Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Thủy Quân Lục Chiến

MX Đoàn Trọng Cảo

Năm 1955 là năm Quận đội Viễn chinh Pháp hoàn toàn rút khỏi Việt Nam, Quân đội Quốc gia Việt Nam bành trướng theo Hiệp định Genève lên 150 ngàn. Một số các quân nhân thuộc các Lực Lượng Liên Hiệp Pháp là người Việt đă ở lại Việt Nam và gia nhập vào Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

Các Đại đội Độc lập Commandos thuộc Quân đội Liên hiệp Pháp từ ngoài Bắc vĩ tuyến 17 và cả Miền Nam được thành lập làm 2 Tiểu đoàn Hải Quân Đổ Bộ và các đơn vị Yểm trợ, Hành chánh, Huấn luyện. Ngày 1/10/1955 chính thức thành lập Liên đoàn Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam gồm có:

Đại đội Trọng Pháo 106 ly (4.2) do Trung úy Nguyễn Hải Đằng làm Đại đội trưởng đầu tiên. Kế đó Trung úy Nguyễn Thành Yên giữ chức vụ nầy. Đại đội gồm có 3 Trung đội, mỗi Trung đội có 5 khẩu.

Đến năm 1961, Đại đội Trọng pháo biến cải lên thành Pháo đội đại bác, dùng loại đại bác 75 ly sơn pháo thay thế. Pháo đội được tổ chức thành 2 Trung đội, mỗi Trung đội có 4 Khẩu đội:

Pháo đội tổ chức 2 Trung đội Tác xạ 75 ly sơn pháo xếp gọn và 1 Trung đội Chỉ huy và Công vụ. Vị Pháo đội trưởng đầu tiên là Đại úy Cao Văn Thinh và Bộ chỉ huy Pháo Binh Quân Đội Việt Nam Công Ḥa thuyên chuyển về 5 Sĩ Quan gồm có Trung úy Đoàn Trọng Cảo, Thiếu úy Nguyễn Trọng Đạt, Thiếu úy Nguyễn Tấn Lộc, Chuẩn úy Lương Xuân Lộc và Chuẩn úy Trầm Hữu Phước (đă chết vào năm 1988 sau khi bị tù 8 năm của Cộng sản). Loại đại bác này có khả năng bắn xa (đưa quả tạc đạn đến nơi) 8.500m và nhịp độ tác xạ tới 6 quả 1 phút. Loại đại bác này do quân đội Hoa Kỳ trang bị cho các đơn vị Sơn Cước do lừa ngựa kéo, và chuyên chở, các đơn vị Nhảy Dù. V́ loại đại bác này tháo rời ra khi di chuyển ở những nơi khó khăn như śnh lầy, rừng núi và thả dù (Pháo đội Thủy Quân Lục Chiến này đă dùng xuồng tam bản và bè để di chuyển).

- Pháo đội trưởng: Đại úy Cao Văn Thinh
- Pháo đội phó: Trung úy Đoàn Trọng Cảo
- Trung đội trưởng Trung đội 1: Thiếu úy Nguyễn Trọng Đạt
- Trung đội trưởng Trung đội 2: Thiếu úy Nguyễn Tấn Lộc
- Sĩ Quan Tiền Sát: Chuẩn úy Lương Xuân Lộc
- Sĩ Quan Tiền Sát: Chuẩn úy Trầm Hữu Phước
- Thượng sĩ Pháo đội: Thượng sĩ Trần Kim Tỷ
- Hạ sĩ quan Tiếp liệu: Thượng sĩ Nguyễn Ngọc Lít

Pháo đội được đưa lên tỉnh B́nh Dương huấn luyện do Trường Pháo Binh, gồm các môn: tác xạ, địa h́nh, khẩu đội vụ, chiến cụ, chiến thuật, truyền tin và tác xạ thực hành. Vào khoảng tháng 10/1961 Pháo đội hành quân đầu tiên (xuất quân) là ở Rừng Sát, yểm trợ hỏa lực cho Tiểu đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến tảo thanh Rừng Sát. Pháo đội được các Chiến đĩnh của Hải Quân Việt Nam chuyên chở, gồm có: LCVP và LCM 6.

1961-1962, Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến bành trướng thành Lữ đoàn, gồm có: 4 Tiểu đoàn tác chiến, 1 Tiểu đoàn Pháo binh và các đơn vị yểm trợ:

- Tư lệnh : Thiếu tá Lê Nguyên Khang
- Tư lệnh phó : Đại úy Nguyễn Bá Liên kiêm Tham mưu trưởng
- Trưởng Pḥng I : Đại úy Nguyễn Văn Nho
- Trưởng Pḥng II : Đại úy Đỗ Kỳ
- Trưởng Pḥng III : Đại úy Lê Đ́nh Quế
- Trưởng Pḥng IV : Đại úy Thái Vĩnh Thu
- Trưởng Pḥng An Ninh:
Đại úy Lê Hữu Định

- Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1: Đại úy Trần Văn Nhựt
- Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2: Đại úy Nguyễn Thành Yên
- Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3: Đại úy Mă Viết Bằng
- Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4: Đại úy Bùi Thế Lân
- Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 Pháo binh: Đại úy Nguyễn Văn Trước.

