịp ra vùng hành quân thăm NT Tùng, tôi thường được anh chị mời lên ăn chung một bữa cơm, lần sau hết khi LĐ.258 đóng ở Cù hoan Quảng Trị, lúc đó NT Tùng đang giữ chức vụ LĐP/ LĐ.258 và tôi làm Ban 3 /LĐ thay cho NT Mai Văn Tấn khóa 21 bận tham dự khóa học ( vào khoảng tháng 6 năm 1974 – 12 năm1974). Chị lại ra Cù Hoan thăm anh và anh chị lại mời tôi dùng cơm, đó là lần sau hết tôi ăn cơm chung với NT Tùng và chị Liên. Lần đó chị trở lại Sài G̣n với tâm trạng không mấy vui… thưa bác cháu và anh chị Tùng quen nhau như thế đó.”

Chúng tôi xin từ giả và rời căn nhà ấm cúng mà cũng quá tội nghiệp này, căn nhà trên đường Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng. Và cũng từ nơi đó bọn người 6, 7 đứa chúng tôi cũng ngậm ngùi chia tay nhau người mỗi ngă t́m đường về quê nhà.

Ngay từ chiều hôm đó, tôi đáp chuyến xe lữa Đà Nẵng về Huế, đáng ra tôi về Sài G̣n với gia đ́nh nhưng tôi muốn về thăm lại cố hương sau gần 9 năm dài tù tội, thăm người em gái duy nhất c̣n ở lại nơi đây, cô tên Bé lặn lội nuôi chồng, nuôi bầy con c̣n quá nhỏ cùng với người cha chồng già nua tội nghiệp, Thanh chồng cuả Bé là sĩ quan pḥng 7 kỹ thuật, cấp bậc Đại Uư ở tù trên B́nh Điền- Huế, tháng năm dài thăm thẳm, không biết sẽ đến lúc nào Thanh mới được trở về với vợ con. Tôi muốn thay mặt gia đ́nh tôi để thăm em, sống với gia đ́nh em với các cháu vài ngày, tạo cho em một niềm tin, em c̣n có anh và cả gia đ́nh của chúng ta và tặng em một chút quà duy nhất c̣n lại mà tôi đă cẩn thận ǵn giữ mang theo từ ngày đi làm người tù (chiếc nhẫn vàng y một chỉ, tôi nghĩ em rất cần trong những năm tháng khó khăn ) rồi sau đó trở về với gia đ́nh ở Sài G̣n mà không hối hận v́ bổn phận làm anh.

Và bất ngờ cũng nhờ chuyến đi về Huế này, tôi lại biết chuyện đau buồn của gia đ́nh ḿnh trong những năm tôi ở tù, người cha thân yêu đă mất sau một cơn bệnh ở vùng kinh tế mới, gia đ́nh đă cố dấu, không cho tôi biết từ năm 1977, năm đó mẹ và em tôi từ trong nam ra thăm tôi ở trại 2 Kỳ Sơn Quăng Nam.

Ngày 13 tháng 6 tôi về tới nhà, sau gần 2 ngày với chuyến tàu hỏa trời ơi đất hởi không thể tưởng tượng ra được: ngày nay trên Quê hương ḿnh có những chuyến tàu lữa lạ lùng như vây.

Chị Liên, người vợ thân yêu của Niên trưởng Đỗ Hữu Tùng
Về tới Sài G̣n, gặp lại mẹ và các em vẫn bằng an mạnh khỏe đó là điều hạnh phước trong tôi. Nghỉ ngơi 2, 3 hôm tôi lên đường t́m việc làm dẫu rằng trong người chẳng có một loại giấy tờ ǵ đáng kể để chứng minh thân phận ḿnh, c̣n các em bảo tôi anh cứ yên tâm ở nhà một hai năm nghĩ ngơi, bọn em lo được, nhưng tôi th́ nghĩ chỉ có việc làm ḿnh mới khỏi mất công ngồi suy nghĩ nhiều chuyện không ích lợi ǵ, và mới giữ đươc phong cách thong giong tự tại của con người mà thôi.

Nên tôi với thằng bạn, cùng sống chung ở trại tù Kỳ Sơn, Thượng Đức, hắn tên Đinh Văn Xiêm trước ở đơn vị Thiết giáp, chúng tôi quyết định đặt cái thùng gổ nhỏ gần ngả tư xa lộ với hàng chữ: “sửa chữa Robinet, hệ thống ống nước tại gia”, ngày ngày khách hàng cũng có nhiều, những người đàn bà đi chợ qua về gọi 2 ông thợ bất đắc dĩ về nhà sữa giùm bếp nước, ống nước, đâm ra cái việc kiếm sống và giải quyết tiền bạc nho nhỏ theo kiểu này không khó.

Hắn cười bảo với tôi, đơn giản với công việc không cần học nhiều, không phiền phức với mọi người sinh hoạt chung quanh và nhất là chẳng lộn xộn ǵ với công an đường phố, để bị bắt bẽ về luật lệ, tiền bạc hối lộ cũng không cần, ngày 2 bữa áo cơm dễ chịu, miễn là người chủ nhà đồng ư cho anh em ḿnh đặt cái tủ nhỏ không choán lối đi ra, đi vô của họ. Buổi chiều dọn dẹp đẩy cái thùng vào góc nhà gởi tạm, thế là xong, ngày ngày hai anh em vui vẻ làm việc và tha hồ chuyện tṛ, trời trăng mây nước.

Có tí phương tiện, tôi lại lên đường đi t́m chị Liên, nơi tới đầu tiên là bệnh viện Từ Dũ, nhiều lần người ta đă trả lời, chị Liên không c̣n làm việc ở đây nữa. Tôi muốn t́m chị để biết bây giờ chị đang làm ǵ, thằng Vũ đứa con duy nhất của anh chị đang sống ra sao, tôi nhớ Vũ ốm yếu lắm, gần một năm trôi qua, không ai biết chị ở đâu.

Tôi đă không c̣n làm nghề thợ sửa ống nước mà theo người cô họ đi buôn bằng tàu buồm. Một chuyến đem hàng từ Huế về Sài g̣n giao hàng cho các vựa ở Chợ lớn xong là cô lên thanh tóan tiền bạc, c̣n tôi tiếp tục đặt hàng từ những nơi sản xuất, từ các công ty ở Sài g̣n, trả tiền bạc đến ngày họ giao hàng nhập vào kho chờ đủ số các mặt hàng là hẹn tàu, thuê người bỏ xuống, chiếc tàu có trọng tải từ 200 đến 250 tấn, ở các bến cảng B́nh Đông hay Chánh Hưng bên quận 9. Xong xuôi tàu ra cửa biển Vũng tàu thẳng đường về Huế, tôi tiếp tục phân phối cho con buôn ở chợ Đông Ba và các chợ chung quanh xong, sau đó cô thanh tóan tiền bạc với họ theo sổ sách. Và lại tiếp tục công việc chạy khắp nơi Huế, Quảng Trị để lục lọi t́m mua hàng hóa. Công việc quá sức vất vả và nguy hiểm v́ đó là những loại phế liệu chiến tranh như: tôn, ri sắt, nhôm, vỏ đạn, đít đạn v v.từ Huế, từ Quảng Trị, bọn Công an gọi là đồ quốc cấm. C̣n hàng Sài G̣n th́ lại trốn thuế, hối lộ cho nhân viên thuế. Cứ việc trốn chui, trốn nhũi và công an cứ việc lùng bắt thâu măi lộ giống như buôn lậu.

Hơn một năm trường như thế, tôi không đi buôn với cô nữa và trở về Sài G̣n, xuống ga xe lữa cuối đường Nguyễn Thông, đói bụng nhưng tôi leo lên chiếc xích lô đạp v́ muốn về nhà nghỉ ngơi. Khi chạy ngang qua chợ Trương Minh Giảng nhớ là chưa sắm quà cho mẹ và các em, tôi nói người phu xích lô cho tôi xuống và đi vào chợ để mua quà. Qua mấy hàng trái cây bên ngoài là đến cửa chợ, vừa qua khỏi bậc cấp h́nh như có ai đó vổ nhẹ trên vai áo, tôi quay lại: ô, ô chị Liên, chị vui mừng: anh Tịnh phải không? Phải, chị có khoẻ không, và đang làm ǵ. Chị chỉ tay về cái tủ mỹ phẩm cạnh đó cười nói, chị bán những thứ này đây. Nh́n sơ qua những thứ chị bán, tôi yên tâm v́ như vậy th́ đời sống về vật chất có thể tạm ổn cho chị và cháu.

Hai chị em ngồi xuống cái bàn bán nước giải khát bên hông chợ gần tủ mỹ phẩm chị bán, kêu nước uống và chuyện tṛ. Tôi hỏi chị về có tin tức ǵ về anh Tùng hay không, chị buồn bả nói cho tôi nghe:
”Sau ngày chiến trận ở Non Nước, chị nghe mấy người em trong gia đ́nh qua băi Non Nước t́m anh Tùng nhưng không có, sau đó chị về nơi đó cùng với gia đ́nh đi rất nhiều nơi để hỏi về tin tức anh, cứ vậy suốt mấy năm trời từ nơi này qua nơi khác, bạn bè, người quen, người thân vẫn không có manh mối ǵ. Chị khóc và bảo rằng: Tại sao vậy, họ đi đâu, họ về đâu, anh Phúc, anh Tùng người ta nói với chị họ đi với nhau, nhưng họ đi đâu. Nghe tin, ngày TQLC kéo quân về Đà Nẵng ngày 17 tháng 3 năm 1975, ngày 22, 23 chị muốn ra Đà Nẵng nhưng không ra được v́ không có máy bay, trong nhà bảo Tùng bận rộn không về nhà mẹ chị được. Lúc đó anh làm chi vậy, em có biết không, nói cho chị nghe đi”.

