Những ngày đầu của Tiểu Đoàn 7 Thủy Quân Lục Chiến

MX Nguyễn Khắc Thịnh

Sau khi măn khóa từ trường Bộ Binh Thủ Đức, tôi được thuyên chuyển về binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Sau 15 ngày nghỉ phép măn khóa để về thăm gia đ́nh ở Nha Trang, tôi trở lại tŕnh diện pḥng Tổng quản trị Bộ Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến ở đường Lê Thánh Tôn Sài G̣n. V́ trễ phép nên khi tŕnh diện Pḥng tổng quản trị đă chuyển thẳng tôi đến Trung tâm Huấn luyện Thủy Quân Lục Chiến ở Rừng Cấm Thủ Đức, khóa học chuyên môn về binh chủng cho tân sĩ quan đă khai giảng rồi. Lúc bấy giờ Trung tá Phạm Văn Chung làm Chỉ huy trưởng Trung tâm, vào đây tôi gặp lại các bạn cùng khóa và được xếp chung vào để cùng theo học với họ. Khóa học kéo dài 21 ngày, sau khi hoàn tất chúng tôi gồm 33 sĩ quan được phân phối đến các Tiểu đoàn của binh chủng. Riêng tôi và Chuẩn úy Minh được chuyển về Khối Bổ sung ngày 25/9/69, nằm lại Trung tâm Huấn luyện. Đến ngày 1/11/69, tôi được chuyển về Tiểu đoàn 7 mới này với nhiệm vụ Trung đội trưởng Trung đội 3, Đại đội 1. Những ngày đầu Tiểu đoàn 7 Thủy Quân Lục Chiến gồm có:

- Thiếu tá Phạm Nhă: Tiểu đoàn trưởng
- Đại úy Trần Xuân Quang: Tiểu đoàn phó
- Trung úy Tôn Thất Trân: Đại đội trưởng Đại đội Chỉ huy
- Trung úy Bác sĩ Nguyễn Trùng Khánh: Bác sĩ Tiểu đoàn
- Chuẩn úy Phỗ: Trung đội trưởng súng cối Tiểu đoàn
- Đại úy Trần Ba: Đại đội trưởng Đại đội 1
- Trung úy Đức: Đại đội trưởng Đại đội 2
- Trung úy Sử: Đại đội trưởng Đại đội 3
- Đại úy Thành: Đại đội trưởng Đại đội 4

Màu bảng tên của Tiểu đoàn 7 là vàng cam chữ đen. Trong Tiểu đoàn 7 lúc bấy giờ hai Đại đội 1 và 4 là tân binh. C̣n Đại đội 2 của Trung uư Đức là từ Tiểu đoàn 2 Trâu Điên chuyển qua nguyên Đại đội cũ cơ hữu. Và Đại đội 3 của Trung uư Sữ cũng vậy, được chuyển qua từ Tiểu đoàn 3 Sói Biển, nguyên một Đại đội cũ cơ hữu. Như vậy Tiểu đoàn 7 có 2 Đại đội đă tác chiến rồi và 2 Đại đội tân binh mới thành lập. Hậu cứ tạm thời của Tiểu đoàn 7 nằm phía sau của Trung tâm Huấn luyện Thủy Quân Lục Chiến. Những ngày đầu mới thành lập, sĩ quan của Tiểu đoàn làm cán bộ huấn luyện chuyên môn và tác chiến cho binh sĩ của ḿnh. Sau đó toàn bộ Tiểu đoàn 7 được thuyên chuyển đến Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp ở Bà Rịa học bổ túc và thực tập chiến thuật tác chiến, mục tiêu ở trên đỉnh núi có phi pháo bắn yểm trợ. Rời Trung tâm Vạn Kiếp, Tiểu đoàn 7 di chuyển đến Vũng Tàu, hậu cứ của Tiểu đoàn 4 Ḱnh Ngư để học và thực tập về chuyên môn của binh chủng. Cả Tiểu đoàn được đưa lên những chiếc tàu lớn LST của Hải quân chạy ra biển khơi để tập chịu đựng sóng biển nhồi vài ngày và thực tập đổ bộ tác chiến ở Băi Sau Vũng Tàu mà mục tiêu ở phía rừng thông của đất liền. Giờ hành quân bắt đầu, tất cả Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Binh sĩ của Tiểu đoàn đều dùng lưới hai bên hông tàu leo từ tàu lớn LST xuống các tàu đổ bộ LCVP để tiến thẳng vào bờ. Khi nắp bững phía trước của tàu LCVP vừa mở, tất cả các Đại đội cũng như Bộ chỉ huy Tiểu đoàn, dùng chiến thuật từ biển vô tiến lên đất liền và đánh chiếm mục tiêu ở trong rừng thông.Sau những ngày thực tập chiến thuật và chuyên môn tác chiến của binh chủng, Tiểu đoàn được nghĩ vài ngày, cũng đúng vào ngày đầu xuân Tết âm lịch con gà.