Pháo đội đại bác 75 ly cũng được cải tiến thành Tiểu đoàn Pháo binh gồm:

- 1 Pháo đội 105 ly (8 khẩu)

- 2 Pháo đội 75 ly (mỗi Pháo đội 8 khẩu)

Tiểu đoàn di chuyển từ Thị Nghè, Gia Định lên Thủ Đức, Gia Định.

- Tiểu đoàn trưởng: Đại úy Nguyễn Văn Trước
- Tiểu đoàn phó: Đại úy Cao Văn Thinh
- Pháo đội trưởng A 75: Trung úy Đoàn Trọng Cảo
- Pháo đội trưởng B 75: Trung úy Nguyễn Hữu Hạnh
- Pháo đội trưởng C 105: Trung úy Nguyễn Hồ Quỳ
- Pháo đội trưởng Chỉ Huy Công Vụ: Trung úy Nguyễn An Khương
- Trưởng Ban 3: Trung úy Nguyễn Địch Hải
- Trưởng Ban 4: Thượng sĩ Nguyễn Ngọc Lít
- Trưởng Ban 2 + 5: Chuẩn úy Nguyễn Vĩnh Duyệt
- Trưởng Ban 1: Chuẩn úy Vương Văn Tín
- Thượng sĩ Tiểu đoàn: Thượng sĩ Trần Kim Tỷ

Ngoại trừ Pháo đội A 75 do Trung úy Đoàn Trọng Cảo là Pháo đội trưởng Pháo đội cũ đă huấn luyện rồi, c̣n 2 Pháo đội B 75 và C 105 được đưa đi huấn luyện tại Trường Pháo binh Dục Mỹ (Trường Pháo Binh B́nh Dương đă di chuyển ra Dục Mỹ thuộc tỉnh Khánh Ḥa).

Riêng Pháo đội A 75 tăng phái cho Tiểu đoàn 4 hành quân tại Phan Thiết, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn này là Đại úy Bùi Thế Lân.

Tiểu đoàn 4 hành quân ở Phan Thiết đă tàn phá mật khu Lê Hồng Phong ở phía Tây-Bắc quận Mũi Né, phá hủy toàn bộ các doanh trại và các khu canh tác, tịch thu các tiếp liệu phẩm xâm nhập từ Bắc vào. Tàn phá mật khu Đằng Kia và Ara Salour phía Tây Nam Phan Thiết. Đây là mật khu bất khả xâm phạm từ thời chiến tranh trước 1954.

Tiểu đoàn Pháo Binh (-), gồm: Pháo đội A 75 và Pháo đội C 105 theo Lữ đoàn hành quân vùng Thất Sơn.

V́ t́nh h́nh chính trị rối ren tại Saigon nên toàn bộ Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến được đưa về Saigon bằng phi cơ C 130 của Hoa Kỳ từ căn cứ tại Phi Luật Tân sang.

* Tháng 10/1963, Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến tăng phái cho Quân Đoàn III hành quân vùng Tam Giác Sắt nằm ở ranh giới hai tỉnh B́nh Dương và Tây Ninh.

Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến ở giai đoạn I do Trung tá Lê Nguyên Khang làm Tư lệnh, Thiếu tá Nguyễn Bá Liên Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng, gồm có 3 Tiểu đoàn :

- Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến: Đại úy Trần Văn Nhựt, Tiểu đoàn trưởng

- Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến: Đại úy Lê Hằng Minh, Tiểu đoàn trưởng

- Tiểu đoàn Pháo Binh - Đại úy Nguyễn Văn Trước, Tiểu đoàn trưởng, gồm có:
* Pháo đội A 75 - Trung úy Đoàn Trọng Cảo, Pháo đội trưởng
* Pháo đội C 105 - Trung úy Nguyễn Hồ Quỳ, Pháo đội trưởng

Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến ở giai đoạn II, Trung tá Lê Nguyên Khang phải về Bộ tư lệnh (Saigon) do t́nh h́nh căng thẳng, trao quyền chỉ huy lại cho Thiếu tá Nguyễn Bá Liên (ở trận này lần đầu tiên Pháo đội A 75 đă phản pháo tiêu diệt được 2 khẩu súng cối 81 của Việt Cộng pháo kích vào Bộ chỉ huy Lữ đoàn, vào Pháo binh).