Giữa chợ đông người, tôi cúi đầu đưa mấy ngón tay quẹt lẹ những giọt nước mắt sắp rơi xuống, nhưng cũng không tránh khỏi tiếng nấc nghẹn trong cổ họng, tôi không giám nh́n lên chị.

Trong phút giây khoảnh khắc đó, tôi lại tự trách ḿnh sao ngày đó đang học hành thuận lợi, một đời sống đầy đủ, với tâm trạng hăng say tiến về một tương lai sáng sũa, sống yên lành như chim trời thảnh thơi ngoài đồng nội mà tôi lại nỗi khùng cắt ngang t́nh nguyện lao vào quân đội, vào Vơ Bị, rồi vào TQLC, để gần như suốt cuộc đời c̣n lại chỉ c̣n nghe tiếng khóc than đau thương, liên tục chứng kiến những h́nh tượng ly tang của thuộc cấp, của bè bạn và những người thân người yêu của họ, và phải giải quyết hàng trăm t́nh cảnh quá đau thương đến điên loạn, cho nhiều gia đ́nh có người thân làm lính trận .

Trước mắt tôi, vô vàn sự việc tang thương như đang trở về. Ngày đó, một ngày sau chiến trận mậu thân, cùng với các đơn vị bạn chiếm lại Kinh Thành Huế trả về cho người dân Cố Đô giữa nỗi mừng vui lẫn với đau buồn v́ cuộc thảm sát của VC vừa mới xảy ra hôm qua. Tiểu đoàn 5/TQLC lại lặng lẽ lên đường về hâu cứ, được một cuộc đón tiếp buồn thảm của vợ con cha mẹ trong trại gia binh của Tiểu Đoàn, những tiếng hét thất thanh của những người vợ mất chồng, con mất cha, cha mẹ mất con, h́nh ảnh đó tôi đă rùng ḿnh khiếp đảm.

Sau đó Tiểu đoàn 5 chuẩn bị cho một cuộc hành quân tiếp.Kế hoạch, cẩn thận bí mật hơn, tất cả sĩ quan, binh sĩ cắm trại trăm phần trăm 2 ngày trước khi lên đường. Nhưng không hiểu tại sao, lúc 3 giờ sáng khi chiếc xe đầu của đoàn xe vừa mới lăn bánh ra khỏi cổng trại, hàng trăm thân nhân từ trại gia binh nằm lăn ra giữa đường, cương quyết không cho xe qua. BTL phải xuống giải quyết lúc 10 giờ và hứa với thân nhân binh sĩ, đây chỉ là cuộc nghỉ quân ở rừng sát và thân nhân được phép đến đó để thăm và sống với binh sĩ và đoàn xe lui vào hậu cứ để chuẩn bị một cuộc hành quân như đă hứa.

Rồi đến TĐ9/TQLC, sau chuyến Hành quân Lam sơn 719, 810 đơn vị đụng trận trên sông Ba Ḷng, đoàn máy bay phải quay đầu về đáp xuống phi trường Biên Ḥa thay v́ đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất như kế hoạch, đợi đêm xuống mới nhắm hướng hậu cứ TĐ9/TQLC chạy về, đoàn xe mới dừng trước sân Đại Đội , tôi bước xuống xe đi vào văn pḥng giữa những la hét khóc than, đ̣i trả chồng trả con, quanh tôi h́nh ảnh điêu tàn như ngày tận thế, chưa kịp ngồi xuống ghế, một bà mẹ già lao thẳng vào người tôi với sắc mặt nhạt nḥa mất hết thần sắc, tay níu lấy vai tôi, tay nắm lấy ngực áo tôi hét lên, hảy trả lại con cho tôi, hảy trả lại con cho tôi, con ơi là con, mẹ biết t́m con nơi đâu và bà ngất xỉu.

Những năm tháng đó tôi đang lớn lên với tuổi 21, 22, 23, 24 tôi đă làm ǵ, tôi đă biết ǵ. trong tôi c̣n lại những rưng rưng và vụng về đau khổ.
Hôm nay, sau nhiều năm tháng làm một người tù khổ sai không tội danh trở về đây vẫn chưa đủ, vẫn c̣n nhận chịu những nhục nhằn, khốn khó v́ những đau thương vần c̣n đang hiện diện.

- Chị Liên, chị Liên, b́nh tỉnh lại nghe tôi nói,

- Vâng, chị xin lỗi.

- Trong những ngày tù tội, tôi cũng từng đau khổ, cũng từng điên loạn. Nhưng có lúc tỉnh ra, tôi tự hỏi ḿnh- nên sống hay chết. Cuối cùng tôi quyết định- phải sống, cũng như chị sau những tháng ngày dài đau khổ v́ mất mác qúa nặng nề, chị đă cương quyết phải sống để lo cho con cho thằng Vũ, vậy chúng ta phải luôn tỉnh táo trong mọi lúc, bất cứ hoàn cảnh nào để c̣n đối phó với đời sống quá sức tàn nhẫn. Tôi sẽ nói cho chị nghe một câu chuyện. Chị lau nước mắt và chờ nghe tôi nói:

Ngày đó anh Tùng có nhiệm vụ phụ tá cho anh Phúc để điều động Lữ Đoàn về Đà Nẵng, với mục đích đánh chiếm lại ngọn đồi 1062. Nơi mà Bộ Binh, Nhảy Dù, Biệt Động Quân đă có quá nhiều mất mát. Ngày đó tôi cũng đă tự hỏi ḿnh, đây là chuyện thật hay đă bị Mỹ đánh lưà, bởi v́ chúng ta đang làm một công việc quá vô ích và nguy hiểm có thể đi vào mất nước: tại sao lại vội vàng bỏ giới tuyến Quảng trị và sâu hơn nữa là bỏ Huế để kéo quân về đây đánh chiếm lại cáí ngọn đồi 1062 vô tích sự này để làm ǵ ? đến nỗi khi được lệnh rút quân khỏi giới tuyến Quăng Trị, tôi hỏi LĐ- Lệnh cho chúng tôi rời khỏi vị trí, nếu đơn vị thay chúng tôi không tới kịp th́ sao, Lữ đoàn bảo – cũng bỏ tuyến mà đi.
Ngày 27/3/1975 anh Tùng và anh Phúc gọi Thiếu tá Thạnh và tôi đang đóng quân trên dăy núi Sơn gà xuống BCH /LĐ tại Đại Lộc Quăng Nam, gọi là họp. Xuống tới BCH Lữ đoàn, các anh cho biết 5 tiểu đoàn TQLC c̣n lại trên giới tuyến Quăng Trị đă tan tành một cách đau khổ. Địch quân lợi dụng sự rối loạn của dân chúng, đă dồn dập tấn công, pháo kích các Tiểu đoàn không lên được tàu và họ đang di chuyển về hướng cửa Tư Hiền phía nam cửa Thuận An chừng 60 cây số. Đó là một lường cát mơng không nơi che dấu, không chỗ ẩn nấp, hoàn toàn bị cô lập, lại càng không thể tác chiến được chỉ làm bia cho hỏa lực của địch. Tôi giậc ḿnh hỏi NT Phúc, tại sao vậy, tại sao vậy và tôi cũng tự hỏi ḿnh tại sao vậy? tại sao lại tan tành một cách nhanh chóng dễ dàng lạ lùng vậy?... và tin lại đưa tới tấp: Thiếu tá Nguyễn Tri Nam thằng bạn cùng khóa 22 VB, Đại úy Tô Thanh Chiêu người bạn đă cùng chúng tôi từng chiến đấu trong đơn vị được tặng cho mỹ danh TĐ5 Hắc long “xuống đông, đông tỉnh, lên đoài, đoài tan” họ vừa tử trận. Ôi..! Anh Tùng đưa tôi ra ngoài nói nhỏ, cẩn thận coi chừng chúng ta cũng sẽ chịu chung số phận như Lữ đoàn 147.

Mọi sự kiện xảy ra trước mắt rơ ràng và chính xác như 1+1=2. Người Mỹ đang cùng VC toa rập đưa TQLC vào ngơ cùng với mục đích bán đứng miền nam Việt nam. Họ đă làm theo sự yêu cầu của quân Bắc việt như một điều kiện trao đổi: triệt TQLC là con đường ngắn nhất để chiếm lấy miền Nam

Biết vậy, nhưng không ai tránh khỏi thảm cảnh đó, nhất là đối với một cấp chỉ huy có tinh thần trách nhiệm trước sự tan tành của Tổ quốc và danh dự của một sĩ quan, bên cạnh t́nh thương yêu thuộc cấp từng sống chết với đơn vị. Nên thà có chết th́ chịu chung cái chết cuả đơn vị và thuộc cấp. Buồn thực, đến những giây phút cuối cùng giẫy chết của đơn vị, mà ḷng tôi vẫn c̣n vô cùng đau xót v́ sự chiến đấu thật sự quá cô đơn của bản thân và sự hy sinh không cần tính toán của thuộc cấp trước họng súng địch.

Chị có biết không, tôi có thể nói vớí chị rằng, nếu anh Phúc và anh Tùng không v́ trách nhiệm, không v́ danh dự th́ tôi nghĩ rằng các anh đă rời khỏi băi biển Đà nẵng không khó, v́ tôi biết môt cách chắc chắn rằng, các anh có trực thăng, nhưng v́ là cấp chỉ huy, nên các anh phải có trách nhiệm lo cho các đơn vị c̣n kẹt lại, không th́ số nhiên liệu này dễ dàng đưa các anh qua khỏi Quảng Ngăi và ung dung t́m phương tiện di chuyển về nam.
À quên nữa, tôi nhớ hôm bị chúng bắt đem về quận 1 Đà Nẵng sau 2 ngày hỏi cung, một buối sáng họ gọi tôi ra bàn giấy và báo cho tôi biết rằng: V́ chính sách nhân đạo cuả đảng, anh được cho về, chờ khi nào Cách mạng gọi th́ đến để nghe thông báo. Trên đường đến nhà người quen ở Nại Hiên tây, tôi bất ngờ đă gặp những người lính cuả ḿnh (TĐ9 và TĐ6) họ tập trung ở 2 trại bán gổ trên chợ Nại Hiên tây để chờ ngày t́m đường về quê nhà, các anh cho tôi biết có 2 người lính TQLC đă tự sát ở gần chủng viện, nếu về Đà Nẵng thăm bác, tiện th́ chị ghé lại hỏi thăm ở chủng viện coi như thế nào nghe.

