MX Hoàng Tích Thông
1. Tình hình chung
Sau khi quân đội làm cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền Ngô Ðình
Diệm, tình hình an ninh và chiến sự tại miền Nam Việt Nam đã xấu lại
càng xấu hơn. Các tướng lãnh cầm đầu guồng máy cai trị không có khả
năng chính trị mà còn quá tham vọng về ngôi vị lãnh đạo đã gây ra
chia rẽ. Vấn đề phe nhóm kình chống nhau đã làm cho quân đội suy yếu
hẵn đi, không còn tham gia tích cực vào các cuộc hành quân tiểu trừ
Việt cộng như trước nữa. Thêm vào đó là việc hủy bỏ chính sách Ấp
Chiến Lựợc có từ thời Ngô Ðình Diệm để thay vào bằng Ấp Tân Sinh,
khiến cho các vùng nông thôn rơi dần vào sự kiểm soát của Việt cộng
ngày cũng như đêm. Ðặc biệt là tại miền Trung, thuộc quân khu II
tình hình thật là bi đát, chính quyền và quân đội chỉ còn kiểm soát
được các quận lỵ và các làng xã nằm ven quốc lộ và tỉnh lộ. Các quận
lỵ ở vùng cao nguyên như Dakto, Tân Cảnh đã bị đánh chiếm.
Trước tình hình đó, một Chiến đoàn của Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến,
lực lượng Tổng trừ bị của Tổng Tham mưu, được lệnh tăng phái cho Sư
đoàn 22 của Quân đoàn II mà Bộ chỉ huy đóng tại núi Bà Di, ngoại vi
thành phố Quy Nhơn. Chiến đoàn vừa mới được thành lập theo nhu cầu
nhiệm vụ chiến thuật, do Trung tá Nguyễn Thành Yên chỉ huy, gồm có 2
Tiểu đoàn tác chiến 1 và 2 cùng một Pháo đội 75 ly. Tiểu đoàn 1 do
Thiếu tá Tôn Thất Soạn chỉ huy, và Tiểu đoàn 2 do Thiếu tá Hoàng
Tích Thông đảm trách. Pháo đội 75 ly gồm 4 khẩu do Trung úy Ðoàn
Trọng Cảo làm Pháo đội trưởng.
Vào tháng 4/1965 Chiến đoàn di chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất ra Quy
Nhơn bằng máy bay C.123. Sau đó tới Bộ tư lệnh Sư đoàn 22 bằng quân
xa, nhận được lệnh xong Chiến đoàn tiếp tục di chuyển tới quận lỵ
Bồng Sơn để chuẩn bị tham gia cuộc hành quân giải tỏa xã Tam Quan ở
về phía Bắc quận lỵ
2. Tình hình an ninh và địa thế trong khu vực hành quân
Quận lÿ Bồng Sơn nằm trên quốc lộ 1, cách thành phố Quy Nhơn khoảng
60 cây số về phía Bắc. Ðây là một quận lÿ khá trù phú và cũng là đầu
mối con đường vào xã An Lão để đi lên cao nguyên Kon Tum, nên rất
quan trọng về mặt chiến lược và chiến thuật. Trước năm 1954 nơi đây
đã là vùng kiểm soát của Việt cộng mà quân đội Pháp đã không đánh
chiếm được. Do ảnh hưởng của tình hình chính trị hỗn loạn sau 1963
nên vùng phía Bắc của Bình Ðịnh, tiếp giáp với tỉnh Quảng Ngãi thuộc
quân khu I, lại càng bị Việt cộng lấn chiếm thêm. Chúng cô lập quận
lÿ Bồng Sơn và cắt đứt hoàn toàn quốc lộ 1. Trong tình hình đó, Sư
đoàn 22 cũng như Tiểu khu Bình Ðịnh hoàn toàn bất lực, vì không đủ
