Thơ

Trang thơ Nguyễn Minh Châu
Thơ - Tuấn TT
Chùm thơ Đông Hương
Thơ - Huy Văn


Thơ Văn 2020
Thơ Văn 2019
Thơ Văn 2018
Thơ 2017 - 2022
Thơ Văn 2023


Sinh nhật
Chuyện về nguồn
Nhớ Cha
Thu chiều… lặng lẽ
Chim kêu… nỗi lòng
Nhìn Thu … Thương Phận
Huynh đệ chi binh
Quanh thau rượu
Hoàng hôn bên đồi
Nén hương mùa kiếp nạn
Tháng Tư… Trang sử…
Thằng lính già thương cảm
Thằng lính già cô độc
Thằng lính già ngủ mơ
Thằng lính già hoài niệm
Thằng lính già nhớ bạn
Phục Sinh nhiệm màu
Thương tích
Nửa đêm tỉnh giấc
Vá cờ
Xuân...và Quê tôi
Đã 50 năm
Ai nợ ai…?
Nỗi lòng viễn xứ
Quà tặng
Quê hưong ngàn trùng
Đừng gọi tôi là ân nhân
Mùa Thu đất khách
Quê hương tôi đánh mất
Từ biệt đồng đội
Dậy đi em
Ngày chia tay
Hương xưa của tôi
Nặng trĩu niềm dau
Nổi sầu muôn thuở
Thương em…
Đếm Sao…
Hè về không Phượng đỏ
Về thăm chốn xưa
Dòng Đời …
Ước mơ Phá Tam Giang
Ánh trăng xưa
Anh hùng tử, khí hùng bất tử
Một bài thơ không tên
45 năm đợi chờ & mơ ước
Sài Gòn yêu
Ngày đại thọ
Lòng sơn gửi tạm giữa đất trời
Mông lung
Hòn khô
Đêm ngủ tôi mơ
Cali mùa hạnh ngộ
Nhớ mãi
Vẫn tìm em
Tháng tư hành
Gánh phù vân
Quốc hận
Nhắn lời
I am a soldier born to die
Tháng 2! Xuân vẫn ngát hương đời
Nhớ xuân xưa
Xin em
Cũng đành thôi
Đêm xuân nhớ mẹ
Mừng sinh nhật
Phút cuối
Đoản khúc Đà Lạt
Chờ
Hương lòng
Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai ?
Cho anh nói lời xin lỗi với thằng em
Hồn thức giấc
Khóc cho người nằm xuống
Vọng cố hương… nỗi nhớ
Nỗi niềm riêng
Hương xưa của tôi
Mùa Trạng Nguyên

 

 

 

 

 

 


Quỳ Hôn Đất Thân Yêu


Bình Long Anh Dũng, Kontoum Kiêu Hùng, Trị Thiên Vùng Dậy

(viết cho ngày QLVNCH 19/6), và tặng anh nhân “Ngày Thôi Nôi”

Anh thương nhớ,

Cũng đã lâu lắm rồi em không viết gì cho anh, cho một tình yêu mà rất nhiều lần trong đời mình em cứ ngỡ đã phôi pha, ngỡ như tất cả chỉ là một giấc mộng thoảng qua trong cuộc đời thiếu nữ tưởng chừng đã quá vời xa trong quá khứ …Thế nhưng không phải vậy anh ạ! Dường như với em, anh lúc nào cũng giống như một câu hát trong bài “Tình Nhớ” của TCS. “ Tình ngỡ đã quên đi như lòng cố lạnh lùng, người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang . ..” và quả thật tình yêu của em dành cho anh dẫu cho hơn bốn mươi năm đã trôi qua trong cuộc đời nghiệt ngã, đắng cay, và cả trong vô vọng, bởi trùng trùng ngăn cách, vẫn là nỗi nhớ nhung thênh thang luôn hiện hữu . . . Thậm chí đã nhiều lúc em nghĩ cho đến ngày em không còn trên cõi đời này nữa chúng mình cũng sẽ chẳng có cơ hội gặp được nhau. Tệ hơn nữa là không biết anh có còn nhớ đến em, nhớ đến một chuyện tình thời chinh chiến đã quá xa xôi thoảng qua trong đời mình hay không nữa.