Tôi nghĩ cho đến hôm nay vẫn không có một tin tức ǵ của anh ấy, th́ anh đă không c̣n nữa. Chị cứ yên tâm như vậy để lo cho Vũ, chẳng nên suy nghĩ mệt mơi lắm mà không có ích lợi ǵ.

Sau đó tôi kể cho chị nghe ngày ra tù , bất ngờ đi ngang qua phố Hoàng Diệu được cô em chị và bác gái đă đón tiếp nồng hậu với một bữa ăn trong gia đ́nh rất thâm t́nh, chị vui mừng lắm khi nghe tôi nói về gia đ́nh chị ở Đà Nẵng.
C̣n chuyện này nữa, khi nào chị về Đà Nẵng cho tôi kính gởi lời cám ơn và thăm bác cùng các anh chị trong gia đ́nh luôn bằng an, mạnh khoẻ. Tôi từ giả chị và hẹn khi nào thuận tiện sẽ ghé thăm chị và thằng Vũ.

Sau ngày tháng đó, tôi lo buôn bán đậu phộng ở tuốt Đức Ḥa, Đức Huệ, Lộc Ninh thỉnh thoảng lâu lắm mới ghé thăm chị và chị đă trở lại làm việc ở bệnh viện Từ Dũ, và tôi sau những ngày dài buôn bán cũng trở về mở lớp dạy học tại nhà trước những mùa thi cử, mỗi năm dạy học chừng 4 tháng v́ tôi rất yêu thích học tṛ và công việc dạy học. Hôm rời đất nước đi Mỹ vào tháng 6 năm 1994, tôi có ghé lại thăm chị, chị cho biết hồi này thằng Vũ lớn lắm rồi, tôi mừng cho chị và cháu.

NT Hồ Ngọc Hoàng và Người chinh phụ: Chị Nga

Tôi chưa hề cùng chung Đơn vị với NT Hồ Ngọc Hoàng, anh xuất thân khóa 19 Vơ Bị Đà Lạt, thỉnh thoảng sau ngày hành quân trở về tôi gặp anh thời gian này anh phục vụ ở Trung tâm huân luyện TQLC, tuy có ít gặp gỡ nhưng chúng tôi rất mến nhau, có lần 2 anh em ngồi ăn cơm tối gần chợ Thủ đức NT tâm sự: anh không mấy vui vẻ và may mắn trong đời sống quân ngũ, anh không hiểu h́nh như có chuyện ǵ đó cấp trên không thích anh th́ phải và anh không nói nhiều về chuyện này…chỉ buồn buồn thở dài, anh khuyên tôi cẩn thận xử sự với các sĩ quan trong đơn vị, nhất là các người cấp lớn hơn, phiền toái lắm em biết không…Tôi nh́n người đàn anh của ḿnh ḷng buồi rười rượi, dạ, em nhớ rồi, mà niên trưởng cũng không nên buồn nhiều nghe.

Tháng 7 năm 2007, Hội TQLC Georgia mở Đại hội TQLC khắp nước Mỹ và thế giới. Hội đưa lên báo chí đăng bài thông báo và mời các chiến hữu TQLC cùng gia đ́nh có liên hệ với TQLC về tham dự. Bất ngờ trong số quư chiến hữu khắp nơi về tụ hội, tôi đă gặp chị Hồ Ngọc Hoàng nơi mở Hội, qua sự giới thiệu của vợ tôi, tôi vô cùng vui mừng chào hỏi.Chị nói, đọc trên báo thấy bài thông báo của Hội TQLC ở Georgia chúng tôi mừng rỡ cùng đến tham dự hội với các cháu. Chị đến đây với 3 người con: 2 trai, 1 gái các cháu đều đă trưởng thành khôn lớn và đă lập gia đ́nh, có đến 5 đứa cháu nội ngoại, có công ăn việc làm tốt.

Hôm đại hội rất tiếc đông đảo TQLC tham dự, có luôn cả Thiếu tướng Tư lệnh Bùi Thế Lân và Đại tá Tư lệnh phó Nguyễn Thành Trí cùng nhiều NT và chiến hữu từng sống trong cùng với đơn vị với NT Hồ Ngọc Hoàng, v́ quá bận rộn với công việc, tôi đă quên một chuyện cần thiết là lên máy vi âm giới thiệu sự có mặt cuả chị Hoàng và các cháu trong Đại hội. Sau Đại hội vài tháng thu xếp xong công việc c̣n lại, theo địa chỉ chị cho, vợ chồng chúng tôi t́m đường tới thăm chị. May mắn tôi lại được gặp đầy đủ chị và các cháu vào một ngày chủ nhật. Chị vui vẻ đón chúng tôi ở căn nhà vùng Stones Mountain, thủ phủ Atlanta- Georgia.

Đặt đĩa trái cây lên bàn thờ người đàn anh và nh́n tấm h́nh chụp ngày anh c̣n là Sinh viên sĩ quan trường Vơ Bị Đà Lạt, ḷng tôi quá buồn phiền, chua xót. Tôi thầm khấn nguyện” Hôm nay vợ chồng em đến thăm Niên trưởng và gia đ́nh, em đốt nén nhang cầu mong anh được luôn an vui nơi cơi vĩnh hằng, hộ tŕ cho vợ con gặp nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống ngày nay nơi xứ người. C̣n em, em không hiểu lần gặp nhau của chúng ta 32 năm về trước có phải đó là lỗi lầm của em không, có phải là nguyên nhân để đưa tới cái chết của NT trong chiến trận ngày đó bởi v́ em không đứng trên nóc cao của chủng viện để quan sát làm sao thấy được đoàn TQLC/TĐ6 của NT mà liên lạc gọi vào ráp tuyến chiến đấu, để xảy ra sự mất tích của NT. Nếu đúng vậy, hay dù là do mạng số, em cũng đều nhận lỗi trước Niên trưởng. Ôi, chuyện một người lính ngậm ngùi khấn nguyện trước một người lính trận đă trả xong nợ cho Tổ quốc, thực quá đỗi xót xa cho thân phận của những người lỡ làm lính trận”.

Cắm nén hương lên bát nhang, tự dưng tôi thấy chung quanh tôi đang có một sự tĩnh lặng đến mức lạ lùng, tôi quay lại hai người đàn bà nh́n nhau đầy nước mắt và các cháu cúi đầu im lặng. Tôi thở một hơi dài thực mạnh, ngồi xuống bên cạnh vợ và lên tiếng :

- Hôm nay không ai đi làm phải không chị ? Chị dạ nho nhỏ và gậc đầu. Với giọng nói người Nam, vui vẽ thoải mái và dễ thân thiện, chị lần lược kể cho vợ chồng tôi nghe về chuyện ngày xưa khi anh chị mới gặp nhau, về tính t́nh và sự thương yêu vợ con cuả NT Hồ Ngọc Hoàng, về con cái, về những ngày vui, về chuyện chị và các con vất vă cực nhọc gần mười mấy năm trời trên chính quê hương ḿnh cũng như khi bước chân lên đất Mỹ xa lạ, thực quá xa lạ. Và hôm nay các cháu đă trưởng thành có vợ có chồng con cái với đời sống êm đềm vững vàn. Chị cám ơn trời đất đă dung rũi để chị và các cháu có ngày hôm nay. Tôi thở ra, nhẹ nhàng như vừa t́m thấy được điều ḿnh muốn t́m.
Và bất ngờ chị hỏi tôi:

- Anh Tịnh ngày c̣n ở đơn vị anh có biết anh Hoàng không?

- Dạ có, không những biết mà c̣n rất thân thiện v́ anh là NT của tôi, anh ấy rất mến và thương tôi, hôm nay tới đây thăm chị và các cháu tôi có và́ chuyện cần nghe chị nói.

- Chuyện chi vậy anh.

- Chuyện về sự mất tích của Niên trưởng.

- Ồ, sao anh biết?

- Ngày đó…” lúc 1giờ 30 ngày 29 tháng 3 năm 1975 Theo sự quyết định của Thiếu Tá Tiểu đoàn trưỏng kéo quân về chủng viện Sơn Trà bố trí và lập đội h́nh chuẩn bị Trận đánh mất c̣n giữa TĐ9/TQLC với quân Bắc Việt. Tôi đứng trên sân thượng của chủng viện để quan sát điều động bố trí và theo dơi t́nh h́nh địch, thấy một đơn vị TQLC đang di chuyển xa xa từ phía tây, sau khi liên lạc được biết đây là một cánh quân của TĐ6 do thẩm quyền Hồ Ngọc Hoàng chỉ huy, liên lạc NT cho tôi biết gần 1 đại đội, NT nói, cách chừng 1 giờ trước đây thấy có một đơn vị lớn TQLC đi về phía này nên NT đang đi t́m, tôi nói với NT cho dừng lại nghỉ ngơi và bố trí tại chổ chờ. Tôi dặn người lính truyền tin cứ ở trên sân thượng và tôi xuống lầu 2 báo cho thiếu tá Thạnh biết, sau một hồi hội ư anh Thạnh đồng ư đưa toán quân của TĐ6 vào vị trí pḥng thủ mặt bắc, nơi mà chúng tôi đánh giá không nặng nề khi lâm trận và như vậy là chúng tôi có sự vững vàn pḥng ngự, chỉ thiếu lực lượng tiền đồn và lực lượng trừ bị là hoàn chỉnh ( Xin xem lại bài viết Trận chiến sau cùng của TĐ9 Mănh hổ trên trang Web của TQLC )…2 giờ30 địch tiến đánh bằng Thiết giáp và bộ binh yểm trợ, đang giao tranh, lúc trời sắp tối có 2 chiếc tàu từ ngoài khơi chạy vào bờ biển, đại đội 2/TQLC sau nhiều lần xin lệnh, cuối cùng TĐT bằng ḷng cho đạp hàng rào di chuyển về phía băi nước để xuống tàu, nhưng không thành v́ tự dưng tàu de lui và giông ra khơi…Đơn vị tan hàng, số đông anh em lội theo tàu ra biển khơi và chết nhiều lắm.Chúng tôi, số c̣n lại chừng 40,50 người quay về phía Nghiă trang An Hải bố trí và tiếp tục chiến đấu, và cũng từ đó tôi và NT Hoàng không c̣n gặp nhau nữa.

