MX Đỗ Phú Ngọc
Lời người viết:
Là sĩ quan cấp nhỏ trong Chiến đoàn nên tầm nh́n của tôi chỉ ở góc
độ hẹp, so với tầm vóc cũng như khu vực trách nhiệm của Chiến đoàn.
Hơn hai mươi năm, trí nhớ bị xoi ṃn nên các con số về thời điểm xin
mạn phép không ghi v́ không nhớ chính xác. Riêng các sự kiện th́
chắc chắn chỉ có thiếu chứ không thể sai sự thật. Một sự thật đầy
anh dũng và kiêu hùng nhưng cuối cùng phải chịu sự bán đứng của Đồng
minh v́ những lợi ích to lớn hơn của họ.
Những
chiếc phi cơ quân sự khổng lồ C.13O chở chúng tôi đáp xuống phi
trường Phù Cát, B́nh Định vào một ngày đầy mưa phùn gió bấc của vùng
2 Chiến thuật. Tất cả quân nhân đều mang ba lô, súng đạn gọn gàng,
nhanh như sóc chui ra khỏi ḷng phi cơ dưới tiếng gầm thét của động
cơ rồi chạy về hướng đoàn quân xa đang chờ.
Sau khi phân chia xe cho từng đơn vị, đoàn quân xa chở Chiến đoàn A
Thủy Quân Lục Chiến được quân cảnh 2O2 hướng dẫn rời phi trường Phù
Cát tiến ra quốc lộ 1, hướng về phía Bắc đến Phù Cũ, đèo Nhông rồi
dừng lại ở Dương Liễu để thay thế cho Chiến đoàn B Thủy Quân Lục
Chiến về Sài G̣n nghỉ dưỡng quân.
Tôi thuộc thành phần truyền tin tăng phái cho Chiến đoàn nên luôn
luôn được mang theo một số xe Jeep có gắn máy truyền tin. Do vậy mà
tôi được ngồi luôn trên xe chạy từ ḷng phi cơ xuống phi đạo rồi
tháp tùng đoàn công voa đi luôn.
Do t́nh h́nh đ̣i hỏi, Quân đoàn 2 được Bộ Tổng Tham Mưu cho một
Chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến tăng phái để đập tan những đơn vị
Việt cộng đang áp lực nặng trên lănh thổ Quân khu 2. Vớ được lực
lượng Tổng trừ bị, vị tư lệnh nào cũng xử dụng cho đáng đồng tiền
bát gạo v́ đây là lực lượng tinh nhuệ, hỏa lực mạnh, di động nhanh,
Việt cộng nghe tiếng là né tránh hay chém vè. Và điểm quan trọng là
không phải lo bổ sung quân số, đào tạo hay điều trị thương binh.
Quả thật vùng Đầm Trà Ổ là vùng chằng ăn trăn quấn của tỉnh B́nh
Định, là giao lộ huyết mạch để Việt cộng xâm nhập, tiếp tế giữa cao
nguyên và đồng bằng. Chúng c̣n gây gián đoạn lưu thông của quốc lộ
1. Địa h́nh ở đây khá thuận lợi cho hoạt động du kích: núi, đầm, dừa
và có nhiều gia đ́nh thoát ly theo Việt cộng.
Những ngày trước Tết, gió bấc với từng cơn mưa không lớn nhưng dai
dẳng, đường sá lầy lội. Chiến đoàn vẫn thường xuyên mở những cuộc
hành quân cấp Tiểu đoàn với mục đích tạo sự bất ổn thường xuyên cho
Việt cộng. Dù chúng cố né nhưng cũng chẳng làm sao tránh được những
cuộc tao ngộ chiến. Trong một cuộc hành quân lục soát vùng Miếu Ông,
cú “hồi mă thương” ngoạn mục của Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến đă
chạm một đơn vị Việt cộng. Sau một hồi giao tranh, chúng mở đường
máu chạy để lại vài tử thi và một số vũ khí không quá 1O khẩu, nhưng
đặc biệt có 1 khẩu M.18 là họ hàng với AR.15 và XM.16 nhưng nó thuộc
đời sau, đă được biến cải tối tân hơn, báng xếp ngắn gọn chỉ có quân
đội Mỹ mới có. Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam lúc này đang xài XM.16.
Chiến lợi phẩm được mang về Bộ Chỉ huy Chiến đoàn, tôi nh́n thấy và
nói với Thiếu tá Nguyễn Thế Lương, Tham Mưu trưởng Chiến đoàn:
- Đơn vị Việt cộng mà chúng ta chạm ngày hôm qua chắc là thành phần
quan trọng của Việt cộng. V́ theo kinh nghiệm là ít khi cấp nhỏ được
giữ khẩu súng tối tân như loại này mà phải nộp lên cấp trên.
Vị Tham mưu trưởng gật đầu và nói:
- Có thể đây là thành phần hộ tống cho Tỉnh ủy hay Tư lệnh (Việt
cộng) ǵ đây, chờ điều tra thêm.