lực lượng để mở các cuộc hành quân quy mô chống lại các đơn vị chủ
lực của Sư đoàn 3 Sao Vàng (Việt cộng) hoạt động ở phía Bắc Bình
Ðịnh, và các lực lượng địa phương, du kích ở khắp nơi nổi dậy. Ðịa
thế vùng này rất hữu lợi cho Việt cộng trong việc phòng ngự và bất
lợi cho ta trong việc phản công. Từ quận lÿ Bồng Sơn tới ấp An Ðỗ
(Ðồi 10) giáp ranh với quận Ðức Phổ tỉnh Quảng Ngãi (Quân khu I), về
phía Tây là đồi núi cao rừng dừa bát ngát. Về phía Ðông là làng mạc
được bao quanh bởi những vườn dừa kéo dài ra tận bờ biển. Tại xã Tam
Quan, mục tiêu của cuộc hành quân, cũng nằm trên quốc lộ, cách quận
lÿ Bồng Sơn khoảng 7-8 cây số, nằm gọn trong các hàng dừa cao bao
quanh nên rất khó khăn cho việc tấn công. Từ xã Tam Quan theo quốc
lộ 1 đến ấp An Ðỗ (Ðồi 10) là đồng ruộng trống trải, nhất là về phía
Tây. Chạy song song với quốc lộ 1 là con đường sắt nằm về phía Ðông.
Theo tin tức tình báo ghi nhận thì lực lượng của Sư đoàn 3 Sao Vàng
Việt cộng vẫn còn đang nằm ẩn ở rặng núi phía Tây để chờ thời cơ
thuận lợi để chiếm quận lÿ Bồng Sơn, đang được các đơn vị của 1
Trung đoàn thuộc Sư đoàn 22 do Thiếu tá Long tự Thìn chỉ huy. Còn
các lực lượng địa phương và du kích trấn giữ tại các xã ấp mà chúng
chiếm được.
3. Diễn tiến hành quân:
A. Nhiệm vụ
- Chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến sẽ giải tỏa xã Tam Quan, đồng thời
quốc lộ 1 nối liền từ Bồng Sơn đến ấp An Ðỗ - đèo Bình Ðê giáp ranh
quận Ðức Phổ tỉnh Quảng Ngãi (Quân khu I).
- Duy trì an ninh và giúp quận thiết lập lại chính quyền xã Tam Quan
và các ấp phụ thuộc.
B. Quan niệm hành quân
Chiến đoàn áp dụng chiến thuật trực thăng vận từ sân bay Bồng Sơn
xuống bãi đáp phía Nam ấp An Ðỗ và đánh chiếm Ðồi 10. Thiết lập căn
cứ hỏa lực để yểm trợ tiến chiếm xã Tam Quan và giải tỏa quốc lộ 1
tới quận lÿ Bồng Sơn.
* Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến
- Giai đoạn 1: Tiểu đoàn 2 xuất phát lúc 8 giờ sáng, xử dụng trực
thăng H.21 đổ quân xuống bãi đáp Alfa cách ấp An Ðỗ 100 thước về
phía Nam. Tiến chiếm ấp và đồi 10.
- Giai đoạn 2: Dưới sự yểm trợ của Pháo binh, Tiểu đoàn tiến quân
hai bên quốc lộ và thiết lộ, đánh chiếm mục tiêu là xã Tam Quan cách
xa 2 cây số về phía Nam.
- Giai đoạn 3: Từ xã Tam quan, Tiểu đoàn tiếp tục tiến quân về phía
Nam để giải tỏa quốc lộ 1 và bắt tay với đơn vị trú đóng tại Bồng
Sơn.
- Giai đoạn 4: Nới rộng và bảo vệ vòng đai an ninh xã Tam Quan, trợ
giúp chính quyền xã tái cũng cố.
* Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến
Ðổ quân tiếp theo Tiểu đoàn 2 xuống bãi đáp Alfa.
