Thơ

Trang thơ Nguyễn Minh Châu
Thơ - Tuấn TT
Chùm thơ Đông Hương
Thơ - Huy Văn


Thơ Văn 2020
Thơ Văn 2019
Thơ Văn 2018
Thơ 2017 - 2022
Thơ Văn 2023


Sinh nhật
Chuyện về nguồn
Nhớ Cha
Thu chiều… lặng lẽ
Chim kêu… nỗi lòng
Nhìn Thu … Thương Phận
Huynh đệ chi binh
Quanh thau rượu
Hoàng hôn bên đồi
Nén hương mùa kiếp nạn
Tháng Tư… Trang sử…
Thằng lính già thương cảm
Thằng lính già cô độc
Thằng lính già ngủ mơ
Thằng lính già hoài niệm
Thằng lính già nhớ bạn
Phục Sinh nhiệm màu
Thương tích
Nửa đêm tỉnh giấc
Vá cờ
Xuân...và Quê tôi
Đã 50 năm
Ai nợ ai…?
Nỗi lòng viễn xứ
Quà tặng
Quê hưong ngàn trùng
Đừng gọi tôi là ân nhân
Mùa Thu đất khách
Quê hương tôi đánh mất
Từ biệt đồng đội
Dậy đi em
Ngày chia tay
Hương xưa của tôi
Nặng trĩu niềm dau
Nổi sầu muôn thuở
Thương em…
Đếm Sao…
Hè về không Phượng đỏ
Về thăm chốn xưa
Dòng Đời …
Ước mơ Phá Tam Giang
Ánh trăng xưa
Anh hùng tử, khí hùng bất tử
Một bài thơ không tên
45 năm đợi chờ & mơ ước
Sài Gòn yêu
Ngày đại thọ
Lòng sơn gửi tạm giữa đất trời
Mông lung
Hòn khô
Đêm ngủ tôi mơ
Cali mùa hạnh ngộ
Nhớ mãi
Vẫn tìm em
Tháng tư hành
Gánh phù vân
Quốc hận
Nhắn lời
I am a soldier born to die
Tháng 2! Xuân vẫn ngát hương đời
Nhớ xuân xưa
Xin em
Cũng đành thôi
Đêm xuân nhớ mẹ
Mừng sinh nhật
Phút cuối
Đoản khúc Đà Lạt
Chờ
Hương lòng
Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai ?
Cho anh nói lời xin lỗi với thằng em
Hồn thức giấc
Khóc cho người nằm xuống
Vọng cố hương… nỗi nhớ
Nỗi niềm riêng
Hương xưa của tôi
Mùa Trạng Nguyên

 

 

 

 

 

 


Mình Ơi! Em Muốn...



Phuhotrac

-Mình ơi em muốn…

-Mình muốn gì thì gì anh cũng chiều mình hết, nhưng mình đừng đánh thức anh dậy để uống thuốc ngủ là được rồi.

-Mình chọc em hoài, em muốn nghe mình gọi: “mình ơi!”

-Mình làm anh hết hồn, mình muốn nghe tiếng gọi “mình ơi” thì…

“Mình ơi đi mãi quên lời…

Em yêu tiếng gọi của mình, mình ơi!”.

Mình ơi! Mình mình ơi!

Khi nghe ca sĩ Ý Lan, Ngọc Hạ và ca nhạc sĩ Diệu Hương cất cao theo tiếng gọi: “Mình ơi!” thì sắt cũng phải mềm, đá cũng phải chảy nước vì cảm động, những con tim 81 muốn quay trở lại ngay tuổi 18 để đáp lời tiếng gọi tình yêu: “mình ơi!”

Nhưng khi thấy trên TV, những diễn viên, diễn giả khi thưa chuyện với khán thính giả thuộc đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần, mọi trình độ mà diễn viên này tự xưng: “mình, tụi mình, tụi này” với khán thính giả thì tôi muốn vả vào cái mặt vuông màn hình vài cái.