Việc để lực lượng Tổng trừ bị là nhiệm vụ đóng đồn giữ đất thật là
uổng phí, nhưng chắc Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 đă tính kỹ việc này, đâu
dễ ǵ họ bỏ lỡ cơ hội mà không xử dụng cho hết hiệu năng của Chiến
đoàn. Nhờ liên tục hành quân, lúc phía Đông, khi phía Tây, nào “hồi
mă thương”, nào “diều hâu”...nên sự hoạt động của Cộng quân ở đây bị
tê liệt. Bằng cớ là sáng mồng một Tết Mậu Thân chúng tôi c̣n ung
dung xách xe Jeep xuống Bồng Sơn ăn sáng, vài anh em khác lên Đèo
Nhông thăm bạn bè.
Chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến dù hành quân ở đâu vẫn phải liên lạc
định kỳ đầu giờ với Bộ Tư lệnh Sư đoàn ở Sài G̣n qua hệ thống vô
tuyến âm thoại AN/GRC 1O6. Trên đường đi ăn sáng về, qua hệ thống
AN/VRC 46 (AN/PCR 25 gắn trên xe Jeep), nhân viên âm thoại báo:
- Thẩm quyền về gấp chuẩn bị zulu, cải cách (z/c di chuyển).
Về đến Bộ chỉ huy, tôi vội chạy đến hầm đặt xe gắn máy AN/GRC 1O6 để
liên lạc với Sài G̣n. Tôi được hậu cứ cho biết là Việt cộng tấn công
ở nhiều nơi như Bộ Tổng Tham mưu, ṭa Đại sứ Mỹ, Thủ Đức ... Qua hệ
thống siêu tần số của Sư đoàn 22 dặn Chiến đoàn sẵn sàng di chuyển
nửa giờ sau khi có lệnh. Tin tức Việt cộng tấn công ở vùng 2 được
tới tấp thông báo về Chiến đoàn. Nhưng đặc biệt khu vực trách nhiệm
của Mũ Xanh th́ rất yên tỉnh, chứng tỏ Việt cộng muốn né tránh.
Trong thời gian hoạt động ở đây, Chiến đoàn đă móc nối được một hồi
chánh viên, người này thường cung cấp những tin tức rất chính xác,
trong đó có tin là Việt cộng đang chuẩn bị một cuộc tấn công quy mô
nhưng không rơ thời điểm và địa điểm.
Công điện đầu tiên nhận được là Chiến đoàn đến giải tỏa áp lực địch
ở thị xă Qui Nhơn. Kế đến là lệnh lên Đà Lạt giải tỏa áp lực địch ở
phi trường Liên Khương. Chiến đoàn được không vận bằng C.13O và Tiểu
đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến của Thiếu tá Phạm Văn Chung được bốc đợt
đầu. Khi đến không phận Đà Lạt, qua hệ thống liên lạc của Không quân
và sự quan sát từ trên không, chứng tỏ hỏa lực địch khá mạnh nên
không đáp xuống được. Bộ Tổng Tham Mưu quyết định đưa Chiến đoàn A
về Sài G̣n.
Lúc này Chiến đoàn B Thủy Quân Lục Chiến đă được không vận từ Cai
Lậy về Bộ Tổng Tham Mưu bằng Chinook rồi. Thế là mộng du lịch Đà Lạt
không tốn tiền của tôi đă mất. Thú thật tôi chưa biết ǵ về xứ hoa
anh đào này cả.
Chiến đoàn đột ngột rời vùng 2 Chiến thuật, bỏ lại đằng sau bao cái
nh́n tŕu mến, luyến tiếc của bà con dọc 2 bên quốc lộ 1 mà mấy
tháng nay 2 Chiến đoàn đă thay nhau bảo vệ cho họ được an cư lạc
nghiệp và có dịp cho họ hiểu rơ hơn về người lính Mũ Xanh. Lên máy
bay, anh em tựa lưng vào ba lô đánh một giấc để lấy sức chuẩn bị cho
trận chiến cam go ở trước mặt. Vài anh em khá vui nhộn lấy bài ra
binh xập xám ăn thuốc lá.
Máy bay giảm cao độ từ từ và lượn ṿng quanh Thủ đô chờ lệnh đáp.
Chúng tôi nh́n qua cửa kính thấy nhiều đám lửa lớn, đó là những vùng
đang có giao tranh. Cạnh Bộ Tổng Tham Mưu, tiếng súng giao tranh
nghe khá rơ, mà ở đó Chiến đoàn B của Trung tá Soạn đang từng bước
đẩy lui Việt cộng. Nghe tiếng rít của bánh phi cơ cọ xát lên phi
đạo, chúng tôi biết ḿnh đă đáp an toàn trước hỏa lực pḥng không
của địch, giờ chỉ c̣n sợ pháo kích. Máy bay dừng hẳn, cửa mở anh em
vội thoát nhanh ra khỏi ḷng phi cơ, trực chỉ lại đoàn xe phóng lên
rồi hô bác tài dọt để tránh bị pháo.