Đại đội trưởng Đại đội 1 của tôi là Đại úy Trần Ba, xuất thân từ Thiếu Sinh Quân. Song thân anh đă mất nên nhân ngày đầu xuân anh thiết lập một bàn thờ dă chiến đơn sơ với tấm ḷng thành của người lính chiến nhớ đến đấng sinh thành. Tất cả sĩ quan cũng có mặt cùng anh, nh́n anh quỳ lạy với ḍng lệ rơi, ai nấy đều xúc động, riêng tôi cũng không cầm được nước mắt. Đó là mùa xuân đầu đời lính chiến của tôi. Người lính chiến luôn xem bản thân ḿnh và cái chết nhẹ như áng mây tan trong bầu trời, nhưng trong tim họ luôn có một mối t́nh gần như là anh em mà ta thường nói là Huynh Đệ Chi Binh.

Ba ngày Tết con gà vừa qua xong th́ Tiểu đoàn 7 di chuyển về hậu cứ mới, cũng trong Rừng Cấm Thủ Đức, gần Trung tâm Huấn Luyện và hậu cứ của Tiểu đoàn 1 Quái Điểu. Vào ngày mùng 7 Tết, Tiểu đoàn xuất quân lần đầu: Hành quân tăng cường yểm trợ cho Vùng 4 Chiến thuật. Đoàn xe chở Tiểu đoàn di chuyển đến Bắc Mỹ Thuận, trong thời gian chờ qua phà tôi xin phép Đại úy Ba qua trước để ghé thăm thành phố Vĩnh Long thân yêu có nhiều kyœ niệm và cũng để thăm người em gái bạn cũ từ khi c̣n làm công chức chưa mặc áo lính. Gặp lại nhau, cô em mừng lắm và nói rằng tôi khác lạ quá. Tôi hỏi có phải v́ bộ áo rằn ri này coi dữ quá không nhưng cô em chỉ lắc đầu mỉm cười. Sau khi trao đổi vào câu ngắn ngủi tôi vội vàng ra đi, cô em nói với theo là hy vọng đón tôi về lại tỉnh này khi hoàn thành nhiệm vụ.

Sau khi qua phà xong, đoàn xe trực chỉ hướng Cần Thơ, và một lần nữa lại dừng xe để chờ phà đưa qua Bắc Cần Thơ. Chúng tôi không phải chờ lâu v́ xe hành quân được ưu tiên qua trước nên hàng đoàn xe đ̣, xe chở hàng kẹt lại nối đuôi thành hàng dài ở phía sau. Tiểu đoàn đến Cần Thơ, c̣n gọi là tỉnh Phong Dinh, nơi có Bộ tư lệnh Quân đoàn 4. Tại đây Tiểu đoàn 7 được trực thăng bốc vào U Minh để thay thế cho Tiểu đoàn 2 Trâu Điên. Những ngày hành quân ở U Minh với những cánh rừng tràm rậm rạp, ở vùng Đồng Tháp sông rạch chằng chịt...chúng tôi lúc nào cũng ngâm ḿnh dưới nước. Đây cũng là dịp lập công đầu của Tiểu đoàn 7: khám phá được kho vũ khí đạn dược của Việt cộng. Tiêu diệt được nhiều Cộng quân và tịch thu toàn bộ vũ khí, từ đại bác cộng đồng cho tới vũ khí cá nhân khá nhiều. Trực thăng vùng 4 chuyển vũ khí thu được đến 2 ngày mới chấm dứt. Lần đầu tiên Tiểu đoàn 7 được tuyên dương và tôi cũng được tưởng thưởng huy chương anh dũng bội tinh ngôi sao bạc đầu tiên của đời lính chiến.

