BÁN SÁCH & ĐI TÂY

Phan Công Tôn

* BÁN SÁCH
Khoảng đầu năm, nhân một hôm ngồi nói chuyện, bà xă tôi gợi ư về việc vào mùa Thu năm nay (2012) chúng tôi kỷ niệm 25 năm ngày lấy nhau. Hỏi tôi có muốn tổ chức ǵ hay muốn đi chơi ở đâu trong dịp kỷ niệm này? Tôi ngỏ ư, nếu có thể được, th́ nên đi Tây một chuyến! Vấn đề được đặt ra là tài chánh. Chúng tôi đă nghỉ hưu hơn năm nay, tiền hưu phải gói ghém để chi dùng hằng tháng hoặc chỉ dư chút đỉnh; như vậy tiền đâu để thực hiện chuyến Tây du? Suy tính và bàn bạc một lúc, bà xă tôi mới đưa ra đề nghị: tôi gom các truyện ngắn đă viết (gần 20 bài), chọn lựa lại, làm một tuyển tập truyện ngắn. Bán sách để kiếm tiền đi Tây! Một ư kiến hay, có thể làm được. Tôi đồng ư và bắt đầu lao vào việc thực hiện cuốn sách từ trung tuần tháng 2 năm 2012.

Anh Đinh Bá Tâm (nhà văn Đinh Trần) một người bạn tù với tôi, thời gian chúng tôi ở trại Thanh Cẩm (Thanh Hóa). Anh Tâm đă cho xuất bản một tập truyện ngắn và một truyện dài vào năm 2004 và 2006. Từ năm 2008, qua những lần gặp mặt hoặc qua điện thoại hoặc điện thư, anh Tâm đă khuyến khích tôi, c̣n hơn thế nữa, đă “thúc bách” tôi … ra sách. Anh đă gợi ư và hướng dẫn tôi từng chi tiết trong việc thực hiện một cuốn sách. Tôi đă ghi chép đầy đủ và có một “hồ sơ” khả tín về việc này!

Cái đích về thời gian là làm sao tập truyện ngắn của tôi phải hoàn tất để kịp ra mắt nhân dịp Đại Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Thanh Cẩm Kỳ II được tổ chức tại California vào hai ngày 26 và 27 tháng 5 năm 2012. Nhờ sự tiếp tay về mặt kỹ thuật trong việc “lay out” và làm b́a của cháu Tôn Thất Anh Khoa (mẹ cháu là em ruột bà xă tôi) nên việc thực hiện Tuyển tập Truyện ngắn “Vùng Trời Quê Bạn” của tôi đă hoàn thành vào cuối tháng 4/2012.
V́ tôi quen biết khá nhiều bà con, bạn bè ở Utah và một số ở các tiểu bang khác nên việc bán sách của tôi thật là trôi chảy (đă bán hết) và số tiền bà con, thân hữu mua ủng hộ mà tôi đạt được thật là bất ngờ! Tôi cho in 500 cuốn với giá bán là 14 Mỹ kim một cuốn. Chỉ có một số rất ít người trả với giá 14 hoặc 15 Mỹ kim/1 cuốn. Phần lớn người mua trả với giá ủng hộ mà tôi ghi nhận được: 20, 30, 40, 50, 100, 200, 300 và 500 Mỹ kim/1 cuốn. Đặc biệt nhất là một thân hữu tại Utah, dấu tên, chỉ ghi tên ngoài b́ thư là “Người Ái Mộ” kèm một bức thư đánh máy (in từ computer) và Money Order một ngàn Mỹ kim với nội dung chúc chúng tôi có một chuyến Tây Du vui vẻ!

Nhân đây,chúng tôi xin gởi lời chân thành cám ơn đến tất cả bà con, bạn bè đă mua ủng hộ cuốn sách của chúng tôi, nhờ đó chúng tôi mới có đủ tài chánh để thực hiện chuyến Tây Du trong tháng 9/2012 vừa rồi. Đặc biệt, xin cám ơn và ghi nhận tấm ḷng của người bạn ẩn danh qua tên “Người Ái Mộ” thêm một lần nữa!

