BBT: Bác sĩ Nguyễn Văn Thế,
nguyên Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Quân Y thuộc
Binh Chủng TQLCVN vừa vĩnh biệt đồng hương đồng đội để
về nơi b́nh an. Sự ra đi của ông là một mất mát đáng
tiếc cho cộng đồng, nói chung và Binh Chủng TQLC nói
riêng. Đă có nhiều bài viết ca ngợi và tỏ ḷng biết ơn
vị lương y Nguyễn Văn Thế, trong số đó có thư của nhiều
bệnh nhân và đặc biệt là của anh chị em không nhà, sinh
sống gần nơi làm việc của ông.
Riêng gia đ́nh Mũ Xanh th́ từ người anh cả đến chú út
đều thương tiếc người đồng đội nhiều công lao và đáng
mến này. Trong phạm vi của tờ đặc san Sóng Thần, ban
biên tập chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt cảm tưởng của
một số đồng đội đối với Mũ Xanh Nguyễn Văn Thế:
1/ Cảm tưởng của Lạng Sơn:
Trước kia, trong SĐ/TQLC, các anh em và tôi cùng sát
cánh ngoài chiến trường, nhiệm vụ tuy có khác nhau,
nhưng mỗi khi có một đồng đội hy sinh th́ đó là nỗi đau
buồn chung. Nay ở hải ngoại, không c̣n Sư Đoàn TQLC nữa,
mà chỉ c̣n gia đ́nh Mũ Xanh, v́ thế những buồn vui chung
trong đại gia đ́nh cũng là buồn vui của riêng từng
người. Chúng ta bày tỏ t́nh cảm hay đến với nhau được
c̣n tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người.
Từ ngày ra hải ngoại, bệnh suyễn của tôi nặng thêm nên
khó đi xa được. Khi Bắc Ninh bị bệnh nặng, tôi có điện
thoại hỏi thăm và dự định sang thăm Bắc Ninh, nhưng bác
sĩ khuyên không nên đi máy bay nếu mang theo b́nh oxy.
Tôi rất buồn, v́ Đại Tá Nguyễn Năng Bảo là người đă liên
tục chiến đấu và có công lao rất lớn với Binh Chủng TQLC
chúng ta.
Trở về trường hợp bác sĩ Nguyễn Văn Thế. Anh Thế là một
chiến hữu đă cùng tôi sát cánh bên nhau trong suốt những
trận đánh khốc liệt từ Khe Sanh, Hạ Lào, Quảng Trị v.v..
Bác sĩ Thế cùng các bác sĩ TQLC tiền tuyến cũng như hậu
phương đă hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ săn sóc chăm lo
chữa trị cho biết bao thương bệnh binh. Các chiến sĩ
TQLC đă hy sinh tại chiến trường làm sao kể xiết th́
chính các bác sĩ TQLC cũng hy sinh nhiều nhất so với các
quân binh chủng bạn. Các bác sĩ Trương Bá Hân TĐ.4, BS
Lê Hữu Sanh TĐ.5, BS Nguyễn Ngọc Minh TĐ.3, BS Đinh Quốc
Bảo TĐ.6, BS Cao Mạnh Thăng LĐ.369 đă hy sinh trên chiến
trường. Ngoài ra c̣n BS Vũ Đức Giang hy sinh trong ngục
tù CS và BS Vương Gia Nhơn hy sinh trên đường t́m tự do.
Thời gian gần đây bệnh suyễn của tôi thuyên giảm nên khi
hay tin anh Thế phải mổ cột sống và nẳm bệnh viện, tôi
quyết định đến Nam CA để thăm anh. Tuy ngồi xe lăn nhưng
anh rất vui cùng tôi ôn lại chuyện chiến trường xưa rất
lâu. Hơn nửa sau, khi y tá nhắc anh uống thuốc th́ chúng
tôi tạm chia tay để anh nghỉ ngơi và hẹn anh sẽ cùng
nhau tái ngộ sẽ nói chuyện tiếp.
