Captovan.
Sau khi viết cái tựa bài, tôi loay hoay măi mà chưa viết
thêm đựơc ḍng nào, không biết bắt đầu từ đâu, viết rồi
xóa, ngồi thừ “cắn quản bút” t́m về dĩ văng. Cả hai anh,
“anh trước em sau”, đang ngao du thiên quốc, nhưng h́nh
ảnh hai anh cứ chập chờn như tôi vừa gặp đâu đây làm tôi
rối trí, toan đóng máy để chờ lúc khác b́nh tĩnh hơn th́
một ngườii bạn mà tôi gọi là sư phụ Thứ Ba đến chơi, ông
liếc cái tựa bài rồi sửa tôi liền:
_ Nội dung như thế nào chưa cần biết, nhưng viết về một ngừơi, một nhân vật mà trật tên th́ không chấp nhận đựơc, đây là lỗi chết ngừơi, PHÚ chứ không phải PHÚC. Tối dạ.
Tôi có 3 sư phụ hứơng dẫn tôi vào con đừơng viết và lách là Huỳnh Văn Phú, Phạm Kim Khôi và ông thứ ba này. Hai ông kia th́ ở xa, ông thứ ba ở gần, thừơng ghé chơi và hứơng dẫn tôi đủ điều hữu ích như đừng viết câu què, đừng dùng tiếng VC, viết hoa cho đúng cách. Có lần tôi vô ư viết “Việt nam” (chữ nam thừơng) khiến ông giận la tôi: “tối dạ”. Cứ mỗi lần sư phụ mắng tôi tối dạ th́ tôi “dạ” và đầu sáng thêm, nhưng lần này th́...
_ Thưa sư phụ, hôm nay tôi không tối dạ nữa mà cố ư viết như thế, bài này tôi muốn viết về hai anh Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Thọ nên dùng cái tựa là Nguyễn Phúc Thọ.
Sư phụ cười cười:
_ À ra thế, ai mà chả có lúc lầm, một bài học về cái tật
“vội vàng” phê phán. Nhưng anh Thọ là K16, SĐ1/BB, bạn
là K19/TQLC, bạn biết anh Phúc, viết về anh Phúc th́
đúng rồi, nhưng biết ǵ về anh Thọ mà viết, coi chừng nổ
sảng, thử kể nghe coi.
***
Tôi nghe danh anh Thọ đă lâu nhưng chưa một lần đựơc
gặp, khoảng năm 2005, Nguyễn Kim Thân K21/TQLC từ San
Jose gọi telé cho tôi biết là anh Thọ từ Canada sang Mỹ
chơi, hiện đang ở Little Saigon, muốn gặp tôi để hỏi vài
chi tiết về hai anh Phúc-Tùng sáng 29/3/1975 tại băi
biển Non Nứớc. Theo số điện thoại Thân cho, tôi liên lạc
ngay với anh và gặp ở tiệm cafe. Lần đầu tiên gặp nhau
mà như thân t́nh đă lâu, bởi vỉ câu chuyện xoay quanh
anh Phúc. Anh Thọ nói:
_ Anh đă theo dơi những bài viết của chú về anh Phúc khá đầy đủ và chính xác, c̣n thằng XY th́ nói ṃ... Cám ơn chú.
Từ sau đó th́ mỗi khi có dịp sang little Saig̣n, anh Thọ đều gọi cho tôi và câu chuyện bên bàn cafe trong vài giờ chỉ xoay quanh chuyện quân trường Vơ Bị, TQLC và chiến trừơng v.v... từ đó tôi đă t́m đựơc “Nguyễn Xuân Phúc” thứ hai.
Tháng 11/2011, trong buổi chiều đến tham dự lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm tại tượng đài Việt-Mỹ, tôi nghe ai gọi tên, quay lại thấy anh Thọ đang đứng nói chuyện với anh Đoàn Trọng Cảo, anh cười tươi dang 2 tay đón tôi với phong thái của một người anh cả, mặc dù tôi chỉ trẻ hơn anh có 8 tháng, nhưng tôi vui với cử chỉ này. Khi toán YM/TQLC rước Quốc Quân Kỳ vào vị trí hành lễ anh nói nhỏ với tôi:
_ Nh́n tụi nhỏ mặc quân phục TQLC làm anh lại nhớ đến anh Phúc.
Khi anh Hoàng Đ́nh Khuê K16 đến nói nhỏ điều ǵ đó th́ anh Thọ bắt tay từ giă anh Cảo và tôi, nói rằng có chuyện phải đi ngay nhưng không quên hẹn uống cafe sáng Chúa Nhật tại...
Nhưng anh đă không đến, không bao giờ đến nữa, tin anh đột ngột ra đi khiến anh Cảo và tôi sửng sốt rồi lặng ngừơi đi, không ai nói thêm với nhau một lời nào, tất cả tâm trí nghĩ đến anh Thọ, bất giác tôi nh́n vào cái ghế trống dành cho anh rồi ngước lên bầu trời trong xanh sáng Chúa Nhật như nh́n theo anh vừa bay vút lên chín tầng mây. Tôi tiếc như vừa mất đi một ngừơi anh ruột. Tôi ngẩn ngơ v́ mới gặp anh, nói chuyện với anh hôm trứơc th́ hôm sau anh thăng thiên. Cũng như hơn 35 năm trứơc, tôi vừa nói chuyện với với anh Phúc xong th́ anh “biến mất”.
Ngày tiễn chân anh Nguyễn Phú Thọ, ngoài nghi thức long trọng đành cho một quân nhân, c̣n có quá đông thân hữu, bạn bè và đồng môn đến chào tiễn biệt đă nói lên t́nh “huynh đệ chi binh” mà anh luôn coi trọng lúc sinh thời, trong quân ngũ.
Trong phần phân ưu, đại điện SĐ1BB là Th/Tá Nguyễn Văn Hóa đă nhắc lại quá khứ oai hùng của anh Nguyễn Phú Thọ với những chiến thắng và chiến công, một trong những chiến công ấy đă được Tổng Thống thăng cấp tại mặt trận bằng cách thả cấp hiệu từ phi cơ xuống, nhưng lon bay lạc mất, sau khi binh sĩ t́m lại đựơc và đem gắn cho anh, anh nói với thuộc cấp:
_ “Tổng thống thăng cấp, nhưng lính gắn cho tao”.
Chí lư, một danh ngôn chứa đầy t́nh
huynh đệ, hàm ư:
_ “Không có thuộc cấp th́ không có Trung Tá Nguyễn Phú
Thọ”.
Đại diện cựu học sinh Nguyễn Trăi &
Chu Văn An 1954-1958, ông Nghiêm Xuân Bảo đă bày tỏ ḷng
tiếc thương anh Thọ với gương chiến đấu và sự ra đi, đại
ư:
_ “Chúng tôi ganh tỵ với những chiến công của anh, nay
chúng tôi lại ganh tỵ với sự ra đi nhanh chóng và b́nh
thản của anh”.
Tôi chỉ mới biết anh trên đất Mỹ trong những giờ phút
ngắn ngủi, anh không kể cho nghe về chiến trường, chiến
thắng và chiến công, đôi lần tôi hỏi về những giai
thoại, những thăng cấp tại mặt trận, buồn vui đời lính
th́ anh bảo “chuyện qua rồi*”. Những ǵ tôi biết về anh
Nguyễn Phú Thọ chỉ có thế, nhưng cuộc đời và sự nghiệp
của cựu SVSQ Nguyễn Phú Thọ K16 cần đựơc viết lại đầy đủ
hơn trong Quân Sử của Trừơng VBQGVN, việc này thuộc về
các đồng khóa và đồng đội của anh, c̣n tôi, qua cử chỉ
khiêm nhường và phong thái “kẻ cả” của anh Thọ, tôi kính
phục anh, tôi cảm thấy nhỏ và thấp hơn anh như tôi luôn
thấp hơn anh Nguyễn Xuân Phúc. Và bây giờ tôi xin viết
về anh Nguyễn Xuân Phúc.
