Một Hậu Quả Bất Ngờ

Đông Vân

Vào thập niên 1990, tôi có dịp làm thông ngôn cho hảng mướn nhà rẻ tiền HLM nhân vụ trục xuất một gia đình người Việt về tội gây bất ổn trong cao ốc.

Các cao ốc HLM đều được xây cất biệt lập cách xa trung tâm các thành phố để tránh phiền hà cho những “người thiện tâm”. Các khu HLM chỉ dành cho dân nhà nghèo không đủ tiền để mướn nhà tư nhân ở các khu yên tỉnh an ninh hơn, tiện nghi hơn, sạch sẽ hơn, nhưng đắt tiền hơn... Khi tôi mới sang, trong khu HLM tôi ở có khá nhiều gia đình ngươi Pháp, hơn chục năm sau chỉ còn vài ba gia đình, đa số còn lại là dân tha phương cầu thực đến từ các nước Phi Châu và Đông Âu; Việt Nam cũng góp mặt được vài chục gia đình, nhưng dần dà cũng mua nhà dọn đi.

Gia đình mà ông giám đốc HLM yêu cầu tôi giúp thông ngôn đã sang Pháp theo diện con lai, ông chồng là lính Nhảy Dù nhờ bà vợ lai Pháp nên mới hân hạnh vào được xứ nầy, cũng như trường hợp của tôi. Nhưng không như tôi, ông quân nhân nầy cả ngày nhậu nhẹt. Đệ tử của Lưu Linh mà lọt vào hủ rượu thì tránh sao khỏi chuyện say sưa. Chỉ khổ một nỗi là ông cứ say vào lúc 1, 2 giờ sáng, cùng bạn nhậu la hét bất kể tôn ti trật tự giữa đêm khuya những ngày cuối tuần mà ai ai cũng đều mong được yên tỉnh để “nướng” hầu lấy lại chút sức lực đã tiêu hao trong tuần. Hàng xóm nói hoài không thủng lỗ tai ông ấy nên họ đi thưa. Bị cảnh cáo đều đều nhưng ông vẫn chứng nào tật đó. Cuối cùng ông giám đốc HLM phải dùng tới biện pháp trục xuất gia đình ông ra khỏi khu vực, nhưng còn thương tình không để gia đình ông ấy chịu cảnh màn trời chiếu đất nên cấp cho ông một gian nhà ở một địa điểm khác, dĩ nhiên là kém tiện nghi hơn.

Trong buổi làm việc tôi được ông giám đốc giới thiệu hai người phụ tá của ông, một thanh niên tṛm trèm 40 và một cô đầm trẻ chắc cũng mới ngoài 3 mí. Cô ta người mảnh khảnh cao ráo, chắc cũng gần 1m80 chớ chẳng chơi, gương mặt hơi trái soan, đôi mắt to “mơ huyền”, long lanh, tôi nhìn không biết mệt, nhứt là cái miệng cười nói rất ư là duyên dáng. Ông giám đốc cũng khá tinh mắt, thấy tôi hay nhìn cô phụ tá của ông nên thỉnh thoảng ông nhìn tôi mỉm cười tỏ ý thông cảm. Tôi cũng cười mỉm đáp lại tỏ ý cảm thông. Nhưng rồi nếu theo dõi kỹ thì đâu chỉ có tôi nhìn cô ấy, chính cô ấy cũng nhìn lén tôi không ít. Nhờ đôi mắt hí nên cô khó lòng biết được tôi theo dỏi cô ta. Nhưng tôi chỉ nhìn người đẹp như nhìn một cánh hoa xinh trời cho thế thôi, chỉ vì cái loại máu D trong người chứ cũng chẳng có “hạ hồi phân giãi” gì gì cho rắc rối cuộc đời.