- Anh Tịnh, tôi có thể kể chuyện này với anh không? Tôi vui vẻ: chị cứ kể, gần 32 năm mới gặp lại cố nhân tôi vừa nói vừa chỉ tay lên tấm h́nh của anh.

-“Những năm sau ngày mất nước, tôi và các con vẫn tiếp tuc ở lại trong trại Nguyễn Văn Nho, v́ anh biết một mẹ 3 con c̣n quá nhỏ th́ tôi có thể đi đâu, về đâu để mà kiếm sống… Ngày tháng cứ trôi qua trong đợi chờ. Kiếm đường sinh sống đă vô cùng khó khăn vất vă, mà sự đợi chờ ngày càng ṃn mơi vô vọng. Nhưng tôi và các con không thể và không nên rời đây lỡ anh ấy có về th́ biết đâu mà t́m, tôi cũng biết rằng không hy vọng, nhưng anh ấy là người chồng thân yêu của tôi, người cha kính mến của các con tôi, nên cứ như vậy tôi cố chạy ngược chạy xuôi, những ngày không không lại về ngoại, về nội xin giúp đỡ để nuôi con chờ chồng.
…Hơn 10 năm trôi qua, bất ngờ một hôm tôi không nhớ ngày tháng nào của năm 1986, chị ngừng lại môt chút suy nghĩ cố nhớ, h́nh như là tháng 4, phải rồi tháng 4 năm 1986, một buổi chiều chị Liên vợ anh Trung tá Tùng ghé thăm tôi và chị kể cho tôi nghe: “…Tôi có một người quen, ngày xưa anh ấy cũng là thuộc cấp và đàn em của anh Tùng, anh cho biết vào chiều ngày 29 tháng 3 năm 1975, sau khi chiến trận ở chủng viện Sơn Trà chấm dứt ,có 2 người lính TQLC đă tự sát bằng lựu đạn gần chủng viện, tôi nghĩ rằng chắc là anh Tùng và anh Phúc rồ́, nên tôi đă vội vàng về Đà nẵng, tôi và các em t́m đến chủng viện hỏi thăm, các d́ Phước hướng dẫn tôi đến gặp lại bà Xơ Trưởng viện nhân hậu năm xưa và tôi kể cho bà nghe câu chuyện đau ḷng của ḿnh, để bà thông cảm và chỉ dẫn …

- “Đúng, có chuyện đó thực, bà Xơ già dáng mặt có quá nhiều nét hằn cuả thời gian chậm răi kể cho chúng tôi nghe: “ngày đó năm xưa cũng ngày này đây, ngày 29 tháng 3 năm 1975 chúng tôi c̣n nhớ, một đơn vị quân đội lớn lắm, nhiều người lắm, họ kéo về đây đào hầm hố chung quanh chủng viện, người đơn vị trưởng cho chúng tôi biết họ là Thủy Quân Lục Chiến, ông xin phép chúng tôi được bố trí quân ở đây, v́ chủng viện có vị trí và lầu đài kiên cố cũng như hàng rào vô cùng thuận lơi để tác chiến và quân Bắc Việt sắp tấn công vào đây. Chúng tôi vui mừng v́ sự quyết tâm chiến đấu của họ, dù biết rằng khi chiến trận xảy ra chủng viện rẽ tan tành hư hại nhưng không c̣n cách nào khác hơn, chúng tôi đă điều động tất cả các Xơ, các D́ nấu cơm và thức ăn cho các anh ăn uống để các anh có sức mà chiến đấu, lúc đó khoảng 3 giờ trưa của ngày 29 tháng 3 năm 1975.

Trời ơi khiếp đảm, súng nổ vang trời những quả đạn lớn từ thiết giáp VC liên tục dội vào chủng viện cùng những tiếng nổ lớn từ những khẩu súng của TQLC bắn trả, tiếng la hét thất thanh của đàn bà, tiếng ̣a khóc của con nít núp trong chủng viện, ôi kinh hoàn như ngày tận thế, cứ thế cuộc giao tranh kéo dài đến khi trời sắp tối, sau đó TQLC rút ra khỏi chủng viện, tôi không biết họ đi đâu, về đâu giữa đêm tối hôm đó… , Mọi người trong chủng viện c̣n đang bàng hoàn run sợ, lúc đó khoảng gần 8 giờ tối có 2 người lính ăn mặc như những người lính TQLC hồi trưa, bước vào cửa chủng viện và xin gặp cha Trưởng viện để yêu cầu được cha làm phép trước khi họ tự tử, tôi nói với các anh:

- Nhà thờ không làm phép đó, Thiên Chúa không chấp nhận tự tử.

Nhưng người lính có dáng dấp cao lớn, trẻ lắm bảo tôi rằng:

- Họ là người ngoại đạo, cha không làm lễ chúng con cũng tự tử mà thôi, cuối cùng Cha hỏi ư chúng tôi, tôi trả lời:

- Xin cha cho họ rước lễ, chúng ta không có th́ giờ nữa đâu, sẽ gặp nguy hiểm với VC và cha chấp thuận.
Chị biết không, họ vô cùng b́nh tỉnh và quá can đảm, họ đă qú trên bậc thềm này đây im lặng cúi đầu nhận lễ, sau lễ xong họ lễ độ chào và cám ơn cha cùng mọi người và đi ra cửa nhà nguyện, đến khu vườn bên hông nhà thờ, các anh dặn chúng tôi đừng theo họ nguy hiểm… Sau đó 2 tiếng nổ dữ dội gần như một lúc, người săn sóc vườn nhà thờ chạy vào cho biết họ đă tự sát, mọi người trong nhà thờ từ tôi đến cha đều rưng rưng khóc. Tôi cho mấy D́ và anh giữ vườn ra săn sóc cho các anh. Tới nơi, giữa vùng khói bụi mù mịt tôi thấy thân xác họ nằm 2 nơi không xa nhau mấy ngực rách nát, máu me tung tóe. Tôi nhanh chóng cho đẫy bộ bàn ghế đá đào huyệt và chôn họ vội vàn với 2 tấm khăn trải giường, rồi đẩy bộ ghế đá trở lại vị trí cũ. V́ tôi nghĩ rằng họ có phúc duyên với nhà thờ và nhà thờ muốn họ được yên tỉnh, an nghĩ nơi đây với hy vọng sẽ có một ngày thân nhân họ sẽ tới đây t́m họ. May mắn điều tốt lành đó hôm nay đang xảy ra, chúc chị và gia đ́nh t́m lại được người thân của ḿnh.”

Bà Xơ đồng ư cho chúng tôi khơi mộ, nhưng bác giữ vườn bảo với mọi người công việc này không nên thực hiện bây giờ có thể nhà thờ và mọi người sẽ gặp khó khăn, theo bác nên chờ đến tối th́ hay hơn, tốt nhất là khoảng 3, 4 giờ sáng, là khoảng thời gian vừa đào mộ vừa di chuyển ra khỏi nhà thờ thuận lợi nhất, mọi người đồng ư với bác.

Chị Liên và gia đ́nh trở về nhà sửa soạn những đồ cần dung, theo ư chị sau khi khơi mộ xong sẽ đưa anh Tùng và anh Phúc an táng một nơi khác theo kế hoạch dự trù cẩn thận.

Đoàn người trở lại chủng viện lúc 2, 3 giờ sáng ngày 30 tháng 3 năm 1986, chủng viện đă sẵn sàng công việc đào mộ, thuận lợi v́ ngày đó nhà thờ an táng các anh quá vội vàn hơn nữa đây là vùng cát pha nhiều hơn đất, nên chỉ khơi chừng 9 tấc hay 1 thước là đă thấy tấm khăn giường,và họ cẩn thận chuyển từng mănh quần aó trận c̣n đầy màu máu thâm đen và toàn bộ phần xương cốt từng người lên 2 tấm vải trắng trải trên cát, mọi người vội vàn bỏ hài cốt từng người vào 2 chiếc quách nhỏ bằng gỗ, chị Liên chấp hai tay cám ơn bà Xơ già cùng mọi người, họ nhanh chóng rời khỏi chủng viện lúc đó hơn 4 giờ sáng, trong đêm tối đoàn người di chuyển bằng xe tới một nơi cách xa đó hơn cả chục cây số, nơi đó là một g̣ đất cao rộng lớn theo kế hoạch dự trù, họ ngồi xuống nghỉ ngơi chờ sáng.

