Trang thơ Nguyễn Minh Châu
Thơ - Tuấn TT
Chùm thơ Đông Hương
Thơ - Huy Văn
Thơ Văn 2020
Thơ Văn 2019
Thơ Văn 2018
Thơ
2017 - 2022
Thơ Văn 2023
Huynh đệ chi binh
Quanh thau rượu
Hoàng hôn bên
đồi
Nén hương
mùa kiếp nạn
Tháng Tư… Trang
sử…
Thằng
lính già thương cảm
Thằng lính
già cô độc
Thằng lính
già ngủ mơ
Thằng lính
già hoài niệm
Thằng lính
già nhớ bạn
Phục Sinh
nhiệm màu
Thương tích
Nửa đêm tỉnh
giấc
Vá cờ
Xuân...và Quê tôi
Đă 50 năm
Ai nợ ai…?
Nỗi ḷng viễn xứ
Quà tặng
Quê hưong
ngàn trùng
Đừng gọi tôi
là ân nhân
Mùa Thu đất
khách
Quê hương
tôi đánh mất
Từ biệt đồng đội
Dậy đi em
Ngày chia tay
Hương xưa của tôi
Nặng trĩu niềm dau
Nổi sầu muôn thuở
Thương em…
Đếm Sao…
Hè về không
Phượng đỏ
Về thăm chốn xưa
Ḍng Đời …
Ước mơ Phá Tam
Giang
Ánh trăng xưa
Anh hùng tử,
khí hùng bất tử
Một bài thơ không tên
45 năm đợi chờ & mơ ước
Sài G̣n yêu
Ngày đại thọ
Ḷng sơn gửi tạm
giữa đất trời
Mông lung
Ḥn khô
Đêm ngủ tôi mơ
Cali mùa hạnh ngộ
Nhớ măi
Vẫn t́m em
Tháng tư hành
Gánh phù vân
Quốc hận
Nhắn lời
I am a soldier
born to die
Tháng 2! Xuân vẫn
ngát hương đời
Nhớ xuân xưa
Xin em
Cũng đành thôi
Đêm xuân nhớ mẹ
Mừng sinh nhật
Phút cuối
Đoản khúc Đà Lạt
Chờ
Hương ḷng
Nỗi ḷng biết ngỏ
cùng ai ?
Cho anh
nói lời xin lỗi với thằng em
Hồn thức giấc
Khóc cho người nằm
xuống
Vọng cố hương… nỗi
nhớ
Nỗi niềm riêng
Hương xưa của tôi
Mùa Trạng Nguyên
Ta sống mãi trong tình thương
nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa…
(Hổ nhớ rừng. Thế Lữ)
Đông Vân tôi vẫn sống măi trong t́nh thương nỗi nhớ đối với các Đại Bàng Tango, Sài G̣n, Đồ Sơn cùng đại gia đ́nh Cọp Biển thuở tung hoành khắp bốn vùng chiến thuật, nay trước thềm năm mới Tân Sửu (2021), tôi xin kính chúc Cọp Biển vẫn măi măi mạnh hơn trâu.
Đầu năm, ăn cơm mới, nói chuyện cũ mong chúng ta có một niềm vui, đồng thời để nhớ đến các anh Cọp Biển đă trở về với Đại Dương mênh mông.
Đông Vân Nguyễn Văn Dơng.
***
Nhớ thuở tôi còn theo chân đoàn Cọp Biển Quái Điểu với Đại
Bàng Tango Nguyễn Thành Trí, xuôi ngược trên các dòng kinh
rạch khu Vị Thanh, Hỏa Lựu (Chương Thiện) năm 1969, khi đổ bộ
tại Năm Căn, và truy lùng VC từ Đầm Dơi, Cái Nước (Cà Mau),
đến Rạch Sỏi, Rạch Giá, tôi vẫn còn là một tên “lính mới
tò te” chưa bao giờ được sống cuộc đời lính chiến thật sự,
nên rất rụt rè.