Tôi đi thăm anh em ở Bắc CA và Đồ Sơn dẫn tôi đến thăm
anh Nguyễn Minh Châu và Đinh Xuân Lăm. Khi đang vui câu
chuyện với anh em ở Oregon th́ bất ngờ được tin anh Thế
mất, tôi vội lấy vé máy bay quay lại Nam CA gấp và đă
kịp cùng hội TQLC Nam CA tham dự lễ phủ kỳ cho anh và
tiễn chân anh đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Đành rằng sinh lăo bệnh tử, anh Thế bất ngờ ra đi khi
chưa lăo mà v́ bệnh hiểm ác! Mọi lời nói cũng không đủ
để bày tỏ cảm tưởng về công lao và đức độ của anh. Tôi
chỉ có thể nói vắn tắt rằng anh Thế ra đi đă làm xúc
động và bất ngờ cho mọi người người, tôi cứ ngỡ anh tử
trận như các bác sĩ TQLC đă hy sinh ngoài chiến trường
năm xưa
Vĩnh biệt TQLC Nguyễn Văn Thế, người đồng đội quư mến
của tôi!
Lạng Sơn. .
2/ Cảm tưởng của BS Phạm Vũ Bằng:
Vài hàng gửi anh Nguyễn Văn Thế, xếp tôi.
"Trăm năm trước th́ ta chưa có.
Trăm năm sau có cũng như không.
Cuộc đời sắc sắc không không.
Trăm năm để lại tấm ḷng từ bi."
(Giáo sư Phạm Biểu Tâm, khoa trưởng đại học Y Khoa,
Saigon)
Anh Thế thương mến:
Thôi, thế th́ cũng xong một cuộc đời anh Thế nhỉ! Anh
hăy bay đi, bay đi, đừng chần chờ ǵ nữa, trên cao xa
thẳm kia, nơi có cái thiên đường hoa gấm ấy, anh em Mũ
Xanh họ đang chờ anh đó.. Xin anh đừng luyến tiếc cái
cơi ta bà này, đời đă đối xử với anh quá khắc nghiệt,
trong khi anh quá thánh thiện, quá nhân từ, quá đẹp, mà
anh đă chẳng nhận được cái quả của việc anh làm, anh chỉ
có những nhọc nhằn, đau khổ, cay đắng! .
Cái thủa quốc phá gia vong ấy, anh mang gia đ́nh rời
Việt Nam tị nạn tại Texas, Hoa Kỳ. Tại đây anh đă phải
học lại, làm lại từ đầu, tôi
biết lúc đó anh đă lớn tuổi, việc học trở nên khó khăn,
vậy mà anh vẫn
vượt qua, rồi anh mang gia đ́nh qua định cư tại Nam
California, anh như
rồng gặp nước, anh chữa bệnh, anh giúp đỡ đồng đội, anh
giúp đỡ người
nghèo, buổi gây quỹ từ thiện nào mà chẳng có anh. Đồng
đội kính nể anh,
người nghèo chụi ơn anh, thương phế binh VNCH thương
anh, nhưng họ có
làm được cái ǵ cho anh đỡ vất vả không? Anh vẫn ngày
ngày một nắng hai
sương đi làm để nuôi gia đ́nh và làm việc từ thiện,
chẳng mấy chốc các
cháu thành tài, có gia đ́nh riêng, anh chưa hưởng được
hạnh phúc của
tuổi già th́ chị, người bạn đời của anh, bất th́nh ĺnh
lâm bạo bệnh,
làm anh buồn rầu cô đơn nên lại tiếp tục lấy công việc
làm vui, lấy
chuyện từ thiện để an ủi.