- Giai đoạn 1: Tiến quân lục soát chung quanh ấp An Ðỗ và chiếm giữ
đèo Bình Ðê (ranh giới giữa Quân khu I và Quân khu II).
- Giai đoạn 2: Thay thế Tiểu đoàn 2 chiếm giữ ấp và đồi 10, thiết
lập căn cứ hỏa lực bảo vệ Bộ chỉ huy Chiến đoàn và Pháo đội tại Ðồi
10. Thành phần trừ bị, sẵn sàng tiếp ứng cho Tiểu đoàn 2 khi tình
hình cần đến.
* Bộ chỉ huy Chiến đoàn và Pháo đội Thủy Quân Lục Chiến:
- Giai đoạn 1: Cùng với Tiểu đoàn 1 đổ quân xuống bãi đáp Alfa. Pháo
đội được trực thăng câu thẳng tới chân đồi 10, sau đó di chuyển lên
đỉnh đồi.
- Giai đoạn 2: Bộ Chỉ huy Chiến đoàn có thể lưu động theo các Tiểu
đoàn khi tình hình đòi hỏi. Pháo đội sẵn sàng yểm trợ Tiểu đoàn 2
tiến chiếm xã Tam Quan và Tiểu đoàn 1 hoạt động trong vùng
C. Diễn tiến hành quân
* Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến
- Giai đoạn 1: một Ðại đội dưới sự yểm trợ của trực thăng võ trang,
đổ quân xuống bãi đáp Alfa lúc 8 giờ 15, vô sự, không có phản ứng
của địch. Tiến chiếm bờ ấp An Ðỗ và giữ an ninh bãi đáp. Các Ðại đội
còn lại tiếp tục đổ quân và hoàn tất lúc 12 giờ trưa. Sau đó Tiểu
đoàn chiếm giữ ấp An Ðỗ và đồi 10 an toàn.
- Giai đoạn 2: Tiểu đoàn 2 rời khu vực chiếm giữ lúc 3 giờ chiều,
sau khi Tiểu đoàn 1 và Bộ Chỉ huy Chiến đoàn cùng Pháo đội hoàn tất
đổ quân, để tiến về mục tiêu ấn định là xã Tam Quan. Tiểu đoàn tiến
quân bằng hai cánh theo quốc lộ 1: Cánh A gồm Bộ chỉ huy Tiểu đoàn
và 2 Ðại đội ở phía Ðông. Cánh B với 2 Ðại đội còn lại do Tiểu đoàn
phó chỉ huy ở phía Tây. Trên đường tiến quân không gặp sức kháng cự
nào của địch vì địa thế trống trải, quan sát dễ dàng. Nếu có chạm
địch là lúc đột nhập vào xã Tam Quan, nhưng kết quả vô sự. Tình hình
dân chúng, tuy có thưa thớt nhưng vẫn bình tĩnh làm ăn, đi lại không
có vẻ gì là sợ sệt. Tiểu đoàn tiến vào trung tâm xã lúc 4 giờ chiều,
Bộ chỉ huy tạm đóng quân tại nhà hộ sinh (đã bỏ trống từ khi Việt
cộng chiếm Tam Quan). Một Ðại đội bố trí chung quanh để bảo vệ Bộ
chỉ huy Tiểu đoàn. Ba Ðại đội còn lại tiếp tục tiến quân về phía
Nam. Ðại đội 3 Thủy Quân Lục Chiến do Ðại úy Nguyễn Năng Bảo chỉ
huy, tiến quân dọc theo quốc lộ 1 về phía Bồng Sơn. Ðại đội 4 do Ðại
uý Ngô Văn Ðịnh chỉ huy, tiến quân ở phía Tây quốc lộ và chiếm giữ
một cao địa ở phía Tây Nam ấp Phụng Dư (cách Bộ chỉ huy Tiểu đoàn
khoảng 7-8 trăm thước). Ðại đội 1 do Ðại úy Phạm Nhã chỉ huy tiến
quân về phía sau ấp Phụng Dư và bố trí ngừng quân lúc 6 giờ chiều.