Ngày ra trường tôi từ chối “về dinh về phủ” theo đề nghị của một ân nhân, nhưng tôi không muốn phiền phức với người bị tôi gây phiền phức lại nhiều uy quyền nên tôi đã quyết định chọn vui cùng Cọp Biển. Trước là để thỏa mản ước ao sống đời ngang dọc, để đở thẹn mặt nam nhi thời chinh chiến, sau là thách xem “ai đó” có can đảm dám vào chuồng cọp “bắt cọp” tôi hay không, và cuối cùng là nếu về dinh về phủ th́ tôi sẽ dễ chết hơn vì cái cốt cứng đầu, không biết chuyện “kêu vâng, bảo dạ”. Bình thường một khi đã chấp nhận vào dinh, vào phủ th́ tôi phải biết giữ ba tấc lưỡi, nhứt là phải biết khòm lưng cúi đầu, giữ sống lưng luôn được mềm dẽo... Toàn là những điều tôi khó lòng chấp nhận.
Tuổi trẻ có khác, chơi là chơi tới nơi tới chốn, chết bỏ, chẳng biết sợ gì, sợ ai. Tôi trình diện Tiểu Đoàn Quân Y TQLC chẳng có gì kiểu cọ, quân cách: BS Thế Tiểu Đoàn Trưởng TĐ/QY là bạn học từ thuở trung học. Ai khác chào kính cấp trên đúng quân cách, c̣n tôi th́ chỉ đơn sơ:
-Ê, Thế, “toi” định cho moi về “nhà ai” đây?
Thế chỉ cười rằng:
- “Toi” thì phải về chổ ngon lành mới xứng, “Quá Đểu” được không?
- Hả! Cái ǵ?
-“Toi” thông minh mà chậm hiểu, thôi th́ “moi” tặng “toi” thêm 2 chử “i” nữa cho thành “Quái Điểu” tức là TĐ.1/TQLC đó…
Chỉ có đại khái như vậy, đấu láo một hố trước khi chúng tôi tạm chia tay rồi tôi chờ ngày trình diện đơn vị tác chiến.
Tôi đến nhận trung đội quân y TĐ1/TQLC thay thế BS Trần Hùng Hải, sau trận Phước Tân, Tây Ninh, khi TĐ1 về nghỉ dưỡng quân ở một địa điểm (Tân Qui) ven biên Sài Gòn.
Trình diện Tiểu Đoàn Trưởng Tango xong, tôi cảm thấy nhẹ nhàng, vui vẻ, yên tâm. V́ Đại Bàng Tango là một người trẻ, trông rất thư sinh lại duyên dáng, nhỏ nhẹ và thân mật. Con Cọp Rằn đầu đàn nầy làm tôi bâng khuâng, trước đây tôi thường nghĩ: “Cọp Biển, cọp sông gì thì cũng vẫn là những “ông 30”, ai chạm mặt cũng phãi nổi da gà”. Nhưng nay chạm mắt mới thấy Cọp Biển nầy sao có vẻ hiền lành, hiền như mấy con mèo dễ thương của mấy bà học làm sang nuôi dưởng, bồng bế, nựng nịu. Cọp Tango nầy quả thật là nho nhả, nhiều vẻ nghệ sĩ hơn chiến sĩ! Nhưng thật sự ông lại là hạng chiến sĩ thượng thừa chứ chẳng phải tầm thường. Thế mới biết sự đời thấy vậy mà không phải vậy...
Được phục vụ dưới trướng một cấp chỉ huy như thế còn đòi hỏi gì hơn khi về với một binh chủng vang tiếng là oai hùng, ngang tàng, nhưng trứ danh là “con dì phước” vì quân nhân các cấp đều xem cái chết “nhẹ tựa hồng mao”, không khi nào lui bước trên khắp các chiến trường. Khi lở chạm tráng với “đám con dì phước”, VC đã lo chém vè, chỉ dám so gan khi chúng đông hơn gập đôi ba lần. Tuy trông vẻ thư sinh, đầy tính nghệ sĩ, tác giả những lởi ca :
... Dìu gót son ai, mộng bóng
chương đài.
Thương yêu nầy xin gởi cho mây bốn phương trời...
Nhưng nếu có ai đó lở nghe qua những lời ca đầy mộng với mơ trên đây, lại tô thêm một tình cảm ướt nhẹp, sẽ khó lòng tin rằng tác giả là một ông Cọp Rằn.