Màu hồng của ánh nắng ban mai dần lên cao ở chân trời, đoàn người lại bắt đầu công việc, mở quách và đem hai tấm vải trải lên thảm cỏ c̣n đọng sương mai và sắp xếp những mẫu xương đúng thứ tự. Chị Liên ngồi xuống cạnh hài cốt thầm nguyện chồng cho chị t́m được xác thân anh. Sau một hồi chăm chú cẩn thận từng dấu vết ở phần xương sọ, hai hàm răng và tay chân của các bộ hài cốt, chị ngẫn mặt đầy nước mắt nh́n lên khoảng trời cao đau đớn kêu lên: không phải anh, không phải xác thân anh, Tùng ơi. Chị khóc ngất…trong niềm tin tưởng và hy vọng đă bay cao. Mọi người cúi đầu ngậm ngùi chua xót.

Hai huyệt mộ đă đào sẵn, một lần nữa đoàn người lại làm lễ an táng cho những người Chiến sĩ vô danh trên một ngọn đồi xa lạ với lời nguyện cầu của người đàn bà đau khổ: “mong các anh được bằng an nơi cơi vĩnh hằng và xin tha lỗi cho tôi “.Chị đứng lên nh́n về phía trời xa thăm thẳm qua màn nước mắt, chị mơ hồ thấy anh và người bạn đang nối gót đoàn quân…

Nơi đây, người ta cho tôi biết là G̣ Cà. Chị diễn tả một người quá cao và một người quá thấp, không thể là anh Tùng hay anh Phúc. Cuối cùng chị khuyên tôi, chị ra đó thử coi có thể nào là anh Hoàng không?

Những ǵ chị Liên kể, tôi cẩn thận uống vào trong trí nhớ, trong tôi niềm hy vọng sống dậy một cách mănh liệt, tôi thầm nói nhỏ với ḿnh, vậy là em có thể gặp anh rồi , em sẽ về nơi đó ngay, anh yên tâm, em và các con suốt đời thương yêu anh, Hoàng ơi. Từng giây, từng phút từ đêm đó tôi và các con thao thức không ngủ được, chờ trời mau sáng mẹ con tôisẽ về nội về ngoại, về những ai có thể giúp cho chúng tôi có đủ phương tiện t́m chồng.

Tất cả thu xếp nhanh chóng gọn nhẹ, rút kinh nghiệm của chị Liên tôi mang theo những trang bị cần thiết để t́m dấu vết chồng. Ngày đó ngày mười mấy tháng 5 năm 1986 tôi lên đường về Đà nẵng với cháu đây, chị đưa tay chỉ vào người con trai đầu, cháu tên Hồ Lê Trấn Quốc hồi đó Trấn Quốc được 14 tuổi…với chuyến bay vào buổi chiều. Chừng 8 giờ đêm máy bay hạ cánh ở phi trường Đà Nẵng, hai mẹ con t́m nhà trọ nghỉ ngơi, cho cháu ăn uống. C̣n tôi, tôi đang sống trong niềm hy vọng bao la, với những diễn tiến như thực sự đang trải dài trước tầm nh́n với vô vàn hạnh phúc: Anh Hoàng, chúng ta sắp gặp nhau, anh chờ em, chỉ sáng mai thôi.

Mới 8 giờ sáng, tôi và cháu đă có mặt trước căn nhà trên phố Hoàng Diệu. Vợ chồng người em gái chị Liên đă tiếp đón mẹ con tôi vui vẻ và nhiệt t́nh. Sau đó mọi người cùng lên đường tiến về ngọn đồi thấp và rộng, nơi an táng hai bộ hài cốt của hai người lính TQLC vô danh. Tôi nh́n quanh trên khoảng đồi rộng lớn này, vô số những nắm mộ lớn nhỏ san sát cạnh nhau, những tấm mộ bia bằng đá, bằng xi- măng, cũng có những tấm bia bằng gổ tạm, tự dưng ḷng thấy quạnh hiu không biết họ có nh́n anh, những người lính màu áo rằn ri xa lạ không. Chịu khó chút nữa thôi, em và con sẽ đưa anh về Nam, nơi đó anh sẽ thường xuyên có các con và có em bên cạnh, tội nghiệp anh quá.

Hai mẹ con tôi theo vợ chồng cô em gái chị Liên quanh co một hồi tiến tới trước 2 ngôi mộ nhỏ, đất c̣n mới. Người con gái cho biết đây là hai ngôi mộ của các anh ấy. Tôi gật đầu đặt đồ đạc xuống, thắp vội nén hương đưa nén hương lên ngang tráng kính cẩn nguyện cầu: ”hôm nay chúng con nguyện cầu ân trên cho chúng con may mắn t́m được chồng, được cha, chúng con xin thành kính biết ơn.Anh Hoàng, phù hộ và thương yêu con và em nghe anh, mẹ con em dù có cực nhọc thế nào em cũng luôn hạnh phúc, vui mừng t́m được anh và đưa anh về nam. Xin phù trợ cho em. và cho phép em được khai mộ.”

Hai người đàn ông vừa cuốc vừa xúc đất nhanh chóng, chắc sắp tới áo quách họ đào cẩn thận và xúc chậm hơn. Một người leo xuống huyệt mộ, c̣n một người đứng trên họ chuyền tay nhau lần lược đưa hai chiếc quách lên mặt đất, mở nắp quách và sắp hai bộ hài cốt lên hai tấm drap và mời chị nhận diện. Chị ngồi xuống trước từng bộ hài cốt và nhận diện, đúng một bộ cao và một bộ thấp hơn nhiều, chị nghĩ bộ hài cốt cao hy vọng đúng là anh, chị cẩn thận dùng khăn lau chùi thực sạch sẽ, nhất là phần xương sọ và hai hàm răng. Xong, chị mở tuí xách lấy bàn chải và kem đáng răng, chị bóp kem vào bàn chải và đánh răng cho bộ hài cốt cao, chị đổ nước sạch sẽ, cúi đầu thực thấp nh́n cẩn thận từng chiếc răng. Chị im lặng một hồi và lắc đầu nhẹ. Chị thở ra và tiếp tục với bộ hài cốt thấp chị cũng làm như vậy, cuối cùng chị đứng lên quay lại nh́n con và chị ̣a khóc: “con ơi, không phải ba con”. Hai Mẹ con ôm nhau và họ cảm thấy tự dưng vô cùng cô đơn, xa lạ v́ nơi vùng đất này chắc chắn không có anh Ḥang, không có người chồng thân yêu của chị. Chị nhờ người an táng lại cho những người chiến sĩ đau khổ này.

Một nén hương thắp lên với lời tạ lỗi khẩn thiết của người chinh phụ đau thương nguyện cầu mong các anh được an vui nơi cơi Vĩnh hằng.
Một lần nữa các anh lại trở thành chiến sĩ vô danh, không biết các anh có nghĩ ǵ không nơi cơi xa xôi nào đó, hởi những người chiến sĩ vô danh.
Chị rưng rưng ngừng câu chuyện kể, một vài giọt nước mắt nóng lại lăn xuống trên má người đàn bà đă quá dạng dày đau khổ, chị nói nhỏ.

- Anh Tịnh, không hiểu tại sao khi tôi ngồi xuống bên cạnh những bộ hài cốt này, rơ ràng tôi không có một chút feeling nào hết đó là chồng tôi.

Tôi hỏi chị:

- Xin lỗi chị, làm sao chị xác nhận không phải là Niên trưởng.

- Bởi v́: người này cao lắm, măc dù anh cũng cao nhưng không cao bằng, anh Hoàng có cái răng khểnh lớn, rơ ràng, c̣n hàm răng của người này gần như đều đặng có thể có tí khểnh nhưng không rơ ràng. Lại nữa, như tôi nói với anh, khi tôi ngồi xuống bên cạnh người này, tôi không có chút feeling nào hết đó là chồng tôi.

- Chị Nga, c̣n áo quần và tấm thẻ bài ở đâu?
- À, anh hỏi tôi mới nhớ, không thấy có tấm thẻ bài nào hết, c̣n những mănh áo quần phải khó khăn lắm mới nhận ra có những bệt màu sóng biển, gần như nó đă trở thành màu đất, phải cẩn thận v́ nắm hơi mạnh là nó mũn nát.

Tôi nghĩ rằng có lẽ sức công phá của trái lựu đạn đă làm tan nát hoặc bay mất tấm thẻ bài. Nhưng tôi không nở giải thích chỉ gây thêm nỗi đau đớn cho người sống.
…Và cũng từ ngày đó, người chinh phụ tội nghiệp và đáng thương này chừng 2, 3 năm một lần chị trở lại cố hương. Chị về nơi đó, nơi dăi cát trắng dài, trước mắt có vùng biển xanh bao la đến chân trời vô tận, như một cuộc ước hẹn với chồng: “Hoàng, em lại về thăm anh đây, đốt nén hương với những lời thầm nguyện: yên vui cho chồng nơi cơi xa xôi, có cần chi xin cho em được biết”. Và chị tiếp tục cuộc hành tŕnh về quê hương chồng- Huế, để thăm người thân và trên đường về nam chị lại cũng ghé nơi vùng biển đó chào từ giả chồng trước khi về Mỹ, về với cuộc sống tha phương nơi quê người. Chị bảo, đó là niềm an uỉ c̣n lại chị có thể tạo cho anh niềm an vui, những người con của chị cũng đồng ư thông cảm với tâm trạng của mẹ, nên các cháu vui vẻ giúp thêm phương tiện cho những chuyến đi của chị.

Nghe xong câu chuyện của chị Nga kể, tôi ngẫn người, h́nh dung trước mắt những sự việc và h́nh ảnh quá sức thảm thương của những người chinh phụ phụ lặn lội t́m chồng, và thầm trách ḿnh: “ôi, sao ngày đó ḿnh vô ư một cách đáng trách và không nhớ ǵ hết khi nói với chị Liên về 2 người lính đă tự sát bằng lựu đạn ở gần khu vực chủng viện.”