Trên đường tiến quân, Ðại đội 3 đã chạm địch ở phía Tây Nam ấp Phụng
Dư khoảng 400 thước, phải ngừng lại và tất cả được lệnh đóng quân
đêm. Khi được báo cáo Ðại đội 3 chạm địch thì Bộ chỉ huy Tiểu đoàn
quyết định rời vị trí tới địa điểm đóng quân của Ðại đội 1 lúc 6 giờ
30 chiều để quan sát tình hình. Riêng Ðại đội 2 của Ðại úy Hai (tức
Hai Chùa) kiêm nhiệm chức vụ Tiểu đoàn phó đóng quân tại chỗ. Tình
hình yên tĩnh cho tới quá nửa đêm.
Lúc 1 giờ khuya, Việt cộng áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung.
Khởi đầu là hàng loạt súng cối 82 và 60 ly được bắn tập trung vào
trung tâm vị trí đóng quân. Một trái đạn mở màn đã nổ ngay đầu hồi
nhà, gần ngay chỗ Tiểu đoàn trưởng và cố vấn Mỹ ngủ. Mảnh đạn làm xì
hơi tấm nệm cao su lót nằm nhưng không gây thương tích cho cả hai.
Tiếp đó súng của hai bên nổ ran, hướng tấn công chính của địch là từ
phía Tây tới.
Ấp Phụng Dư là một ấp nhỏ, lèo tèo vài căn nhà lá nằm dưới các hàng
dừa cao vút. Với địa thế không lấy gì làm thuận lợi cho việc phòng
thủ nên Ðại đội đã cố gắng làm một phòng tuyến với giao thông hào
bao quanh, dù đã quá mệt nhọc. Do đó hàng đợt tấn công xung phong
của địch đều liên tiếp bị đánh bật ra.
Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn đã liên lạc báo cáo với Bộ chỉ huy Chiến đoàn
và điều chỉnh Pháo binh từ đồi 10 bắn yểm trợ. Có điều cần biết là
súng 75 ly chỉ bắn xa tối đa là 9 cây số nên chỉ yểm trợ được ở phía
Bắc vị trí mà thôi. Ðể bù vào chỗ thiếu sót đó, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn
ra lệnh cho Ðại đội 4 ở phía Tây Nam xử dụng cối 60 ly và đại liên
30 bắn yểm trợ về sườn phía Tây của tuyến phòng ngự, và cũng là mũi
tấn công chính của địch. Ðồng thời cũng ra lệnh cho Ðại đội 2 ở phía
Bắc và Ðại đội 3 ở phía Nam chuẩn bị di chuyển để tăng viện.
Cuộc tấn công của địch vào Bộ chỉ huy Tiểu đoàn và Ðại đội 1 vẫn
tiếp diễn. Hỏa lực địch ngày càng mạnh, kể cả súng cối và hỏa tiễn
B.40, B.41 mà địch mới xử dụng ở chiến trường miền Nam, phòng tuyến
ta có lúc muốn bị chọc thủng. Trong khi đó thì hỏa lực của ta chỉ
bao gồm súng trường M.1, trung liên BAR, đại liên 30, súng phóng
lựu, súng cối 81, 60 và 57 ly không giật. Vào khoảng gần sáng thì
Ðại đội trưởng Ðại đội 1 báo cáo là đạn gần cạn và yêu cầu Tiểu đoàn
tăng cường Tiểu đội bảo vệ của Bộ Chỉ huy và khẩu đại liên 30 sang
phòng tuyến phía Tây. Tình hình có vẻ hơi nao núng mà cường độ tấn
công của địch vẫn không sút giảm. Vào lúc rạng sáng thì Ðại đội 3
của Ðại úy Bảo tiến tới vị trí của Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn và Ðại đội
1. Bộ chỉ huy Tiểu đoàn ra lệnh cho Ðại đội 3 cùng với Ðại đội 1
phản công vượt qua phòng tuyến tiến đánh địch. Cùng lúc thì Ðại đội
4 cũng được lệnh tiến quân vòng lên phía Tây Bắc để chận địch rút
lui. Ðại đội 2 ở phía Bắc tiến theo hướng Tây Nam để khóa chặt vòng
vây.