Khoảng tháng 3 năm 197O, Tiểu đoàn 7 lại được lệnh hành quân vượt biên giới sang Cambodia. Chúng tôi di chuyển đến tỉnh Châu Đốc rồi xuống tàu Hải quân LCU để qua Cambodia bằng đường sông. Loại tàu LCU chạy rất chậm mà tiếng máy tàu c̣n quá to, chúng tôi ngồi gần nhau nói chuyện mà không nghe được rơ ràng. Tàu chạy một ngày một đêm mới vào tới địa phận Cambodia. Khoảng 2 giờ chiều ngày hôm sau Tiểu đoàn 7 đổ bộ lên bến phà Neak-Luong. Sĩ quan ra đón lại là Đại úy Trần Xuân Quang, lúc này ông đang ở Tiểu đoàn 4 Ḱnh Ngư qua đây trước, ông tiếp đón chúng tôi rất thân t́nh và vui vẽ.

Tiểu đoàn 7 đổ bộ xong răi quân đóng ngay vùng bến phà Neak-Luong. Nói thêm ở đây có cái lạ là chiến thuật của lính Cambodia luôn đóng quân ở điểm thấp và gần mặt nước sông. Khác với binh pháp chiến thuật của ta là phải chiếm đóng ở điểm cao để có lợi điểm quan sát và chiến thuật hơn. Dân Cambodia ở Neak-Luong sống răi rác trên những nhà sàn, c̣n phố xá th́ người Hoa chiếm và buôn bán tất cả những mặt hàng gia dụng hay kỹ nghệ. Đóng quân ở Neak-Luong được một tuần th́ Đại úy Trần Ba chỉ định tôi dẫn Trung đội 3 của Đại đội 1 lên Panam để giữ an ninh vùng đó cũng như giữ cây cầu Panam cho dân chúng được qua lại dễ dàng, an toàn. Đến ngày 14/5/197O, Tiểu đoàn nhận lệnh hành quân, tất cả tập trung về Neak-Luong để trực thăng bốc vào giải vây tỉnh Kompong Cham đang bị Việt cộng vây. Trực thăng vừa đổ quân xong là bị địch pháo, chúng tôi vừa nhảy ra là tác chiến ngay với Việt cộng suốt buổi chiều. Khi màn đêm xuống địch lợi dụng đêm tối, tầm nh́n ngắn chúng tràn ra đánh biển người. Tiểu đoàn 7 chống trả mănh liệt làm cho Việt cộng tê liệt không tiến thêm được bước nào, đến gần sáng hôm sau th́ chúng rút chạy, để lại la liệt xác đồng bọn và vũ khí cá nhân lẫn cộng đồng. Sau đó chúng tôi tiếp tục truy nă tàn quân Việt cộng, Đại đội 1 càn quét ở cánh phải, tôi v́ hăng say chiến thắng nên tiến lên đầu, gặp phải chốt địch bắn sẻ, lằn đạn ghim nhiều vào phần dưới bụng làm cho hai chân tôi không c̣n cảm giác chạm đất nữa. Tôi dùng máy 25 gọi cho Đại úy Trần Ba th́ lại bị bắn tiếp vào tay phải nên không cầm được ống nói. Hơn nữa máu ra nhiều nên vài phút sau tôi hôn mê không c̣n biết ǵ nữa.

Bảy ngày sau, tỉnh lại ở pḥng hồi sinh tôi mới cảm thấy ḿnh đau. Y tá cho biết tôi đang nằm ở bệnh viện Long Xuyên và vừa trải qua cuộc phẫu thuật cho thân thể. Tôi nằm điều trị ở đó gần một tháng th́ được chuyển về bệnh viện Lê Hữu Sanh của binh chủng Mũ Xanh. Tôi được chuyển về bằng xe cứu thương quân đội, chạy hụ c̣i ưu tiên, khi đến Vĩnh Long qua Bắc Mỹ Thuận, dân chúng đi chung phà ṭ ṃ nh́n người thương binh. Trong số đó có cô em Vĩnh Long của tôi , cô em giật ḿnh khi thấy người thương binh lại là người mà hôm chia tay tạ từ cô đă nói:“Hy vọng đón anh về lại tỉnh này khi đă hoàn thành nhiệm vụ”. Cô em cuống quưt lo sợ cho thương tích của tôi, tôi cuời và nhắc lại: “Anh đă hoàn thành nhiệm vụ và về gặp em đây”. Phà cập bến, tôi cho cô biết ḿnh sẽ nằm dưỡng thương ở Bệnh viện Lê Hữu Sanh của Thủy Quân Lục Chiến ở Thị Nghè Sài G̣n. Trong thời gian điều trị tôi phải dùng xe lăn, hằng ngày sau giờ học cô em đến bệnh viện thăm và an ủi tôi. Cô thường đẩy xe cho tôi ra vườn hoa của bệnh viện rồi cùng nhau nhắc lại những kyœ niệm xưa, khi c̣n ở Vĩnh Long... Tôi cảm thấy ḿnh được xoa dịu, an ủi nhiều trong khoảng thời gian này, hai chân tôi đă từ từ cưœ động lại. Tại đây hội đồng phân tôi loại 3 và được chuyển về Trung tâm Quản trị Trung ương Sài G̣n ngày 28/1O/197O.