Ngày 1/11 năm 1963, cả Lữ đoàn được lệnh rút về tham dự cuộc hành quân khác, nhưng khi về tới Biên Ḥa th́ đổi hướng kéo thẳng về Saigon tham dự cuộc đảo chánh nền Đệ Nhất Cộng Ḥa. Các đơn vị tham dự gồm Tiểu đoàn 1 do Đại úy Trần Văn Nhựt chiếm Đài phát thanh, Tiểu đoàn 4 do Đại úy Lê Hằng Minh tiến chiếm Tổng Nha Cảnh Sát Công An. Pháo Binh đóng tại đường Thành Thái, Chợ-Lớn. Đêm 1/11 Tiểu đoàn 4 tiến chiếm dinh Gia Long.

- Trung tá Lê Nguyên Khang được vinh thăng Đại tá để trấn an các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến. Rồi Đại tá Lê Nguyên Khang được cử đi làm Tùy Viên Quân Sự tại Sứ Quán Việt Nam ở Phi Luật Tân.

- Thiếu tá Nguyễn Bá Liên vinh thăng Trung tá thay thế Đại tá Lê Nguyên Khang làm Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến.

- Đại úy Trần Văn Nhựt vinh thăng Thiếu tá thay thế Trung tá Nguyễn Bá Liên làm Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng.

- Đại úy Nguyễn Thành Yên vinh thăng Thiếu tá làm Chiến đoàn trưởng.

Năm 1964, một Chiến đoàn gồm 2 Tiểu đoàn và Pháo đội A do Thiếu tá Trần Văn Nhựt tăng phái cho Quân Đoàn IV hành quân vào mật khu Thạnh Phú, ranh giới giữa 2 tỉnh Kiến Ḥa và Trà Vinh (Vĩnh B́nh), cù lao Thạnh Phú là nơi tiếp nhận các chiến cụ và tiếp liệu từ ngoài Bắc vào. Cuộc hành quân này đă phá hủy một tàu vận tải của Trung Cộng đóng chở y-cụ, y-dược, thực phẩm khô và vũ khí đạn dược. Bị Không Quân oanh kích phá hủy.

Tháng 2/1964, Chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến do Thiếu tá Trần Văn Nhựt chỉ huy tham dự chiến dịch B́nh định G̣ Công và vùng phía Đông Nam, Saigon. Hai Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến và 1 Tiểu đoàn Pháo binh (-), 1 Pháo đội cùng Bộ chỉ huy Chiến đoàn B́nh định G̣ Công; 1 Tiểu đoàn + 1 Pháo đội B ở quận Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An.

Sau chính biến 1963, chính phủ mới hủy bỏ Quốc sách Ấp Chiến Lược nên tất cả các vùng nông thôn mất an ninh, các trục lộ bị phá hủy các xă ấp mất gần hết về phía Việt Cộng. Chỉ c̣n các Thị trấn lớn và Thị xă là c̣n trong ṿng kiểm soát của phía Quốc gia. Dân chúng không buôn bán được, các thị trấn bị cô lập, kinh tế lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Tỉnh G̣ Công cũng lâm vào hoàn cảnh trên. Hai trục lộ chính là từ Saigon đi G̣ Công bị tắc nghẽn. Trục lộ từ Mỹ Tho xuống G̣ Công cũng bị trở ngại. Chỉ c̣n có quận Ḥa Đồng và Thị xă G̣ Công là do chính quyền kiểm soát, các xă ấp mất gần hết, chợ búa không có, ruộng không có người canh tác, nghề biển cũng không làm được. Cũng v́ các yếu tố trên nên Thủy Quân Lục Chiến được trao cho trách nhiệm B́nh định toàn lănh thổ G̣ Công. Tân Tỉnh trưởng tỉnh G̣ Công là Trung tá Nguyễn Viết Thanh.

Tháng 2/1964, đúng sáng ngày mồng 1 Tết ta (Tết Giáp Th́n 1964), Chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến di chuyển xuống Thị xă Mỹ Tho rồi tăng phái cho Sư đoàn 7 Bộ binh giải tỏa áp lực địch ở Quốc lộ 4 từ Mỹ Tho xuống tới bến đ̣ Mỹ Thuận. Ngày mồng 4 Tết Giáp Th́n th́ cả Chiến đoàn di chuyển qua G̣ Công. Ngay ngày mồng 5 Tết, các đơn vị đă vào vùng trách nhiệm và đă mở rộng vùng kiểm soát ra xa Thị xă tới 5 cây số. Quận Tân Niên Tây đă hoạt động lại, quận Ḥa B́nh cũng đă trở lại b́nh thường. Chỉ trong ṿng hơn một tháng, G̣ Công đă hoàn toàn trở lại b́nh thường và sinh hoạt đă trở lại tốt hơn trước năm 1963.