Nhưng đã bảo rồi, coi vậy mà không phải vậy, Đại Bàng Tango cùng với Đại Bàng Sài Gòn Tôn Thất Soạn (thời gian đó đang là Chiến Đoàn Trưởng CĐ B/TQLC) đều có cái phong độ mà Nguyễn Du mô tả qua câu thơ “Vào trong phong nhả, ra ngoài hào hoa”. Tuy phong nhả đấy, hào hoa đấy nhưng cả hai đều là những cấp chỉ huy tuyệt vời ngoài chiến trường, là những cây gai, những nỗi lo sợ, e ngại cho VC, nếu không muốn nói là những khúc xương rất khó nuốt. Một khi đã lở gặm vào là chúng bị nghẹn họng mà thác.
Riêng tôi, từ khi đã gặp Tango và Sài Gòn rồi - nhân lúc thành lập Lực Lượng Thủy Bộ 211 tại Chương Thiện - thì như có cái gì đó mà tôi không hiểu đã thu hút tôi như sắt bị nam châm hút vậy. Những tâm hồn đồng điệu đã âm thầm gặp nhau chăng?
Điệu gì thì tôi chưa thể biết được, hiểu được, nhưng rõ ràng là từ đó cái cảm tưởng cái “tình đầu đó” ngày càng vửng chắc trong tôi. Nghĩ lại thì từ cái “thuở ban đầu lưu luyến ấy” đến nay đã bao nhiêu năm tháng trôi qua mà thực ra tôi vẫn chưa có dịp thật sự trò chuyện với Sài Gòn và Tango được lấy một lần, dù chỉ một lần thôi.
Tôi được gặp lại Tango và Sài Gòn lần cuối là sau ngày 30/4/75 trong ngục tù CS nhân dịp kho đạn nổ ở trại Long Giao. Lợi dụng lúc lộn xộn tôi chui rào sang bên khu cấp tá tìm người quen và đã may mắm gặp lại Sài Gòn, Tango và ĐT Minh, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 4, một người bạn xa xưa.
Khi trở về T1, tôi kể chuyện gặp Sài Gòn cho Lương Huỳnh Tân nghe, Tân Cò mới hé ra tí chuyện của Sài Gòn: “Khi bị bắt giử sau 30 tháng 4, ông đã thẳng thừng đuổi “đi chổ khác chơi” một thân nhân – hình như là cấp tướng VC - đến thăm và đề nghị can thiệp, giúp đở. Tân Cò nhắc lại chuyện đó rồi cười:
-Soạn cũng cứng đầu như mầy.
Tân Cò làm tôi nhớ câu thơ của Al. de Vigny trong bài La mort du loup:
Gémir, pleurer, prier est également lâche.
Và ý nghĩ của Ernest Hemingway trong cuốn The old man and the sea:
Man ist not made for defeat. A man can be destroyed, but not defeated.
Tôi nghĩ đây cũng chính là tinh thần, là bản chất không riêng gì của Sàigòn, của Tango, mà của cả nhà Cọp Biển. Sàigòn là anh em cột chèo với Tân Cò. Tân Cò là anh em cùng một “bơ” đở đầu với tôi khi chịu phép rửa tội.
Thì ra Cọp Biển dù ở hoàn cảnh nào cũng không bao giờ "sút móng".
Lời của Tân Cò vô tình đã giúp
tôi chợt hiểu ra: “Những cái đầu cứng nên ý hợp tâm đồng”.
Đã bao nhiêu năm qua mà mối thâm tình dù xa mặt nhưng không
hề cách lòng, hằng năm trong suốt hơn 10 năm qua, tôi đều
nhận được thiệp chúc năm mới của Tango sớm sủa trước khi
tôi kịp gởi thiệp cho Tango...
***.
Biết lính mới rụt rè e thẹn nên Long Lễ, (Đại Úy Huỳnh Văn
Lượm Trưởng Ban Ba), hay cười ruồi bảo tôi:
- Cứ tự nhiên, ở đây đều là anh em cả.
Biết vậy, tuy mang hỗn danh là “lính nghề” như ai chớ nào phải dân “đi quân dịch”, nhưng tôi cũng cần có chút thởi gian để gọi là làm quen: “Làm quen với đời sống mới, với cách giao dịch mới, cùng những đồng đội bạn bè mới mà trước đây không chung “một tần số” th́ mới biết đời lính chiến vô cùng gian khổ.