Tôi nhớ, buổi sáng hôm đó là ngày 30 tháng 3 năm 1975… v́ quá mơi mệt sau đêm chiến trận, chúng tôi đă ngủ quên thức giấc quá trể, lúc đó đă gần 9 giờ sáng mới rời khỏi căn nhà ngủ tạm, bốn thầy tṛ định t́m đường về nam, trước khi về chúng tôi muốn tới chủng viện, nơi xảy trận chiến hôm qua, một lần được nh́n lại tàn tích của trận đánh cuối cùng một đời làm lính, nhưng vừa rời khỏi nhà chừng cây cố chúng tôi đă bị bắt… và họ dẫn chúng tôi tới chủng viện, nơi đó họ đă tập trung những người lính TQLC bị bắt c̣n lại… vừa TĐ6, vừa TĐ9/TQLC. Anh em nói nhỏ cho tôi biết “tối qua có 2 người lính của ḿnh tự sát, h́nh như một người là Thiếu úy Hùng mới về ĐĐ2 và một người lính mang đồ ăn cho Thiếu úy”…như vậy đó, trong lúc gặp chị Liên có quá nhiều việc và những xúc động tôi chỉ nói với chị, có 2 người lính đă tự sát gần chủng viện mà không nói rơ phần sau, sự hớ hên của ḿnh đă đưa tới công chuyện vất vă kiếm t́m. Tôi không ngờ chị Liên lại lẳng lặng lên đường về nơi đó t́m anh Tùng. rồi chị Nga…

Tôi thở dài nói cho chị Nga biết về chuyện ḿnh đang suy nghĩ. Chị im lặng một lúc và nói thôi chuyện qua rồi, nhưng lúc đó anh cũng chưa rơ ràng, và bọn này cũng sẽ đi t́m mà thôi, tôi cám ơn chị. Như vậy tôi đă rơ những bộ hài cốt này và 2 người lính tự sát năm xưa là ai rồi, cũng nhờ sự thiếu sót của ḿnh mà tôi đă biết ra Hùng đang phiêu bạc nơi đâu, âu cũng là mạng số.Chị lập lại nhiều lần, nơi đó gọi là G̣ cà, G̣ cà …thời gian qua quá lâu và chị không sống ở Đà Nẵng nên chị không biết g̣ Cà nằm ở nơi nào, khi tôi hỏi chị.

Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc LĐT/LĐ369: Người Niên trưởng đơn độc.

Cuối năm 1967, Chúng tôi được phân phối về Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến đang nghỉ quân tại Quận Giáo Đức Mỹ Tho sau chiến thắng lớn bên bờ kinh Rạch ruộng. Chúng tôi hân hạnh được tŕnh diện người Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5/TQLC Đại úy Nguyễn Xuân Phúc, sau khi tŕnh diện xong anh vui vẻ mời chúng tôi dùng bữa cơm đạm bạc với vài chai bia, vừa ăn uống vừa nói chuyện, anh tự giới thiệu anh xuất thân khóa 16 Vơ Bị. Chúng tôi nh́n nhau và hiểu thầm “ anh là người Đại niên trưởng của ḿnh”, anh dặn ḍ những điều cần thiết ở ngoài chiến trận, phong cách của sĩ quan đối với binh sĩ, đối với cấp trên với lời lẽ đơn giản với dáng mặt luôn sẵn sàng vui vẻ mà chúng tôi sau này mới hiểu ra rằng, nó giản dị như đời sống của anh: anh đă sống với thuộc cấp một cách chân t́nh, vô cùng ĺ lợm trong chiến trận, ư thức trách nhiệm cao cuả cấp chỉ huy đối với đơn vị và thuộc cấp.

Ngày trở về hậu cứ năm đó trong lễ khao quân của TĐ5/TQLC, tôi được anh cho phép qua sự giới thiệu của niên trưởng Đỗ Hữu Tùng, cùng với một người bạn chuẩn úy tên Trần Thanh Tùng, chỉ dẫn cho Sĩ Quan trong đơn vị khiêu vũ, với một văn thư khá ngộ nghĩnh: “các sĩ quan phải học nhảy, để mở buối khiêu vũ trong dịp lễ khao quân, ai vắng mặt một buổi sẽ nhận 3 ngày khinh cấm, 2 buổi là 3 ngày trọng cấm…”nhưng riêng anh không học, tôi hỏi anh, anh vui vẻ cười: chú mầy yên tâm, ông anh ś lô th́ 2 chai, boléro th́ 3 chai c̣n các điệu khác th́ 5 chai trở lên… thế đó nghiêm trang khi cần, vui vẻ và dễ thương không cùng có thể nói rằng : trong hàng sĩ quan TQLC anh là người chỉ huy được hầu hết thuộc cấp thương mến, kính trọng và anh cũng là người thuộc cấp được cấp trên tin trưởng và tôn trọng …Trong những năm tháng trên chiến trường Quảng Trị anh là TĐT/TĐ2/TQLC là người TĐT đă để lại cho mọi người những ấn tượng hào hùng, kính nễ (xin mời qúy vị đọc nhiều bài viết về người TĐT huyền thoại này cuả nhiều tác giả trong và ngay cả ngoài đơn vị TQLC trên trang Web TQLC ). Một điều nữa làm cho chúng tôi và bạn bè thương mến, vinh dự hơn về anh: suốt đời binh nghiệp chỉ biết ăn tiêu bằng đồng lương của chính ḿnh, bởi vậy mà anh vẫn c̣n độc thân khi đi vào miền tận cùng của đời người. Tôi không t́m hiểu nhiều về người Niên trưởng có đời sống đơn độc này v́ chỉ chừng đó thôi, tôi cũng đă kính trọng, thương mến và ngưỡng mộ anh không cùng.
Trong những phút ngắn ngũi c̣n lại sau cùng trên băi biển Non Nước Đà Nẵng, tôi đă gọi Trung tà Đỗ Hữu Tùng:

-Thái Dương đây Tân An.

- Nghe Tân An tốt, tới đâu rồi.

- Tŕnh Đại bàng, chúng tôi tới được bên này sông Hàn.

- Tốt, anh có gặp một Tiểu đội cuả Hà Nội ( danh xưng cuả Thiếu tá Hợp ) đón ở đó không?

- Không.

Tôi nghe tiếng nói cuả anh Tùng trong ống liên hợp và chiếc loa nhỏ gắn trên máy PRC.25 không được rơ ràng, lẫn lộn với một loại âm thanh thực quen thuộc, h́nh như tiếng cánh quạt cuả trực thăng hay tiếng sóng biển vỗ vào mạn tàu.

- Thái Dương đang ở đâu, trên máy bay hay trên tàu thủy.

- Sao Tân An lại hỏi vậy?

- V́ tôi nghe tiếng quạt đập gió hay tiếng oằm oặp cuả sóng.

- Không tàu cũng chẳng máy bay, đó là tiếng sóng vỗ bên bờ biển.

Tôi nghe tiếng la rất lớn cuả Trung tá Phúc:

- Cho Tân An ngay tần số cuả Hợp và Hợp có bổn phận đón Tiểu đoàn 9.

- OK,OK. Tân An đây Thái Dương, hảy ghi xuống tần số này và liên lạc với Hà Nội, để Hà Nội thu xếp đón TĐ9 lên tàu.

- Đáp nhận Đại bàng 5.

- Chúc may mắn…Ầm… bỗng tôi nghe trong máy một tiếng nổ rất lớn, cắt ngang tiếng nói của anh Tùng…và chấm dứt cuộc đối thoại. Chấm dứt tất cả…Niên trưởng, niên trưởng không c̣n ǵ hết, chẳng c̣n ai đón đơn vị em được nữa đâu, cám ơn các niên trưởng đă lo lắng, xin nguyện cầu các anh luôn an vui nơi chốn hư vô. Kể từ giờ phút đó, chúng tôi đă mất hẳn liên lạc với NT Tùng và NT Phúc.

Tiếng nổ định mệnh giữa trưa ngày 29/3/1975
Đă bao nhiêu năm tháng qua rồi, cũng đă bao lần vật đổi sao dời, nhưng bên tai tôi h́nh như vẫn c̣n nghe cái âm thanh khủng khiếp cuả tiếng nổ ngày đó, tôi thầm nhủ, những người đàn anh ḿnh đă giả từ cuộc sống v́ tiếng nổ oan nghiệt này, có phải không ? Tôi cố t́m, cố biết. Nên mỗi khi có dịp về tham dự các Đại hội TQLC tôi thường lần ṃ t́m kiếm tin tức qua những người quen, bạn bè.

- Thiếu úy Trương Phước Dĩnh. Tháng 4 năm 2004, gia đ́nh tôi di chuyển về sinh sống ở Atlanta- Georgia, khí hậu ở đây ấm áp hơn, tiện việc đưa đón con đi học, v́ ở trên Maryland lạnh quá. Bất ngờ tôi gặp lại người thuộc cấp rất thân thiện, anh tên Trương Phước Dĩnh, anh là Trung đội trưởng Truyền tin của TĐ9 ngày xưa. Ngày 27/3/1975 TĐ đang đóng quân ở quận Đại Lộc, anh đă xin phép về thăm gia đ́nh vợ con ở Hội An, Quăng Nam. Lúc 12 giờ khuya 28/3/1975 Tiểu đoàn được lệnh di chuyển, trong cảnh loạn lạc cuả ngày 29/3/1975 anh không thể trở lại nơi đóng quân ở Đại Lộc, nguy hiểm nên anh t́m đường thẳng tới băi biển Non Nước nơi Bộ tư lệnh TQLC, đang tạm đóng quân, Dĩnh cho biết khoảng 10 giờ sáng ngày 29/3, thấy NT Tùng và NT Phúc đứng nói chuyện với NT Trần Văn Hợp TĐT/TĐ2/TQLC.

- Người bạn cùng khoá 22 Kiều Công Cự. Thới gian đó, anh là Trưởng ban 3 Tiểu đoàn 2/ TQLC.