Chiến đoàn được lệnh về giải tỏa áp lực cho quận Thủ Đức. Sau mấy
ngày ngắn ngủi, Chiến đoàn đă đẩy được Cộng quân ra xa thị trấn. Do
nhu cầu bức bách của cố đô Huế, nơi mà Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 của
Tướng Trưởng bị vây hăm đến độ Đại tá Phú, Tư lệnh phó phải hối thúc
Tướng Trưởng xin thêm lực lượng giải vây, nếu không ông sẽ tự sát
chứ không chịu để Việt cộng bắt lần thứ 2 và ông c̣n tḥng thêm câu
là nếu ông tự sát, xin Thiếu tướng đi cùng. Mặc dù ở Quân đoàn 1 đă
có một Chiến đoàn Dù, nhưng sau bao ngày quần thảo với một lực lượng
đông gấp 4 lần, họ không sao tránh khỏi tổn thất.
Bộ chỉ huy Chiến đoàn và Tiểu đoàn trưởng được mời về Bộ tư lệnh Sư
đoàn Thủy Quân Lục Chiến để họp hành quân. Nội dung buổi họp là
Chiến đoàn A sẽ ra Huế hành quân, chuẩn bị quần áo chống lạnh, các
nhu cầu cần thiết như vũ khí, đạn dược, điện tŕ trong thời gian 15
ngày sơ khởi, sẽ tái tiếp tế tại Quân đoàn 1.
Về t́nh h́nh địch th́ c̣n rất nặng, Huế bị chiếm gần hết bởi nhiều
Trung đoàn Bắc Việt và du kích địa phương. Chiến đoàn Dù đă quá mệt
mỏi sau bao ngày tham chiến, quân số hiện chỉ c̣n tương đương cỡ 1
Tiểu đoàn.
Thiếu tá Hoàng Tích Thông lại dẫn Chiến đoàn ra giải tỏa cố đô yêu
dấu bằng vận tải cơ C.13O. Cùng tham chiến lần này có Tiểu đoàn 4
của Thiếu tá Đỗ Đ́nh Vượng, Tiểu đoàn 5 của Thiếu tá Phạm Nhă, Tiểu
đoàn 1 của Thiếu tá Phan Văn Thắng, một Pháo đội (tôi quên tên) cùng
nhiều thành phần tăng phái như Quân y, Truyền tin, Yểm trợ Thủy
Bộ...
Đáp xuống phi trường Phú Bài dưới cái lạnh của miền Trung, phi đạo
lổ chỗ hố pháo kích. Họp vội vàng với Chiến đoàn Dù để biết t́nh
h́nh, câu đầu tiên là họ báo động coi chừng pháo, phải trang bị áo
giáp và nón sắt. Nh́n lên bản đồ hành quân thấy ước hiệu màu đỏ
nhiều, vây quanh cả Huế. Đường bộ vào Huế không xử dụng được, các
Tiểu đoàn phải di chuyển bằng đường thủy đến Bao Vinh. Bộ chỉ huy
Chiến đoàn và Pháo binh sẽ được trực thăng vận. Có 2 chiếc trực
thăng H.34 để bốc Bộ chỉ huy Chiến đoàn th́ một chiếc bị trúng đạn
địch, không thể xử dụng được nữa. Hai khẩu pháo, chỉ câu được có một
vào vùng hành quân.
Vào họp hành quân tại Bộ tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, Chiến đoàn nhận
vùng trách nhiệm như nhận một mớ ḅng bong. Rối như tơ ṿ không biết
cách nào mà gỡ trong khi hỏa lực yểm trợ chưa có đủ. Vài khu vực đă
được Nhảy Dù giải tỏa, giao lại cho địa phương nay lại rơi vào tay
Việt cộng.
Bộ chỉ huy Chiến đoàn di chuyển lên đặt tại Đại đội 1 Quân cụ, dụng
ư của Tướng Trưởng là muốn tăng cường an ninh chi Đại đội này v́ tại
đây có tồn trữ một số lớn XM.16 mới nhận, đang chờ thủ tục cấp phát
cho các Trung đoàn. Cũng may là Cộng quân không biết việc này chứ
nếu biết th́ bằng mọi giá chúng sẽ cướp cho được.
Chiến đoàn được chia thành 3 mũi tiến quân:
- Tiểu đoàn 5 tiến về hướng cửa Nhà Đồ
- Tiểu đoàn 4 tiến theo hướng Bắc cửa Tây
- Tiểu đoàn 1 tiến về hướng Cột cờ.
Lần đầu tiên, một chiến thuật mới được xử dụng tác chiến trong thành
phố, vừa đánh vừa t́m ṭi học hỏi và rút kinh nghiệm và cũng là lần
đầu tiên người lính Mũ Xanh phải đón tiếp nhiều pháo, cối và hỏa
tiễn 122 ly. Về sau Chiến đoàn được sự tiếp tay của Thủy Quân Lục
Chiến Hoa Kỳ và Đại đội Hắc Báo của Sư đoàn 1 Bộ binh ở cửa Đông
Bắc.