Sau buổi thông ngôn hơn tiếng rưởi đồng hồ, nhà ai nấy về, tôi không có dịp nào gặp lại người đẹp mà tôi đã nhanh chóng quên mất tên. “Tưởng rằng đã quên” nhưng rồi đôi ba năm sau, cơ trời lại xui cho tôi có dịp gặp lại người đẹp. Chẳng là trong cơ quan HLM đó có bà S. từng ở trong comité extramunicilpal với tôi thuở nào. Một hôm thấy tôi kẹt xe trước cổng cơ quan, bà ấy ngoắt tôi vào chơi. Tôi bèn rẻ vào bải đậu xe của cơ quan và được bà đưa đi thăm các phòng sở. Trong một phòng sở tôi giựt mình khi đối diện với người đẹp năm nao. Cô ta cũng rất ngạc nhiên vì không ngờ bà đồng nghiệp của cô lại quen biết tôi. “Ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây”?

Thấy tôi và Pascale, tên của cô ấy, đều rất vui vẻ gặp lại nhau, bà S. nhìn cả hai mỉm cười. Rồi lại bẳng đi năm ba năm, một hôm tôi lại thấy Pascale khăn gói vào nằm bịnh viện khu tôi đang phục vụ. Cô ấy bị chút rắc rối với cái “lá chắn” trong mũi nên đến cho ông ORL mổ cái “cloison” không ngay thẳng ấy. Lần đó tôi được gặp lại cô ta luôn hai ngày liền, thời gian cô nằm điều trị. Cô có vẻ rất ngạc nhiên, không phải vì thấy tôi làm việc tại bịnh viện tư nầy, mà vì thấy tôi chỉ là một “aide-soignant” trong khi cô vẫn được thiên hạ giới thiệu tôi là bác sĩ giải phẫu. Sau lần ấy lại biệt ly 5,7 năm liền không có một dịp nào tái ngộ. Tôi rồi cũng quên đi, còn nhiều việc phải lo, phải nhớ, chẳng có thì giờ đâu đi lo chuyện bao đồng, nhớ bông nhớ hoa.

Rồi một hôm thằng con tôi nợp đơn xin nhà đã hơn 5 tháng chưa được một câu trả lời của cơ quan HLM. Thật ra không có mấy ai xin mà được ngay trong vòng một năm. Nghe vợ chồng nó than, tôi mới hỏi nó xin cơ quan nào, ở đây có hai cơ quan HLM. Nó cho biết là nó xin cơ quan HLM mà tôi đang mướn. Tôi hơi thất vọng vì Bà S. và Pascale đều làm việc cho cơ quan kia. Tôi bảo thằng con đưa hồ sơ cho xem, thì người trách nhiệm ký nhận là Pascale! Thì ra Pascale đã chuyễn sang cơ quan nầy từ mấy năm nay mà tôi không hay. Tôi liền gọi điện thoại cho Pascale và xin gặp. Khi nghe tôi tự giới thiệu, tiếng của cô ta reo lên như mừng rở làm tôi cảm thấy yên tâm rằng người đẹp chưa quên mình. Vậy là có triển vọng được việc cho thằng con. Cô ấy bảo rằng riêng tôi, muốn gặp cô lúc nào cũng được không phải lấy hẹn như thiên hạ.

Hôm sau tôi đến gặp Pascale. Cô vẫn tươi rói như năm nào. Tiếp đón tôi rất thân mật với nụ cười duyên dáng, hỏi thăm đủ điều... Tôi thì nhìn cô nhiều hơn nói, cũng dễ hiểu thôi, gái một con mà! Cuối cùng cô hỏi tôi cần chuyện chi? Tôi mới trình bày chuyện của thằng con xin nhà. Tức thì cô sang phòng bên lấy một xấp hồ sơ, lựa ra một cái hỏi tôi có phải của con tôi không. Tôi gật đầu, cô ta lại sang phòng bên, lát sau trở lại cho biết là có nhà cho con tôi, tuần sau nó sẽ nhận được giấy mời đi xem nhà và nếu không có gì trở ngại thì có thể dọn vào ngay. Sự đời nó vẫn vậy, có chút quen biết thì chuyện gì cũng suông sẻ, nhanh chóng.