***
Khóa 16VB có tất cả 12 anh về phục vụ binh chủng TQLC,
đó là các anh Nguyễn Văn Cảnh, Nguyễn Kim Đễ, Trần Văn
Hiển, Nguyễn Văn Kim, Tôn Thất Lăng, Nguyễn Xuân Phúc,
Phạm Văn Sắt, Trịnh An Thạch (tử trận), Nguyễn Đ́nh Thủy
(tử trận), Trần Ngọc Toàn, Nguyễn Đằng Tống, Đỗ Hữu
Tùng. Trong số 12 anh K16/TQLC th́ tôi được trực tiếp
làm việc dứơi quyền tới 5 anh: Nguyễn Kim Đễ (TĐ5, TĐ2,
Pḥng 3), Nguyễn Xuân Phúc (TĐ2), Trần Ngọc Toàn (CCST)
Phạm Văn Sắt (P3), Trần Văn Hiển (P3), mỗi ngừơi một vẻ
mừơi phân vẹn chín, tài hoa, thuộc ḷng bài học Lănh Đạo
và Chỉ Huy của ông thầy Trần Ngọc Huyến, nổi lên trong
những “ngôi sao” ấy là anh Phúc, người tôi vừa tức vừa
phục.
Năm 4/1966, sau khi lănh 15 ngày trọng cấm, bị nhốt ở QC 202 của anh Trần Ngọc Toàn, tôi bị đuổi từ TĐ5/TQLC sang TĐ2 Trâu Điên, khi tŕnh diện ĐĐT/ĐĐ4 Nguyễn Xuân Phúc th́ anh nh́n tôi với ½ con mắt, điều đó th́ dễ hiểu, không cấp chỉ huy nào muốn nhận một tên ba-gai, nhưng ông hỏi tôi những câu “sóc óc” rồi bắt tôi đi tŕnh diện đại đội phó là Trần Văn Hợp, thằng bạn cùng khóa, mới là điều tôi bực và thiếu thiện cảm với ông đại đội trưởng này.
Nhưng “thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết ḷng người...”, sau một vài lần thử lửa, anh dành cho tôi t́nh anh em một nhà. Trong trận TĐ2 bị phục kích xe trên QL1, tại Phong Điền, Huế, ngày 29/6/66, Trung Tá TĐT Lê Hằng Minh tử trận, ĐĐ4 th́ anh Phúc, Hợp và tôi đều bị thương, chỉ c̣n Nguyễn Quốc Chính K20. Sau khi xuất viện, anh lên làm TĐP/TĐ2 rồi tiểu đoàn trửơng các tiểu đoàn khác. Khoảng tháng 4 năm 1966, anh trở lại làm TĐT/TĐ2 thay cho vị tiền nhiệm là Thiếu Tá Ngô Văn Định bị trọng thương.
Khi anh Phúc về làm TĐT/TĐ2 th́ TĐP là anh Nguyễn Kim Đễ K16, có các đại đội trưởng K19 là Hợp, Doan, Cấp, và trong một cuộc hành quân ở Chương Thiện, TĐP đi phép, anh Phúc đă bắt tôi coi cánh B và tôi bị trọng thương, bị loại khỏi ṿng chiến ngay sau đó, khiến anh chửi thề:
_ “C. Mưu sự tại tao, bất thành tại thằng VC”.
Tôi hiểu ư anh muốn nâng đỡ tôi trong tương lai, nhưng tôi phục anh không phải v́ lư do này mà đă từ lâu, từ trứơc và măi măi về sau, tôi phục anh v́ tài lănh đạo và chỉ huy, kỷ luật khi tác chiến, nhưng b́nh dân, đầy t́nh huynh đệ quanh bàn tṛn. Được sống gần và sinh hoạt chung, tôi mới thấy thấp hơn anh một cái đầu dù tôi cao hơn anh. Anh luôn tự tin, khẳng khái, không bao giờ xum xoe với thượng cấp. Điểm đặc biệt là dẫu làm tiểu đoàn trưởng hay lữ đoàn trưởng th́ anh vẫn là người “đói” triền miên, một cái “đói” rất cần thiết cho những cấp lănh đạo và chỉ huy thanh liêm để có một đoàn quân mạnh. Đàn em nào từng làm việc với anh Phúc đều học được nơi anh kinh nghiệm tác chiến và xử thế, đức liêm khiết, nhất là t́nh huynh đệ. Anh là một cấp chỉ huy lư tưởng của TQLC nói riêng và QLVNCH nói chung.
Tôi đă có bài viết về anh đăng trong
Đa Hiệu số 71, nay tôi chỉ xin vắn tắt đôi điều kể trên,
để có một cái nh́n công bằng và chính xác hơn, xin mời
quư đọc giả nghe ư kiến của bạn bè, thuộc cấp và những
cấp chỉ huy của anh.
***.
1/Trong bài viết “Những Huyền Thoại” đăng ở
ĐSST/TQLC/2012, Tiểu Cần Nguyễn Thế Thụy, âm thoại viên
của BCH/LĐ147/TQLC trong trận Hạ Lào 719, đă viết về
Phúc Yên Nguyễn Xuân Phúc như sau, (trích):
_ ....Cứ thế, ngày này sang ngày khác chúng tôi nằm bó gối trong những căn hầm tránh pháo! Sang tuần thứ 3, sau nhiều lần VC vừa pháo kích vừa tấn công bằng bộ binh liên tục, ban ngày pháo kích, ban đêm tấn công, nhưng thảy đều bị những chàng Trâu Điên bảo vệ BCH/LĐ đẩy lui, tôi nhớ không lầm lúc đó phạm vi tuyến ĐĐ5/TĐ2 cuả Tiền Giang Phạm Văn Tiền chịu nặng nhất. Sáng sớm ngày 22/3/1971 VC bắt đầu tấn công có cả xe tăng T54 đi đầu, nhưng chúng cũng bị các anh Trâu Điên chận đứng, tuyến vẫn c̣n nguyên vẹn. Chỉ có vài thằng đặc công VC lọt vào sau tuyến của Trâu Điên và đang bị Trâu Điên truy lùng tiêu diệt.
...Tôi từ hầm của ban Hiệu Thính Viên (HTV) chạy sang hầm TOC tŕnh công điện khẩn vừa nhận được từ BTL/SĐ/HQ lên Lữ Đoàn Trưởng là ĐB Thăng Long Hoàng Tích Thông. Trong TOC lúc bấy giờ chật kín người, hệ thống truyền tin tiếng gọi phát ra từ 7 chiếc PRC25, tiếng trả lời vang dội. Tôi tŕnh công điện cho ĐB Thăng Long xong vừa mới quay lưng đi th́ một anh ATV kéo tôi lại nhờ điều chỉnh hệ thống truyền tin bị trở ngại. Đang điều chỉnh chiếc máy th́ ĐB Nguyễn Xuân Phúc TĐT/TĐ2 vỗ vai tôi nói:
_ "Cho anh nói chuyện với Ḱnh
Ngư" (TĐ4/TQLC).
Đây là lần đầu tiên tôi có cái duyên mặt tận mặt với một
cấp chỉ huy có rất nhiều huyền thoại, không như những
lần trước xa xa đứng nh́n. Chứng kiến khi ông làm việc,
dù là HSQ như tôi cũng có đủ kiến thức về bản đồ để theo
dơi ng̣i bút mỡ ông chấm, gạch, điều động máy bay đánh
bom mới thấy rơ cái tài của ông.