Thuở xưa (1950), thày Hiệu Trưởng Nhữ Đình Chu và thày cô Nguyễn Hữu Lãng bắt chúng tôi “tiên học lễ, hậu học văn”, phải dùng đại danh từ sao cho chính xác, cho đúng vai vế với người đối diện, trong đó có “mình” thuộc ngôi thứ hai số ít:

“Mình” là danh xưng đại danh từ ngôi thứ hai số ít, tiếng gọi dành cho đôi nam nữ bày tỏ tình cảm yêu thương nơi chốn riêng tư, thí dụ như:

-Mình ơi em có tin mừng…

-Mình ơi em muốn…

-Mình ơi anh yêu mình v.v..

Còn nói chuyện nơi công cộng, trên radio, TV, vì phép lịch sự, để tôn trọng khán thính giả, thì phải dùng những đại danh từ: “Tôi, chúng tôi”.

Ngày nay, dưới Xã Hội Chủ Nghĩa, những “đỉnh cao trí tệ”, tệ đến nỗi không biết mình là cái giống gì mà lại tự xưng “mình” với mọi người. Con nít xưng “mình” với người già, đàn bà xưng “mình” với đàn ông xa lạ và ngược lại, cả một cái xã hội không còn tôn ti trật tự gì nữa!

Một đứa trẻ hà-lội trên sân khấu thi “tài năng siêu trí tuệ nhí” nói:

-Chào mọi người (chào cả nhà), mình tên là Hồ Văn Tặc….

Một khán giả già, thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên ở đất Thăng Long, cái xứ ngàn năm văn vật, khẽ thở dài:

-Văn minh, văn hoá trời thu sạch, đạo đức cương thường đảo ngược ư?

Rồi từ thành thị đến thôn quê, lên tận vùng cao, đâu đâu cũng “mình”, không còn phân biệt được ai với ai. cứ làm như “mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai”. Một chú bé trai thích “lai-chim” (livestram”, làm “giu-tu-be”, kiếm “viu”, đến hỏi một bà già xa lạ đang cho lợn ăn:

-Cho mình hỏi nhà mình nuôi được mấy xon lợn?

Thằng phỏng vấn trẻ con xưng mình rồi gọi bà già là “mình”!

Trời cao, dất dày ơi!

Nhưng thôi, chẳng rỗi hơi bàn chuyện dài chữ nghĩa của cái nơi “Xuống Hố Cả Nút”.
nhưng từ khi Hoa Kỳ nhập “khẩu” những cái mồm “bức xúc, tham quan, quá trình, nói chung” v.v..
thì cộng đồng Việt tị nạn bị lây ngôn ngữ nói bậy như lây cô vi, cô vít, virus corona (vc).
Đại danh từ “mình” từ trong nước theo làn sóng “cầu thực” ra hải ngoại, lây lan khắp nơi, bị dùng bừa bãi, bất kể đối tượng là ai. Thay vì dùng chủ từ “tôi, chúng tôi” một cách lịch sự, nghiêm trang, thì các đương sự cứ xưng “mình” với mọi người một cách vô tâm, vô ý…thức trên radio, TV tiếng Việt

Trong chương trình quảng cáo dược thảo trị táo bón của BS Phạm, một nữ nhân “hồ hởi phấn khởi” oang oang trên radio cứ như chỗ không người:

-Giê-Su-Ma, mình táo bón lâu rồi, mà chỉ uống có 2 viên là ra ngay, bác sĩ!

Bà là cái thớ gì của BS mà xưng “mình” với ông ta! Bà bệnh nhân không sợ bà bác sĩ ghen à? Xin đề nghị với bà, thay vì xưng “mình” thì: “tôi” cho lịch sự một tí.
Xin mời bạn nghe Dr Phạm Hoàng T và nữ bệnh nhân bị táo bón đối thoại với nhau:
Dr PHT: -Chị bị táo bón bao lâu rồi?

Bệnh Nhân: -Giê-Su-Ma*, mình** bị táo bón lâu lắm rồi, bác sĩ, uống đủ thứ thuốc không khỏi, vậy mà uống dược thảo chai số 12 là hết ngay, bác sĩ.

-Chị uống như thế nào và uống bao lâu mới có kết quả?

-Mỗi lần mình** uống 2 viên, bác sĩ. Uống xong là đi ra.. ngay, bác sĩ.