Sau vụ nhờ vả nầy tôi lại quay về với chuyện riêng tư, không có dịp nào gặp lại Pascale suốt hơn 5 năm trời, cho đến một hôm khi đã nghỉ hưu, có dịp ra phố tôi tạt vào cơ quan nơi cô tùng sự thì được cô tiếp viên cho biết là Pascale không còn làm việc ở đó nữa, nhưng không nói rõ là cô ấy đi làm nơi nào khác hay nghỉ ở nhà... Hai năm sau, khi tôi xuất bản cuốn sách đầu tiên Souvenirs du Vietnam tôi đề tặng cho Pascale một cuốn để gọi là nhớ chút ơn xưa. Liền sau đó tôi nhận được mấy chữ của cô ấy đáp nhận và cảm ơn. Tôi bắt lại liên lạc và hỏi thăm vì sao nghỉ việc thì cô ấy cho biết đại khái rằng bị tên xếp tán tỉnh suồng să, gần như ép dâm nên cô buộc lòng lôi hắn ra tòa.

Tôi chỉ biết đại khái vậy thôi và cũng chẳng buồn đào sâu chuyện không vui của thiên hạ. Một năm sau tôi xuất bản cuốn sách thứ hai, Saigon, le rêve brisé, và cũng không quên đề tặng bao nhiêu bạn bè quen biết. Lần nầy Pascale cũng viết cho mấy chữ cảm ơn, rồi cách đây hơn tháng trời cô gọi điện thoại cho tôi. Khi bắt điện thoại lên tôi nghe tiếng cô ấy như nghẹn ngào, như xa vắng, như nức nở...Tôi rơi từ trời cao, hỏi cô vì đâu nên nỗi, nhưng tiếng của Pascale quá yếu lại bị đứt quăng vì tiếng khóc, tôi không thể hiểu được gì rõ ràng nên xin cô buổi hẹn để mong được nghe cô kể rõ ngọn ngành. Ngay hôm sau tôi tìm ra nhà cô ấy.

Đứng trước mặt Pascale tôi thật ngỡ ngàng, lặng người chỉ nói được câu chào rồi im lặng ngắm Pascale mà lòng bồi hồi xúc động trước sức tàn phá dung nhan duyên dáng của cô do bao nhiêu lo lắng, buồn phiền, nản chí... chồng chất lên tâm não trong hai năm qua. Tuy mới bước qua ngưởng cửa 50 mà trông cô tiều tụy, già nua khác thường, không phải là Pascale của thập niên trước, “nhìn mòn con mắt”.

Khi tôi hỏi về vụ kiện cáo năm trước thì Pascale mới cho biết là toà cho cô có lý nhưng vì không có chứng tích cụ thể cũng như nhân chứng nên toà không thể buộc tội được bị can. Thế là xem như hắn thắng kiện mặc dù tòa nhìn nhận Pascale có lý ! Còn việc cô bị mất chức thất nghiệp thì cô không nói rõ có liên hệ gì với vụ nầy hay không, chỉ biết là cô không được phục hồi chức vụ, mất luôn tất cả những quyền lợi, kể cả trợ cấp thất nghiệp.

Khi quyết định ăn thua đủ với tên xếp dê sồm, Pascale tin rằng dù có mất việc thì còn bao nhiêu bè bạn chủ xí nghiệp lớn nhỏ đã từng rủ rê Pascale về làm với họ, nhưng lúc đó cô ấy thích làm công chức hơn. Thế nhưng ở đời chuyện phủ binh phủ, huyện binh huyện là chuyện rất tự nhiên, ai còn lạ gì, nhứt là ở một địa phương nặng mùi xã hội chủ nghĩa, nước lã còn khuấy nên hồ và hồ quậy thành nước lã chỉ là chuyện thường tình. Chỉ có Pascale còn ngây thơ vì chưa từng trải qua, quen sống trong nhung lụa, cuộc đời luôn cười với cô. Khi cô ấy kêu gọi đến bạn bè thì họ đều ngoảnh mặt làm ngơ; vì quyền lợi riêng tư họ cần đến tên dê xồm kia hơn. Ở lứa tuổi của cô, lại từng là cấp trưởng phòng, gặp lúc kinh tế khó khăn, cô không dễ gì tìm được việc. Chính điều nầy đã đẩy Pascale vào vực thẫm của sầu thảm, thất vọng, chán chường... Từ gần hai năm qua cô buông xuôi tất cả, may có ông chồng vẫn đi làm đều nên gia cảnh không đến nỗi túng quẫn. Chỉ có cô là quẩn trí, chán đời, đánh mất nụ cười. Nghe và nhìn Pascale tôi bổng đâm ra sợ, sợ cho cô ấy không đứng dậy nổi, không còn sinh lực để chống chỏi với đời, rồi thì bao nhiếu hậu quả tai hại sẽ ập đến gia đình cô...