Vâng, chính tôi và rất nhiều người trong TOC lúc đó chứng kiến sự kiện một TĐT/TĐ2 Trâu Điên tự nhiên trở thành một Lữ Đoàn Trưởng điều động từ trái sang phải, từ nội bộ Lữ Đoàn đến đơn vị bạn. Thật tuyệt vời, quá tuyệt vời h́nh ảnh người chỉ huy đôi mắt mệt mỏi sau hơn 2 tuần chiến trận với quân thù, ông ngồi hẳn lên mặt bàn đóng bằng thùng gỗ đạn pháo binh đặt giàn máy PRC25, ông thao thao bất tuyệt, điện đàm với Hùm Xám xong, bỏ ống liên hợp xuống, bốc vội cái khác điều động Pháo Binh, rồi lại với BTL/SĐ/HQ v.v. cứ thế tiếp tục ông làm việc không ngưng nghỉ. Chắc chắn là tôi không thể nào quên được những h́nh ảnh mà tôi đă chứng kiến. Tôi đứng kế bên ông để trao vội ống liên hợp khi ông cần.
Đại Bàng Phúc Yên ơi! Tất cả những
h́nh ảnh, giọng nói, dáng dấp, và nhứt là tài điều binh,
chỉ huy xuất thần của anh sẽ măi măi trong trí nhớ của
tôi đến cuối cuộc đời. Xin nghiêm chào vĩnh biệt! (hết
trích).
(LĐT Nguyễn Xuân Phúc và phóng viên chiến trường Đặng
Văn Phước của AP).
***
Để bổ sung cho ư kiến trên của Tiểu Cần, tôi xin giới
thiệu một đoạn trong bài viết về Hạ Lào với anh Phúc của
Tr/Tá Nguyễn Văn Phán (K9/TĐ) TĐT/TĐ8/TQLC viết:
_ “Sau khi Lữ đoàn 3 Dù của Đại tá Thọ đă chiến đấu
tới viên đạn cuối cùng, căn cứ hỏa lực của ông bị bộ
binh và chiến xa tràn ngập, c̣n lại một cái gai chính,
đó là Lữ Đoàn 147/TQLC. Tất cả các mũi dùi địch đều quay
cả về phía Lữ Đoàn 147. Chúng làm một trận địa pháo
khủng khiếp như là địa ngục của trần gian. Trong máy,
tiếng ra lệnh của Phúc vẫn rổn rảng, vẫn b́nh tĩnh, chậm
răi và thật rơ ràng, điều động các con cái của ông ta
trám vào những chỗ bị chọc thủng. Tiếng Phúc dơng dạc ra
lệnh luôn cho pháo binh trực xạ vào biển người.
T́nh h́nh quá nguy khốn, tụi tôi chỉ biết theo dơi máy,
thật nóng ruột và lo sợ cho họ. Cố t́m mọi cách làm sao
để chia sẻ với Phúc và con cái ông ta trong hoàn cảnh
đó, chính tụi tôi cũng đang trong t́nh trạng không thua
ǵ Phúc, chỉ trừ chúng chưa dùng biển người.
Đêm đó trời tối mịt mùng, không khí u buồn thê lương,
tôi không biết là đêm thứ mấy của cuộc hành quân Hạ Lào.
Tiếng kêu trong máy bỗng báo cáo loạn lên, Tiểu Đoàn 7
và 4 mất liên lạc. Súng hai bên dồn dập không ngừng, hỏa
châu được soi sáng tới tấp, những tiếng nổ xé trời liên
tục. Cả một khu núi rừng thâm u rung chuyển, lửa lóe lên
mịt trời, không c̣n phân biệt được tiếng súng nào của
địch. Các đơn vị đang đụng kịch liệt, tiếng Phúc liên
tục gọi Tiểu Đoàn 7 và Tiểu đoàn 4.
Từ đầu đến cuối, chỉ một ḿnh Phúc ra lệnh và chỉ huy
toàn diện. Mặt khác Phúc vẫn cố gắng gọi máy bay Mỹ xin
thả trái sáng và yểm trợ cho ông ta chung quanh căn cứ.
Vẫn chậm răi b́nh tĩnh một cách khác thường, ông ta cho
biết sơ qua t́nh h́nh và xin được yểm trợ gấp, tối đa.
Đây mới thật sự là giờ phút lịch sử của Phúc. Tr/Tá Đạt
PB báo cáo khẩn cấp:
_ “Cua và biển người đă tràn ngập các pháo đội, chúng
đang tiến vào BCH Lữ Đoàn”.
Phúc trả lời:
_ “Đạt, c̣n cây pháo nào chơi cây đó, chơi tụi nó tới
cùng" và từ đó mất liên lạc với Đạt.
Bộ binh Bắc Việt tràn ngập vị trí Lữ Đoàn, trận cận
chiến trong đêm tối bắt đầu. May thay, Phúc đă tiên liệu
sẵn ám hiệu của đơn vị: cánh tay mặt được xắn thật cao,
cánh tay trái thả xuống. Mặt khác ông gọi tất cả các đại
đội bên ngoài về cứu bộ chỉ huy Lữ Đoàn. (TĐ2 của Phúc
bảo vệ BCH Lữ Đoàn 147)
Trận chiến tôi không nh́n thấy nhưng nghe con cái của
Phúc báo cáo đều đặn. Lửa ngút trời làm sáng cả một khu
núi rừng rộng lớn. Hỏa châu tiếp tục soi sáng, tiếng máy
bay vẫn bao vùng trên không phận.
H́nh như trận chiến đă quá khốc liệt, địch và chiến xa
đă tràn ngập vị trí Lữ Đoàn. Bỗng tôi nghe Phúc dùng
tiếng Anh yêu cầu đánh bom thẳng vào vị trí ông ta, lặp
đi lặp lại hai ba lần:
- I'm Crazy Buffalo Battalion commander! Please give me
all you have at xxx
Một hai phút sau giọng Phúc có vẻ gấp và lớn, vừa tiếng
Việt vừa tiếng Anh:
- Đ.m, I'm ground commander. Go ahead, do it, please!
Từ đó tôi và Tiểu Đoàn 3 cố gắng theo dơi Lữ Đoàn nhưng
tất cả đều im lặng, một sự im lặng đáng run sợ. Chúng
tôi cố gắng gọi Phúc và Tiểu đoàn 7 và 4 nhưng tất cả
vẫn im lặng. Căn cứ đă bị bỏ ngơ... Măi đến khoảng 4 giờ
sáng, âm thoại viên của tôi báo cáo có tiếng Thiếu tá
Phúc, tôi liền chụp máy.....
....Phúc, ông đă làm được tất cả những ǵ mà ông phải
làm trong t́nh h́nh và hoàn cảnh bi đát như vậy. Thật sự
ông đă làm được những việc mà không ai làm được. Đă tṛn
với bổn phận, đă hết nhiệm vụ, ông không cần ai khen
ngợi, ca tụng, ông không cần huy chương, ông cũng chả
cần lon lá. Ông đang đau xót, đau xót tận cùng trong
ḷng của ông, khi nghĩ tới những thằng em, đồng đội của
ông đang cô đơn, lạnh lẽo nằm rải rác đâu đó trên chiến
trường Hạ Lào. Nhân danh một người bạn, cho tôi được
nghiêng ḿnh kính phục ông.
....Tuy nhiên lịch sử xoay vần. Đà Nẵng mất, Phúc, Tùng
và binh sĩ của các ông đă cùng chung số phận. Binh chủng
mất các ông, quân đội mất các ông như mất những viên
trân châu quí giá nhất. Trường Mẹ Đà Lạt đă mất đi đứa
con thân yêu được nuôi dưỡng bằng một lư tưởng vượt
thoát. Khóa 16 đă mất đi một người bạn mà anh ta đă làm
sáng rực và vinh danh cho khóa. Đâu đây trên đời sống
lưu vong này vẫn c̣n vang vang tiếng Robert Lửa Nguyễn
Xuân Phúc.