*Nữ bệnh nhân này đích thị là con chiên “không ngoan đạo” nên mở miệng ra nói bất cứ việc gì cũng phải kêu tên Chúa, nhưng bà có biết rằng đó là phạm vào điều răn thứ hai: “Thứ hai chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ” không? Bà táo bón chứ có phải Chúa Giê-Su bị táo bón đâu thì hà cớ gì bà kêu tên Chúa một cách vô cớ?

**Lại nữa, đại danh từ mình** chỉ dùng khi hai vợ chồng thủ thỉ với nhau:

-Mình ơi, anh muốn ăn phở. Mình ơi khuya rồi đừng coi phim Đại Hàn nữa, đêm khuya mỗi khắc giá ngàn vàng đó mình ơi. Mình ơi em có..., mình ơi em tắt....

Ngày nay ở hải ngoại, ở Bolsa thì nữ bệnh nhân xưng mình** với nam BS cứ ngọt như mía lùi, vô tình hay ẩn ý này đều làm tiếng Việt bị lu mờ, ấy là chưa kể có thể dẫn đến tình trạng “ngứa ghẻ đòn ghen” của bà bác sĩ-tức vợ của bác sĩ.

Nếu viết câu nói trên ra trên giấy thì độc giả còn thấy cái dấu phẩy (,) phía trước chữ bác sĩ, thay cho câu: “thưa bác sĩ”, nhưng khi nói thì làm sao thính giả trông thấy cái dấu phẩy (,), không nghe có chữ “thưa” nên câu trả lời của bệnh nhân tên Phg. trên radio nghe khiếp quá:

-Mình uống 2 viên, bác sĩ... rồi mình đi được ngay ra, bác sĩ!

Không phải nữ bệnh nhân này nói một lần, mà cứ mỗi khi có quảng cáo về dược thảo thì “vũ như cẫn”, vẫn như cũ, cái dĩa hát được quay lại:

-“Mình uống 2 viên, bác sĩ”.

Ngoài thuốc táo bón ra, còn thuốc bổ nữa chứ, xin mời nghe:

-Ối giời ơi, bác sĩ, còn cái lọ Maratong nữa, mỗi lần mình uống 2 viên, bác sĩ, làm mình khỏe ra, mình làm việc suốt đêm không biết mệt, bác sĩ.

-“Da” mình lại trắng ra như trứng gà bóc, mấy con bạn mình khen: “Ơ cái con Ph hơn 50 rồi mà trông nó cứ như là con gái”.

Lại một ông Dr khác nữa: Ông Dr Bean nói về việc học y khoa với giáo sư H.. và cô NL cùng hàng ngàn khán thính giả trên LSR & TV. Ông nói:

-Mình phải học cố gắng, lấy nhiều tín chỉ, tụi này học ngày học đêm…

Đề nghị quan đốc dành riêng tiếng “mình” cho bà đốc. Còn hai chữ: “tụi này” là tụi nào vậy thưa ông đốc?

Tôi tin chắc rẳng mọi người công dân VNCH lịch sự, có văn hoá rất bực cái mình với lối xưng hô mới này mà Hoa Kỳ “nhập khẩu” từ cái xứ XHCN, bực mình mà không nói ra được ắt sinh táo bón.

Nhà văn, nhà báo, nhà giáo hiền lành, đáng kính Lê Nghiêm Kính cũng phải bực mình với cái “mình” mà lên tiếng bằng tựa bài viết:

“Mình ơi!” Xưng Với Hô!

Xin trích:

Nhạc sĩ Diệu Hương có sáng tác bản nhạc “Mình ơi!” rất nổi tiếng để nói về tình đằm thắm cũng như nỗi chia cách của một đôi vợ chồng:

“Đôi chim là chim ríu rít trên cành
Em yêu là yêu tiếng gọi của Mình là Mình, Mình ơi !”

Bùi Giáng cũng đã viết về “mình”

- “Mình ơi! Tôi gọi là nhà. Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi!”

Chúng ta cũng còn nhớ đến câu ca dao tình tứ sau đây:

- “Mình về mình nhớ ta chăng? Ta về ta nhớ hàm răng mình cười!

-“Ta về ta cũng nhớ mình. Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao!”

Vậy tiếng “mình” trong các trường hợp ở trên đều để chỉ về những nhân vật thân tình như vợ chồng, người yêu hay bồ bịch, đâu có thể dùng không đúng chỗ với người khác, để có ngày bị chửi vào mặt.