Tháng 4 th́ Thủy Quân Lục Chiến lại có sự thay đổi theo các biến động chính trị tại Saigon. Đại tá Lê Nguyên Khang trở về làm Tư lệnh Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Trung tá Nguyễn Bá Liên sang Phi Luật Tân làm Tùy Viên Quân Sự tại Sứ Quán Việt Nam. Đại úy Bùi Thế Lân đang học tại Hoa Kỳ trở về làm Chiến đoàn trưởng thay thế Thiếu tá Trần Văn Nhựt. Lúc này Thủy Quân Lục Chiến có 2 Bộ chỉ huy Chiến đoàn, một do Thiếu tá Nguyễn Thành Yên và một do Thiếu tá Trần Văn Nhựt. Sau đó Thiếu tá Bùi Thế Lân (mới vinh thăng) lên thay thế Thiếu tá Trần Văn Nhựt làm Tham mưu trưởng. Tiểu đoàn Pháo binh vẫn do Đại úy Nguyễn Văn Trước làm Tiểu đoàn trưởng, Đại úy Nguyễn Hồ Quỳ làm Tiểu đoàn phó. - Pháo đội A do Đại úy Đoàn Trọng Cảo làm Pháo đội trưởng - Pháo đội B do Đại úy Nguyễn Hữu Hạnh làm Pháo đội trưởng - Pháo đội C 105 do Đại úy Trần Thiện Hiệu.

Hạ bán niên 1964 là một chuỗi biến động chính trị, t́nh h́nh quân sự bắt đầu gia tăng trên toàn quốc, các trục lộ chính như các Quốc lộ: QL 1, QL 4, QL 13, QL 19, QL 21 đều bị cắt đứt từng vùng. Các Thị trấn vùng Cao Nguyên vào Miền Trung phải dùng đường Hàng không và Hàng hải. Thủy Quân Lục Chiến rút về Vũng Tàu để bảo vệ “Hiến chương Vũng Tàu”. Bộ tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến cùng với 2 Tiểu đoàn: Tiểu đoàn 1 do Thiếu tá Tôn Thất Soạn làm Tiểu đoàn trưởng - Tiểu đoàn 2 do Thiếu tá Hoàng Tích Thông làm Tiểu đoàn trưởng. Tiểu đoàn Pháo binh do Thiếu tá Nguyễn Văn Trước làm Tiểu đoàn trưởng.

Tháng 12/1964, Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến do Thiếu tá Nguyễn Văn Nho làm Tiểu đoàn trưởng và Đại úy Trần Văn Hoán làm Tiểu đoàn phó đă tham gia trận đánh B́nh Giả, với lực lượng địch đông áp đảo, hơn 2 Trung đoàn địch đă bao vây Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến và Tiểu đoàn 4 bị thiệt hại nặng nề với 112 Thủy Quân Lục Chiến tử trận, trong đó có Tiểu đoàn trưởng là Thiếu tá Nguyễn Văn Nho và Đại úy Trần văn Hoán, Tiểu đoàn phó. Các đơn vị c̣n lại đă rút về được Bà Rịa với các thương binh, và Đại úy Nguyễn Thành Trí được cử làm Tiểu đoàn trưởng và Đại úy Nhơn làm Tiểu đoàn phó.

Sau đó, Quân Đoàn III tổ chức cuộc hành quân thứ 2 do Thủy Quân Lục Chiến làm chủ lực chính. Bộ tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến đóng tại thị xă Vũng Tàu, Bộ chỉ huy Chiến đoàn do Trung tá Nguyễn Thành Yên chỉ huy, đóng tại quận Đất Đỏ. Tiểu đoàn Pháo binh được 1 Pháo đội 155 ly tăng cường hỏa lực, 1 Trung đội 2 khẩu 105 đóng tại Xuyên Mộc tăng cường hỏa lực. Cuộc hành quân này lấy tên là Chiến dịch Nguyễn Văn Nho.

Tháng 4 năm 1965, một Chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến được tăng phái cho Quân Đoàn II. Chiến đoàn do Trung tá Nguyễn Thành Yên chỉ huy gồm:

- Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến do Thiếu tá Hoàng Tích Thông làm Tiểu đoàn trưởng.

- Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến do Thiếu tá Tôn Thất Soạn làm Tiểu đoàn trưởng.

- Pháo đội A 75 do Đại úy Đoàn Trọng Cảo làm Pháo đội trưởng.

Nhiệm vụ khai thông Quốc Lộ 1 từ Quy Nhơn lên phía Bắc giáp ranh với tỉnh Quảng Ngải ở đèo B́nh Đê và giải tỏa áp lực địch các quận Dương Liễu, Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lăo và Tam Quan.

Pháo đội B 75 do Đại úy Nguyễn Hữu Hạnh tăng phái cho Chiến đoàn Dù khai thông và giải tỏa áp lực Quốc Lộ 19 từ Qui Nhơn lên Pleiku.