Cho tôi được hâm nóng bầu rượu này để sưởi ấm phần nào
cho Phúc và cũng để được đền đáp ơn tri ngộ giữa tôi và
Phúc đă cùng chiến đấu dưới cùng một màu cờ và sắc áo
Thủy Quân Lục Chiến”
(Nguyễn Văn Phán, TĐT/TĐ8/TQLC)
***
Lê Quang Liễn (K20), Đại đội trưởng của anh Phúc, viết:
“Nhớ về NT Nguyễn Xuân Phúc là nghĩ đến một cấp chỉ
huy có tài thao lược, một đồng đội có thủy chung, một
người anh, và người bạn rất thân t́nh. Sống với anh
Nguyễn Xuân Phúc như có hai thái cực: khi làm việc, nhất
là lúc đụng trận, anh rất nghiêm nghị. Những lúc về hậu
cứ, ăn nhậu th́ anh rất thân t́nh, cởi mở, cư xử thân
mật. Trong anh, có h́nh ảnh của một cấp chỉ huy mới
trong tương lai của Quân Lực đang h́nh thành: có học
thức, có lư tưởng, liêm khiết, và gần gũi với thuộc cấp.”
***
Cựu Đ/Tá TQLC Ngô Văn Định, tức ĐB Đồ Sơn viết:
Khi tôi về làm TĐT/TĐ2 thay ông Minh tử trận tháng
6/1966 th́ ông Chùa làm TĐP, Phúc làm ĐĐT/ĐĐ4. Tôi đề
nghị cho ông Chùa về Sư Đoàn để ông Phúc làm TĐ Phó.
Ngay những ngày đầu hành quân ở khu Cồn Thiên Gio Linh
Quảng Trị, tôi đă nhận biết được Nguyên Xuân Phúc TĐ Phó
là một SQ gan dạ và là cấp chỉ huy tôi có nhiều cảm
t́nh. Đến năm 67 tôi đề nghị cho anh đi học Chỉ Huy Tham
Mưu. Đi học về, v́ nhu cầu anh được làm TĐP/TĐ5, đánh
trận Rạch Ruông, một trận chiến thắng lớn của TĐ5 năm
1968, sau đó anh được đi nhận chức TĐT/TĐ6 hành quân Mậu
Thân ở Gia Định.
Năm 1969, tôi bị thương nặng anh ra lănh trách nhiệm chỉ
huy TĐ2 thay tôi. Năm 1970, TĐ2 do anh chỉ huy trong
trận Preveng ở Miên, đă đem vể cho hiệu kỳ TĐ2 một ngành
Dương Liễu, và đây là Dương Liễu thứ 8 nên TĐ2 được mang
dây biểu chương mầu Tam Hợp.
Năm 1971 anh dẫn Trâu Điên sang Hạ Lào, anh thăng trung
tá và vẫn coi TĐ2 cho đến khi đánh vào QT 1972 th́ giao
TĐ2 cho Thiếu Tá Hợp và đi làm Lữ Đoàn Phó 147. . và sau
đó làm Lữ Đoàn Trưởng LĐ369/TQLC
Anh là một SQ quan giỏi, không bao giờ biết đến đồng xu
cắc bạc nào của anh em. Không làm điều ǵ mất danh dự
của Quân Đội và TQLC. Anh mất đi để lại cho tôi niềm
luyến tiếc.
***
Khi tôi hỏi cảm tưởng của Lạng Sơn về Tr/Tá Lữ Đoàn
Trưởng LĐ369/TQLC Nguyễn Xuân Phúc th́ Thiếu Tướng Bùi
Thế Lân, cựu Tư Lệnh SĐ/TQLC nói:
_ “Chọn một đại đội trưởng TQLC đă là một điều khó,
cấp chỉ huy ở trên phải cân nhắc kỹ lưỡng, nhất là về
khả năng và tác phong, v́ dưới quyền chỉ huy tác chiến
của họ luôn luôn có trong tay hơn một trăm sinh mạng,
vậy th́ chọn tiểu đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng là một
việc vô cùng hệ trọng. Tôi đă chọn Phúc làm tiểu đoàn
phó, tiểu đoàn trưởng, lữ đoàn phó rồi lữ đoàn trưởng
th́ đủ biết Phúc có đầy đủ tư cách và khả năng, Phúc
giỏi”.
Quả thật đối với TQLC th́ quá khó khăn để đựơc làm đại đội trưởng, đất chật sĩ quan đông, lớp trên đè lớp dưới, khi một đại đội trửơng bị thương, bị loại khỏi ṿng chiến th́ có quá nhiều tr/úy, đ/úy đầy đủ khả năng xếp hàng chờ, thâm niên chưa đủ, những Vơ Bị nào về TQLC đều thấm thía điều này. Tr/Úy thâm niên Nguyễn Quốc Chính (k20) đánh giặc giỏi, ngực đỏ với dương liễu, sao vàng chiến thương, đầy đủ khả năng và tác phong của một đại đội trửơng lư tửơng, nhưng vẫn làm đại đội phó cho tôi v́ tôi chưa tử trận và rồi Chính tử trận. Một ông Tư Lệnh Sư Đoàn tác chiến phán một câu vắn tắt “Phúc giỏi” th́ quá đủ rồi, không c̣n chữ nghĩa nào diễn tả hay hơn.
Đọc giả đă nghe ATV Tiểu Cần, Tr/Tá
Nguyễn Văn Phán nói về anh Phúc ở Hạ Lào, nay tôi xin
ghi thêm ư kiến của Lạng Sơn, người chỉ huy trận Hạ Lào:
_ “Trong 7 ngày cuối cùng ở Hạ Lào, tôi chỉ c̣n làm
việc trực tiếp với Phúc, và Phúc là người có công nhất
trong giai đoạn rút quân khỏi Hạ Lào.”
Lửa thử vàng, gian nan thử sức, chiến trận khốc liệt
xuất hiện anh hùng, điều này th́ ai đă từng cầm súng đều
gặp ở cấp tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn v.v..,
nhưng ít được viết ra, ít người biết tới, đó cũng là một
điều thiệt tḥi cho thuộc cấp. Vị Tư Lệnh khen anh Phúc
giỏi chỉ huy ngoài chiến trường chưa đủ, Lạng Sơn c̣n
nói thêm về tư cách của anh Nguyễn Xuân Phúc, nghệ thuật
lănh đạo của anh Phúc, Phúc thanh liêm, không dính dáng
“lem nhem” ǵ đến tiền bạc của lính mà ưu tiên lo cho
đời sống binh sĩ, Lạng Sơn nói tiếp:
_ “Bố tôi và bố Phúc là bạn thân cùng trường, cùng
trong ngành kỹ sư, nhưng chưa bao giờ hai cụ đề cập với
tôi về chuyện Phúc ở TQLC, và Phúc cũng chẳng bao giờ
quan tâm tới điều này. Điều Phúc quan tâm là lính no hay
đói, Phúc không biết ǵ về tiền bạc cả.”
***
Ngoài những nhận xét tôi vừa ghi trên đây, trong quá khứ
đă có nhiều người viết về anh Nguyễn Xuân Phúc như các
nhà văn Đỗ Quư Toàn, Phan Nhật Nam và các TQLC như Đ/Tá
Phạm Văn Chung, Nguyễn Văn Phán, Trần Ngọc Toàn (16),
Trần Quang Duật (21), Phạm Văn Tiền (20), Trần Văn Loan
(23) v.v...Mỗi người đều có những kỷ niệm VUI&BUỒN riêng
đối với anh Phúc trong suốt cuộc chiến, nhưng nội dung
chính vẫn là dành cho anh Phúc một sự ngưỡng mộ đặc
biết. Trong bài viết này tôi chỉ xin trích những đoạn
thật ngắn gọn.