Người lính Mũ Xanh trang bị nón sắt và áo giáp 1OO% nên tổn thất v́
mảnh pháo được giảm thiểu và cũng là dấu hiệu để Cộng quân bỏ chạy
khi thấy áo giáp và nón sắt.
Sau khi nhận vùng trách nhiệm, cũng cố vị trí chiến đấu, liên lạc
với dân chúng để biết thêm địch t́nh và nhờ dân chúng chỉ điểm các
lối tắt, ngơ hẽm để dễ bề xử dụng vũ khí cá nhân. Hạn chế hỏa lực
pháo để tránh thiệt hại nhà cửa dân chúng. Cái khó cho việc hành
quân ở đây là thành quách kiên cố, hào sâu, ao sen dọc theo các
thành là chướng ngại lớn cho việc tiến quân. Các cánh quân tiến
chiếm từng căn nhà, từng gốc cây, từng con đường. Đánh ngày thấy khó
khăn, ta chuyển qua đột kích đêm.
Đặc biệt cuộc hành quân này khoảng cách giữa ta và địch rất gần và
rất nhiều đơn vị nên hầu như tất cả liên lạc vô tuyến âm thoại của
cả 2 bên đều bị chận nghe và có thể giải đoán được. Thấy t́nh thế
này, tôi đề nghị lên vị Tham mưu trưởng Chiến đoàn là an ninh truyền
tin không ổn, nên hạn chế vô tuyến và tận dụng hữu tuyến. ở cấp nhỏ
Trung đội và Đại đội phải di động nhiều nên không thể xử dụng điện
thoại th́ phải dùng ám danh đàm thoại, cấm dùng bạch văn liên lạc.
Lần đầu tiên tôi dám mạnh miệng hứa với các Tiểu đoàn là quư vị cần
bao nhiêu dây dă chiến WD1 truyền tin, tôi thỏa măn đủ. Sở dĩ tôi
dám nói như vậy là v́ tôi đă thấy kho của Đại đội Quân cụ này tồn
trữ nhiều cuộn MX 3O6 lắm. Lúc này th́ tất cả cho chiến trường, mà
lại chiến trường của Thủy Quân Lục Chiến nữa nên muốn xin ǵ là có
ngay. Và tôi cũng không quên tḥng thêm một câu nữa là tôi chỉ yểm
trợ các Tiểu đoàn về vật liệu chứ về nhân lực đi thiết trí th́ không
có, v́ sợ các ổng giở nguyên tắc. Cấp trên yểm trợ cấp dưới rồi bắt
chúng tôi đi kéo dây từ Chiến đoàn xuống các Tiểu đoàn. Cũng bởi
nguyên tắc này mà tôi đă yêu cầu Sư đoàn 1 thiết trí lại đường dây
từ Bộ tư lệnh Sư đoàn xuống Đại đội Quân cụ. Tội nghiệp 2 nhân viên
truyền tin Sư đoàn 1 đă bị trúng hỏa tiển 122 ly của Việt cộng, tử
thương trong lúc đi sửa chữa.
Sau này, nhiều lần tôi yêu cầu xin sửa chữa lại đường dây, nhưng họ
bảo là không c̣n người. Tôi nghĩ đây là lợi ích thiết thực cho Chiến
đoàn nên tôi đề nghị Tham mưu trưởng là chúng tôi sẽ đi sửa và tăng
cường gấp 3 số đường dây đang cần để pḥng khi pháo kích làm hư 1
cũng c̣n 2 mà hư 2 cũng c̣n 1 (v́ không sợ thiếu dây). Loại dây quấn
trong cuộn MX3O6 này dễ thiết trí, không phải đi bộ, Mỹ chế ra để
trải bằng máy bay. Thiếu tá Lương nghe vậy đồng ư, tôi tŕnh thêm là
tôi phải đi với vài anh em v́ sợ họ lạnh cẳng rồi về nói không thể
đi được... Thường trong nhà binh, những việc làm táo bạo nếu êm xuôi
th́ chẳng ai khen, mà lỡ lănh đủ th́ về c̣n bị khiển trách là không
xin lệnh, không hỏi ư kiến, việc của nhân viên đâu phải của Sĩ
quan...
Được Tham mưu trưởng đồng ư, tôi lấy nhiều cuộn MX.3O6 bỏ lên xe
Jeep mở mui phía sau ra cho các đầu dây cột tại Bộ Chỉ huy Chiến
đoàn. Xe phom phom chạy về Mang Cá, một tài xế cùng 2 quân nhân súng
đạn sẵn sàng, ngồi quay mặt ra 2 bên đường. Đến cửa Ḥa b́nh th́ bị
một loạt AK nổ vang trên đầu, tôi bảo tài xế chạy nhanh và anh em
bắn trả.