Một buổi sáng mùa Đông, tôi nhận được tin dữ anh bị
trọng bệnh, tôi lật đật thu xếp công việc để đi thăm
anh, chắc anh c̣n nhớ hôm đó tôi đă
gọi điện thọai cho anh để hỏi thăm và muốn biết anh
thích ăn ǵ, anh
đ̣i ăn bánh ướt, bánh ḿ thịt và nhiều thứ nữa, tôi đă
rất ngạc nhiên
v́ trong bệnh viện thiếu ǵ thức ăn, tại sao anh lại
muốn ăn nhiều thứ,
tôi lại nghĩ chắc là anh nhớ thực phẩm Việt Nam.Tôi đến
bệnh viện, mang
theo một người bạn thân từ thủa tiểu học để nhờ bạn tôi
thay tôi săn
sóc anh thường xuyên hơn v́ tôi th́ ở quá xa.
Tôi gặp anh nằm trên giường bệnh, vẫn gương mặt phúc hậu
và nụ cười nhân từ nhưng anh hốc hác gầy sọp đi, anh cho
tôi biết anh bị lây bệnh
nhiễm trùng ngoài da từ một bệnh nhân của anh, không may
cho anh vết
nhiễm trùng lại ở gần cột sống mà anh lại có bệnh đau
cột sống kinh
niên nên lúc mới bị bịnh anh tưởng bệnh đau cột sống tái
phát và chỉ
uống thuốc giảm đau chứ không dùng trụ sinh, hay đi khám
bác sĩ, cho
đến khi nhiễm trùng vào sâu lan rộng, anh đau quá phải
vào nhà thương
th́ đă quá trễ v́ con vi trùng này đề kháng với nhiều
trụ sinh mà y
giới gọi tắt là MRSA, và đă lan quá rộng, anh đă trải
qua 3 lần giải
phẫu để lấy mủ ra và bây giờ đang trong giai đoạn hồi
sức...
Chắc anh c̣n nhớ hôm ấy anh rất vui mừng khi gặp tôi,
chúng ḿnh nói chuyện quá khứ, lại quá khứ! Mà mấy người
lính già như chúng ḿnh th́ chỉ c̣n cái quá khứ kiêu
hùng thôi, làm ǵ có được tương lai hả anh! Anh hỏi tôi
về cái đêm 28/3/75 tại căn cứ hải quân Tiên Sa và dự
định sẽ viết một tập hồi kư bằng Anh Ngữ. Tôi khuyến
khích và ép anh ăn những thức ăn tôi
mang tới, nhưng anh chẳng ăn được ǵ, chỉ uống được một
ngụm nước mía!
Th́ ra anh xuống 30 lbs chỉ v́ không ăn được mà trong
trường hợp này
anh cần phải được dinh dưỡng đầy đủ để chống trả với
bệnh tật…Bạn tôi
đă lấy số điện thoại của anh và nhà thương, rồi hẹn sẽ
trở lại hôm sau,
khi chúng tôi ra về th́ thấy mặt anh hồng hào trở lại,
không biết v́
ngụm nước mía, hay v́ cái quá khứ bi hùng chúng ḿnh vừa
mới trao đổi
với nhau.
Bạn tôi gọi điện thoại cho tôi biết, anh chẳng ăn ǵ,
thức ăn hôm trước mang đến, hôm sau vẫn c̣n nguyên, c̣n
anh th́ ngủ li b́ làm tôi lo
lắng, gọi cho anh mấy lần mà không được!
Tôi được tin anh phải đi mổ lần thứ tư, trên đường đến
bệnh viện, tim
anh đă ngưng đập, anh đă can đảm chống trả với căn bệnh,
cuối cùng th́
quá mệt mỏi anh đă bỏ cuộc.
Anh Thế! Như vậy th́ cũng xong một kiếp người, kiếp
người nào mà chẳng nhọc nhằn hả anh? Thôi anh hăy bay
đi, trên thiên đàng họ đang chờ anh đó, hăy quên đi cái
cơi nhân sinh đau khổ này.
Phạm Vũ Bằng.