Chuyện đời lính chiến quanh năm nghe súng nổ, lính Quân Y th́ “mổ với khâu”, cắt, đốt, cột, sao cho vết thương bớt chảy máu là chuyện b́nh thường, nhưng chuyện những con tim “rỉ máu” v́ thiếu bóng đàn…, bóng hồng trên đường hành quân từ rừng sâu núi thẳm tới cao nguyên đồng bằng vẫn là chuyện thích kể, thích nghe, nghe hoài không chán. Tôi xin bắt đầu kể kỷ niệm vui của Cọp Biển với những em hậu phương.
Trong thời gian nghỉ quân ở Tân Qui, toán quân y được chỉ định “chiếm đóng” một căn nhà gạch khá kín đáo sạch sẽ để làm nơi khám bệnh phát thuốc. Một hôm Long Lễ cho hay ngày mai sẽ có “phái đoàn nữ bác ái” đến thăm. Ngây thơ, tôi tin phái đoàn sẽ đông lắm. Phái đoàn đến thật nhưng không đông như tôi nghĩ, mà họ chỉ là 3 nội tướng của Đại Bàng Tango, của Long Lễ và của Phu Nhân (Phán Râu) đại đội trưởng. Tuy chỉ có ba VIW* nhưng cuộc tiếp đón “phái đoàn nữ bác ái” này có vẻ rắc rối. (*Very important Women)
Trụ sở của toán quân y có điểm thuận lợi sạch sẽ kín đáo, vì vậy trước khi phái đoàn “nữ bác ái” đến, toán QY chúng tôi được lịnh thu dọn chiến trường, tiếp, giữ và giấu ba “em hậu phương”, mà tôi không biết là ai, họ đã đến thăm các đơn vị...trưởng trước phái đoàn chính thức.
Thi hành trước, khiếu nại sau, bổn phận giấu là cứ giấu. Khi đón nhận ba “em hậu phương” từ Long Lễ, tôi đem giấu các em vào một căn phòng phía sau, và tránh không cho họ vào...tim tôi, khỏi thêm rắc rối cuộc đời. Vừa chu toàn lịnh cất giấu xong, tôi đã thấy bà Phán và bà Lượm lò mò đến chỗ QY tôi, gọi là thăm xã giao, nhưng thật ra là để dò la tin tức...mình. Tôi tiếp khách rất chu đáo bề ngoài hết sức nghiêm trang nhằm làm giảm “nhiệt độ” truy lùng địch... tình của hai bà. Và tôi đã thành công nhờ bà xã của Lượm là bạn cũ từ...
Hồi em chưa bới tóc,
Anh hảy còn hớt trọc
Gần gủi có nhau luôn
Hai ta cùng đi học.
(Hai giấc mơ. Tố Phan 1941).
Gặp lại nhau lúc hết sức bất ngờ nên bà Lượm và tôi hỏi thăm nhau đủ điều và quên luôn chuyện các bà đi “dò tìm du kích xâm nhập”.
Sau cuộc thăm viếng chiến sĩ nhưng thâm tâm là để “dò la, dằn mặt” của phái đoàn, tôi bàn giao các em hậu phương về cho các “khổ” chủ đầy đủ, không thiếu một sợi...tơ hồng.
Tôi Long Lễ ngày càng thân mật hơn v́ tôi từng quen biết Diane, bà xã của Long Lễ. Diane có tên Pháp vì Diane có hai dòng máu Việt Pháp trong người, nhờ đó nên Diane phảng phất có nét đẹp tây phương, sắc sảo hơn bạn bè. Sau nầy Diane bỏ quốc tịch Pháp, đổi tên là Danh. Gia đình cha mẹ Danh trước ở cùng xóm với tôi tại Ngả Tư Bình Hòa, Gia Định. Nhưng một thời gian sau dọn về ở gần Cầu Mới, Hàng Sanh, cách nhà bà xã tôi chừng 300 thước...
Rồi tháng ngày qua mau, tôi rời tiểu đoàn, rời lữ đoàn, rời những ngày tháng lang thang tóc mây cài, băng sông, lội sình, cơm sấy thịt ba lát, nằm võng, ngủ bờ, ngủ bụi, về bịnh viện Lê Hữu Sanh, vừa xây cất xong, châm lo khu ngoại thương và bắt đầu mở phòng mạch ở Cầu Sơn gần cư xá Thanh Đa. Từ đó tôi không còn dịp gặp lại những người bạn ở Quái Điểu nữa.