Pháo đội C 105 tăng phái cho Quân Đoàn II cùng với 1 Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Pháo đội do Đại úy Trần Thiện Hiệu làm Pháo đội trưởng.

Mặt trận phía Bắc tỉnh B́nh Định đến Tam Quan do Tiểu đoàn 2 trấn giữ. Đây là một chiến thắng lẫy lừng nhất cho Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến do Thiếu tá Hoàng Tích Thông làm Tiểu đoàn trưởng, cùng với Đại úy Nguyễn Văn Hay Tiểu đoàn phó kiêm Đại đội trưởng - Đại úy Phạm Nhă Đại đội trưởng - Đại úy Ngô Văn Định Đại đội trưởng - Đại úy Nguyễn Năng Bảo Đại đội trưởng (trận này Đại tá Hoàng Tích Thông đă viết).

Năm 1965 có một biến có rất quan trọng cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa - Chính phủ do Bác sĩ Phan Huy Quát làm Thủ tướng - Cụ Phan Khắc Sửu làm Quốc Trưởng đă không đoàn kết được cả Đảng phái Chính trị làm cho chính quyền suy yếu, đất nước nguy ngập. Nên Thủ tướng Phan Huy Quát đă trao quyền cho Quận Đội điều hành đất nước.

Ngày 19 tháng 6 năm 1965, Hội Đồng Tướng Lănh đă nhận trách nhiệm - ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia do Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch - Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không quân lập Nội Các Chiến tranh lấy tên là ủy Ban Hành Pháp Trung Ương.

Năm 1966, Pháo đội B được thay thế đại bác 75 bằng đại bác 105 ly do Đại úy Nguyễn An Khương là Pháo đội trưởng. Tiểu đoàn Pháo binh Thủy Quân Lục Chiến được tăng phái khắp các Vùng Chiến thuật, khắp các mặt trận từ Cao Nguyên tới Duyên Hải, Miền Trung rồi đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là bảo vệ thủy lộ sông Ḷng Tảo từ Saigon ra Vũng Tàu và ṿng đai Biệt khu Thủ Đô. Pháo đội A 75 do Đại úy Nguyễn Tiến Hạnh hoán đổi trả cho Đại úy Đoàn Trọng Cảo để về làm Pháo đội trưởng Chỉ huy và Công vụ từ cuối 1965. Đại úy Vơ Đằng Phương thay thế Đại úy Nguyễn An Khương làm Pháo đội trưởng Pháo đội B 105 ly. Đại úy Nguyễn Tấn Lộc làm Pháo đội trưởng Pháo đội C 105 ly thay Đại úy Trần Thiện Hiệu về Bộ tư lệnh. Cuối năm 1966, Đại úy Đoàn Trọng Cảo lại ra thay thế Đại úy Nguyễn Tiến Hạnh đi du học.

Năm 1967, Tiểu đoàn Pháo binh tiếp tục theo các Chiến đoàn đi hành quân khắp các Vùng Chiến Thuật, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long và ṿng đai Sàigon.

Đầu năm 1968, địch tổng tấn công toàn lănh thổ, Thủy Quân Lục Chiến cũng như toàn thể Quân Dân miền Nam chống lại quận đội Bắc Việt xâm nhập với vũ khí tối tân hơn. Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa (Quân đội Bắc Việt đă được trang bị bởi Khối Cộng sản Quốc tế như AK47 là loại súng trường tự động. B40, B41 súng phóng hỏa tiễn, súng không giật 82 ly của Trung Cộng. Quân Lực Việt Nam Công Ḥa chỉ só súng trường Garant M1, súng trường nhẹ Carbine M1 và M2)

Thủy Quân Lục Chiến gồm có 6 Tiểu đoàn Tác chiến, 1 Tiểu đoàn Pháo binh và 2 Bộ chỉ huy Chiến đoàn A và B. Chiến đoàn A do Trung tá Hoàng Tích Thông làm Chiến đoàn trưởng - Chiến đoàn B do Trung tá Tôn Thất Soạn Chiến đoàn trưởng - Tiểu đoàn Pháo binh do Thiếu tá Nguyễn Văn Trước Tiểu đoàn trưởng.

Thủy Quân Lục Chiến cùng các đơn vị Nhảy Dù, Biệt Động Quân làm chủ t́nh h́nh tại Thủ Đô. Khi Chiến đoàn A do Trung tá Hoàng Tích Thông tăng cường ra tái chiếm cố đô Huế - Pháo đội B 105 ly do Đại úy Vơ Đằng Phương làm Pháo đội trưởng đi theo.

Năm 1968, Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến nâng lên thành Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.