Trước khí thế phản công mãnh liệt của ta, địch rút chạy, nhưng chỉ
có một số ít thoát được, còn lại đa số chạy ẩn núp vào một ruộng mía
ở trước phòng tuyến và một giao thông hào từ hướng Tây chạy tới mà
chúng xử dụng để tiến sát vào vị trí đóng quân. Tất cả đã không chịu
đầu hàng và đều bị hỏa lực của ta tiêu diệt gọn. Khi trời vừa sáng
rõ thì trận đánh chấm dứt. Quan sát phòng tuyến thì có những thi thể
Việt cộng nằm chết trước phòng tuyến khoảng 3-4 thước, còn dưới giao
thông hào và ruộng mía thì địch nằm chết ngổn ngang.
Kết quả sau 5 tiếng đồng hồ chiến đấu dũng cảm, trước sức tấn công
dồn dập của Trung đoàn thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng địch, Tiểu đoàn, đặc
biệt là Ðại đội 1 Thủy Quân Lục Chiến đã chiến thắng vô cùng xuất
sắc, chỉ bằng hỏa lực của đơn vị và dưới sự yểm trợ duy nhất và ít
hữu hiệu của Pháo binh Chiến đoàn vì tầm xa hạn chế và sức công phá
không đủ mạnh. Một tiếng đồng hồ sau khi trận đánh chấm dứt thì Bộ
Chỉ huy Chiến đoàn và Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến (-) cũng được
điều động tới. Sau đó thì Tư lệnh Sư đoàn 22 khi đó là Chuẩn tướng
Nguyễn Thanh Sằng tới thăm. Vào buổi chiều thì Tướng Nguyễn Hữu Có,
Tư lệnh Quân đoàn II từ Pleiku xuống quan sát chiến trường rồi phát
biểu là một đơn vị đóng quân ở một vị trí như vậy mà chiến thắng
được địch quả là đáng khen.
Tổng kết trận đánh thì địch đã bị loại ngay tại trận khoảng 150 tên,
bắt sống trên 10 tên, vũ khí tịch thu khoảng 100 khẩu đủ loại, bao
gồm cá nhân và cộng đồng. Về phía Tiểu đoàn thì sự thiệt hại hầu như
quá nhẹ so với địch, điều mà không ai có thể tin được, chỉ có 4-5
binh sĩ bị tử thương, số bị thương khoảng 10 người, vũ khí bảo toàn.
Ðại úy Ngô văn Ðịnh và Ðại úy Nguyễn năng Bảo tại Phụng Dư
Sau khi thu dọn chiến trường, các Ðại đội được tiếp tế đạn dược đầy
đủ, các binh sĩ bị thương và tử thương được đưa về bệnh viện Quy
Nhơn thì Tiểu đoàn được phối trí lại để sẵn sàng ứng phó với một
cuộc tấn công khác của địch để chúng lấy lại xác của những tên Việt
cộng đã chết mà đồng bọn không mang đi được.
Bộ chỉ huy Tiểu đoàn vẫn trú đóng với Ðại đội 1, nhưng được tăng
cường phòng thủ bởi Ðại đội 2. Còn hai Ðại đội 3 và 4 di chuyển về
vị trí cũ để chuẩn bị làm nhiệm vụ kế tiếp là giải tỏa quốc lộ về
tới Bồng Sơn. Sau chiến thắng này, tinh thần binh sĩ lên rất cao.