Em nhớ sau ngày tháng tối tăm của đất nước chúng mình, một lần em tình cờ nghe được một bài hát trong một tape nhạc cũ, ở đó có câu: “ người vô tình chẳng nhớ, kẻ hữu tình khó quên, lưới tình còn vương phải, đau khổ mãi không thôi . .. hỏi con đường hạnh phúc, ở đâu người có hay, như bọt bèo trôi chảy, ai từng nắm trong tay…”. Và có lẽ tình yêu đó của em và anh ngày xưa cũng chỉ là chút phận bèo trôi dạt tấp vào đời anh, nhưng riêng với em không hiểu sao nó vẫn luôn là nỗi nhớ nhung miên man không dứt trong đời mình anh ạ. Nhiều lúc em nghĩ thấy cũng lạ cho mình, bởi người ta thường bảo tình đầu chóng tan vỡ nhưng rất khó quên, bởi nó như vết mực tầu đầu tiên rơi vào trang giấy trắng cuộc đời nên không dễ gì phai nhạt. Thế nhưng, anh không phải là tình đầu của em, không hiểu sao đã bao tháng năm lặng lẽ trôi qua đời mình mà em vẫn không tài nào quên được anh, tất cả như mới ngày hôm qua anh ạ. Chỉ những lúc quá bận rộn với nhiều chuyện khó khăn xảy đến với mình trong cuộc sống, những lúc cơm áo gạo tiền bức bách thì nỗi nhớ về anh mới tạm lắng xuống trong em, nhưng để rồi sau đó, khi đêm về với những ray rứt, những câu hỏi không lời giải đáp về tình yêu, thân phận, và cả vận mệnh đớn đau cuả Đất Nước chúng mình thì đâu đó trong em vẫn vang vang câu hát, tiếng đàn của anh trong một lần bất chợt từ hành quân ghé về thăm em : “Yêu nhau trong cuộc đời, mơ duyên tình dài . .. Ta quen nhau một ngày, yêu nhau trọn đời, giữ cho lâu dài . . . Khi chia tay lần đầu, duyên chưa đậm màu, cũng đã say nhiều, một thời gian quen biết, tình ta tha thiết muôn phần… ” Và Hình như câu hát đó đã vận vào tình yêu em dành cho anh “Tình ta tha thiết muôn phần . . .”, nhiều lần em tự hỏi sự tha thiết đó có ở trong anh hay chỉ có ở riêng em mà thôi, bởi giờ đây chúng mình đã không có chút tin tức nào của nhau, cho dù trong một lần tình cờ đọc được một bài viết của anh đăng trên tờ báo KBC hay “Trẻ” gì đó, nên em biết anh làm ở học khu Philadelphia, như vậy là anh vẫn còn hiện diện trên cõi đời này, em cũng qua bài giới thiệu đó biết được email của anh, và đã liều lĩnh viết cho anh, mong là anh nhận được và chợt nhớ đến em, trả lời cho em… Thế nhưng cuối cùng cũng chỉ là hư không, chẳng một tín hiệu đáp trả (chuyện này xảy ra cũng khoảng chừng năm năm rồi anh ạ ). . . Sau một thời gian dài đợi chờ trong vô vọng, em đã cố gắng tự an ủi mình, có thể anh đã bị bệnh Alhzeimer giống như nhà thơ Nhất Tuấn, nên đã không đọc email, và nếu có đọc thì trí nhớ nhạt nhòa của những người bị căn bệnh này cũng đã khiến anh quên mất em rồi. Em đã tự ru mình bằng nhiều luận điệu, và cho dù luận điệu nào chăng nữa thì cũng chỉ để tự an ủi con tim dại khờ tội nghiệp của mình mà thôi.