Cảm tưởng của MX Phan Công Tôn
Đêm đưa ông Táo về trời, 23 tháng chạp năm Đinh Mùi,
Tiểu Đoàn 1/TQLC bị VC tấn công vào vị trí đóng quân ở
Cai Lậy, tôi bị thương, được đưa về bệnh viện Mỹ Tho rồi
được chuyển về BV Lê Hữu Sanh, Thị Nghè. Tôi tâm sự với
B/S Thế là từ ngày về TQLC (12/1960) đến bấy giờ, tôi
chưa hề được ăn Tết với gia đ́nh ở ĐàLạt. Nay v́ bị
thương, tôi xin về ĐàLạt vài ngày. B/S Thế đă vui vẻ cho
tôi về vào ngày 28 tháng chạp. Đúng đêm Giao Thừa, VC
tấn công vào khu Ḥa B́nh. Sáng mồng 1 Tết, tôi chống
gậy đi cà nhắc lên tŕnh diện Tiểu Khu và được giao cho
khoảng một chục quân nhân để đi “đóng chốt” tiền đồn
chung quanh thị xă. Ngày mồng 4 Tết, tôi “xoay” được một
chỗ bằng máy bay quân sự, rời phi trường Cam Ly để về
SàiG̣n, tái nhập BV Lê Hữu Sanh. V́ nhu cầu hành quân,
sáng mồng 6 Tết tôi bay ra Huế để cùng TĐ1/TQLC tham gia
trận đánh giải tỏa Thành Nội Huế trong 28 ngày đêm. Bị
thương, về gặp BS Thế.
Tháng 6/1968, trong đợt Tổng Công Kích của VC vào
SàiG̣n, Chợ Lớn, Đại Đội tôi tấn công tái chiếm hồ tắm
LiDo, gần cầu Băng Ky , Gia Định, tôi bị thương lần thứ
3 ở cánh tay phải. Lại về gặp B/S Thế!
Tháng 10/1968, trong cuộc hành quân ở Tây ninh, tôi bị
thương lần thứ 4, bị đạn xuyên qua ngực và phổi. Được
đưa về BV Cộng Ḥa giải phẫu, 2 tháng sau đưa về BV Lê
Hữu Sanh, Thị Nghè. Lại gặp BS Thế! Lần bị thương này,
cứ từ Cộng Ḥa chuyển về Lê Hữu Sanh rồi lại lên Cộng
Ḥa tái giải phẫu rồi trở lại gặp BS Thế v.v… tới lui
hơn 4 tháng mới được xuất viện! Suốt thời gian tôi nằm ở
BV Lê Hữu Sanh, tôi và BS Thế có rất nhiều kỷ niệm, BS
Thế đă “sẩu ḿnh” v́ tôi, một phần v́ bệnh trạng của
tôi, nhưng phần lớn là phải “đối phó” với các cô bạn gái
của tôi, cứ phải cho phép tôi đổi pḥng thường xuyên để
… “trốn” đào! Có ông thầy thuốc nào thương thương binh
Facoto như BS Thế không?
Ra hải ngoại, đường xa vạn dặm cách trở, không có anh
Năm Thế che chở khiến nhiều phen tôi bị lao đao v́ đào.
Vào khoảng 4/ 2003, tôi vửa đến CA, chưa kịp ghé thăm
anh Năm Thế th́ h́nh như bị “stroke”, vai trái đau nhức
kinh khủng. Đêm đầu tiên ở Cali, tôi phải ôm một bọc
nước đá cục dằn lên vai cho bớt đau nhức thay v́ … Sáng
hôm sau, nhà thơ TQLC Chương Đài Lê Văn Châm phải vội
vàng đưa tôi đến “khám” BS Thế. Đây là lần đầu tiên từ
sau năm 1975, tôi mới gặp lại vị Bác Sĩ dễ thương này.
Bác sĩ Thế khám, chích, cho uống .. không những free mà
c̣n nháy mắt có ư tặng tôi thuốc bổ … miễn phí. Nhờ bàn
tay anh Năm Thế nên khi trở lại Utah , cái đau nhức kinh
khủng đă thuyên giảm và dứt hẳn.