Một hôm ở phòng mạch, tôi vừa khám xong cho một bịnh nhân thì Lượm bước nhanh vào, lúc nào cũng tủm tỉm nụ cười trên môi. Tôi thấy Lượm mang lon Trung Tá. Lượm cho biết nay đã về Lữ Đoàn.
Đối với tôi, Lượm gần gủi hơn các anh em trong đơn vị ở chổ Lượm chấp nhận gọi tôi bằng anh chớ không bằng bác sĩ. Tôi đă từng yêu cầu mọi người trong đơn vị như vậy. Khi nghe lời yêu cầu nầy, Lượm chỉ nhìn tôi mỉm cười, gục gặc đầu, không nói gì. Tôi phải nói rõ cho Lượm hiểu rằng khi gọi tôi là bás sĩ, tôi sẽ nghĩ rằng anh xem tôi là một kẻ háo danh tầm thường.
Hỏi Lượm ghé chơi hay có chuyện gì, anh bảo nhớ tôi nên ghé thăm. Tôi cười và thúc anh sớm về với vợ con, đi công tác chẳng có bao nhiêu thì giờ, nhưng Lượm nhứt quyết phải thăm tôi mươi mười lăm phút rồi mới chịu đi.
Những lần kế tiếp, tôi cảm thấy Lượm như đang có dự tính muốn bước chân vào chính trường. Lượm xa gần muốn tôi hợp tác, giúp đở. Không biết Lượm thấy tôi thế nào mà có vẻ tin tưởng tôi đủ khả năng để giúp anh. Mỗi lần tôi đều vổ vai Lượm bảo về với vợ con, chuyện lớn tính sau.
Lần sau cùng, Lượm không còn vẻ hí hửng nữa, vì đứa con trai đầu lòng có tật bẩm sinh, đầu của nó ngày càng to hơn bình thường làm Lượm lo lắng. Tôi nói với Lượm bảo Danh ẩm bé lại phòng mạch hay lên bịnh viên cho tôi xem. Bé con chưa tròn hai tuổi mà giống cha như đúc, chỉ khác có cái đầu bị “hydrocéphalie” nên càng ngày càng to vì nước ứ đọng không có lối thoát, làm cho óc bị chèn ép không nẩy nở được, và đứa bé không sống quá ba năm.
Ở đời những cái rủi may như vậy không ai có thể từ chối, chỉ có cắn răng cúi đầu chấp nhận, không thở than. Từ đó tôi thương Lượm nhiều hơn, thương thân phận anh em chinh nhân một đời vì nước hứng chịu bao nhiêu buồn lo, mà Trời còn cho thêm nỗi bất hạnh! Chưa kể các ông bà nội..."tướng” không cảm thông được “tình người lính chiến”, những rủi ro nguy hiểm ngoài chiến trường, những đắng cay trong binh nghiệp... Chuyện nhà, chuyện nước thật là đau đầu.
Từ đầu năm 1973, Bắc Việt đã gởi điện thư xin đầu hàng vô điều kiện. Kissinger chận bắt được và giấu nhẹm sự việc, lại còn cắt giảm tối đa viện trợ, đến độ một Lữ Đoàn TQLC bị sát hại và bị bắt sống chỉ vì súng hết đạn!
Chuyện “Tháng Ba Gảy Súng” trên bải biển Thuận An năm nào nghe tiếu lâm nhưng hết sức nhức đầu.
Cuối tháng 5/75, khi nghe bà chị vợ tôi vừa từ Hà Nội về, tiết lộ chuyện động trời đó, tôi cười cho rằng chị ấy đùa. Nhưng ông anh cột chèo, cũng tập kết về, một tay đại biểu kỳ cựu trong quốc hội, xác nhận chuyện đó anh ấy biết rất rõ, không phải chuyện đùa. Thì ra miền Nam thua không phải vì chúng ta đánh giặc tồi, như hiện nay có nhiều người già, trẻ lớn tiếng chê bai “cha anh không chu toàn nhiệm vụ” và làm mất nước!
Không chu toàn nhiệm vụ ư? Vậy ai đã diệt tan lực lượng vũ trang của MTGPMN năm Mậu Thân 68? Và ai đã loại ra ngoài vòng chiến các sư đoàn quân chánh qui Bắc Việt xâm lăng Quảng Trị Mùa Hè Đỏ Lửa năm 72? Quân dân miền Nam đâu hổ danh là hậu duệ của tiền nhân từng đánh đuổi giặc Hán gian, giữ yên bờ cỏi?