***
Cựu Đ/Tá TQLC Phạm Văn Chung, đă từng là cấp chỉ huy của
anh Phúc viết:
_ “... Khoảng đầu tháng 5, 1968, Đại úy Nguyễn Xuân
Phúc, tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2 Trâu Điên được chỉ định
về nắm Tiểu đoàn 6/TQLC. Đại úy Nguyễn Xuân Phúc, ngay
tuần lễ đầu tiên đă chứng tỏ khả năng chỉ huy, tương lai
hứa hẹn là một trong những tiểu đoàn trưởng đầy đủ phong
độ của binh chủng. Ngay trong trận đầu tiên đụng độ với
1 tiểu đoàn VC tại vùng cầu B́nh Lợi trong trận Mậu
Thân, địch bị anh khóa chặt trong khu dừa nước phía Nam
cầu B́nh Lợi. Trời sáng lần, địch quân không thể nào
thoát được. Các toán tâm lư chiến đă phải dùng loa phóng
thanh kêu gọi đầu hàng, trên trời trực thăng bay quần
gây áp lực tinh thần địch. Sau nhiều giờ kháng cự lẻ tẻ,
tất cả khoảng 150 cán bộ, binh sĩ (gần 2 đại đội Cộng
sản Bắc Việt) đầu hàng, ta tịch thu toàn bộ vũ khí, trên
trận địa địch bỏ lại hơn 40 xác nữa, vũ khí nặng nhẹ vứt
ngổn ngang. Chiến công đầu tay của Tiểu Đoàn Trưởng
Nguyễn Xuân Phúc cũng là chiến công đầu của Tiểu Đoàn 6
Cọp Biển...
***
TQLC Trần Văn Loan (23) viết:
“Tôi c̣n nhớ trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 Hạ Lào
tại mặt trận phía Bắc đồi 550, sau khi tiến chiếm vị trí
pḥng thủ đầy tre gai rừng chằng chịt của địch, tôi bị
thương khá nặng mà nếu không có anh Năm Nguyễn Xuân Phúc
la hét trên máy là chính ḿnh bị thương để trực thăng Mỹ
xâm ḿnh bay đến tản thương trong hỏa lực pḥng không
dầy đặc của Việt Cộng th́ có lẽ tôi đă bỏ xác tại Hạ Lào
mất rồi!
Đối với cố vấn Mỹ của tiểu đoàn th́ anh Năm Nguyễn Xuân
Phúc rất giữ khoảng cách để cho CV gọi anh Năm bằng sir
và buộc cố vấn Mỹ phải chịu khó nghe tiếng Việt. Cố vấn
Mỹ luôn được anh Năm mời nhậu ăn cơm chung, nhưng anh
nửa đùa nửa thật nói:
"Đừng để cho lính Trâu Điên đói đấy nhé, nếu lính tao
đói là mày phải đói theo luôn và tao sẽ không cho mày ăn
cơm với tao nữa đâu nghe rơ chưa!"
Cho nên bất cứ thời tiết nào, cố vấn cũng phải gọi máy
bay tiếp tế hay tải thương cho con cái là tiên quyết chứ
anh Năm không bao giờ nhờ vả cố vấn mua giúp cái ǵ ở PX
đâu”.
***
Ông Tư Lệnh Lạng Sơn nói: “Điều Phúc quan tâm là lính
no hay đói” th́ Trần Văn Loan nhắc lại lời anh Phúc
“dọa” cố vấn Mỹ: “Đừng để cho lính Trâu Điên đói đấy
nhá...” đă nói lên cái tâm của người chỉ huy biết
lănh đạo. Ông thầy Trần Ngọc Huyến dậy SVSQ rằng mỗi
trung đội trưởng phải có một cuốn sổ tay ghi tên tuổi và
gia cảnh của hạ sĩ quan và binh sĩ để thường xuyên theo
dơi và thăm hỏi, đó là lănh đạo.
Chỉ tay một ngón, “nhất dương chỉ”, ra lệnh cho thuộc cấp xung phong vào mục tiêu bằng mọi giá, ấy là chỉ huy, nhưng hỏi thăm mấy đứa con của binh sĩ khỏe không, học giỏi không, tụi nhỏ cần sách vở ǵ không, ấy là lănh đạo đấy, thu phục nhân tâm đấy, nhưng mấy khi các cấp chỉ huy để ư đến điều này. Một TT điều khiển đất nước mà chỉ nghĩ đến tham nhũng, vinh thân ph́ gia th́ ngừơi dân gọi là “tưởng thú” chứ lănh đạo cái ǵ!
Trở lại chuyện anh Phúc “dọa” cố vấn
Mỹ:
Ở binh chủng TQLC, mỗi tiểu đoàn luôn luôn có 2 sĩ quan
cố vấn Mỹ đi theo 2 cánh tiểu đoàn trưởng và tiểu đoàn
phó, họ thường có cấp bậc thấp hơn một bậc, nhiệm vụ
chính của họ là xin yểm trợ hỏa lực, tải thương và tiếp
tế cho đơn vị, vai tṛ nổi của họ rất quan trọng, chưa
kể chuyện báo cáo ch́m nên đôi khi họ tỏ ra “lờn mặt”
nếu cấp chỉ huy nào yếu thế hoặc nhờ vả...Nhưng đối với
anh Phúc cũng như đa số cấp chỉ huy khác th́... CV hăy
lo tṛn 3 nhiệm vụ: xin yểm trợ hỏa lực, tải thương và
tiếp tế.
Trong “Mùa Hè Đỏ Lửa”, nhà văn Phan Nhật Nam cũng ghi
lại đoạn anh Phúc làm việc với cố vấn Mỹ Smith, xin
trích đoạn:
***
Toán viễn thám ở bên kia sông báo cáo phát hiện được
tiếng động của xe GMC di chuyển về phía Hải Lăng...
- Hỏi nó ước tính được bao nhiêu cái? Phúc nói với người
giữ máy truyền tin.
- Khoảng hơn 10 cái, tụi nó để đèn chạy về phía ḿnh.
- Như vậy là nó di chuyển bộ binh, nó không dám kéo pháo
đi khơi khơi vậy đâu... Smith, gọi máy bay Mỹ cho bom
xuống đây... Việc này Tây làm được th́ thích lắm... Mầy
đi gọi máy bay, bao giờ có bảo tao... Bây giờ th́ tao
uống cái đă...
Uống, quan Năm lim dim đôi mắt để thưởng thức men bia,
nhưng vẫn lắng nghe thằng Tây báo cáo.
- Smith, nếu có bom th́ bom cho chính xác, đừng như hôm
mồng 5 mầy ném ngay chỗ đóng quân th́ tao "phơ" mầy đấy!
- Hôm mồng 5 có chuyện ǵ anh Năm?
- Bảo jet ném bom bên kia sông v́ tụi nó bám sát bờ,
chẳng biết sao nó thả ngay lên trên tuyến của ḿnh gần
10 trái, cày nát tuyến đại đội thằng Liễn bay đến chỗ
chợ. Chục chết, mười sáu bị thương. Chơi ở đây phải chơi
bằng bom, súng tay và cối hay pháo của ḿnh là đồ bỏ...
Mầy hỏi làm ǵ? Viết báo hả?
- Không có, hỏi chơi, tôi viết cái quái ǵ!
- Mầy thấy, lực lượng căn bản cho một mũi dùi của tụi nó
bây giờ là trung đoàn, dù quân số có đủ hay thiếu cũng
là một trung đoàn... Trong khi bên ḿnh kế hoạch hành
quân vẫn giữ nguyên ở cấp tiểu đoàn và đại đội... Đ.m...
chơi kiểu Mỹ mà lấy bài Tây để đánh giặc Tàu th́ sống
sao nổi! Chiến tranh nầy phải đánh en mass mới có hiệu
quả và kỷ luật chiến trường phải giữ tối đa, lính chạy
là sĩ quan bắn, tao hoàn toàn chịu trách nhiệm, sĩ quan
để phần tao, kể cả Tây nữa, phải không Smith?
Anh cố vấn chẳng hiểu ǵ cũng toét miệng cười.
Cửa sổ đóng kín, giọng cười vang động ngôi nhà thờ.
Ngoài cửa, Mỹ Chánh im lặng trong bóng đêm, bên kia bờ
sông 80 thước là Bắc quân, chúng tôi cách địch trong một
tầm súng bắn thẳng.