Như tôi đă hứa, đối với những tổ chức, cơ quan, hội đoàn, đơn vị (tại địa phương hay ở các nơi khác) cho phép tôi bán sách, tôi sẽ ủng hộ vào quỹ liên hệ trên căn bản: mỗi cuốn sách bán được sẽ ủng hộ 4 Mỹ kim. Sau khi đúc kết, chúng tôi ghi nhận là đă ủng hộ vào các quỹ liên hệ được 820 Mỹ kim, trong đó quỹ Yểm Trợ TPB/TQLC là 420 Mỹ kim. Số tiền này tuy không nhiều nhưng đó là sự đóng góp với tất cả tấm ḷng của chúng tôi!

* ĐI TÂY
Sở dĩ tôi “muốn đi Tây một chuyến” ngoài lư do nước Pháp và một vài nước kế cận có những thắng cảnh hay di tích lịch sử đáng được chiêm ngưỡng, tôi c̣n có lư do chính đáng và lôi cuốn hơn, đó là có những người bạn thân đang ngóng đợi:
Đỗ Anh Hào, một người bạn thân của tôi thuở c̣n học tại các trường Trung học Phương Mai, Quang Trung, Trần Hưng Đạo Đà Lạt. Là một cựu Thiếu Tá Không Quân, đi “học tập cải tạo” 12 năm 7 tháng; sang Pháp theo diện đoàn tụ gia đ́nh và tị nạn chính trị từ năm 1988. Lần đầu tiên tôi gặp lại Hào vào năm 2009 tại Houston, Texas khi Hào qua thăm gia đ́nh người em gái tại đây.
Anh Dương Văn Lợi, một người bạn tù (mà tôi coi như một ông anh), cùng chung trong trại tù Thanh Cẩm (Thanh Hóa). Anh Lợi được thả ra khỏi trại Thanh Cẩm vào tháng 4/1981. Đến tháng 10/1981, anh phối hợp với người em ruột và một số bạn của người em để tổ chức vụ cướp trực thăng tại phi trường Bạch Mai, Hà Nội để đào thoát qua Quảng Tây, Trung Cộng. Năm 1983, anh di chuyển qua Quảng Đông và từ đây anh lại vượt biên để đi đến trại Palawan (Phi Luật Tân). Từ tháng 12/1985 anh được định cư tại Pháp cho đến bây giờ. Trong tháng 6/1993, trên đường từ Pháp đi Canada, chuyến bay anh Lợi ghé phi trường Salt Lake City, Utah; nhờ vậy tôi lên phi trường chở anh ghé về nhà tôi chơi khoảng hơn tiếng đồng hồ. Đó là lần đầu tiên hai anh em mới gặp lại nhau kể từ ngày anh được thả ra khỏi trại Thanh Cẩm.