Có lẽ cũng trong tâm trạng lo lắng giống tôi, nên ông chồng gợi ý với cô là cầu cứu tôi. Ngạc nhiên, tôi hỏi lý do nào lại cầu cứu tôi thì Pascale cho biết là đã nhờ các nhà tâm lý giúp đở nhưng không thấy hiệu quả, cô vẫn cứ buồn rầu chản nản. Khi đọc xong hai cuốn sách của tôi, chồng cô và cả cô đều đồng ý cho rằng tôi là một người khác thường không như thường tình thiên hạ. “Cet homme est hors du commun”.

Suốt buổi gặp gở, Pascale không ngớt hỏi tôi làm sao có thể bình tỉnh vượt qua những khổ nhục, nguy hiểm ngày ngày vây quanh trong bao nhiêu năm tù đày, chết chóc. Pascale rất ngạc nhiên không những về sự bình tỉnh của tôi trước mọi bất trắc, mà đặc biệt là thái độ đối đầu, thách đố, khinh thường mọi đe dọa của bọn cai tù đang nắm trọn quyền sinh sát tôi, lại còn tìm mọi cách cải tạo chúng nó. Pascale thú nhận rất cảm phục sức mạnh tinh thần mà tôi đã biểu lộ qua những năm tháng trực diện ngày đêm với hiểm nguy bất trắc trong một khung cảnh đầy tử khí của trại tập trung.

Ý nghĩ nầy của Pascale tôi không lạ, vì trước đó đã có khá nhiều đọc giả hoặc gặp gở tôi, hoặc gọi điện thoại để nói với tôi điều tâm phục đó. Với những người nầy tôi chỉ cười rằng tôi chỉ là một người rất bình thường, tôi không hiểu vì sao lại cho tôi là khác thường. Theo tôi, một người bình thường đều phải hành xử bình thường như tôi đã làm. Ai không không làm như vậy mới là kẻ khác thường. Nhưng ở đời, nhứt là ở xứ dân chủ, đa số có lý nên rồi đến một lúc nào đó “tuyệt đại đa số” là “homo”, thì cái gia đình cổ điển gồm chồng-vợ-con sẽ trở thành bất bình thường vì là thiểu số.

Chồng của Pascale muốn Pascale gặp tôi để tôi giúp Pascale tạo được sức mạnh tinh thần đó, vì, theo ông, chỉ có sức mạnh đó mới giúp Pascale vượt khỏi những buồn phiền, tuyệt vọng...Thật chẳng bao giờ tôi nghĩ rằng câu chuyện – bình thường – của tôi lại có thể có một hậu quả khác thường, bất ngờ như vậy, bổng dưng có một đọc giả, lại là một người đẹp, muốn bấu vào tôi để tôi giúp cô “ló đầu ra khỏi mặt nước”. Cũng chẳng sao, nhưng với điều kiện là cô không ôm chặt tôi để cuối cùng cả hai đều chết quíu trong lòng nước xoáy của dòng sông...Tương. Thật là ách giữa đàng bị quàng vào cổ. Nhưng nếu cứu được người thì cũng đành phải cố gắng. Và que sera sera.

Trên đây là mấy chữ Pascale gởi tôi nhân dịp Giáng Sinh 2012. Bình thường cô viết rất suông sẻ; mấy hàng trên cho thấy cô không còn bình tỉnh, câu văn, ý nghĩ đều rời rạt.

Pierre,
Tôi rất vui mừng được quen biết anh từ nhiều năm qua.Tôi vô cùng biết ơn anh đã đáp lời tôi kêu cứu.
Tôi luôn cảm phục sức mạnh tinh thần của anh. Tôi chẳng làm chủ được linh hồn tôi. Tôi là một cô bé đã chịu đau khổ từ lâu nay. Có lẽ tôi làm anh thất vọng, nhưng xin anh hảy ở cạnh tôi. Pascale G.