Lấy một ví dụ, có gặp một cô gái không quen biết ngoài đường, mà một thanh niên dám mở miệng hỏi:

-“Mình cho tôi biết bây giờ là mấy giờ rồi?”
thì thế nào cũng bị ăn một câu chửi hay bị một cái lườm, hay bị gọi là “đồ vô lại!”

Lại ví như vào tiệm ăn, mà khách tìm hỏi một cô hầu bàn:
“Mình chỉ cho mình phòng vệ sinh ở đâu?”
thì hy vọng được gọi là “Cha già dịch!”

Vậy mà bây giờ ở đất Bolsa này đi đâu cũng gặp “mình” và bị gọi bằng “mình!”

Mua một món hàng, lớ ngớ chưa biết đắt rẻ thế nào, thì đã được cô bán hàng nở một nụ cười rất là “khuyến mãi:”

- Cái này mình bán $22 thôi! Mình muốn không, mình bán rẻ cho?”

Nghe đến nát cả ruột gan!

Khách bị gọi bằng “mình” (ngôi thứ hai, số ít) và người nói cũng tự xưng là “mình” (ngôi thứ nhất, số ít.).

Thử tưởng tượng, mới vào quán ăn, vừa kéo ghế ngồi thì đám khách đã bị một “tiếp viên- du học sinh” bước lại hỏi:

- “Mình đi mấy người?”

Và có thể bị hỏi tiếp câu thứ hai:

-“Mình ăn ...đồ gì?”
Thế là chưa ăn, mà đã thấy no ngang hông rồi:

- “Heh! Vừa thôi chứ! Đồ mất dạy! Tao tuổi không chỉ những đáng bố của mày, mà còn là lớn hơn ông nội của mày nữa! Mày xưng “mình” với ai và gọi “mình” với ai đây? Cứ là cá mè một lứa, vào gọi bà chủ của mày ra đây!”

Không chỉ những dân du…mục, mà có diễn giả, tóc bạc, nói chuyện văn học, lên diễn đàn, nói trước “micro” cũng một xưng mình, hai xưng mình, nghe thân mật và “người nhà” hết cỡ!
Cứ tình trạng “mình ơi!” này phát triển, rồi đây ở Bolsa, ở Việt Nam, Quý Linh Mục, Thượng Tọa sẽ mở đầu bài giảng ở chốn tôn nghiêm, bằng chữ mình (với con chiên, Phật tử, đồng đạo:

“Mình xin chào con chiên,m Phật Tử, đồng đạo… hôm nay mình giảng về…”
Ca sĩ lên sân khấu thì;

- “Mình xin trình bày bài...”

Giáo sư với sinh viên thì;

- “Mình sẽ nói về...”

Trong bài viết “Trân Trọng Chữ Nghĩa” nhà báo HP than phiền;

“Mới hôm qua, bước vào một ngân hàng ở góc đường Westminster và Brookhurst, kẻ hèn ngoại bát tuần này được một cô nhân viên trẻ đẹp vồn vã hỏi rằng: “Mình cần gì?”

Nhà báo Đỗ Văn Phúc từ Austin TX cũng than phiền:

Chuyện Dài Chữ Nghĩa

Xin trích:

Hàng ngày, trên các trang Facebook, thấy nhảy vào trong các cái post của chúng ta những câu quảng cáo đủ loại từ bên Việt Nam mà đa số là của các cô, đại loại như: “Mình xin giới thiệu sản phẩm xyz… đầy ‘chất lượng’, giá ‘bèo’. Xin “giao lưu’ với mình qua điện thoại. 81-000-9999.” Hoặc thỉnh thoảng nhận cú điện thoại lạ hoắc với cái giọng ỏn ẻn như: “Alô, mình xin nói chuyện với anh ABC. Mình có loại hàng này….”

Các cô gái này chắc khoảng trên dưới hai mươi, không cần biết đối tượng họ đang tiếp xúc già trẻ lớn bé ra sao – có khi người ở tuổi cha ông của họ – cứ suồng sã gọi anh, xưng mình như các cô gái bán bar hay các em út ở nhà thổ vồ vập với khách làng chơi. Tiếng mình dùng ở ngôi thứ nhì để gọi người thân yêu như vợ chồng hay bạn hữu gọi nhau. Ca dao Việt Nam cũng có câu:

Mình với ta tuy hai mà một,

Ta với mình tuy một mà hai.