Chương tŕnh “đi Tây” của chúng tôi:
- Ngày 5 tháng 9/2012: Rời Salt Lake City bay tới Atlanta, GA. Chuyển qua máy bay Air France để đi Pháp. Rời Atlanta lúc 06:20PM cùng ngày để bay qua phi trường Charles De Gaulle tại Paris. Tổng cộng giờ bay là 12 tiếng 20 phút với phi tŕnh 4,380 miles.
- Ngày 6 tháng 9/2012: 08:20AM tới phi trường CDG. Hào đă lái xe ghé nhà anh Lợi để chở anh cùng ra phi trường đón chúng tôi về nhà anh Lợi. V́ không có chỗ đậu xe nên Hào phải lái xe về nhà sau khi drop chúng tôi. Tới tối, Hào đi Métro và xe buưt đến nhà anh Lợi; nhâm nhi tí “dziệu” để mừng cho ngày tái ngộ thật cảm động và đáng ghi nhớ!
- Ngày 7 tháng 9/2012: lúc 1PM, Dũng (con trai anh Lợi) chở anh Lợi và vợ chồng tôi ra Avenue d’Ivry (Quận 13) để ngắm phố, uống cà phê và đổi tiền với thời giá một ngàn Mỹ kim được 780 Euro. Đến 4PM chúng tôi đáp Métro để đến nhà ga Lyon đón chị Germaine từ thành phố Lyon lên. Đă mấy chục năm rồi, biết bao nhiêu lần chúng tôi đă nghe bài hát “Tiễn Em” do Phạm Duy phổ nhạc qua bài thơ “Chưa bao giờ buồn thế” của Cung Trầm Tưởng. Cho măi đến bây giờ, tôi mới có dịp đến đây! Dù không tận mắt nh́n thấy ngọn đèn vàng nào cả, nhưng lời thơ qua tiếng nhạc như đang trỗi dậy, đang réo rắt bên tai nghe rất thân thương, nhưng sao buồn quá! “Lên xe tiễn em đi. Chưa bao giờ buồn thế. Trời mùa Đông Paris. Suốt đời làm chia ly …”
… “Ga Lyon đèn vàng. Tuyết rơi buồn mênh mang. Cầm tay em muốn khóc. Nói chi cũng muộn màng …” Tôi cố gắng để hồn ḿnh không chùng xuống v́ lời ca buồn và ủy mị; v́ cả ba người chúng tôi, thật sự sắp được vui đến nơi rồi! Chị Germaine vừa đến trên sân ga bằng TGV (Train à Grande Vitesse hay xe lửa cao tốc). Từ Lyon lên Paris 420km, đi TGV chỉ tốn 1giờ 45 phút. Tôi và bà xă tôi vẫn thường liên lạc với chị qua email và điện thoại, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi mới gặp mặt nhau. Thật quá vui và quá cảm động! Sau khi bù khú và chụp h́nh với nhau, chúng tôi đón xe buưt trở về nhà anh Lợi. Anh Lợi sống chung với Dũng (con trai), Hằng (con dâu) và hai cháu nội Thúy Hồng, 11 tuổi và Hoàng Việt, 5 tuổi. Tối nay, vợ chồng Dũng/Hằng đăi ăn cua và bún riêu thật là ngon. Ăn xong, Dũng chở cả gia đ́nh chạy một ṿng để ngắm Kinh Đô Ánh Sáng về đêm; ghé chụp h́nh khu tháp Eiffel và dừng lại Restaurant Malakoff gần công trường Trocadéro (nơi thường tổ chức các cuộc biểu t́nh) để ăn uống lai rai trước khi về nhà chuẩn bị hành trang cho chuyến đi Tour vào ngày mai.
Tour chúng tôi đi tất cả là bảy ngày. Bắt đầu từ Paris đi qua Thụy Sĩ, qua Ư (8 thành phố), tới Monaco, ghé Nice, Cannes rồi trở về Paris. Chi phí cho mỗi người là 476 Euro, khoảng 610.25 USD kể cả tiền khách sạn (4 sao) và ăn sáng tại khách sạn. Du khách tự túc trả tiền ăn trưa và ăn tối cho ḿnh. Ngoài ra mỗi du khách phải đóng góp thêm (mỗi người 5 Euro/1 ngày) làm tiền “tip” cho Tài Xế và Tour Guide.

- Ngày 8 tháng 9/2012: ngày đầu tiên đi Tour. Dũng chở vợ chồng anh Lợi và vợ chồng tôi ra tiệm Mc Donald trên Boulevard Vincent Auriol thuộc Quận 13 để đợi lên xe buưt. Đúng 09:15AM bắt đầu lên đường. Xe chạy xuôi về hướng Nam đến thành phố Orleans, sau đó đi về hướng Đông Nam qua các thành phố Auxerre, Dijon rồi đổi về hướng Đông, qua vùng đất của Đức trước khi đến tỉnh biên giới Basel (Thụy Sĩ) lúc 04:10PM. Tiếp tục xuôi Nam để đến thành phố Luzern (Thụy Sĩ) vào lúc 06:30PM. Đoàn du khách có 2 giờ để đi thăm thành phố và thắng cảnh ở đây. Chúng tôi đi thăm cầu Chapel, một cây cầu bằng gỗ có mái ngói dài 204 mét, bắc qua sông Reuss. Đây là một cây cầu cổ nhất Châu Âu, được xây từ năm 1333. Bên trong cầu là một loạt các bức tranh từ thế kỷ thứ 17. Tiếp giáp cầu là Tháp Nước Wasserturm h́nh bát giác cao 43 mét. Cầu Chapel và Tháp Wasserturm trở thành biểu tượng độc đáo của thành phố Luzern và là nơi thu hút khách du lịch chính của Thụy Sĩ. Đoàn chúng tôi ngủ đêm tại khách sạn Arcade, cách cầu Chapel khoảng nửa giờ lái xe.