Tháng 10/2009 nhân dịp về Cali tham dự Đại Hội Khóa 9
Thủ Đức, kỷ niệm 50 năm ngày nhập quân trường, vợ chồng
tôi cùng đi với chị Nguyễn Phục Hưng; chị Định Nguyên,
cô Yến Lan, MX Lư Khải B́nh, Chí Sĩ đến thăm chị Thế.
Chúng tôi có chụp chung một số ảnh tại nhà BS Thế trong
dịp này, không ngờ đây là lần cuối cùng vợ chồng tôi
được thăm và gặp lại BS Thế, vị BS rất khả kính mà chúng
tôi cùng có rất nhiều kỷ niệm! Đành rằng “Sinh Lăo Bệnh
Tử”, nhưng anh chưa lăo, anh là thầy thuốc tử tế với mọi
người th́ lại tử sớm quá khiến chúng tôi thương tiếc
anh, anh Năm Thế./.
Cảm tưởng của Thu Hà, thay mặt
Đoàn Vietnamese Young Marines:
Sự ra đi bất ngờ của Bác Thế là một sự mất mát to lớn
cho đại gia đ́nh TQLC và Đoàn Vietnamese Young Marines
nói riêng.
Đối với bệnh nhân, Bác Thế đă sống đúng với câu “Lương Y
như Từ Mẫu”.
Đối với đại gia đinh TQLC, bác là người anh luôn săn sóc
mọi người và đặc biệt với Đoàn Vietnamese Young Marines,
bác là người bác thân yêu, người thầy quư mến.
Bác là người ủng hộ tích cực nhất vào những ngày đầu
thành lập Đoàn, từ tinh thần đến vật chất. Có những buổi
đến thăm bác tại pḥng mạch, tuy thời gian ngắn ngủi dăm
ba phút nhưng nó chất chứa đầy t́nh yêu thương và những
ưu tư của bác cho thế hệ mai sau của Gia Đ́nh TQLC.
Bác luôn ân cần thăm hỏi từ những sinh hoạt của chúng
cháu, đến học vấn, và truyền dạy chỉ bảo những kinh
nghiệm của bác.
Khi chúng cháu đến thăm bác tại Trung Tâm Rehab, mặc dù
trong người cơn đau đang dằn vật, nhưng bác vẫn dặn ḍ
với chú Nguyễn Phục Hưng “Ráng lo cho đám nhỏ” và c̣n
cho chúng cháu lời khuyên quư giá “Ḿnh làm được ǵ th́
cứ làm mặc kệ người khác nói ǵ”.
Chúng cháu, Đoàn Thanh Thiếu Niên TQLC Việt Nam xin
nghiêng ḿnh kính chào vĩnh biệt bác Thế.
Cảm tưởng của Tô Văn Cấp:
Khi gia đ́nh MX tiễn Anh lên đồi, cỏ hoa ngập lối th́
tôi ở xa quá xa nên chỉ gửi điện thư vĩnh biệt Anh. Ngày
đầu tiên vừa bước chân đến đất tạm dung, chị Huy Lễ, cựu
trưởng pḥng XH/SĐ/TQLC dẫn tôi đến thăm anh, anh em bắt
tay và tôi cảm nhận được cái nhiệt t́nh nóng bỏng từ tay
anh truyền qua và hiểu được ư nghĩa câu châm ngôn “cách
cho quư hơn của cho” hoặc “tay phải làm phước đừng cho
tay trái biết”. Sau đó tôi đến xin anh khám bệnh, được
một vài lần rồi thôi, bởi v́ sau khi khám xong, anh giữ
tôi lại để ôn chuyện “đơn vị cũ chiến trường xưa” trong
khi bệnh nhân chờ th́ quá đông. Thôi đành xa anh, không
dám làm mất th́ giờ của nhiều bệnh nhân khác. Bệnh nhân
mến anh, an tâm hơn, mau lành bệnh là nhờ lời khuyên và
giải thích của anh chiếm tới 50% phương pháp trị liệu
Trong câu chuyện đơn vị xưa, anh có nhắc đến việc TPB
“cắm dùi” và trồng cỏ ở bệnh viện, nay tôi xin nhắc lại
để anh và Mũ Xanh cùng nghe:
Thương bệnh binh TQLC trong giai đoạn 70-71 th́ quá
đông, đủ thành phần, chờ tái khám, chờ về đơn vị cũ, chờ
giải ngũ, chờ xuất Binh Chủng v.v.. Những ông “trời con”
này coi trời bằng vung, chỉ ngán các ông thầy, thẩy Thế,
thầy Tường, thầy Cường, thầy Hiệp, thầy Vi, thầy Dơng,
thầy Hạnh v.v..Vắng mặt các thầy là các chàng “mọc râu
tôm”, họ theo đoàn quân xe lăn, chống nạng xuống đường
theo phong trào “TPB cắm dùi” khắp phố phường.