Anh rất nhớ của em,

Quả thật sau nhiều lần tự hỏi và không có lời giải đáp: “Tại sao em mãi vẫn không quên được anh”, em mới chợt nhớ ra rằng có lẽ khi em quen và yêu anh em đã mười chín tuổi; tuy không phải đã già cỗi gì, nhưng lúc đó, bạn bè em có đứa cũng đã tay bế tay bồng, em dù không nghĩ đến chuyện sẽ phải có cho mình một ai đó để gọi là “Chồng” chăng nữa thì tình yêu dành cho anh không phải là một thứ tình yêu sốc nổi, và dù không dám nói cho anh nghe biết những ý nghĩ của mình, em cũng đã luôn tự nhủ với lòng mình rằng em sẽ chung thủy với mối tình này cho đến tận ngày em nhắm mắt lìa đời, và cũng bởi anh là người đã cho em sự rung động đầu đời con gái bằng nụ hôn vụng dại năm nào trước khi chúng mình chia tay ở trước cổng nhà em ( có lẽ anh không biết anh là người đầu tiên trong đời đã hôn em, và cũng là người đầu tiên trong đời làm em vô cùng hoảng sợ khi chúng mình gặp lại nhau ở VT đâu nhỉ?)

Anh thương yêu,

Mấy hôm trước đây, em có công việc cần phải đi ra Huế, và em lần đầu tiên trong đời đã ghé qua Quảng Trị, chuyến đi của em chỉ dài hơn nửa ngày, nhưng trong suốt chuyến đi, em không lúc nào không nhớ đến anh, bởi vì em đã đến tận vùng đất mà anh từng đi qua và chiến đấu suốt một thời binh lửa của quê hương . . . Dù ngày xưa, em chưa một lần đặt chân đến vùng đất nghèo nàn này của quê hương chúng ta, vùng đất mà nghe cái tên thôi cũng đủ biết sự khô cằn, nắng gió của nó, và quả thật cái nắng nóng của những ngày tháng hạ này làm em không sao không nhớ đến “Mùa Hè Đỏ Lửa”, mùa hè của những năm tháng em bắt đầu quen và yêu anh, những cái tên xa lạ nhưng bỗng chốc trở nên quen thuộc, bởi nơi đó có sự hiện diện của người đàn ông em thương yêunhư: “Cổ Thành, Triệu Phong, Mỹ Chánh, Hải Lăng, Thạch Hãn . . .” Cái xứ sở khắc nghiệt đến độ đá cũng phải đổ mồ hôi (Thạch Hãn). Mảnh đất đã chôn vùi biết bao nhiêu mạng sống không chỉ của những chàng Trai Hùng Đất Việt, mà cả những người dân hiền lành lương thiện, và tệ hại hơn cả là những trẻ thơ vô tội, thậm chí cả những em bé còn chưa kịp cất tiếng khóc chào đời, bởi những kẻ cùng màu da, giọng nói nhưng lại nhân danh chủ nghĩa vô nhân ác độc, nên đã mù lòa lao vào cuộc chiến, gây ra cảnh nồi da xáo thịt trong một cuộc chiến vô luân. . . Cuộc chiến đã để lại những vết thương không bao giờ lành lặn trong tâm hồn những người dân vô tội, biến họ trở nên vô cảm khi buộc phải bước tràn qua con đường đầy ngập xác người và mùi máu tanh tưởi, trong cơn hoảng loạn giữa ranh giới mong manh của hai bờ sinh tử. Con đường đã đi vào lịch sử đau thương của đất nước chúng mình, với tên gọi “Đại Lộ Kinh Hoàng”, cái tên chỉ cần nghe qua cũng đủ cho những ai còn sống sót qua cơn binh lửa đó bị những cơn ác mộng đeo đẳng suốt quãng đời còn lại