Mọi người im lặng, ngôi nhà thờ rung rinh theo nhịp đều
đặn, B-52 dội bom ở trong núi.
- Tốt, đánh đúng line buổi chiều ḿnh đưa. Anh Phúc đưa
mắt nh́n Hợp, tiểu đoàn phó.
- Đúng vậy, Trung tá!
Cơn đùa ngừng, Phúc nghiêm trang bảo viên cố vấn đưa tấm
bản đồ.
- Bom đánh ở line nầy, bao lâu có thêm phi tuần nữa?
- Khoảng 1 giờ nữa, phi tuần thứ hai sẽ đánh tiếp, Smith
nghiêm nghị trả lời sau khi đă check một hồi với
November. Chẳng biết November ở đâu chỉ nghe thằng cha
nầy OK ầm ĩ...
Phúc ch́a bản đồ qua tôi chỉ vào dăy đồi phía tây chân
Trường sơn chạy dài từ Camp Caroll (Phan Nhật Nam, Mùa
Hè Đỏ Lửa)
***
Trong trích đoạn ở trên, anh Nam cũng đă đề cập tới
chuyện “uống” của anh Năm Phúc. Lính mà không biết uống
có khác chi bắn đạn mă tử, một đệ tử lưu linh nói với
tôi như thế v́ khinh tôi không biết uống. Quả thực biết
uống là một lợi điểm trong giao tiếp, trong “giang hồ”,
rất dễ kết t́nh huynh đệ. Nhưng uống mà không say, không
lè nhè, không bỏ dở nửa chừng như anh Phúc mới đáng mặt
đàn anh. Phải nói thực là men không thể quấy rầy trí óc
anh Phúc mà trái lại lúc nào cũng tỉnh táo để làm việc,
vừa uống vừa sai Smith gọi máy bay ném bom (như Phan
Nhật Nam viết), men chỉ có thể làm anh ca hát “trấn thủ
lưu đồn”. Tôi biết rơ tính anh, v́ sau khi bị thương,
tôi làm việc ở căn cứ Sóng Thần Thủ Đức, mỗi khi có dịp
về Saigon là anh Phúc gọi:
_ Đi chơi mày.
_Tôi có biết uống đâu, đi phá mồi à?
_ Ra 222 ngắm mông bà chủ, phá mồi và ngồi xem tao uống.
Một người uống th́ ít khi nào rủ một người không biết uống đi chơi chung, nhưng anh Phúc lại hay kéo tôi theo để phá mồi th́ tội ǵ tôi từ chối, nhưng trong thâm tâm, tôi biết anh thương thằng em nửa đường gẫy gánh, “chân thấp chân cao, chân giầy chân dép”.
Thực ra trước kia tôi cũng từng đi “tu chùa”, ưa lai rai và hay nghịch ngợm. Khi c̣n ở TĐ5/TQLC, một lần đi hành quân ở Kontum, khi ra phố, tôi cùng Trần Tử Phương, Quang-Gù, Lộc-Lùn, Cường Tây Lai làm hết một chai Vĩnh Tồn Tâm, (Vĩnh tọng teng), tôi hè mấy tên ḱa đè Ch/úy Trần Tử Phương (K18 TĐ) nằm xuống hè phố rồi giăng quốc kỳ phủ lên người Phương, miệng thổi kèn “̣-í-í-e-̣-̣-eee..”, chẳng bao lâu sau đó, Phương tử trận!
Trước mũi tên ḥn đạn, có những điều
nên kiêng cữ, dù tin hay không. Tử Phương tử trận không
hẳn là do lỗi tôi phủ cờ lên người Phương, nhưng từ đó
mỗi khi cầm chai muốn tu hay nâng ly muốn nốc tôi đă cảm
thấy đắng nghét trong cổ họng, buồn hơn vui, không tu
nữa.
***
Trâu Điên Phạm Văn Tiền (K20) là một trong những đại đội
trưởng xuất sắc của Trâu Điên Trưởng Nguyễn Xuân Phúc,
một cấp chỉ huy giỏi th́ không có cấp thừa hành tồi,
Tiền có quá nhiều cay đắng ngọt bùi với anh Phúc ngay từ
khi về tŕnh diện, qua các trận chiến từ Miên rồi sang
Hạ Lào về Quảng Trị, Tiền đă mở đầu bài viết về anh Phúc
như sau:
_“Ai đă từng một thời là người lính Mũ Xanh th́ không
thể nào không biết hoặc không nghe về người hùng Nguyễn
Xuân Phúc. Anh là một cấp chỉ huy thông minh, tài ba tại
chiến trường và cũng là chiến hữu thân thiết nhất đối
với tất cả mọi thuộc cấp, anh đă dành trọn cuộc đời cho
binh nghiệp, đă chọn và sống hết ḿnh cho quân đội và
cho tổ quốc Việt Nam....”
Sống sót với anh Phúc trong những trận chiến “thập tử
nhất sinh” rồi mấy chục năm sau, những buổi chiều nơi
đất tỵ nạn, Tiền nhậm ngùi:
_ “Cuộc chiến rồi cũng qua, đời người rồi cũng hết, hôm
nay ngồi ghi lại những ḍng nầy như một trổi dậy từ kư
ức của một đứa em đă từng có những ngày vui buồn với
anh, những ngày hành quân gian khổ cùng chia nhau những
giờ phút sinh tử tại chiến trường, hay những giờ phút
thật cô đơn của đời lính lạc lơng bơ vơ nơi hậu cứ, bên
ngoài những ào ạt nóng bỏng của đời sống hằng ngày, tôi
đă t́m được nơi anh những khoảng trống tinh thần của một
kiếp người vô vị mà những cái chết thật t́nh cờ hầu như
đang ŕnh rập quanh đây, mỗi ngày mỗi giờ ở những người
bạn đă lần lượt ra đi! Đời sống con người chỉ là những
quán trọ bên đường, c̣n đó, mất đó, anh đă sống hết cho
tha nhân, chẳng có ǵ của riêng ḿnh dù là một tí hạnh
phúc nhỏ bé. Sự mất tích của anh cũng như nhiều sự ra đi
khác trong khung cảnh triệt thoái không được chuẩn bị
trước, đành rằng "cổ nhân chinh chiến kỷ nhân hồi",
nhưng sự mất tích nầy của anh cũng như anh Đỗ Hữu Tùng
là niềm đau chung cho những người lính Thủy Quân Lục
Chiến chúng tôi.
Niên trưởng đă ngủ yên một nơi nào đó mà không ai thấy,
không ai nghe, không ai biết! Mặc dầu tuyệt vọng hoàn
toàn, nhưng trong tâm khảm của mỗi người lính Mũ Xanh
đều ao ước một sự trở về của anh dù chỉ trong tưởng
tượng của những giấc ngủ về đêm”.
(Phạm văn Tiền (khóa 20 Đà Lạt)..
Đă quá đủ chữ nghĩa mà đồng đội và thân hữu dành cho anh Phúc, họ đă viết dùm tôi những điều tôi nghĩ về anh mà không viết đựơc. Tôi xin kết thúc bài này về sự “mất tích” của hai anh Phúc và Tùng mà Phạm Văn Tiền đă nhắc đến trong ngận ngùi:
Sáng 29-3-1975, anh Phúc, Lữ Đoàn Trưởng LĐ369/TQLC, anh Đỗ Hữu Tùng, phó, Trâu đầu đàn TĐ2 Trần Văn Hợp và tôi đứng nói chuyện trước cửa trung tâm hành quân Sư Đoàn trong căn cứ Non Nước, kế bên bờ biển. Khoảng 7 giờ sáng, có 2 tàu HQ vào đón, Pḥng 3 chúng tôi được lệnh bơi ra tàu, tôi đứng nghiêm chào các anh và đi ra băi biển, các anh ở lại điều động TĐ9/TQLC đang từ xa rút về.