Rốt cuộc lại, các nước nhược tiểu chỉ là những món hàng trao đổi giữa các cường quốc, dân tộc các nước bé nhỏ không còn là con người nữa, họ bị hy sinh một cách hết sức vô nhân đạo, chẳng khác chi một đàn súc vật bị lùa vào lò sát sinh. Vô phúc thay tôi lại là một trong những vật hy sinh đó...
Tôi mất liên lạc với Lượm từ đấy cho đến khi ra hải ngoại nghe tin Lượm, vào tháng 3 /1984, té (hay bị té?) vô chảo nước sôi khi làm “anh nuôi” trong trại tù cải tạo (Hàm Tân ?), và chết đau thương trên đường đến bịnh viện. Nỗi đau đó đã xoáy thẳng vào tim làm tôi bàng hoàng, sửng sốt: “Sao Lượm lại có thể chịu một định mệnh khắc khe, nghiệt ngã, quái ác, không giống ai đến như vậy?
Nói không giống ai, tôi bổng nhớ Léon Tolstoï, trong chuyện Anna Karénine, đã nêu lên nhận xét:
“Toutes les familles heureuses se ressemblent, toutes les familles malheureuses sont malheureuses à leur façon.
Những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, những gia đình bất hạnh thì họ bất hạnh theo mỗi kiểu mỗi cách khác biệt. Tolstoï nói cũng có lý: hạnh phúc chỉ có một gương mặt vui tươi, nụ cười ra tới mang tai, trái lại gương mặt của khổ đau thì thiên hình vạn trạng, những gương mặt dài thòn, miệng méo xẹo, không cái nào giống cái nào! Tôi cũng mất liên lạc với Danh, không biết Danh cùng đứa con thứ hai của Lượm đã ra sao? Lại thêm một lần nhức đầu.
Ông bà ta đã nói: “Nước mất thì nhà tan”. Đàn con cháu ngày nay vô tướng bất tài, đa số chỉ biết lo vinh thân phì da nên nước Việt ta mới ra nông nỗi. Trước đây, cầm quyển sử ký trên tay, lật mỗi trang, đọc mỗi chương đều gặp một vị anh hùng cứu nước, không Trưng, Triệu thì cũng Lý, Lê, Trần, Nguyễn... Ngày nay trong nước, mỗi bước chân trên đường phố đều gặp một vài tên gian hùng, không móc túi, cũng giựt bóp, cướp xe, thậm chí đi cướp sinh mạng những con chó chỉ biết trung thành với chủ tới chết.
Nơi hải ngoại cũng chẳng khả quan hơn bao nhiêu, tuy có một số ít đã làm rạng danh dân Việt, nhưng nước Việt không được hưởng những công trình của họ.
Từ hơn 40 năm trước, quá hãi hùng vì lá cờ máu của CS nên hàng hàng lớp lớp đã bỏ xứ ra đi tìm nơi dễ thở. Thế nhưng dần dà họ lại sợ luôn cả lá cờ vàng đã từng bảo vệ một đời sống yên vui cho gia đình, lá cờ mà họ đã từng hy sinh xương máu để bảo vệ!
Oái oăm thay, trong khi đó người ở quốc nội lợi dụng mọi tình huống để phất lá cờ vàng của VNCH. Thật là nhức đầu, nhưng cũng chẳng có gì khó hiểu: “hạng người nhỏ, to đầu tôm” không có bao nhiêu trí, nhứt là trí nhớ, nên họ mau quên thân phận của họ. Họ không dám đứng gần lá cờ vàng, lở bị chụp hình chung e rằng VC ba đầu sáu tay sẽ làm khó dễ khi họ về VN du hí, làm ăn... Khoa bảng hay bần cố nông, ngu vẫn cứ ngu, hèn vẫn cứ hèn. Những người đó không còn gì để nói nữa!
Mà còn biết nói gì với họ khi
họ chẳng muốn hiểu rằng đối với những kẻ mất nước tha
hương, đặc biệt là các cựu quân nhân, mỗi dịp chào cờ là
mỗi lần nhắc nhở nhau niềm đau của quê mẹ vẫn còn đó, vẫn
kêu gọi lương tri họ, vẫn chờ họ giải cứu... Biết nói gì
với họ, những người không còn chút tự trọng để hiểu rằng
cúi đầu xin VC cấp cho nhập cảnh để trở về “kiếm chút
cháo” là một điều nhục nhã, một tư cách hèn hạ, phản
bội? Một dân tộc kém hiểu biết, thiếu tự trọng như vậy
thì đời đời chỉ có làm nô lệ... Dân Việt ta thua người CUBA
xa lắc./.