Ðúng như dự đoán, gần nửa đêm thì địch tấn công lại, nhưng lần này
cường độ không mạnh lắm trước sự phòng thủ chặt chẽ của Tiểu đoàn.
Khoảng 15-20 phút tấn công không kết quả, địch vội vã rút lui. Về
sau theo tin tức ghi nhận được thì đợt tấn công sau địch chỉ có mục
đích duy nhất là lấy lại xác đồng bọn, trong đó có một vài cán bộ
chỉ huy cao cấp. Những ngày sau đó, Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến
hoàn tất nhiệm vụ kiểm soát xã Tam Quan và giải tỏa quốc lộ 1 từ
quận lÿ Bồng Sơn tới đèo Bình Ðê và duy trì an ninh yểm trợ chính
quyền cũng cố lại cơ sở xã ấp. Từ đó cho đến ngày Chiến đoàn rời
khỏi khu vực hành quân thì không còn một trận đánh quy mô nào xảy ra
nữa.
Nhận định
Sau khi trận đánh kết thúc, kiểm điểm lại thì thấy sự chiến thắng
của ta rất đáng khích lệ, vì sự thiệt hại của Tiểu đoàn rất nhẹ,
trong khi địch bị thiệt hại nặng nề. Trung đoàn Sao Vàng của Việt
cộng gần như tê liệt, phải mất một thời gian dài mới hoạt động lại
được. Sự chiến thắng này không những làm cho tinh thần chiến đấu của
quân nhân trong binh chủng lên cao mà còn tạo cho quân đội Việt Nam
Cộng Hòa được tin tưởng hơn trong lúc tình hình an ninh của toàn
lãnh thổ miền Nam đang ở trong tình trạng bết bát qua các trận: Bình
Giả (thuộc tỉnh Phước Tuy - Quân khu 3) vào cuối năm 1964, trận
chiếm lại Tân Cảnh đưa tới việc mất quận lÿ Dakto, đồn Ðức Cơ thuộc
Lực Lượng Ðặc Biệt ở biên giới Việt Miên, quận Phú Bổn bị bao vây cô
lập và 2 tỉnh lộ: 19 nối liền Pleku với Quy Nhơn, 22 nối liền Ban Mê
Thuột với Nha Trang bị cắt đứt... Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến nói
chung và Tiểu đoàn 2 nói riêng đều đã có mặt trong các cuộc hành
quân giải tỏa đó.
Một yếu tố không kém phần quan trọng đã đem lại sự chiến thắng là
tình báo địch theo dõi hoạt động của Tiểu đoàn không chính xác.
Chúng yên trí là chỉ có một Ðại đội đóng quân đêm ở ấp Phụng Dư, chứ
không theo dõi lúc Bộ chỉ huy Tiểu đoàn di chuyển tới vị trí của Ðại
đội 1 khi nhận được báo cáo Ðại đội 3 đã chạm địch. Do đó hệ thống
phòng thủ của Ðại đội 1 đã được thay đổi, chủ lực được chuyển qua
tuyến phòng ngự ở mặt Tây, nơi có địa hình thuận lợi cho việc tấn
công. Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn và các thành phần yểm trợ như Trung đội
súng cối 81 ly, Tiểu đội bảo vệ, Tiểu đội Truyền tin bố trí về phía
Ðông. Khi địch mở cuộc tấn công, đúng như dự đoán, chúng đã gặp ngay
sức kháng cự mãnh liệt của ta, dù đã tung ra nhiều đợt xung phong
4-5 tiếng đồng hồ. Ngoài ra địch cũng không ngờ các Ðại đội khác
trong kế hoạch phối trí yểm trợ hổ tương của Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn
kéo về tiếp ứng, và Ðại đội 1 đã xữ dụng súng cối 60 ly và đại liên
30 bắn vào sườn địch rồi cùng với Ðại đội 2 khóa chặt đường rút lui
về phía Tây của địch, khiến chúng tháo chạy không kịp mang theo đồng
bọn chết và bị thương. Một số lớn bị bao vây mà không chịu đầu hàng
đã bị hỏa lực ta tiêu diệt.