Giữa năm 1968, Pháo đội A 75 thay đại bác 75 ly bằng đại bác 105 ly và thành lập thêm 1 Pháo đội thứ 4 lấy tên là Pháo đội D 105. Tiểu đoàn Pháo binh có 4 Pháo đội.

Đầu năm 1969 thành lập Tiểu đoàn 2 Pháo binh do Thiếu tá Nguyễn Hồ Quỳ làm Tiểu đoàn trưởng, Đại úy Trần Thiện Hiệu làm Tiểu đoàn phó. Tiểu đoàn 1 Pháo binh do Thiếu tá Đoàn Trọng Cảo làm Tiểu đoàn trưởng, chưa có Tiểu đoàn phó.

Tiểu đoàn 1 Pháo binh gồm 3 Pháo đội: A - B - C 105 ly:

- Pháo đội A do Đại úy Trầm Hữu Phước làm Pháo đội trưởng.

- Pháo đội B do Đại úy Phan Minh Hùng làm Pháo đội trưởng.

- Pháo đội C do Đại úy Trần Văn Nhẫn làm Pháo đội trưởng.

Kể từ đầu năm 1969, Tiểu đoàn 1 Pháo binh bắt đầu đi hành quân cả Tiểu đoàn. Giữa năm 1969, Đại úy Nguyễn Hữu Lạc làm Pháo đội trưởng thay thế Đại úy Trầm Hữu Phước. Đại úy Phước về làm Pháo đội trưởng Chỉ huy và Công vụ kiêm Chỉ huy Hậu Cứ.

Tháng 9/1969 theo đà phát triển của Quân Lực, Hải Quân thành lập một Lực lượng Thủy Bộ đặt tên là Lực Lượng Thủy Bộ 211 gồm 3 Liên Giang đoàn của Hải Quân và 1 Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến để thay thế cho Sư đoàn 9 Riverine Hoa Kỳ rút về nước. Chịu trách nhiệm toàn vùng sông ng̣i Cửu Long và U-Minh. Tư lệnh Lực Lượng là Hải quân Đại tá Đinh Mạnh Hùng. Tư lệnh phó là Đại tá Tôn Thất Soạn. Tiểu đoàn 1 Pháo binh được tăng phái toàn bộ cho Lực Lượng Thủy Bộ 211.

Tháng 9/1969, Lực Lượng Thủy Bộ 211 bắt đầu vào vùng hoạt động ở Kiến Ḥa, Mỹ Tho và Chương Thiện. Tháng 10/1969 toàn bộ Lực Lượng Thủy Bộ 211 dồn nỗ lực B́nh định khu Tam giác Rạch Giá, Chương Thiện và Cà Mau gồm cả U-Minh hạ.

Chiến dịch hoàn toàn thành công: Khai thông cả Thủy lộ từ Chương thiện ra Rạch Giá tức là sông Cái Lớn. Kinh Tân Bằng là Thủy lộ chính từ Rạch Giá qua Cà Mau, sông Ông Đốc. Các kinh Cán-Gáo, các quận Kiên Long, Đầm Dơi, sông Bảy Hạp, các vùng Chắc Băng, Cạnh Đền đều được Lực Lượng Thủy Bộ 211 khai thông và giải tỏa áp lực. Các tỉnh đă thu được lúa và hải sản, thủy sản, lâm sản... Dân chúng đă làm ruộng ra tới gần sát bờ biển (vùng này Việt Cộng cho ngư dân và nông dân Thái Lan sang đánh cá và trồng lúa ven biển để thu thuế và xâm nhập vũ khí từ Cam Bốt, Thái Lan sang).

Theo tôi đây là một chiến dịch B́nh định lớn do Quân Đoàn IV tổ chức, gồm: Sư đoàn 21 do Chuẩn tướng Nguyễn Vĩnh Nghi làm Tư lệnh và Lực Lượng Thủy Bộ thành công thật là lớn lao, toàn vùng Tam giác U-Minh thượng và U-Minh hạ được an ninh. Địa bàn hoạt động của Quân khu 9 Việt cộng hay là Quân khu Đồng Bằng phải di chuyển toàn bộ sang Cam Bốt.

Đầu năm 1970, Tiểu đoàn 1 Pháo binh có nhiều thay đổi:

- Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Đoàn Trọng Cảo

- Tiểu đoàn phó: Đại úy Đặng Bá Đạt.

- Pháo đội trưởng Pháo đội A: Đại úy Thanh thay Đại úy Lạc đi du học Hoa Kỳ.

- Pháo đội trưởng Pháo đội B, Đại úy Nguyễn Văn Tâm thay Đại úy Phan Minh Hùng thuyên chuyển sang Tiểu đoàn 3 Pháo binh tân lập do Đại úy Trần Thiện Hiệu làm Tiểu đoàn trưởng.

- Pháo đội trưởng Pháo đội C: Đại úy Trần Văn Nhẫn.