Trường hợp dùng chữ “mình” cho ngôi thứ hai này, chỉ nên dùng khi đối thoại giữa những đôi vợ chồng, tình nhân hay đôi bạn thật thân thiết chứ không thể nói với bất cứ ai khác.

Sẽ là một sự suồng sã quá đáng khi một thanh niên hay thiếu nữ tuổi hai mươi, ba mươi xưng “mình” với một khách hàng lạ hoắc, nhất là khi người khách này đáng tuổi cha chú của họ. Càng tệ hơn nếu dùng cho ngôi thứ hai, khi gọi người khác bằng chữ “mình”. Có vài cô khi quảng cáo còn õng ẹo sỗ sàng hơn khi gọi khách hàng nam giới là “anh yêu”!

Ngoài ra, chúng tôi cũng thấy rất chướng tai khi những người lớn tuổi – dù đàn ông hay đàn bà – nói chuyện với nhau mà dùng tên mình để tự xưng như một đại danh từ!

Trong quan hệ thông thường, việc dùng tên để tự xưng chỉ có các cô bạn gái trẻ với nhau hay trong gia đình mà thôi. Ra giữa công cộng, trong sinh hoạt đoàn thể cộng đồng thì nên xưng ‘tôi,’ ‘chúng tôi’ là đủ lịch sự. Nếu phải nói chuyện với các vị cao tuổi hơn, thì có thể tự xưng là ‘em’ hay ‘cháu’là đã quá dư thừa sự lễ độ.

Một anh bạn tuổi hơn 70 gọi nói chuyện với tôi lần đầu tiên qua điện thoại:

-“Tuấn muốn mời anh tham gia trong nhóm này của Tuấn…”

Trò chuyện xong, tôi cúp máy và không tiếp tục liên lạc vì thấy cung cách nói năng của anh ta có vẻ màu mè, sao sao, khó diễn tả.

Chúng tôi cũng gặp nhiều trường hợp tương tự trong các đoạn video thảo luận thời sự trên youtube hoặc social media. Cũng trong cách phát biểu trước đám đông, nên tránh dùng đại danh từ ‘tôi’ có vẻ tự phụ, mà nên xưng ‘chúng tôi’ hay ‘chúng ta’ để lấy cảm tình và lôi kéo thính giả, khán giả về phía mình. Dùng chữ ‘chúng tôi’ khi báo cáo công việc là tỏ sự khiêm tốn, chia sẻ phần công lao cho những người cộng sự chứ không vơ hết vào cái ‘tôi’ đáng ghét.

Để kết luận, chúng tôi xin kể một câu chuyện miêu tả hết sự ngọt ngào trong chữ “mình”.

Một đôi vợ chồng già (đôi chứ không phải cặp đôi) ngồi bên nhau âu yếm dưới ánh trăng trên chiếc ghế ở sau vườn. Bà nũng nịu ôm bờ vai của ông và thỏ thẻ:

– Mình ơi, mình còn nhớ những ngày hè tươi vui lúc chúng mình còn đôi mươi. Mình ôm em vào lòng, nói yêu em, rồi mình cắn nhẹ vào vai em.

Ông cụ đột nhiên đứng dậy, quay gót đi vào nhà. Bà hoảng hốt với theo:

– Mình ơi, em có nói gì buồn lòng mình mà mình giận, mình bỏ đi thế?

Cụ ông quay mặt lại, nhẹ nhàng nói:

– Không đâu mình! Tôi đi vào trong nhà lấy cái hàm răng giả đeo vào để cắn vai mình cho mình vui./.

Để giữ gìn tiếng Việt (VNCH) cho luôn luôn được lịch sự, trong sáng, chúng tôi xin thỉnh cầu quý: ông, bà, cô, bác, cậu, mợ, chú, dì, dượng, anh hai, chị ba, em tư chớ nên, đừng bao giờ:

-Tự xưng “mình” với bất cứ ai.