Qua chiến thắng này cũng như những cuộc đụng độ sau đó, trận đánh
tại ấp Phụng Dư xã Tam Quan đầu năm 1965 là một chiến tích đẹp nhất
của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến nói chung cũng như của Tiểu đoàn
2 nói riêng. Vì vậy Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến đã được địch gắn
cho danh hiệu Trâu Ðiên, vì mỗi lần đụng độ là Tiểu đoàn chỉ có tiến
tới, bất kể hỏa lực và bố trí phòng ngự kiên cố của địch. Nói một
cách khác là trong thời gian phục vụ cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa,
tôi thấy Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến chưa lần nào chiến bại
trước quân thù cả. Riêng cá nhân tôi, trải qua bao nhiêu chiến trận,
từ cấp Ðại đội cho tới Lữ đoàn, tôi rất hài lòng với trận đánh Phụng
Dư của Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến và đó cũng là kỷ niệm đẹp,
oai hùng nhất trong cuộc đời quân ngũ của tôi. Xin dành một phút để
tưởng nhớ tới những chiến binh đã hy sinh anh dũng trong chiến trận
đó.
MX Hoàng Tích Thông
Tiến trình thành lập và phát triển BC TQLC
Chiến sử TQLC
Binh Chủng TQLC
Sơ lược về BC TQLC
Trung Tá Lê Quang
Trọng - Chỉ Huy Trưởng TQLCVN đầu tiên
Đại Úy Bùi Phó Chí vị
Tiểu Ðoàn Trưởng TQLC đầu tiên
Trung Tá Lê Nhữ Hùng -
người đã góp công nhiều cho sự hùng mạnh của Ðoàn Quân Mũ Xanh
Tiến trình thành
lập Chiến Đoàn & Lữ Đoàn
Lữ Đoàn 258
Lữ Đoàn 369
Tiểu Đoàn 1 - Quái Điểu
Tiểu Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa
Tiểu Đoàn 2 - Trâu Điên
Tiểu Đoàn 3 - Sói Biển
Tiểu Đoàn 4 - Kình Ngư
Tiểu Đoàn 5 - Hắc Long
Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng
Tiểu Đoàn 7 - Hùm Xám
Tiểu Đoàn 8 - Ó Biển
Tiểu Đoàn 9 - Mãnh Hổ
Tiểu Đoàn Tổng Hành Dinh
Tiểu
Đoàn Truyền Tin
Pháo Binh TQLC
Viết cho những người pháo
thủ Mũ Xanh
Một đoạn đường trong
cuộc đời Y Sĩ TQLC
Mật khu Đỗ Xá
Chiến
dịch Sống
Tình Thương
Hành quân
Hội Đồng Sẩm
Tiểu
Đoàn 2 -
Trận An Qúi
Tiểu Đoàn 2 - Trận
chiến Tam Quan
Tiểu Đoàn 3
- Trận Bàng Long, Cay Lậy
Tiểu Đoàn 4
- Trận Bình Giả lúc khởi đầu
Tiểu Đoàn 4 -
Bình Giả ơi! Còn nhớ mãi
Tiểu Đoàn 5 - Trận
Mộ Đức
Tiểu Đoàn 5
- Trận Mộ Đức & Cái chết của vị TĐT
Chiến
Đoàn A -
Trận Phụng Dư
Chiến Đoàn A
- Trận
Đức Cơ
Chiến Đoàn B và TĐ-5
Dù Truy Kích CQ ở Ba Gia
Chiến
Đoàn B - Cuộc hành quân đổ bộ Deckhouse V Sóng Thần
Tiểu Đoàn 6 - Trận
Mậu Thân
TQLC Trong
Tết Mậu Thân
Chiến Đoàn A
- Trận Mậu Thân
Hình Ảnh T/T Nguyễn Văn Thiệu
thăm TĐ2/TQLC
Cuộc
hành quân qua Cambodia
Tiểu
Đoàn 4 - Hành quân Cambodia
Tiểu
Đoàn 7 - Những ngày đầu
Tiểu
Đoàn 8 - Trận Cam-Bốt
Lữ
Đoàn B - Vượt biên qua Kampuchia
Hành
quân Lam Sơn 719
Tiểu
Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa sang Lào
Tiểu
Đoàn 2 - Hành quan Lam Sơn 719
Tiểu
Đoàn 3 PB - Căn cứ hỏa lực Hồng Hà
Tiểu
Đoàn 4 - Đêm Hạ Lào sao dài quá!