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và Đại
Tá TLP/TQLC Nguyễn Thành Trí, Tr/Tá Phán TĐ Tổng Hành
Dinh, Tr/Tá Đạt PB cùng một số quân nhân khác bơi ra tàu
bên tay trái, gần bờ hơn, c̣n Pḥng 3 và các thành phần
yểm trợ khác bơi ra tàu bên tay mặt, đậu cách xa bờ
khoảng 300m. Khi được những người trên tàu quăng dây kéo
lên th́ tôi gặp anh Phạm Văn Sắt (K16), đúng lúc đó th́
VC pháo kích, trên bờ, nơi chúng tôi mới đứng trước khi
bơi, tiếng nổ tung cát khói bụi mịt mờ, người người chạy
tán lọan. Quanh tàu, vài trái đạn rơi tung tóe nứơc, HQ
vội cho tàu lui ra khơi, mặc xác những xác và ngừơi đang
bập bềnh quanh tàu như những đám lục b́nh. Trong lúc đó
hai anh Phúc và Tùng c̣n ở trên bờ để chờ TĐ.9/TQLC từ
xa đang rút về Non Nước., và cũng từ đó không bao giờ
tôi được gặp lại hai anh Phúc và Tùng nữa.
***
Trong bài viết “Trận Chiến Sau Cùng Của Tiểu đoàn
9/TQLC”, Trưởng Ban 3/TĐ9 Tân An Đoàn Văn Tịnh (K22)
viết:
_ “Sáng ngày 29-3-1975, gần 11 giờ trưa cánh A/TĐ.9
mới tới được bờ sông Hàn. Tôi gọi Trung Tá Tùng. Tiếng
nói của anh Tùng trong ống liên hợp và chiếc loa nhỏ gắn
trên máy PRC-25 không được rơ ràng, lẫn lộn với một loạt
âm thanh thực quen thuộc, h́nh như tiếng cánh quạt của
trực thăng hay tiếng sóng biển vỗ vào mạn tàu, tôi hỏi:
“Thái Dương đang ở đâu? Trên máy bay hay tàu thủy?” Anh
Tùng hỏi lại
_ Sao Tân An lại hỏi vậy?
_ V́ tôi nghe có tiếng quạt đập gió hay tiếng oằm oặp
của sóng.
_ Không tàu cũng chẳng máy bay. Đó là tiếng sóng vỗ bên
bờ biển.
Tôi nghe tiếng la rất lớn của Trung Tá Phúc:
_ Cho Tân An ngay tần số của Hợp, và Hợp có bổn phận đón
Tiểu Đoàn 9.
_ OK, OK! Tân An đây Thái Dương. Hăy ghi tần số nầy và
liên lạc với Hà Nội để Hà Nội thu xếp đón Tiểu Đoàn 9
lên tàu.
_ Đáp nhận. Đại Bàng!
_ Chúc may mắn và...
“ẦM”
Bỗng tôi nghe trong máy một tiếng nổ rất lớn cắt ngang
tiếng nói của anh Tùng và chấm dứt cuộc đối thoại. Đó là
lần nói chuyện sau cùng của chúng tôi với Trung Tá Đỗ
Hữu Tùng.
(Tân An Đoàn Văn Tịnh)
***.
Đối chiếu 2 sự kiện từ bài viết của Tịnh trong thời gian
Tịnh nói chuyện với anh Tùng th́ cũng là lúc tôi bơi ra
tàu và lên tàu, lúc VC pháo kích th́ mắt tôi nh́n vào bờ
thấy cát tung bụi mịt mù, Tịnh và tôi nghe tiếng nổ “ầm
ầm”. Tôi không gặp 2 anh từ đó, và đó cũng là lần cuối
cùng Tịnh nói chuyện với anh Tùng. Nhưng chúng tôi không
biết chuyện ǵ đă xẩy đến với hai anh, điều chúng tôi
chỉ có thể kết luận là hai anh Phúc & Tùng đă mất tích,
mất tích
Tôi cứ phải nhắc đi nhắc lại sự kiện này trong bất cứ bài nào viết về anh Phúc để trả lời cho những ai “đi trên mây” đă thần thánh hóa hay bi thảm hóa về hai anh.
Một bút hiệu Lê Phong đă gửi bài đăng
trên Đa Hiệu có đoạn như sau:
_ “Nhân một đêm thao thức ở trại cải tạo Yên Bái v́ đói
rét và sức tàn hơi kiệt, một sĩ quan Không quân kể
chuyện di tản ở phi trường Đà Nẵng ngày 29 tháng 3 năm
1875, cho biết đă thấy một chiếc trực thăng quân đội chở
đầy người di tản bị bắn rơi ngay khi vừa cất cánh. Chính
mắt ông đă thấy xác hai ông "trung tá Thủy quân lục
chiến" trong những số người đó. Ông chỉ nhớ là mang cấp
hiệu trung tá, nhưng không c̣n th́ giờ để nh́n thấy bảng
tên mang trên ngực áo.
(Lê Phong, Đa Hiệu).
Xin lỗi độc giả nhá, chứ tôi đọc đoạn viết trên đây của “ngài” Lê Phong tả lại chuyện ông sĩ quan KQ thấy trực thăng bị bắn rồi thấy rơ xác hai trung tá TQLC th́ chỉ có trẻ con sống ở Saig̣n mới tin. Cái lon tr/tá TQLC chỉ là 3 vạch nhỏ dài 2 cm, thêu bằng chỉ đen lên cổ áo vải rằn ri th́ làm sao một ông KQ nhận ra trong lúc trực thăng chở đầy người bị bắn rơi? Cái ông sĩ quan KQ này lúc đó ở đâu? Làm ǵ? Nếu ông KQ đó cũng trong đám đông mà may mắn thoát chết th́ không té đái cũng văi cứt, c̣n tinh thần đâu mà nh́n vào cổ áo ai? Nghe lại rồi viết lại như trên th́ “nhà văn” Lê Phong quả là đi trên mây.
Rồi một tác giả khác cũng tô điểm văn
chương kể chuyện anh Phúc:
_ “Trong cuộc di tản chiến thuật, tại Đà Nẵng, sáng ngày
29 tháng 3 năm 75, anh đă cùng Trung tá Đỗ Hữu Tùng, vừa
là lữ đoàn phó và là bạn cùng khóa Vơ Bị, lên chiếc trực
thăng của Không quân Việt Nam tại phi trường Đà Nẵng sau
khi đă điều động cả lữ đoàn rút quân an toàn về căn cứ
Non Nước với ḷng tràn đầy phẫn uất v́ không đánh mà chỉ
lui quân”.
Thưa tác giả, vào thời điểm sáng 29/3/1975, ông ở đâu mà trông thấy hai anh Phúc và Tùng lên trực thăng? Mà lại là lên trực thăng ở phi trường Đà Nẵng. Ông có biết từ căn cứ Non Nước ra đến phi trường Đà Nẵng là bao xa không? T́nh trạng lưu thông vào thời điểm đó như thế nào không? Trực thăng đó là của đơn vị KQ nào đến đón 2 anh Phúc Tùng?
Từ mấy ngày trước, trực thăng đă di tản khỏi ĐN rồi, nếu c̣n chỉ là trực thăng của các Tướng Tư Lệnh, nhưng chiều 28/3/75, khi các ông họp ở BTL/HQ Tiên Sa th́ đă bị pháo kích hư rồi, Tướng Tư Lệnh TQLC, Tướng Thoại HQ phải lội bộ quanh núi, Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn Ngô Quang Trưởng c̣n không có trực thăng để đi th́ trực thăng nào “gưởn” để đón 2 trung tá TQLC? Tác giả cứ ăn ốc...