Sau nhiều ngày suy nghĩ về h́nh hài tàn phế của ḿnh và tương lai của cô em, tôi không muốn v́ ḿnh mà cô dở dang việc học hành... V́ thế nên tôi xin thuyên chuyển về Nha Trang mà không cho cô em hay. Tôi về Đơn vị 2 Quản trị tại Nha Trang ngày 1/11/7O. Đến ngày 1O/9/71 tôi ra Hội đồng Miễn dịch Nha Trang, Hội đồng Y khoa quyết định với cấp độ tàn phế vĩnh viễn 7O% có cấp dưỡng cho tôi. Sau đó tôi được hưởng 9O ngày phép có lương và ngày 26/12/71 tôi chính thức giă từ lính trận và binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Với nghị định số: 1O19/TTM/ND. 17/12/1971 xóa tên trong bản kiểm danh đơn vị và quân đội.

Tôi giă từ Binh chủng và Quân đội trở về dân sự với một thân thể không trọn vẹn, tật nguyền nhưng tâm hồn tôi vẫn vui và tự hào ḿnh đă làm tṛn bổn phận và trách nhiệm của ḿnh đối với tổ quốc. Tôi xin mượn lời một Danh tướng để kết thúc hồi kư này:

"Người ta có thể đem tôi ra khỏi quân đội
Nhưng quân đội không ra khỏi con người tôi
."

MX Nguyễn Khắc Thịnh

 


Hồi Kư

Tiến tŕnh thành lập và phát triển  BC TQLC
Chiến sử TQLC
Binh Chủng TQLC
Sơ lược về BC TQLC
Trung Tá Lê Quang Trọng - Chỉ Huy Trưởng TQLCVN đầu tiên
Đại Úy Bùi Phó Chí vị Tiểu Đoàn Trưởng TQLC đầu tiên
Trung Tá Lê Nhữ Hùng - người đă góp công nhiều cho sự hùng mạnh của Đoàn Quân Mũ Xanh
Tiến tŕnh thành lập Chiến Đoàn & Lữ Đoàn
Lữ Đoàn 258
Lữ Đoàn 369
Tiểu Đoàn 1 - Quái Điểu
Tiểu Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa
Tiểu Đoàn 2 - Trâu Điên
Tiểu Đoàn 3 - Sói Biển
Tiểu Đoàn 4 - Ḱnh Ngư
Tiểu Đoàn 5 - Hắc Long
Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng
Tiểu Đoàn 7 - Hùm Xám
Tiểu Đoàn 8 - Ó Biển
Tiểu Đoàn 9 - Mănh Hổ
Tiểu Đoàn Tổng Hành Dinh
Tiểu Đoàn Truyền Tin
Pháo Binh TQLC
Viết cho những người pháo thủ Mũ Xanh
Một đoạn đường trong cuộc đời Y Sĩ TQLC


1963 - 1967

Mật khu Đỗ Xá
Chiến dịch Sống T́nh Thương
Hành quân Hội Đồng Sẩm
Tiểu Đoàn 2 - Trận An Qúi
Tiểu Đoàn 2 - Trận chiến Tam Quan
Tiểu Đoàn 3 - Trận Bàng Long, Cay Lậy
Tiểu Đoàn 4 - Trận B́nh Giả lúc khởi đầu
Tiểu Đoàn 4 - B́nh Giả ơi! C̣n nhớ măi
Tiểu Đoàn 5 - Trận Mộ Đức
Tiểu Đoàn 5 - Trận Mộ Đức & Cái chết của vị TĐT
Chiến Đoàn A - Trận Phụng Dư
Chiến Đoàn A - Trận Đức Cơ
Chiến Đoàn B và TĐ-5 Dù Truy Kích CQ ở Ba Gia
Chiến Đoàn B - Cuộc hành quân đổ bộ Deckhouse V Sóng Thần