Anh thương nhớ,

Đi qua vùng đất được gọi tên là quê hương, nhưng lại vô cùng xa lạ, xa lạ vì em lần đầu đi ngang qua đó, nhưng lại bỗng thấy thân quen bởi đây là nơi anh đã từng trải qua một thời tuổi trẻ hào hùng và gian khổ bởi bom đạn chiến tranh; quen thuộc bởi những cái tên ngày xa xưa ấy vẫn thường được nghe qua những bản tin chiến sự hàng ngày, và quen thuộc vì trong đầu em vẫn tràn ngập hình ảnh của một quê hương hoang tàn đổ nát vừa được tái chiếm sau những ngày gian khổ của những người trai hùng, đã một thời phải hy sinh tuổi trẻ cho những người thân yêu như em được an ổn cắp sách đến trường, và cho cả những người đâm sau lưng chiến sĩ, những chính trị gia Salon, ngồi hưởng thụ nơi thành phố . . . Những hình ảnh em được xem trên truyền hình khiến cả nước mừng đến khóc vì đã “Tái Chiếm Cổ Thành”. Hình ảnh TT Thiệu ra thăm chiến trường còn đang bốc khói trên nền bài hát: “Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu…” Hình ảnh “Quỳ Hôn đất Thân Yêu” của ông như đang hiển hiện trước mắt em, tất cả như chỉ mới vừa hôm qua anh ạ. Quả thật câu ca dao “ tấc đất tấc vàng” được học ngày còn bé thấy không thể nào đủ với vùng đất này,mà phải đổi lại bằng câu:“Tấc đất là vạn cốt khô, tấc đất là ngàn lít máu”mới tạm đúng anh ạ ...

Anh thương nhớ,

Không hiểu sao trong em không chỉ có những hình ảnh hào hùng, nhưng đau đớn của quê hương chúng mình bất chợt hiện ra rõ nét, mà lại cả những gì đó vô cùng lãng mạn trong tình yêu của một thời binh lửa lại chợt vang lên trong em : “Chiều trên phá Tam Giang, anh sực nhớ em, nhớ ơi là nhớ đến bất tận em ơi, em ơi…”, và em lại nhớ vô cùng đến chuyện chúng mình ngày ấy, và em cũng chợt thắc mắc không hiểu ngày ấy chúng mình đã quen nhau trong hoàn cảnh nào, vì em nhớ hình như chẳng có ai đứng giữa trong mối giao hảo của chúng mình, và cũng chẳng hiểu sao ngày ấy chỉ có thư đi tin lại chứ không có smart phone như bọn trẻ ngày nay mà chúng mình lại yêu và gặp được nhau mỗi khi anh từ hành quân về thăm em chỉ vài giờ hiếm hoi vội vàng, nhưng lại vô cùng quý báu. Nhất là vào những ngày tháng cuối cùng của một cuộc chiến tranh đang giờ hấp hối mà chúng mình vẫn gặp được nhau dẫu chỉ vài giờ ngắn ngủi nơi bãi biển chen chúc lính tráng và dân di tản từ miền trung kéo vào . . . Chuyện lúc bấy giờ em vô cùng hoảng sợ và cũng có giận anh trong lòng, vì ý nghĩ cổ hủ của em. Lúc đó, em đã cho rằng anh không tôn trọng em, nhưng bây giờ em lại thấy em đã sai anh ạ. Tình yêu thì phải vậy thôi, bây giờ em lại thấy tiếc nuối, tại sao hồi đó em không dạn dĩ hơn và nghĩ thoáng hơn để chúng mình có thể gần gũi nhau hơn. Giá như ngày ấy… thì chắc chắn em sẽ đợi chờ anh suốt quãng đời còn lại, và chắc chắn là em sẽ đủ can đảm vượt qua những khắc nghiệt của cuộc đời, và giờ đây em có thể dùng câu hát của NTM để nói với anh ( Nếu chúng mình có thể may mắn gặp lại nhau) “ Dù cho mưa, em xin theo anh đến hết cuộc đời”… Nhưng tiếc quá phải không anh, em không thể nói với anh câu hát ấy, và chắc cũng không có cơ hội để nói nữa rồi, vì em chỉ mơ hồ biết chút xíu tin tức của anh, cũng như ngày xưa em đã yêu anh mà chẳng biết gì về gia cảnh anh, ngoại trừ cái tên HVP, xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt khóa..., và binh chủng mũ xanh thế thôi. Giờ nghĩ lại em thấy mình quả là ngây thơ và liều lĩnh trong tình yêu phải không anh?! Tuy nhiên em vẫn luôn nghĩ, cho dù mọi người có chê em khờ dại, chê em không thực tế chăng nữa nhưng nếu có thể quay trở về những ngày tháng cũ, em cũng sẽ vẫn yêu anh như vậy, có khác một chút là em sẽ liều lĩnh hơn, sẽ yêu anh đời thường hơn là yêu bằng tình yêu thiên thần trong sáng ngày xưa anh ạ