Cũng xin trích vài hàng trong lá thư của tướng Marcel Faure gởi tôi vài ba năm năm trước nhân dịp đại hội của hội cựu chiến binh Đông Dương ANAL. Tướng Faure đă từng trải qua nhiều năm trong vùng Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn
Tướng M.F. đã từng trải qua nhiều năm trư của





Ông Nguyễn văn Dõng thân,
Tiếp theo cuộc điện đàm với ông vài hôm trước đây, tôi xin báo với ông là Bà Roux có gởi cho tôi bản tóm lược những tình huống hết sức hi hữu đã làm nổi bật tính can trường của ông trong trại tập trung Việt Minh.
...Vả nếu ông chấp thuận nói vài lời (trong dịp đại hội của ANAI) về những gì ông đã hứng chịu, chúng tôi sẽ vô cùng hân hạnh, vì đời sống của ông quả thật là cả một thiên hùng ca...

Tôi và Bà Roux ngày tôi tới Pháp (1982).

Nguyễn văn Dõng
Clermont Ferrand 25-12-2012.

 

 


MỤC LỤC

Lá thư Sóng Thần

Hội TQLC Sacramento

Sinh hoạt hội Des Moines

Sinh hoạt liên hội Úc Châu

Des Moines nắng ấm t́nh nồng

Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào

60 Năm qua dạ vẫn tối

Âm Thoại Viên theo chân các Đại Bàng

Anh hùng tử, khí hùng bất tử

Hành tŕnh vượt biên

Bán sách, đi Tây

Biển vẫn đợi chờ

Buồn vui Đại Hội 2012

Vui buồn đời lính

Cao Xuân Huy - Mỉm cười nơi chín suối

CĐ B/TQLC - Cuộc hành quân đổ bộ Deck House V/Sóng Thần 1/67

Chuyện cô gái đồi sim

Chuyện dài đời lính

Chuyện một lá cờ

Con nuôi cha không bằng bà...

Cửa Việt bốn ngày đêm băo lửa

Đại Đội 1 Quái Điểu

Dài tựa thiên thu

Di tản chiến thuật

Đồi tranh 3 mộ

Sư Đoàn TQLCVN với hành quân Hạ Lào

Kẻ tự sướng

Lửa mùa hạ

Đốt ḷ hương cũ tái chiếm Quảng Trị

Sư Đoàn TQLCVN với hành quân Hạ Lào

Mănh Hổ: Chiến thắng TAKEO 1970

Once Upon a Time, Vietnam (Letter to my children)

Một hậu quả bất ngờ

Người lính TQLC Bên Bờ Bến Hải

Người Phụ Nữ VN trong văn chương b́nh dân

Nguyễn Phúc Thọ

Nhớ về Trâu Điên

Những Emails rất ngắn và rất thật về cuộc
Hành Quân Lam Sơn 719

Những lá thư từ tuyến đầu tổ quốc

Nỗi ḷng người lính

Nơi người lính đi qua

Nỗi ḷng người lính VNCH nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong

Nụ hôn đầu...    

Phóng sự lễ Độc lập tại Thành Phố AUSTIN

Người Phụ Nữ VN trong văn chương b́nh dân

Quá đă !!

Quê hương bỏ lại

Đại Đội 4/TĐ2 tái chiếm Dakto

Tạp Ghi - Chuyện "Nghề Tổ"

Tiểu Đoàn 2 - Trận chiến Tam Quan

Tháng Ba và Trung Đội 3

Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh TQLC Thần Tiễn

Tiểu Đoàn 5 TQLC Đánh Trên Đầu Địch

Tiểu Đoàn Truyền Tin

Toán Thủy Kích Sư Đoàn TQLC

TQLC Nam Cal & Xuân QUƯ TỴ

Trận chiến Đại Phú

Trung Đội Trưởng của tôi... Thiếu Úy Vũ Mạnh Cường

Tuổi Già

Ước Mơ

Viên ngọc nát

Viết thay..

Viết từ "Lưng Núi" Một chặng đời