Dĩnh cho tôi biết, anh Cự cũng có mặt sáng hôm đó, trong một cuộc nói chuyện qua điện thoại., tôi hỏi:

- Cự ơi, Cự c̣n nhớ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975 ở băi biển Non Nước không?

- Nhớ rơ lắm, Tân An muốn hỏi ǵ?

- Tân An muốn biết NT Tùng và NT Phúc có mặt ở đó lúc mấy giờ và họ đă làm ǵ? Và sau đó đi đâu?

- Hồi đó Tân An cũng biết Cô Tô đang giữ chức vụ Trưởng Ban 3 của TĐ2, nên luôn theo sát TĐT Trần Văn Hợp. Chừng 10 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975, chiếc xe jeep dừng lại, NT Tùng vẫn ngồi trên xe, c̣n NT Phúc đi lại gần chúng tôi đứng nh́n ra con tàu ngoài khơi và hỏi anh Hợp:

- Sao chưa lên tàu?

- Chúng tôi đang đợi tàu vào đón.

NT Phúc cười bảo:

- Nó đếch vào nó sợ bị bắn, thằng nào biết lội cứ lội ra, thằng nào không biết lội th́ đi kiếm ghe, kiếm thúng, c̣n tao và Tùng không biết bơi th́ đi t́m con đường khác. Làm việc đi.

Anh trở lại lên xe Jeepcùng với anh Tùng quay xe chạy lên đường. Sau đó anh Hợp cho lệnh tự động mọi người kiếm cách ra tàu.

- NT Trần Ngọc Toàn xuất thân K.16 VBĐL là TĐT/TĐ18/TQLC, người đă đem 2 đại đội TQLC đổ xuống băi biển Non Nước có nhiệm vụ đóng quân, bảo vệ cho BTL/SĐ. Anh hiện diện và chứng kiến hầu hết mọi sự việc xảy ra vào buổi sáng hôm đó trên băi biển Non Nước, anh cho biết: Anh Tùng và anh Phúc có mặt ở băi biển vào lúc 9, 10 giờ sáng, sau khi Phúc dặn ḍ Hợp những ǵ đó anh không rơ, các anh lên xe jeep đi.C̣n anh Toàn cùng với những người lính cuả ḿnh dùng thùng đạn trống và phao lội ra tàu, khi anh được vớt lên tàu lúc đó là 11 giờ. Khoảng gần 1 giờ trưa, 1 chiếc thúng lớn ( người dân ở đây dùng thúng thay thế cho thuyền nhỏ ) tắp vào tàu trên đó có 4 người lính, một người tên Đực, tài xế tâm phúc của NT Phúc (Đực được NT Phúc đem theo từ ngày anh c̣n chức vụ Đại đội trưởng). Lên tàu Đực kể cho NT Toàn và mọi nguời nghe: ”Lúc đó hơn 10 giờ, Trung tá Tùng bảo tôi lái xe đưa 2 ông thầy vào phi trường, liên lạc với một người Thiếu tá KQ và 2 ông lên trực thăng. Tôi xin theo ông thầy, nhưng có lẽ đông người nên ông thầy bảo tôi trở về Non Nước t́m đường lội ra tàu.”
NT Toàn nói tiếp: c̣n một ngựi nữa anh tên Trần Văn Tỷ, Đại úy Pháo đội trưởng TQLC, cũng đă có mặt ở phi trường ,xin lên trực thăng nhưng cũng bị từ chối.

Sau tháng 4 năm 1975, NT Trần Ngọc Toàn tập trung cải tạo, thời gian đưa ra Bắc, anh ở Trại 3 thuộc Liên trại 3 Hoàng Liên Sơn. Những ngày tháng đó cuộc sống quá kham khổ, chỉ mong sao năm tháng vơi mau để được về với gia đ́nh.Có một ngày được nghỉ tại trại, anh em chuyện tṛ về TQLC , một thiếu tá KQ ( anh không nhớ tên ) kể: “…các bạn không thể tưởng tượng ra được, buổi trưa kinh hoàng cuả ngày 29/3/1975 diễn ra trước cửa Phi trường Đà Nẵng. Chừng 12 giờ trưa, thiên hạ hàng ngàn người, chen lấn, xô đẩy nhau cố vào bên trong Phi trường để t́m đường lên máy bay. Thậm chí người ta đạp đổ hàng rào Phi trường, mặc cho ḿn nổ, vẫn cứ đạp lên xác người mà đi, tiếng la, tiếng hét vang trời lẫn trong bụi vàng mù mịt. Tôi thấy quá nguy hiểm, nên rùt lui ra ngoài. chạy được một đoạn đường tôi nghe tiếng nổ lớn, thực lớn trên cao, tôi nh́n lên một chiếc trực thăng có lẽ trúng đạn rớt xuống rất nặng nề, có 2 sĩ quan Trung tá TQLC tử thương. NT Toàn hỏi:

- Làm sao anh biết là Trung tá TQLC.

- Họ có mang lon phụ đề và mặc aó quần TQLC…

Niên trưởng Toàn nói, ngày đó có quá nhiều âu lo nên anh không hỏi kỹ càng hơn…

- Niên trưởng Tô Văn Cấp K19 VBĐL, anh là Thiếu tá Trưởng pḥng TTHQ cuả BTL/SĐ

Trong Email cách đây mấy ngày, NT tâm sự ngắn gọn: 10 giờ sáng hôm đó, anh cũng có mặt ở BTL và cũng đă chuyện tṛ với các NT Phúc, Tùng và Hợp. Sau khi chia tay nhau với các NT, anh nói: “Suưt chút nữa anh cũng chết đuối khi lội ra tàu“

Bao nhiêu nhân chứng thân cận gần gũi với các anh c̣n may mắn hiện diện hôm nay, với những câu chuyện kể cuả họ, phù hợp với thời gian và sự kiện xảy ra ngày 29 tháng 3 năm 1975, đă cho em biết chính xác: các Niên trưởng đă đi đâu …về đâu trong ngày tháng đó.
*
Sau gần 5 năm, sống đời lưu lạc trên xứ người, năm 1999 tôi đưa vợ và đứa con trai duy nhất đầu ḷng trở lại Việt Nam để thăm mẹ và các em. Mẹ giờ đây già lắm, đôi mắt mẹ tôi mờ dần, mẹ chỉ có thể nh́n thấy cái bóng đen khi có người đứng ngay trước mắt Mẹ, nhưng không hiểu sao tấm ḷng bao la của mẹ h́nh như có thể thay cho phần giác quan đă mất, khi các em đưa vợ chồng chúng tôi vừa về trước cửa nhà lúc đó chừng 12 giờ đêm cô em út tên Tiểu Phương nói nhỏ với chúng tôi- Mẹ không nh́n thấy ǵ hết. Chúng tôi đứng một hàng dài trong pḥng khách và Tiểu Phương lên tiếng: mẹ ơi, con đưa anh chị về đây rồi, mẹ tôi đứng lên như một người mạnh khoẻ b́nh thường đi thẳng đến bên tôi, mẹ ôm chầm và hôn lên tráng con với những giọt nước mắt vui mừng trong giây phút thực ngắn ngủi đó “Con vô cùng hạnh phúc như những ngày thơ ấu, mẹ ơi”.
…Năm đó 1977, Mẹ từ Nam khăn gói lên đường một ḿnh t́m về Trung thăm tôi đang tù tội tại trại 2 Kỳ Sơn Quảng Nam (ngày đó trại tù bắt chúng tôi phải gửi thư về liên lạc với gia đ́nh, họ lấy lư do để gia đ́nh yên tâm và đi thăm nuôi, trại tự chuyển thư, tôi lại không muốn gia đ́nh biết ḿnh đang ở tù nơi đây, mất công, tốn kém đi thăm, có vô số vấn đề khổ nhọc cho gia đ́nh, nhất là đang ở tận trong nam, nên cứ im lặng với ư định: c̣n sống được th́ về, c̣n chết coi như xong, độc thân cũng dễ thôi, nhưng trại không bằng ḷng, cuối cùng thư đi và mẹ nôn nóng đi thăm, trăm đường xa xôi khổ ải ) Mẹ ôm tôi và nước mắt chảy dài, tôi lấy tay áo lau nước mắt cho mẹ và an uỉ, không sao đâu mẹ ơi, rồi đôi ba năm nữa con cũng sẽ về thôi. Mẹ nói nhỏ bên tai tôi, con cố ǵn giữ sức khoẻ, mẹ và các em bao giờ cũng thương yêu và lo cho con, cố giữ ǵn sức khỏe. Ngày đó tóc mẹ c̣n đen chỉ có ít tóc trắng, c̣n tôi tóc đă bạc gần phần ba đầu.

Mới đó, mà đă 22 năm qua rồi…Chúng tôi trân trọng nâng niu, qúy giá từng ngày một về lại quê hương, được sống với gia đ́nh, sống vớ bè bạn và những người ngày xưa là thuộc cấp của ḿnh.

Cuộc đời của người khóa đàn em tên Nguyễn Viết Hùng và Gia đ́nh

Trong dịp về thăm gia đ́nh ngày đó, một lần trong bữa ăn với những người lính cùng đơn vị trên đường Trương Minh Kư, tôi hỏi thăm anh em có ai biết Thiếu úy Hùng mới ra trường về Tiểu đoàn ḿnh không, hồi Tiểu đoàn đang ở chợ Đại Lộc, Quảng Nam. Anh em vui vẻ thay nhau nói về người chiến binh mới này:

- Em nhớ rồi, Thiếu úy Hùng cao lớn và đẹp trai lắm, ngày đó Thiếu úy về đại đội 2, hồi đó em nấu ăn cho Đại úy Phán đại đội trưởng đại đội 2, tội nghiệp mới ra trường đă chết, ông đă tự sát bằng lựu đạn với người lính của ông sau trận đánh của TĐ ḿnh ở chủng viện Non Nước, Sơn Trà, em không nhớ tên người lính này, để em hỏi mấy thằng đại đội 2 coi.