Anh thương yêu,

Em chợt nhớ ra hình như ngày ấy chúng mình đã có thể gặp nhau mỗi khi anh về vì em có gửi cho anh thời khóa biểu của em, em nhớ có lần em vừa tan lớp ra đã thấy anh đứng chờ trên chiếc vespa ngay trước cổng trường, em mừng quá chừng luôn, cũng may là em thuộc type sinh viên ngoan ngoãn chứ em bắt chước đám bạn “Học đại học là học đại” rồi thường xuyên coup course đi lang thang hay chui vào rạp xem film, thì chắc chúng mình đã không gặp được nhau . .. Vì anh thường hay về bất chợt, không báo trước. Có lẽ vì đời lính trận nên đôi khi có những ngày phép thưởng không thể biết trước, nhưng lúc nào đến thăm thì em cũng ở nhà nên chúng mình luôn gặp nhau dù ngắn ngủi, anh nhớ không. Kỷ niệm của chúng mình có với nhau dường như không nhiều lắm. So với mấy đứa bạn thì có lẽ em còn gặp tụi nó nhiều hơn anh, tuy kỷ niệm giũa hai chúng ta dẫu không nhiều nhưng sao vẫn luôn da diết trong em… Em không biết anh có nhớ em, nhớ đến chút xíu nào kỷ niệm của chúng mình… Hay giờ này, khi hạnh phúc trong lúc tuổi chiều xuống êm đềm bình an nơi xứ xa, và cả bình an nơi tâm hồn đã làm nhạt nhòa trong anh những ngày tháng kỷ niệm ngắn ngủi cũ của chúng mình. Mà thôi, anh có nhớ hay không cũng đâu cần thiết với em nữa, cốt yếu là nỗi nhớ trong em không hề phai nhạt cũng đủ cho em sống vui với những hoài niệm của mình rồi, phải thế không anh?! Người ta nói “Không có cái mình thích thì hãy thích cái mình có, như vậy sẽ đỡ khổ hơn” so sánh như vậy quả là quá khập khiễng, nhưng em có còn chọn lựa nào khác được nữa đâu anh nhỉ?!

Anh thương yêu,

Em viết cho anh ngay khi vừa từ xứ nắng lửa mưa dầm trở lại SG, em rất mệt nhưng phải viết ngay, vì em sợ ngày mai sẽ không còn có được những xúc cảm em đang có như bây giờ chỉ để dành riêng cho anh, cho một mối tình em ngỡ đã phôi pha, nhưng thật ra nó luôn hiện hữu, luôn là một phần máu thịt trong em, và em có thể nói với anh, dù muộn màng, và dù anh có thể không bao giờ được nghe, được biết . . . Giống như ngày xưa em đã thẹn thùng không dám tỏ bày tình cảm của mình với anh, ngay cả khi chúng mình chỉ riêng với nhau rằng: “ Em yêu anh, em đã yêu anh rất nhiều và em sẽ mãi mãi yêu anh, mãi mãi giữ riêng mối tình này cho đến ngày em không còn trên cõi đời này, và nếu có kiếp sau em sẽ vẫn chọn để được chỉ yêu mãi mình anh mà thôi”

Thương yêu và yêu thương anh mãi mãi

Phạm Thiên Thu

( Tháng 4/2019)

 


Văn


Hỏi ngã chánh tả tự vị
Cách sử dụng "I" và"Y"...
Cải cách tiếng Việt
Dấu "hỏi & ngã" trong tiếng Việt
Luật dấu hỏi & ngã
Gạch nối trong tiếng Việt
Xưng hô tiếng Việt...