Mấy cuộn dây cứ đều đều nhả ra trên đường, thoát nạn nhưng trong
bụng lo lúc đi trở về. Đến một đoạn đường vắng th́ cũng vừa lúc hết
một lần cuộn dây. Tôi cho dừng xe, xuống bố trí và một người lại nối
3 đôi dây khác, xong lên xe chạy tiếp.
Đến Bộ tư lệnh Sư đoàn 1, anh em ở đây rất mừng v́ thấy chúng tôi
gồng ḿnh đi giúp họ. Sau khi gắn vào điện thoại, tôi gọi về Chiến
đoàn và không quên báo với vị Tham mưu trưởng là đă hoàn tất công
tác thiết trí dây, nhưng c̣n công tác vô cùng nguy hiểm khác là đi
về lại Chiến đoàn. Ông hỏi lại:
- Anh muốn nói ǵ tôi chưa hiểu ?.
Tôi thuật lại vụ ở cửa Ḥa B́nh và xin yểm trợ cho chúng tôi đi về,
nếu không tôi ở lại đây. Ông nói:
- Tôi sẽ clear chỗ đó cho anh, chúc anh may mắn.
Trên đường về, lúc gần đến cửa Ḥa B́nh, tôi thấy có bóng người bèn
bảo tài xế chậm lại để quan sát. Một quân nhân ngồi sau nói:
- Phe ta, nón sắt áo giáp mà ông thầy.
Đến nơi tôi gặp một sĩ quan Trung đội trưởng cho biết là mới đánh
đuổi được lũ chuột, giết được 2 tên, lấy 1 AK, ta 1 bị thương vừa
mới tản thương xong. Quả thật, nếu không xin clear, toán tụi tôi
lănh đủ.
Thiết lập hệ thống liên lạc hữu tuyến: chúng tôi th́ kéo dây lên Sư
đoàn 1, các Tiểu đoàn kéo dây lên Bộ chỉ huy Chiến đoàn. Chuyện sai
nguyên tắc, đúng ra cấp cao hơn yểm trợ cấp thấp. Tôi lấy mấy cái
máy AN/PRC 25 ra ḍ t́m đài Việt cộng. T́m được tần số nào, tôi ghi
vào sổ với cả danh hiệu đài rồi gắn loa mở hết volume để theo dỏi.
Vị Chiến đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng của tôi cũng thích tṛ này
lắm. Đây là lần đầu tôi biết được các chữ mà bọn Việt cộng dùng để
liên lạc vô tuyến âm thoại. Có một điện văn ngắn và tôi bắt được:
- Thắng, đây Năm gọi. Thắng, đây Năm gọi . Năm, đây Thắng nghe. Năm,
đây Thắng nghe, yêu cầu gởi thỏ trắng gấp” (lặp lại 3 lần).
Chúng tôi đoán là chúng gọi xin pháo hoặc cối ǵ đó, liền báo về Sư
đoàn 1. Quả nhiên mấy phút sau Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 lănh mấy quả 122
ly. Chiến đoàn đề nghị hạ lá cờ Chuẩn tướng xuống để Việt cộng không
c̣n điểm chuẩn để điều chỉnh pháo. Pháo đội Thủy Quân Lục Chiến phản
pháo làm câm mồm mấy dàn 122 ly của địch.
Thế là tự nhiên chúng tôi nhận thêm một nhiệm vụ nữa: chận bắt các
công điện của địch, đó là nhiệm vụ của pḥng 7 Bộ Tổng tham mưu. Măi
về sau này Sư đoàn mới có Biệt đội kỹ thuật và đă khám phá được
nhiều mật điện quan trọng trong cuộc chiến 1972.
Các cánh quân của Chiến đoàn tiến thật chậm, v́ Việt cộng đă có đủ
th́ giờ tổ chức, cũng cố các công sự pḥng thủ. Ta th́ hạn chế phi
pháo v́ sợ thiệt hại nhà cửa dân chúng. Ít có đụng độ lớn v́ Việt
cộng ở thế bị cô lập nên chỉ đánh cầm chân rồi mở đường máu chạy từ
từ. Chúng c̣n vướng gánh nặng là mấy ngàn người gồm quân cán chính
Việt Nam Cộng Ḥa bị bắt khi chúng chiếm được thành phố này.
Ngày nào chiến sĩ Cọp Biển cũng phải dùng poncho gói xác giặc gửi về
Trung đội Chung sự Sư đoàn 1 chôn cất v́ sợ bịnh dịch. Có ngày Ban 4
Chiến đoàn phải cấp cả trăm chiếc poncho để gói xác giặc. Chiến lợi
phẩm được nộp lên Chiến đoàn tới tấp, trong đó có những cây pḥng
không c̣n dính sợi xích ḷng tḥng mà các đơn vị báo là phải chặt
chân một tử thi Việt cộng mới lấy được súng.