Từ mờ mờ sáng khoảng 6.30, khi hai tàu HQ chớp đèn từ xa báo hiệu sẽ cặp bờ đón TQLC th́ đồng bào đă kéo đến bao kín lớp lớp ngoài ṿng rào căn cứ Non Nước để t́m cách đi vào băi biển khiến QC và lực lượng pḥng thủ phải hết sức vất vả để cản lại, nhưng cho tới khi một đàn M113 tràn qua hàng rào, chạy thẳng xuống băi biển (chỗ chiếc tàu gần bờ mà Tướng Trưởng lên) th́ thác người theo vết xích M113 ùa vào băi biển, vào thời điểm đó hai anh Phúc Tùng c̣n ngồi bờ biển để liên lạc với Đoàn Văn Tịnh, trưởng ban 3 TĐ.9 mà, vậy th́ bằng cách nào các anh di chuyển từ Non Nước ra phi trường Đà Nẵng? Phi trường Đà Nẵng c̣n dùng được không? Trực thăng nào, của ai ở phi trường Đà Nẵng để đón hai anh Phúc? Tác giả nói ...ṃ.
Chưa hết, một anh đi trên mây khác
ngồi tại Saig̣n là Phạm Kim viết hồi kư về “Những Giờ
Phút Chót Tại BTL Hải Quân”, trong đó nói về chuyện ra
đi của các “ông đốc” ở BTL/HQ Saig̣n, nhưng lại mở đầu
bằng chuyện ở Đà Nẵng, Kim viết với giọng mỉa mai rằng
“Tướng Trưởng phải mượn bộ đồ vải xám HQ để mặc trong
suốt thời gian tạm trú trên tàu”! Kệ anh, anh viết không
đúng về người khác th́ anh chịu trách nhiệm, nhưng viết
không đúng về tôi, về hai anh Phúc và Tùng th́ tôi phải
trách cái ng̣i bút cong queo của anh. Ác nỗi là cứ hằng
năm vào độ tháng 3 tháng 4, anh lại “ŕ-bốt” lên các
diễn đàn khiến thân hữu gọi hỏi tôi, tôi đă yêu cầu anh
sửa, nhưng.. vũ như cẩn, không biết anh ở nơi nào trên
mây. Đoạn đó nguyên văn:
“Trong khoảng thời gian này hai sĩ quan của BTL Sư Đoàn
TQLC vừa trúng pháo của VC khi đang trên mặt nước để lên
chiến hạm, đó là Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc và Trung Tá
Đỗ Hữu Tùng, theo như lời thổ lộ của Trung Tâm Trưởng
TTHQ/SĐ/TQLC Trần Vệ và sĩ quan TQLC, Tô Văn Cấp.”.(Phạm
Kim)
Sai 101%, chẳng có thằng Tô Văn Cấp hay Trần Vệ nào nó thố lộ với anh chuyện anh viết tầm xàm này, tôi viết rằng khi tôi bơi đựơc lên tàu th́ VC pháo kích vào bờ, tôi xác nhận là hoàn toàn không biết ǵ xẩy ra cho hai anh Phúc-Tùng khi VC pháo kích, chỉ biết từ đó hai anh mất tích.
Thưa quư độc giả, vào những giờ phút cuối tháng 3/75, t́nh h́nh tại Đà Nẵng vô cùng lộn xộn, là cái túi đựng ngừơi, quân dân từ Huế và vùng phía Nam đổ vào để tử thủ, để t́m đường ra khơi. Tôi ờ Non Nước, em và cháu ruột tôi là KQ ở phi trường mà không liên lạc được với nhau, họ không t́m được máy bay hay phương tiện nào để chạy vào Saig̣n. Phải là người có mặt tại chỗ th́ mới thấy cái khốn khổ như thế nào. Đồng đội, cùng đơn vị, cùng nhiệm sở mà không ở liền bên nhau, không đi sát bên nhau th́ không thể biết chuyện ǵ xẩy ra khi VC pháo kích. Một toán TTHQ cùng bơi ra tàu một lúc, nhưng khi lên đựơc tàu th́ thấy vắng ngừơi này, mất người kia, cho đến nay cũng chưa một lần gặp lại! Ai trong số bạn bè đồng đội tôi là những cái xác bập bềnh trôi quanh tàu, khi tàu gài số de ra khơi, ai trong số xác đó bị chân vịt kéo vào đáy tàu? Tôi không biết.
Phải nói như thế để xác định những ai nói, viết rằng trông thấy hai anh Phúc, Tùng lên trực thăng rồi bị bắn rơi, bơi ra biển bị trúng pháo VC... đều là những “nhà văn đi trên mây”, nôm na là viết tầm bậy.
Anh Phúc là Lữ Đoàn Trưởng LĐ 369/TQLC gồm có 3 tiểu đoàn là TĐ2 của Th/Tá Trần Văn Hợp, TĐ6 của Tr/Tá Lê Bá B́nh, TĐ9 của Th/Tá Lâm Tài Thạnh, vào những giờ phút cuối cùng sáng 29/3/1975 th́ B́nh và Hợp cùng một số thuộc cấp bằng cách nào đó đă lên tàu, chỉ c̣n TĐ.9 là đang từ ở xa, đoạn chiến rút về Non Nước, đó là lư do tại sao hai anh Phúc và Tùng không bơi ra tàu mà lại ngồi lại trên bờ biển. Chờ ai? Chờ TĐ.9. Và chuyện ǵ xẩy ra? “Ầm”, đạn pháo VC đă chấm dứt phần đối thoại giữa anh Tùng với Đoàn Văn Tịnh, TB3/TĐ.9.
Vào những giờ phút bi thảm của tháng
3 tháng 4/75, chuyện cấp chỉ huy ra lệnh thuộc cấp tử
thủ rồi lên trực thăng là chuyện nhiều ngừơi nói, nhiều
người viết nhưng lại là những nguồn tin từ “nghe nói,
nghe đồn”. Nhưng đối với hai anh Nguyễn Xuân Phúc và Đỗ
Hữu Tùng, LĐT và LĐP/LĐ369/TQLC th́ xin các cây viết
đừng phịa, đừng thần thánh hóa mà cũng không nên bi thảm
hóa, đừng “vô trách nhiệm hóa” mà hăy trả lại công bằng
cho các anh, trả lại dũng khí và t́nh đồng đội cho các
anh dù đến nay hai anh vẫn mất tích .
Trong lúc bao nhiều người đang cố gắng t́m cái sống trong cái chết để bơi
ra tàu th́ xa xa trong bờ biển kia, nơi hai anh Phúc và
Tùng đang ngồi để điều động TĐ.9/TQLC th́... “Ầm” VC
pháo kích, TB3/TĐ.9 Đoàn Văn Tịnh mất liên lạc với hai
anh!
Âm Thoại Viên theo chân các Đại Bàng
Cao Xuân Huy - Mỉm cười nơi chín suối
CĐ B/TQLC - Cuộc hành quân đổ bộ Deck House V/Sóng Thần 1/67
Sư Đoàn TQLCVN với hành quân Hạ Lào
Đốt ḷ hương cũ tái chiếm Quảng Trị
Sư Đoàn TQLCVN với hành quân Hạ Lào
Mănh Hổ: Chiến thắng TAKEO 1970
Once Upon a Time, Vietnam (Letter to my children)
Người lính TQLC Bên Bờ Bến Hải
Người Phụ Nữ VN trong văn chương b́nh dân
Những
Emails rất ngắn và rất thật về cuộc
Hành Quân Lam Sơn 719
Những lá thư từ tuyến đầu tổ quốc
Nỗi ḷng người lính VNCH nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong
Phóng sự lễ Độc lập tại Thành Phố AUSTIN
Người Phụ Nữ VN trong văn chương b́nh dân
Tiểu Đoàn 2 - Trận chiến Tam Quan
Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh TQLC Thần Tiễn
Tiểu Đoàn 5 TQLC Đánh Trên Đầu Địch
Trung Đội Trưởng của tôi... Thiếu Úy Vũ Mạnh Cường
Viết từ "Lưng Núi" Một chặng đời