-Khi nào có th́ cho anh biết …

Như vậy là đă quá rơ ràng những bộ hài cốt này là của ai. Kết hợp với những ǵ chị Nga kể vào năm 2007, tôi lại bắt đầu t́m tông tích của Hùng, thằng khóa đàn em, tôi thầm nguyện:” Hùng có linh thiên cho anh t́m đúng đường để sau đó đưa em về với gia đ́nh.”
Gần hơn 1 năm lần ṃ t́m kiếm không có kết quả, thật là ngớ ngẩn tại sao tôi lại không bắt đầu từ con đường Vơ Bị, tôi biết hướng t́m này duy nhất và nhiều hy vọng nhất. Năm 2009 với những dự tính trong đầu, tôi gọi điện thoại cho Đinh Xuân Thành khóa 28 hiện đang sống tại Atlanta, Georgia với Hội Vơ Bị Đà Lạt, may mắn Thành có ngay đầu máy nói chuyện :

- Thành cho tôi hỏi, hồi ở trong trường Thành có nhớ khóa 27 có ai tên Hùng không?

- Em không nhớ rơ, h́nh như có nhiều niên trưởng khóa 27 tên Hùng lắm. Nhưng nếu NT muốn rơ ràng hơn em sẽ giói thiệu NT với anh Sang đại diện khóa 28, hiện Sang đang sống ở San- José.

- OK, cám ơn nhiều lắm chúc mạnh khỏe.

Mấy hôm sau có được số ĐT của Sang, tôi gọi ngay, người đầu máy hỏi:

- Xin lỗi, anh là ai?

- Có phải Sang không, tôi là Đoàn Văn Tịnh khóa 22 đây.

- Ồ, chào NT, em là Sang đây.

- Chúc vợ chồng em và gia đ́nh luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Cho anh hỏi chuyện này nghe: em có nhớ trong khóa 27 có ai tên Hùng không?

- Có niên trưởng, có đến mấy người tên Hùng.

- Hùng người Huế.

- Có em biết, tên Nguyễn Viết Hùng.

- Sang ơi, Sang có biết gia đ́nh Hùng ở đâu không?

Một hồi im lặng, Sang nói tiếp:

- Em sẽ cho NT số điện thoại của một người bạn cùng khóa với em, người bạn ấy sẽ nói chuyện cho niên trưởng nghe v́ em nghĩ người ấy biết Hùng nhiều hơn.

- Cám ơn Sang, vui vẻ nghe.

Và tôi nhận số điện thoại của người đàn em này, tôi đă gọi và nói chuyện với anh nhiều lần, anh cùng khóa 28 Trường VBQGVN với Sang và Thành.
Và tôi ghi nhận từ người đàn em này đang sống ở VN: Hùng tên anh là Nguyễn Viết Hùng gia nhập vào trường Vơ bị khóa 27, anh đă tử trận vào ngày 30 tháng 3 năm 1975 tại Đà nẵng, hiện tại gia đ́nh Hùng đang ở Vĩ Dạ, lần giổ đầu tiên của Hùng, anh và một số bè bạn có tới tham dự tại gia đ́nh Hùng, và người đàn em này lại cho tôi số điện thoại để nói chuyện với thân nhân của Hùng.

Tôi đă có dịp nói chuyện với người cháu gái cuả Hùng, cô gọi Hùng bằng cậu ruột, hiện cùng với chồng coi ngôi nhà Từ đường của gia đ́nh họ Nguyễn, chúng tôi cũng đă có nhiều dịp chuyện tṛ, cô nói: “Cậu Hùng là người con trai út trong gia đ́nh có nhiều chị em gái, và 1 anh trai cũng đă tử trận vào năm 1968. Khi vào quân trường Vơ bị cậu Hùng c̣n độc thân, cậu gia nhập quân trường Vơ bị Đà Lạt ngày 26 tháng 12 năm 1970, khoá 27. Những năm tháng này bà ngoại c̣n sống với gia đ́nh mẹ con, con gái của bà ngoại và ngoại mất sau cậu Hùng 2 năm. Và người Mẹ của cô gái coi sóc nhà Từ đường cũng mất sau cụ mấy năm. Cậu Hùng đẹp trai lắm, cao lớn và trắng trẻo, khi cười có 2 đồng tiền trên má, bà ngoại cháu v́ buồn thương nhớ cậu con, nên bà ngoại cứ ngày đêm nguyện cầu cho cậu và mong mỏi trời đất sao cho cậu đừng chết dưới nước. V́ người ta kể cho ngoại nghe về trận đánh cuả TQLC ở băi biển Non Nước, nên ngoại nghĩ cậu đă chết trên biển khi lội ra tàu. Cậu mất khi cậu mới 25 tuổi.

Tôi kể cho cô nghe chuyện trận chiến ngày đó và câu chuyện cuả chi Liên, chị Nga đi t́m chồng cũng như chuyện của những người lính nói cho tôi nghe và tôi kết luận: chắc chắn Hùng không chết dưới biển, tôi cho cô biết 1 trong 2 bộ hài cốt an táng ở G̣ Cà là Hùng, G̣ Cà nhớ nghe cháu. Cậu sẽ cố t́m hỏi những người quen biết để giúp gia đ́nh cháu t́m Hùng. (Trong gia đ́nh, cô cháu cững gọi tôi bằng cậu)

Hiện tại Hùng chỉ c̣n một người chị cả duy nhất đang sinh sống tại miền cực nam của đất nước. Mỗi lần chị gọi tôi để hỏi thăm chị khóc sướt mướt, năm nay chị cũng lớn tuổi lắm rồi 66 tuổi, chị ước mong t́m được hài cốt của Hùng để đem em về xứ sở, cho em được nằm cạnh bên mộ Mẹ là chúng tôi mới yên tâm, chị bảo: ”bao nhiêu năm sống xa quê, xa nhà chúng tôi buồn lắm, chúng tôi không hy vọng Hùng c̣n sống, tôi chỉ nguyện cầu em đă về một nơi nào đó mà linh hồn nó được an vui và b́nh yên. Hùng mất đi, chúng tôi chỉ ước đoán như vậy v́ ngày đó nghe đơn vị của Hùng đụng trận ở Đà nẵng, sau đó đơn vị tan hàng, từ đó không c̣n nghe tin tức ǵ nữa, chúng tôi nghĩ chắc Hùng đă chôn xác ngoài biển khơi. Gia đ́nh chúng tôi vô cùng mừng và cám ơn anh thực nhiều, v́ như vậy chúng tôi biết được chính xác về em tôi, gia đ́nh từ đây cũng được yên tâm v́ biết chắc Hùng không bỏ xác ngoài biển khơi, anh biết không nếu một ḿnh em nằm chết ngoài biển th́ lạnh lắm, chúng tôi sẽ lập đàn trai để đưa em về để nó không đói, khổ và lạnh.”

Và lần nói chuyện hôm thứ bảy ngày 5 tháng 2 năm 2011, vợ chồng người cháu cho biết khi tôi gọi về thăm hỏi gia đ́nh cô: “cậu ơi, buồn quá bọn cháu đă vào Đà Nẵng hỏi thăm G̣ Cà để t́m mộ cậu Hùng, nhưng trên G̣ Cà mồ mă nhiều lắm không thể t́m ra được, bọn cháu cũng chẳng biết hỏi ai, nên đành phải trở về.”

Tôi nói: đây chỉ là một cái g̣ thôi mà. Cô bảo: “v́ nó nằm trên bán đảo Sơn Trà thuộc miền biển nên gọi là G̣ mà không gọi là Đồi. Thực sự nơi này như một nghĩa trang vô cùng rộng lớn, nó là một ngọn đồi thấp, rộng mênh mông, cậu có bao giờ tới đây chưa.” tôi trả lời: “cậu chưa hề tới đó bao giờ, th́ ra c̣n quá nhiêu khê, không đơn giản.”

Như vậy, cháu chỉ c̣n hy vọng ngày nào cậu về thăm quê hương mới mong t́m được. Lại thêm một cuộc t́m kiếm mơ hồ nữa Hùng ơi. Ngày nào về lại quê xưa, một lần nữa anh sẽ cố t́m em…ôi người đàn em tội nghiệp, đời binh nghiệp của em quá đổi ngắn ngủi, chỉ có 2 ngày làm lính trận, mà phần c̣n lại để trở về quê cũ, được sống bên cạnh mẹ lại vô cùng xa xôi diệu vợi, không biết ngày đó có đến với em không. Hăy linh thiêng gíúp anh t́m kiếm, hởi người chiến binh đă chọn lấy cái chết kiêu hùng.

Ngồi đây viết lại những gịng cuối cuả câu chuyện kể, ḷng thực qúa đổi chua xót, ngậm ngùi và thầm hỏi: “Có ai trong cuộc sống này, hơn 3 lần thân xác đă vùi xuống ḷng đất mà vẫn chưa được yên nơi yên chốn. Phải chăng: chỉ có cuộc đời của những người chiến sĩ vô danh.

Atlanta,Viết xong ngày 13 tháng 3 năm 2011
Tân An Đoàn Văn Tịnh


Phần ghi chú:
- Chúng tôi không để tên và địa chỉ của những người đang sống ở VN.
- Chuyện kể được thực hiện qua thời gian dài từ 2009 đến tháng 3/2011
- H́nh ảnh phần nhiều do gia đ́nh cung cấp. Một số do các Niên trưởng và bạn bè gởi cho.
- Bài viết liên hệ: Trân chiến sau cùng cuả TĐ9/TQLC (đăng trên trang
Web/TQLC )
- Phần tham khảo: tin tức của bạn bè và các NT cho, chúng tôi cũng viết lên, tùy người đọc nhận định.