Trên đường tiến quân của Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến, có một
quyết định táo bạo và dũng cảm của một anh binh nhất đă làm cho quân
thù nể mặt: Thường vào lúc chập choạng tối, tôi cho anh em đi gài
ḿn bẫy chung quanh vị trí đóng quân. Chờ đồng đội đi tắm khá lâu,
Binh nhất Hoàng nói với Binh nhất Tân đang gác:
- Tao đi gài lựu đạn, chờ thằng Nam lâu quá.
Hoàng xách mấy quả lựu đạn với những cuộn dây kẽm nhỏ, kim găm (loại
nhỏ nhưng có độ bền chắc để Việt cộng khó phát hiện). Anh đi ra gần
chỗ Cộng quân trú t́m một vị trí thuận lợi, gài được 2 trái trong
tầm quan sát được của Binh nhất Tân. Anh tiến qua một vị trí khác,
trong lúc đang gài quả thứ 3 th́ bỗng từ trong bụi lao ra 2 tên Việt
cộng, chúng ôm chặt lấy Hoàng đồng thời giữ quả lựu đạn đang ở trên
tay Hoàng . Binh nhất Tân trông thấy định giương súng phơ cả 3,
nhưng lại phải hạ xuống v́ sợ làm chết bạn ḿnh. Anh báo động cho
các bạn t́m cách cứu Hoàng. Trong lúc đó Hoàng bị 2 tên kè bên hông
đẩy anh đi về vị trí của chúng, anh vờ như chịu đi nhưng cố tạt lại
gần sợi dây kẽm mà anh đă gài lựu đạn. Nh́n thấy sợi dây nằm trong
tầm chân, anh chịu 2 cánh tay lên vai 2 tên Việt cộng rồi tung người
lên đá vào sợi dây kẽm. Đùng một tiếng, cả 3 đều ngă xuống. Trung
đội liền răi đạn, và cối 6O ly về hướng đó, anh em Cọp biển xung
phong lên th́ thấy Hoàng bị thương nặng. Anh chỉ c̣n thoi thóp thở
nhưng vẫn cố hỏi:
- Hai con chuột đó chết chưa? tao cưa với tụi nó chứ đâu để nó bắt.
Mắt anh từ từ nhắm lại sau khi nói thêm.
- Tao mệt và khát nước quá.
Nam nh́n bạn rơi nước mắt và nói:
- Chúc mày yên nghỉ ở thế giới không có chiến tranh.
Cuộc chiến cứ thế mà tiếp diễn, ngày nào cũng có chết, có bị thương,
rồi cũng có chiến lợi phẩm mang về. Đến ngày thứ 25 th́ lá cờ vàng
ba sọc đỏ đă được kéo lên cột cờ ở thành nội, các mục tiêu đă được
thanh toán. Hai mươi lăm ngày các chiến sĩ Cọp biển chỉ biết có súng
đạn, gạo sấy, thịt hộp. Phân nửa giai đoạn đầu, anh em không dùng
động từ tắm, v́ 2 lẽ: hơi sợ lạnh và ngại khi phải mặc cả áo giáp
lẫn nón sắt để tắm. Nói thế chứ không phải ở dơ đâu, chỉ giặt khăn
lau ḿnh thôi.
Sau 25 ngày phải đối đầu với Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến, cộng
quân một phần chết, bị thương, đám tàn quân c̣n lại chạy về hướng
Kim Long. Nhưng Chiến đoàn không tha, làm thêm một cuộc hành quân
trực thăng vận, thần tốc nhảy lên đầu địch ở Tây Bắc Huế với hy vọng
giải cứu được một số quân cán chính của ta bị bắt đem đi. Nhưng
không c̣n kịp nữa, chúng đă thủ tiêu và chôn tập thể mà măi sau này
mới phát giác ra. ôi ! đó là bạo lực cách mạng của Cộng sản Việt
Nam.
Sau hơn một tháng chiếm đóng, bọn Việt cộng đă bị Chiến đoàn A Thủy
Quân Lục Chiến và các đơn vị bạn đẩy lui vào rừng. Tôi không ghi lại
con số Việt cộng bị hạ, số vũ khí bị tịch thu v́ sợ không được chính
xác. Nhưng có một sự thật hùng hồn nhất là sự xuất đầu lộ diện của
bọn du kích địa phương, bọn nằm vùng ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng
sản, sau một thời gian ngắn múa may quay cuồng đă phải cuốn gói chạy
theo Cộng sản vào rừng, để lại cho quân dân miền Nam một cố đô đổ
nát tang thương. Ôi giải phóng cái kiểu ǵ mà “phỏng giái” quá !
Sau khi giải tỏa được cố đô Huế, Đại tướng Cao Văn Viên đă bay ra
thăm Chiến đoàn. Ông thăm hỏi, khích lệ binh sĩ và chỉ thị cho vị
Chiến đoàn trưởng giải quyết cho số anh em ở các tỉnh gần đây được
về thăm và biết tin tức gia đ́nh. Lúc tôi ra tŕnh diện và bắt tay
Đại tướng, nghe tôi nói giọng Quảng Nam ông hỏi:
- Cậu ở đâu, đă biết tin tức gia đ́nh chưa?.