-Gọi bất cứ ai-(ngôi thứ hai) là “mình”

Trừ khi:

“Mình với ta tuy hai mà một.

Ta với mình cùng chung giường, chung chăn, chung gối, chung con, chung cháu để nối dõi tông đường./.

Phuhotrac

 


Văn


Hỏi ngã chánh tả tự vị
Cách sử dụng "I" và"Y"...
Cải cách tiếng Việt
Dấu "hỏi & ngã" trong tiếng Việt
Luật dấu hỏi & ngã
Gạch nối trong tiếng Việt
Xưng hô tiếng Việt...


Các cấp chỉ huy và đồng đội TQLC

Lạng Sơn Thiếu Tướng Bùi Thế Lân
Tango Đại Tá Nguyễn Thành Trí
Sài Gòn Đại Tá Tôn Thất Soạn


Những Niên Trưởng đáng kính
Tháng Ba lại về
Nỗi lòng băn khoăn của lớp người VNCH lưu vong thế hệ thứ nhất
Năm Tị nói chuyện Rắn
Ngậm ngùi,,, Tiếc thương...
Chuyện tình buồn
Mình ơi! Em muốn...
Đây Long Giao, Suối Máu
Người hùng TQLC Trần Ba
Poncho
Quân Cán Chính VNCH chết trong trại tù "Cải Tạo"
Bão Beryl và Đại Hội 2024
Đại Hội 2024: Những tấm chân tình của Đại Gia Đình TQLC
Người về từ thành cổ
Đại Hội TQLC 2024 tại Houston
Houston - Chuyện bên lề
Thương Phế Binh, Ông Là Ai?
Lòng biết ơn nhân ngày Lễ Những Người Cha 2024
Một ngày không thể quên
Giầy Saut trong tử địa
Những nhân chứng sống sót của một thời thảm khốc
Tôi đi khám Bás Sĩ
Bóng người hay bụi sương?
Lần đầu nhập trận
Cố Trung Tá Nguyễn Văn Nho
Trước sau như một!
Louisiana 2023 – Rằn Ri gặp mặt
Môt ban nhạc lạ đời
Những điều ít người biết về bài hát "Kỷ vật cho em"
An Dương
Ngược dòng thời gian
Người lính cuối cùng
Tìm tự do
Tù cải tạo…Những nỗi buồn khó phai
Danh sách Quân Dân Chính chết trong tu cải tạo
Đón xuân này nhớ xuân xưa
"Tù cài tạo" - Những nỗi vui buồn khó quên
Trở lại Cổ Thành
Những ngộ nhận về chiến tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ
Gặp gỡ Chú Long Hồ
Tango: Ngày này năm xưa! Ngày này năm nay!
Saigon đã tròn năm
Ngày về từ rừng núi Hiệp Đức
Trường Sơn bỏ lại sau lưng
Cuộc hành trình
Bên kia bờ sông Thạch Hãn
Chung gòng định phận
Kỷ niệm cổ thành Đinh Công Tráng - Quảng Trị 1972
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ
Cố vấn TQLCHK trao Bronze Star cho NT Đặng Bá Đạt
Nhật Ký Cali: Ngàn năm mây bay
Quỳ hôn đất thân yêu
Sau 46 năm nước mắt vẫn còn rơi!
Chuyện mắc dịch
Vui buồn cùng Cọp Biển
Cái gì của Cesar … Cái gì của Thương Phế Binh …
Hỏng rồi tiếng nước tôi !!! Phần 1 - Phần 2
Bạn tôi, người y tá tên Ri
Hai bà chị
Trận đánh tháng 3/75 Quân Khu I
Thu hát cho người
Sự nghiệp 4 chữ, lý tưởng 2 chữ
TĐ2/TQLC Tiêu diệt chiến xa CSBV thuộc Trung Đoàn Tăng-Thiết Giáp 202
Tình với Nghĩa
Xuân ở nơi nào?!
Tuổi 70, Chán mớ đời!
Họ nhà "Cu"
Con sáo bạc má và người tù
Quân khu IX ơi. Chào mi!
Chuyện về bức tượng TQLC
Tháng 3, ký ức về anh
Ngày ra trại
Một buỗi chiều xuân
Đêm xuân Đà Lạt
Nhánh mai vàng
Phục Hưng Tự