Tiểu
Đoàn 9 - Trận chiến Ba Lòng
Tiểu
Đoàn 9 - Trận chiến Động Cù Mông
Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào
TQLC/VN và cuộc tấn công của csBV tại Vùng I
Tiểu
Đoàn 3 - Tại
Đông Hà
Tiểu
Đoàn 3 PB - Tay đôi với tụi nó...
Tiểu Đoàn 4 - Mùa
hè đỏ lửa
Tiểu
Đoàn 5 - Những ngày đầu
Tiểu Đoàn 6 -
Thần Ưng trong mùa hè đỏ lửa
Tiểu
Đoàn 6 - Xé xác tăng địch
Tiểu
Đoàn 7 - Ngày đầu cuộc chiến
Trận QT 72 của Lữ Đoàn 258 TQLC
Lữ
Đoàn 258 - Chiến thắng Quảng Trị tháng 4, 1972
Công
sản BV bị TQLC đánh bại tại Đông Hà
Hành
lang máu
Tiểu
Đoàn 9 - Trận chiến cầu Bến Đá
Tiểu
Đoàn 9 - Rừng núi Barbara
Lữ
Đoàn 369 - Trân sông Mỹ Chánh
Tái
chiếm Cổ Thành Quảng Trị ngày 19-6-1972
Tiểu
Đoàn 1 - Thử lửa đầu tiên
Tiểu
Đoàn 1 - Nhảy vào Triệu Phong
Tiểu
Đoàn 1 - Đổ bộ trong lòng địch
Tiểu
Đoàn 1 PB - 20,000 đạn đại bác mỗi ngày
Tiểu
Đoàn 2 - Cuộc chiến Cổ Thành Quảng Trị
Tiểu Đoàn 2 -
Tiêu diệt chiến xa CSBV thuộc Tr/Đ Tăng-Thiết Giáp 202
Tiểu
Đoàn 2 - Tái chiếm Dinh Tỉnh Trưởng & Toà Hành Chánh Quảng Trị
Tiểu
Đoàn 3 & 6 - Tiến về Quảng Trị
Tiểu
Đoàn 3 - Dựng cờ
Tiểu
Đoàn 5 - Hắc Long dậy sóng
Tiểu
Đoàn 5 - Đánh trên đầu địch
Người
Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972
Pháo
Binh TQLC và trận Quảng Trị
Cờ
bay trên Cổ Thành Quảng Trị
Tiểu
Đoàn 2 - Cửa Việt, một chiến thắng vẻ vang và ngậm ngùi
Tiểu
Đoàn 3 PB - Trước khi ngưng bắn
Tiểu
Đoàn 4 - Hành quân Cửa Việt
Lữ
Đoàn 258 - Chiến tích sau cùng
Hương
lộ 555 lẻ loi
Tiểu
Đoàn 7 và Lữ Đoàn 147
Lữ
Đoàn 147 - Di tản chiến thuật
Tiểu
Đoàn 4 - Trận đánh cuối cùng
Tiểu
Đoàn 9 - Trận đánh cuối cùng
Bãi
biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt
Vị
TĐT cuối cùng của Tiều Đoàn 1 Quái Điểu
Y Sĩ TQLC: Những người không thích sống lâu