Với chiến tích lẫy lừng này ông đă chỉ thị Tướng Trưởng xét ân
thưởng cho anh em. Sau đó công điện của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 chấp
thuận trên nguyên tắc là cho thăng cấp đặc cách mặt trận những quân
nhân đă tham chiến mà cấp bậc đang mang đủ 6 tháng thâm niên. Ban 1
Chiến đoàn lập hồ sơ gửi lên Bộ Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến th́ bị
Đại tá Lân Tham Mưu trưởng Lữ đoàn bác hết, chỉ có vị Chiến đoàn
trưởng là được mang Trung tá thôi. Riêng tôi được cái phép về Hội An
thăm gia đ́nh.
Hai mươi năm sau trận Mậu Thân, trong một trại tù cải tạo vào dịp
Tết, nhân lúc trà dư tửu hậu (rượu đế nấu bằng củ khoai ḿ) một anh
bạn nh́n thấy vết thẹo trên tay tên cán bộ Việt cộng bèn khơi chuyện
hỏi:
- Chắc khi xưa anh Tư chiến đấu tốt lắm hay sao mà bị thương nhiều
vậy?.
Như trúng huyệt, tên cán bộ người B́nh Định thao thao bất tuyệt kể
về quá khứ chiến đấu của y:
- Số của tau sao gặp toàn lính thủy đánh bộ không à ! Vết thương này
bị tụi nó đánh ở Tam quan nề. Vết này bị tụi nó bắn ở Miếu Ông. Lần
này tưởng chết rồi, tau làm cần vụ cho Bí thư tỉnh đi điều nghiên để
chuẩn bị cho Tổng công kích Mậu Thân. Đợi chúng nó vừa càn qua tụi
này mới đi, ai dè nó quay trở lại, tau phải bắn cố mạng cầm chưn cho
mấy ổng chạy. Tau bị thương phải bỏ cây súng Mỹ báng ngắn lại, uổng
ghê ! Cũng v́ trận này (hay nhờ?) mà tau không dự Tổng công kích
được v́ phải nằm trạm xá...
Cuộc chiến chấm dứt đă 21 năm, trong tức tưởi của bao người lính
Việt Nam Cộng Ḥa. Một cuộc chiến mà ít có người Mỹ biết đến một
cách trung thực v́ số phóng viên nhà báo cũng như giới truyền thông
Mỹ lúc ấy có phần thành kiến và nặng về kinh doanh, khoái những tin
tức, h́nh ảnh giật gân để khuynh đảo chính trường Mỹ bằng cách tiếp
tay với bọn phản chiến, đưa lên báo chí, Tivi một vài h́nh ảnh thê
lương của cuộc chiến để làm nản ḷng dân Mỹ. Và làm lu mờ sự chiến
đấu anh dũng của người lính Việt Nam Cộng Ḥa.
Thử hỏi người bạn Mỹ, nếu quân ta không can đảm, không anh hùng th́
làm sao lấy lại cố đô Huế, Kon Tum, An Lộc, Cổ thành Quảng Trị...
Không can đảm, không anh hùng làm sao có bao vị Tướng, Tá đă tuẩn
tiết, chưa kể hàng trăm hàng ngàn chiến sĩ vô danh đă sống chết với
quân thù vào lúc có lịnh đầu hàng ?
MX Đỗ Phú Ngọc
Tiến tŕnh thành lập và phát triển BC TQLC
Chiến sử TQLC
Binh Chủng TQLC
Sơ lược về BC TQLC
Trung Tá Lê Quang
Trọng - Chỉ Huy Trưởng TQLCVN đầu tiên
Đại Úy Bùi Phó Chí vị
Tiểu Đoàn Trưởng TQLC đầu tiên
Trung Tá Lê Nhữ Hùng -
người đă góp công nhiều cho sự hùng mạnh của Đoàn Quân Mũ Xanh
Tiến tŕnh thành
lập Chiến Đoàn & Lữ Đoàn
Lữ Đoàn 258
Lữ Đoàn 369
Tiểu Đoàn 1 - Quái Điểu
Tiểu Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa
Tiểu Đoàn 2 - Trâu Điên
Tiểu Đoàn 3 - Sói Biển
Tiểu Đoàn 4 - Ḱnh Ngư
Tiểu Đoàn 5 - Hắc Long
Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng
Tiểu Đoàn 7 - Hùm Xám