1968 - Mậu Thân

Tiểu Đoàn 6 - Trận Mậu Thân
TQLC Trong Tết Mậu Thân
Chiến Đoàn A - Trận Mậu Thân
H́nh Ảnh T/T Nguyễn Văn Thiệu thăm TĐ2/TQLC


1969 - 1970

Cuộc hành quân qua Cambodia
Tiểu Đoàn 4 - Hành quân Cambodia
Tiểu Đoàn 7 - Những ngày đầu
Tiểu Đoàn 8 - Trận Cam-Bốt
Lữ Đoàn B  - Vượt biên qua Kampuchia


1971 - Hạ Lào

Hành quân Lam Sơn 719
Tiểu Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa sang Lào
Tiểu Đoàn 2 - Hành quan Lam Sơn 719
Tiểu Đoàn 3 PB - Căn cứ hỏa lực Hồng Hà
Tiểu Đoàn 4 - Đêm Hạ Lào sao dài quá!
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến Ba Ḷng
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến Động Cù Mông
Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào


1972 - Mùa hè đỏ lửa

TQLC/VN và cuộc tấn công của csBV tại Vùng I
Tiểu Đoàn 3 - Tại Đông Hà
Tiểu Đoàn 3 PB - Tay đôi với tụi nó...
Tiểu Đoàn 4 - Mùa hè đỏ lửa
Tiểu Đoàn 5 - Những ngày đầu
Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng trong mùa hè đỏ lửa
Tiểu Đoàn 6 - Xé xác tăng địch
Tiểu Đoàn 7 - Ngày đầu cuộc chiến
Trận QT 72 của Lữ Đoàn 258 TQLC
Lữ Đoàn 258 - Chiến thắng Quảng Trị tháng 4, 1972
Công sản BV bị TQLC đánh bại tại Đông Hà
Hành lang máu
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến cầu Bến Đá
Tiểu Đoàn 9 - Rừng núi Barbara
Lữ Đoàn 369 - Trân sông Mỹ Chánh
Tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị ngày 19-6-1972
Tiểu Đoàn 1 - Thử lửa đầu tiên
Tiểu Đoàn 1 - Nhảy vào Triệu Phong
Tiểu Đoàn 1 - Đổ bộ trong ḷng địch
Tiểu Đoàn 1 PB - 20,000 đạn đại bác mỗi ngày
Tiểu Đoàn 2 - Cuộc chiến Cổ Thành Quảng Trị
Tiểu Đoàn 2 - Tiêu diệt chiến xa CSBV thuộc Tr/Đ Tăng-Thiết Giáp 202
Tiểu Đoàn 2 - Tái chiếm Dinh Tỉnh Trưởng & Toà Hành Chánh Quảng Trị
Tiểu Đoàn 3 & 6 - Tiến về Quảng Trị
Tiểu Đoàn 3 - Dựng cờ
Tiểu Đoàn 5 - Hắc Long dậy sóng
Tiểu Đoàn 5 - Đánh trên đầu địch
Người Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972
Pháo Binh TQLC và trận Quảng Trị
Cờ bay trên Cổ Thành Quảng Trị


1973 - 1974

Tiểu Đoàn 2 - Cửa Việt, một chiến thắng vẻ vang và ngậm ngùi
Tiểu Đoàn 3 PB - Trước khi ngưng bắn
Tiểu Đoàn 4 - Hành quân Cửa Việt
Lữ Đoàn 258 - Chiến tích sau cùng


1975

Hương lộ 555 lẻ loi
Tiểu Đoàn 7 và Lữ Đoàn 147
Lữ Đoàn 147 - Di tản chiến thuật
Tiểu Đoàn 4 - Trận đánh cuối cùng
Tiểu Đoàn 9 - Trận đánh cuối cùng
Băi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt
Vị TĐT cuối cùng của Tiều Đoàn 1 Quái Điểu


Y Sĩ TQLC: Những người không thích sống lâu