Đông Vân
Mùa Xuân 2021
Hỏi ngă
chánh tả tự vị
Cách sử dụng "I"
và"Y"...
Cải cách tiếng Việt
Dấu "hỏi
& ngă" trong
tiếng Việt
Luật dấu hỏi & ngă
Gạch nối trong
tiếng Việt
Xưng hô tiếng
Việt...
Các cấp chỉ huy và đồng đội TQLC
Lạng
Sơn Thiếu Tướng Bùi Thế Lân
Tango
Đại Tá Nguyễn Thành Trí
Sài G̣n Đại Tá Tôn Thất Soạn
Chuyện t́nh buồn
Ḿnh ơi! Em
muốn...
Đây Long
Giao, Suối Máu
Người hùng
TQLC Trần Ba
Poncho
Quân Cán Chính VNCH chết trong trại tù "Cải Tạo"
Bão
Beryl và Đại Hội 2024
Đại Hội 2024:
Những tấm chân t́nh của Đại Gia Đ́nh TQLC
Người về từ
thành cổ
Đại Hội
TQLC 2024 tại Houston
Houston -
Chuyện bên lề
Thương Phế Binh, Ông
Là Ai?
Ḷng biết ơn nhân
ngày Lễ Những Người Cha 2024
Một ngày
không thể quên
Giầy Saut
trong tử địa
Những nhân
chứng sống sót của một thời thảm khốc
Tôi đi khám Bás
Sĩ
Bóng người
hay bụi sương?
Lần đầu nhập
trận
Cố Trung Tá
Nguyễn Văn Nho
Trước sau như
một!
Louisiana 2023 – Rằn
Ri gặp mặt
Môt ban nhạc lạ
đời
Những điều
ít người biết về bài hát "Kỷ vật cho em"
An Dương
Ngược ḍng
thời gian
Người lính cuối
cùng
T́m tự do
Tù cải
tạo…Những nỗi buồn khó phai
Danh sách Quân Dân Chính chết trong tu cải tạo
Đón xuân
này nhớ xuân xưa
"Tù cài
tạo" - Những nỗi vui buồn khó quên
Trở lại Cổ Thành
Những ngộ nhận về chiến tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ
Gặp gỡ Chú Long
Hồ
Tango: Ngày này năm
xưa! Ngày này năm nay!
Saigon đă
tṛn năm
Ngày về
từ rừng núi Hiệp Đức
Trường
Sơn bỏ lại sau lưng
Cuộc hành tŕnh
Bên kia
bờ sông Thạch Hăn
Chung g̣ng
định phận
Kỷ niệm cổ thành Đinh Công Tráng - Quảng Trị 1972
Thiên
hùng ca dựng một ngọn cờ
Cố vấn TQLCHK trao Bronze Star cho NT Đặng Bá Đạt
Nhật Kư Cali:
Ngàn năm mây bay
Quỳ hôn đất thân
yêu
Sau 46
năm nước mắt vẫn c̣n rơi!
Chuyện mắc dịch
Vui buồn cùng
Cọp Biển
Cái ǵ
của Cesar … Cái ǵ của Thương Phế Binh …
Hỏng rồi tiếng
nước tôi !!! Phần 1 -
Phần 2
Bạn tôi,
người y tá tên Ri
Hai bà chị
Trận đánh
tháng 3/75 Quân Khu I
Thu hát cho
người
Sự
nghiệp 4 chữ, lư tưởng 2 chữ
TĐ2/TQLC Tiêu diệt chiến xa CSBV thuộc Trung Đoàn Tăng-Thiết
Giáp 202
T́nh với Nghĩa
Xuân ở nơi nào?!
Tuổi 70,
Chán mớ đời!
Họ nhà "Cu"
Con sáo bạc
má và người tù
Quân khu IX ơi. Chào mi!
Chuyện về
bức tượng TQLC
Tháng 3, kư ức
về anh
Ngày ra trại
Một buỗi chiều
xuân
Đêm xuân Đà Lạt
Nhánh mai vàng
Phục Hưng Tự