Các cấp chỉ huy và đồng đội TQLC

Lạng Sơn Thiếu Tướng Bùi Thế Lân
Tango Đại Tá Nguyễn Thành Trí
Sài Gòn Đại Tá Tôn Thất Soạn


Những Niên Trưởng đáng kính
Tháng Ba lại về
Nỗi lòng băn khoăn của lớp người VNCH lưu vong thế hệ thứ nhất
Năm Tị nói chuyện Rắn
Ngậm ngùi,,, Tiếc thương...
Chuyện tình buồn
Mình ơi! Em muốn...
Đây Long Giao, Suối Máu
Người hùng TQLC Trần Ba
Poncho
Quân Cán Chính VNCH chết trong trại tù "Cải Tạo"
Bão Beryl và Đại Hội 2024
Đại Hội 2024: Những tấm chân tình của Đại Gia Đình TQLC
Người về từ thành cổ
Đại Hội TQLC 2024 tại Houston
Houston - Chuyện bên lề
Thương Phế Binh, Ông Là Ai?
Lòng biết ơn nhân ngày Lễ Những Người Cha 2024
Một ngày không thể quên
Giầy Saut trong tử địa
Những nhân chứng sống sót của một thời thảm khốc
Tôi đi khám Bás Sĩ
Bóng người hay bụi sương?
Lần đầu nhập trận
Cố Trung Tá Nguyễn Văn Nho
Trước sau như một!
Louisiana 2023 – Rằn Ri gặp mặt
Môt ban nhạc lạ đời
Những điều ít người biết về bài hát "Kỷ vật cho em"
An Dương
Ngược dòng thời gian
Người lính cuối cùng
Tìm tự do
Tù cải tạo…Những nỗi buồn khó phai
Danh sách Quân Dân Chính chết trong tu cải tạo
Đón xuân này nhớ xuân xưa
"Tù cài tạo" - Những nỗi vui buồn khó quên
Trở lại Cổ Thành
Những ngộ nhận về chiến tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ
Gặp gỡ Chú Long Hồ
Tango: Ngày này năm xưa! Ngày này năm nay!
Saigon đã tròn năm
Ngày về từ rừng núi Hiệp Đức
Trường Sơn bỏ lại sau lưng
Cuộc hành trình
Bên kia bờ sông Thạch Hãn
Chung gòng định phận
Kỷ niệm cổ thành Đinh Công Tráng - Quảng Trị 1972
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ
Cố vấn TQLCHK trao Bronze Star cho NT Đặng Bá Đạt
Nhật Ký Cali: Ngàn năm mây bay
Quỳ hôn đất thân yêu
Sau 46 năm nước mắt vẫn còn rơi!
Chuyện mắc dịch
Vui buồn cùng Cọp Biển
Cái gì của Cesar … Cái gì của Thương Phế Binh …
Hỏng rồi tiếng nước tôi !!! Phần 1 - Phần 2
Bạn tôi, người y tá tên Ri
Hai bà chị
Trận đánh tháng 3/75 Quân Khu I
Thu hát cho người
Sự nghiệp 4 chữ, lý tưởng 2 chữ
TĐ2/TQLC Tiêu diệt chiến xa CSBV thuộc Trung Đoàn Tăng-Thiết Giáp 202
Tình với Nghĩa
Xuân ở nơi nào?!
Tuổi 70, Chán mớ đời!
Họ nhà "Cu"
Con sáo bạc má và người tù
Quân khu IX ơi. Chào mi!
Chuyện về bức tượng TQLC
Tháng 3, ký ức về anh
Ngày ra trại
Một buỗi chiều xuân
Đêm xuân Đà Lạt
Nhánh mai vàng
Phục Hưng Tự