Tiểu Đoàn 8 - Ó Biển
Tiểu Đoàn 9 - Mănh Hổ
Tiểu Đoàn Tổng Hành Dinh
Tiểu
Đoàn Truyền Tin
Pháo Binh TQLC
Viết cho những người pháo
thủ Mũ Xanh
Một đoạn đường trong
cuộc đời Y Sĩ TQLC
Mật khu Đỗ Xá
Chiến
dịch Sống
T́nh Thương
Hành quân
Hội Đồng Sẩm
Tiểu
Đoàn 2 -
Trận An Qúi
Tiểu Đoàn 2 - Trận
chiến Tam Quan
Tiểu Đoàn 3
- Trận Bàng Long, Cay Lậy
Tiểu Đoàn 4
- Trận B́nh Giả lúc khởi đầu
Tiểu Đoàn 4 -
B́nh Giả ơi! C̣n nhớ măi
Tiểu Đoàn 5 - Trận
Mộ Đức
Tiểu Đoàn 5
- Trận Mộ Đức & Cái chết của vị TĐT
Chiến
Đoàn A -
Trận Phụng Dư
Chiến Đoàn A
- Trận
Đức Cơ
Chiến Đoàn B và TĐ-5
Dù Truy Kích CQ ở Ba Gia
Chiến
Đoàn B - Cuộc hành quân đổ bộ Deckhouse V Sóng Thần
Tiểu Đoàn 6 - Trận
Mậu Thân
TQLC Trong
Tết Mậu Thân
Chiến Đoàn A
- Trận Mậu Thân
H́nh Ảnh T/T Nguyễn Văn Thiệu
thăm TĐ2/TQLC
Cuộc
hành quân qua Cambodia
Tiểu
Đoàn 4 - Hành quân Cambodia
Tiểu
Đoàn 7 - Những ngày đầu
Tiểu
Đoàn 8 - Trận Cam-Bốt
Lữ
Đoàn B - Vượt biên qua Kampuchia
Hành
quân Lam Sơn 719
Tiểu
Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa sang Lào
Tiểu
Đoàn 2 - Hành quan Lam Sơn 719
Tiểu
Đoàn 3 PB - Căn cứ hỏa lực Hồng Hà
Tiểu
Đoàn 4 - Đêm Hạ Lào sao dài quá!
Tiểu
Đoàn 9 - Trận chiến Ba Ḷng
Tiểu
Đoàn 9 - Trận chiến Động Cù Mông
Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào
TQLC/VN và cuộc tấn công của csBV tại Vùng I
Tiểu
Đoàn 3 - Tại
Đông Hà
Tiểu
Đoàn 3 PB - Tay đôi với tụi nó...
Tiểu Đoàn 4 - Mùa
hè đỏ lửa
Tiểu
Đoàn 5 - Những ngày đầu
Tiểu Đoàn 6 -
Thần Ưng trong mùa hè đỏ lửa
Tiểu
Đoàn 6 - Xé xác tăng địch
Tiểu
Đoàn 7 - Ngày đầu cuộc chiến
Trận QT 72 của Lữ Đoàn 258 TQLC
Lữ
Đoàn 258 - Chiến thắng Quảng Trị tháng 4, 1972
Công
sản BV bị TQLC đánh bại tại Đông Hà
Hành
lang máu
Tiểu
Đoàn 9 - Trận chiến cầu Bến Đá
Tiểu
Đoàn 9 - Rừng núi Barbara
Lữ
Đoàn 369 - Trân sông Mỹ Chánh
Tái
chiếm Cổ Thành Quảng Trị ngày 19-6-1972
Tiểu
Đoàn 1 - Thử lửa đầu tiên
Tiểu
Đoàn 1 - Nhảy vào Triệu Phong
Tiểu
Đoàn 1 - Đổ bộ trong ḷng địch
Tiểu
Đoàn 1 PB - 20,000 đạn đại bác mỗi ngày
Tiểu
Đoàn 2 - Cuộc chiến Cổ Thành Quảng Trị
Tiểu Đoàn 2 -
Tiêu diệt chiến xa CSBV thuộc Tr/Đ Tăng-Thiết Giáp 202
Tiểu
Đoàn 2 - Tái chiếm Dinh Tỉnh Trưởng & Toà Hành Chánh Quảng Trị
Tiểu
Đoàn 3 & 6 - Tiến về Quảng Trị
Tiểu
Đoàn 3 - Dựng cờ
Tiểu
Đoàn 5 - Hắc Long dậy sóng
Tiểu
Đoàn 5 - Đánh trên đầu địch
Người
Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972
Pháo
Binh TQLC và trận Quảng Trị
Cờ
bay trên Cổ Thành Quảng Trị
Tiểu
Đoàn 2 - Cửa Việt, một chiến thắng vẻ vang và ngậm ngùi
Tiểu
Đoàn 3 PB - Trước khi ngưng bắn
Tiểu
Đoàn 4 - Hành quân Cửa Việt
Lữ
Đoàn 258 - Chiến tích sau cùng
Hương
lộ 555 lẻ loi
Tiểu
Đoàn 7 và Lữ Đoàn 147
Lữ
Đoàn 147 - Di tản chiến thuật
Tiểu
Đoàn 4 - Trận đánh cuối cùng
Tiểu
Đoàn 9 - Trận đánh cuối cùng
Băi
biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt
Vị
TĐT cuối cùng của Tiều Đoàn 1 Quái Điểu
Y Sĩ TQLC: Những người không thích sống lâu