BTL than phiền về việc TB/TQLC tham gia “cắm dùi” nên
anh Thế giao cho tôi coi chửng đoàn quân “què cụt” này
với chức vụ “Trưởng Khối Thặng Số TPB/TQLC”. Làm ǵ được
họ? QC 202 c̣n phải né. Khi thấy ở ngoài đường Dương
Công Trừng Thị Nghè, anh em TPB với vật liệu sẵn sàng
dựng lều th́ tôi chống nạng đi tới, vừa trông thấy tôi
họ gọi lớn tiếng:
_ “Ông thầy! Tới đây với tụi em, tụi em dựng cho anh một
căn”.
_ “Các chú có thương BS Thế và anh không?”
_ “Tại sao không?”
_ “Nếu thương th́ đi chỗ xa, xa lộ Hàng Xanh v.v.. chứ
cắm cọc dựng lều ngay trước bệnh viện th́ kỳ quá, BTL
đang la BS Thế và anh kia ḱa”.
Anh em thu xếp vật dụng kéo nhau ra xa lộ, hợp đồng binh
chủng đủ màu xanh đỏ vàng nâu đen dựng những mái lều
tranh. Thiên hạ đồn rằng ông phó K. chơi ông chánh T.
Nhưng TBP/TQLC th́ thương và nghe lời BS Thế.
Khi dọn về bệnh viện mới ở Thủ Đức, xung quanh BV c̣n là
một vùng rộng lớn đất đỏ mênh mông, tôi nghĩ ra một kế
nên đă đề nghị với BS Thế yêu cầu đơn vị gốc mang hàng
quân tiếp vụ đến BV trả cho anh em, đề nghị BS Thế cho
tôi có quyền cấp và gia hạn giấy phép cho anh em thặng
số, BS Thế đồng ư hết mà không hỏi lư do, c̣n thặng số
TBB th́ tặng tôi danh hiệu “Y Công đ/úy”.
_ Hỡi các thương bệnh binh, nghe “y công” nói đây, BS
Thế nhờ TBB chúng ta trải cỏ lên đất đỏ quanh bệnh viện,
anh em giúp được không?
_ Bệnh viện là nhà ta, BS Thế là anh ta, chúng ta là
TQLC*.
Và từ đó mỗi buổi sáng, nếu ai đi vào ra khu vực Rừng
Cấm th́ sẽ thấy một chiếc GMC cùng anh em đi sắn từng
mảng cỏ xanh đem về trải đều quanh bệnh viện, chẳng bao
lâu “cỏ non xanh tận chân BV” lại c̣n kèm theo những
chậu kiểng “vô giá” từ vùng Lái Thiêu B́nh Dương đem về.
Anh em thương BS Thế là thế nên khi trưởng pḥng Tâm Lư
Chiến HVP thấy bệnh binh TQLC* cởi quần dài ra sắn cỏ
th́ liền phát ngôn “TQLC, …Tụt Quần Làm Cỏ”.
Kỷ niệm với anh Năm th́ viết 50 trang
giấy cũng không hết, nhưng khuôn khổ tờ đặc san Sóng
Thần có hạn nên tôi chỉ xin ghi tóm tắt:
Xưa cũng như nay, anh Năm THẾ được mọi người thương mến”