Tháng 4/1970, Thiếu tá Nguyễn Hồ Quỳ bị bạo bệnh mất nên Đại úy Đặng Bá Đạt được đề cử thay thế Thiếu tá Quỳ, làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Pháo binh.

Bộ chỉ huy Pháo binh do Trung tá Nguyễn Văn Trước làm chỉ huy trưởng, gồm có các đơn vị:

- Tiểu đoàn 1 Pháo binh: Thiếu tá Đoàn Trọng Cảo làm Tiểu đoàn trưởng.

- Tiểu đoàn 2 Pháo binh: Đại úy Đặng Bá Đạt làm Tiểu đoàn trưởng.

- Tiểu đoàn 3 Pháo binh: Đại úy Trần Thiện Hiệu làm Tiểu đoàn trưởng.

Tháng 4/1970, Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa ào ạt kéo sang giải tỏa Cam bốt. Suốt từ Vùng 2, 3, 4, Thủy Quân Lục Chiến có 1 Lữ đoàn do Đại tá Tôn Thất Soạn làm Lữ đoàn trưởng, đó là Lữ đoàn 258 được trực thăng vận từ Chương Thiện sang. Tiểu đoàn 1 Pháo binh tăng phái cho Lữ đoàn 258 1 Pháo đội, đó là Pháo đội B do Đại úy Nguyễn Văn Tâm làm Pháo đội trưởng. C̣n Tiểu đoàn (-) tiếp tục tăng phái cho Quân Đoàn IV tham dự các cuộc hành quân ở Cà Mau và Chương Thiện. Tháng 6/1970 rút về Hậu cứ Thủ Đức nghỉ. Tháng 10/1970 thay thế Tiểu đoàn 3 Pháo binh tăng phái cho Lữ đoàn 369 tại Cam Bốt. Suốt thời gian ở Cam bốt, Tiểu đoàn 1 Pháo binh tham dự các cuộc hành quân giải tỏa phía Nam Thủ đô Nam Vang - khai thông Quốc lộ 4 từ Nam Vang đi xuống cảng Sihanouk Ville - khai thông đèo Pick Nil - bảo vệ thủy lộ chính từ Châu Đốc tới Nam Vang.

Cuối tháng 12/1970, Đại tá Phạm Văn Chung thay thế Trung tá Ngô Văn Định trong chức vụ Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 369. Đặc biệt phản công trận phục kích đoàn công-voa tàu từ Châu Đốc lên Nam Vang và từ Nam Vang về Việt Nam. ở về phía Bắc bến đ̣ Neak Luong độ 10km, Tiểu đoàn 8 do Thiếu tá Nguyễn Văn Phán được yểm trợ bởi hỏa lực của Tiểu đoàn 1 Pháo binh tăng cường thêm 1 Pháo đội 155 ly đóng ở Ba-Nam. Tiểu đoàn 8 đă đổ quân ngay sau tuyến của địch quân và đă tiêu diệt 1 Tiểu đoàn Việt cộng mở trận phục kích này. (Đặc biệt là lấy được cuốn hồi kư của tên Thủ trưởng này là đă tấn công 1 Đại đội Thủy Quân Lục Chiến năm 1969 ở phía Bắc cầu Saigon và Đại đội đó do Thiếu tá Phán làm Đại đội trưởng).

 


Hồi Kư

Tiến tŕnh thành lập và phát triển  BC TQLC
Chiến sử TQLC
Binh Chủng TQLC
Sơ lược về BC TQLC
Trung Tá Lê Quang Trọng - Chỉ Huy Trưởng TQLCVN đầu tiên
Đại Úy Bùi Phó Chí vị Tiểu Đoàn Trưởng TQLC đầu tiên
Trung Tá Lê Nhữ Hùng - người đă góp công nhiều cho sự hùng mạnh của Đoàn Quân Mũ Xanh
Tiến tŕnh thành lập Chiến Đoàn & Lữ Đoàn
Lữ Đoàn 258
Lữ Đoàn 369
Tiểu Đoàn 1 - Quái Điểu
Tiểu Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa
Tiểu Đoàn 2 - Trâu Điên
Tiểu Đoàn 3 - Sói Biển
Tiểu Đoàn 4 - Ḱnh Ngư
Tiểu Đoàn 5 - Hắc Long
Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng
Tiểu Đoàn 7 - Hùm Xám
Tiểu Đoàn 8 - Ó Biển
Tiểu Đoàn 9 - Mănh Hổ
Tiểu Đoàn Tổng Hành Dinh
Tiểu Đoàn Truyền Tin
Pháo Binh TQLC
Viết cho những người pháo thủ Mũ Xanh
Một đoạn đường trong cuộc đời Y Sĩ TQLC


1963 - 1967

Mật khu Đỗ Xá
Chiến dịch Sống T́nh Thương
Hành quân Hội Đồng Sẩm
Tiểu Đoàn 2 - Trận An Qúi
Tiểu Đoàn 2 - Trận chiến Tam Quan
Tiểu Đoàn 3 - Trận Bàng Long, Cay Lậy
Tiểu Đoàn 4 - Trận B́nh Giả lúc khởi đầu
Tiểu Đoàn 4 - B́nh Giả ơi! C̣n nhớ măi
Tiểu Đoàn 5 - Trận Mộ Đức
Tiểu Đoàn 5 - Trận Mộ Đức & Cái chết của vị TĐT
Chiến Đoàn A - Trận Phụng Dư
Chiến Đoàn A - Trận Đức Cơ
Chiến Đoàn B và TĐ-5 Dù Truy Kích CQ ở Ba Gia
Chiến Đoàn B - Cuộc hành quân đổ bộ Deckhouse V Sóng Thần


1968 - Mậu Thân

Tiểu Đoàn 6 - Trận Mậu Thân
TQLC Trong Tết Mậu Thân
Chiến Đoàn A - Trận Mậu Thân
H́nh Ảnh T/T Nguyễn Văn Thiệu thăm TĐ2/TQLC


1969 - 1970

Cuộc hành quân qua Cambodia
Tiểu Đoàn 4 - Hành quân Cambodia
Tiểu Đoàn 7 - Những ngày đầu
Tiểu Đoàn 8 - Trận Cam-Bốt
Lữ Đoàn B  - Vượt biên qua Kampuchia


1971 - Hạ Lào

Hành quân Lam Sơn 719
Tiểu Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa sang Lào
Tiểu Đoàn 2 - Hành quan Lam Sơn 719
Tiểu Đoàn 3 PB - Căn cứ hỏa lực Hồng Hà
Tiểu Đoàn 4 - Đêm Hạ Lào sao dài quá!
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến Ba Ḷng
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến Động Cù Mông
Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào


1972 - Mùa hè đỏ lửa

TQLC/VN và cuộc tấn công của csBV tại Vùng I
Tiểu Đoàn 3 - Tại Đông Hà
Tiểu Đoàn 3 PB - Tay đôi với tụi nó...
Tiểu Đoàn 4 - Mùa hè đỏ lửa
Tiểu Đoàn 5 - Những ngày đầu
Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng trong mùa hè đỏ lửa
Tiểu Đoàn 6 - Xé xác tăng địch
Tiểu Đoàn 7 - Ngày đầu cuộc chiến
Trận QT 72 của Lữ Đoàn 258 TQLC
Lữ Đoàn 258 - Chiến thắng Quảng Trị tháng 4, 1972
Công sản BV bị TQLC đánh bại tại Đông Hà
Hành lang máu
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến cầu Bến Đá
Tiểu Đoàn 9 - Rừng núi Barbara
Lữ Đoàn 369 - Trân sông Mỹ Chánh
Tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị ngày 19-6-1972
Tiểu Đoàn 1 - Thử lửa đầu tiên
Tiểu Đoàn 1 - Nhảy vào Triệu Phong
Tiểu Đoàn 1 - Đổ bộ trong ḷng địch
Tiểu Đoàn 1 PB - 20,000 đạn đại bác mỗi ngày
Tiểu Đoàn 2 - Cuộc chiến Cổ Thành Quảng Trị
Tiểu Đoàn 2 - Tiêu diệt chiến xa CSBV thuộc Tr/Đ Tăng-Thiết Giáp 202
Tiểu Đoàn 2 - Tái chiếm Dinh Tỉnh Trưởng & Toà Hành Chánh Quảng Trị
Tiểu Đoàn 3 & 6 - Tiến về Quảng Trị
Tiểu Đoàn 3 - Dựng cờ
Tiểu Đoàn 5 - Hắc Long dậy sóng
Tiểu Đoàn 5 - Đánh trên đầu địch
Người Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972
Pháo Binh TQLC và trận Quảng Trị
Cờ bay trên Cổ Thành Quảng Trị


1973 - 1974

Tiểu Đoàn 2 - Cửa Việt, một chiến thắng vẻ vang và ngậm ngùi
Tiểu Đoàn 3 PB - Trước khi ngưng bắn
Tiểu Đoàn 4 - Hành quân Cửa Việt
Lữ Đoàn 258 - Chiến tích sau cùng


1975

Hương lộ 555 lẻ loi
Tiểu Đoàn 7 và Lữ Đoàn 147
Lữ Đoàn 147 - Di tản chiến thuật
Tiểu Đoàn 4 - Trận đánh cuối cùng
Tiểu Đoàn 9 - Trận đánh cuối cùng
Băi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt
Vị TĐT cuối cùng của Tiều Đoàn 1 Quái Điểu


Y Sĩ TQLC: Những người không thích sống lâu