- Ngày 9 tháng 9/2012: ngày thứ 2. Bắt đầu rời Luzern (Thụy Sĩ) vào lúc 08:00AM để đi Milano (Ư). Thụy Sĩ là xứ có quá nhiều đồi núi, cảnh trí thật đẹp và nên thơ. Đặc biệt ở Thụy Sĩ, xe cộ không chạy qua các đèo mà họ làm đường hầm để đi. Chúng tôi phải đi qua hơn chục đường hầm dài ngắn khác nhau. Đặc biệt là đường hầm Loetschberg dài 34,7km (dài nhất thế giới) chạy xuyên qua dăy núi Alps theo trục Bắc-Nam. Lúc 11:00AM xe qua biên giới Thụy Sĩ – Ư. Đến 11:50AM, đoàn du lịch đi thăm Duomo di Milano (Nhà Thờ Chính Ṭa Milano). Đây là ngôi Đại Thánh Đường lớn thứ tư trên thế giới, được xây vào đầu thế kỷ thứ 5. Lúc 03:00PM rời Milano để đi đến thành phố Verona. Ở đây du khách được đi xem một đấu trường rất lớn, Arena, cỡ đấu trường Colosseum ở thành phố Roma. Đặc biệt và thích thú nhất là tại thành phố Verona này, du khách được đến xem nhà nàng Juliet, một nhân vật trong truyện t́nh “Romeo and Juliet” của nhà đại văn hào William Shakespeare. Du khách đi vào sân trong, nh́n thấy balcon nơi pḥng riêng của Juliet ngày xưa và dưới sân là tượng của Juliet. Không kể nam hay nữ, già hay trẻ; ai cũng muốn chụp h́nh chung với Juliet và đặc biệt là họ đều muốn sờ vào ngực nàng khi chụp h́nh … Khoảng 06:10PM, Đoàn rời Verona và đến khách sạn Albatros thuộc thành phố nhỏ Mestre vào lúc 08:20PM.

- Ngày 10 tháng 9/2012: ngày thứ 3. Lúc 08:30AM rời Mestre để qua thành phố Venezia (Venice). Từ đất liền ra thành phố phải đi bằng tàu có sức chứa từ 30 đến 50 người. Thành phố Venezia nằm trên một vịnh biển xinh đẹp với hằng trăm đảo lớn nhỏ. Hằng ngày có trên dưới trăm chiếc tàu chạy như con thoi đưa khách ra thăm thành phố mộng mơ này. Đặc biệt, thành phố này không có xe hơi, chỉ dùng thuyền Gondola di chuyển trên mặt nước hoặc đi bộ. Thành phố có khoảng 150 kênh, được nối với nhau bằng 400 cây cầu bắc qua kênh. Sau khi tàu cập bến, chúng tôi được hướng dẫn đến Công Trường Thánh Mark (Piazza San Marco) và Nhà Thờ Thánh Mark (Basilica di San Marco) tại trung tâm thành phố. Các công tŕnh vĩ đại này được xây dựng từ giữa những năm 1200 và 1600.
Chúng tôi có dịp đi thăm Dinh Tổng Trấn (Doge’s Palace), Dinh này được xây năm 814 và được tái thiết từ thế kỷ thứ 12. Và chúng tôi cũng được đi thăm Cầu Than Thở (Bridge of Sighs), cầu được đặt tên như vậy v́ cầu được nối với những nhà tù dính liền trong vùng Dinh Tổng Trấn. Mỗi lần tù nhân đi ngang qua đây, họ nh́n thế giới bên ngoài quá yêu kiều, ngược hẵn với cuộc sống ngục tù của họ nên họ đành … thở dài! Sau đó chúng tôi được hướng dẫn đi xem xưởng sản xuất thủy tinh Murano với phần biểu diễn của một thợ thủ công thật điêu luyện. Dịp này, các bà các cô tha hồ mua các loại nữ trang làm bằng thủy tinh thật tuyệt vời. Đến 01:00PM đoàn chúng tôi xuống tàu, đi khoảng nửa giờ, cập bến để lên xe buưt, tiếp tục cuộc hành tŕnh để đi về Roma. Khoảng 09:00PM chúng tôi đến khách sạn Veio Park Hotel ở Roma.

- Ngày 11 tháng 9/2012: ngày thứ 4. Rời Roma lúc 09:00AM, đến Vatican lúc 09:50AM. Chúng tôi được hướng dẫn đi thăm Ṭa Thánh Vatican và Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê Rô. Thánh Đường được xây từ năm 1506 và được hoàn thành vào năm 1626 (120 năm), được coi là một trong các nơi linh thiêng nhất của đạo Công Giáo. Thánh Đường có sức chứa hơn 60 ngàn người.
Riêng Ṭa Thánh Vatican hay Thánh Quốc Vatican là một quốc gia có chủ quyền và độc lập nhỏ nhất trên thế giới (có diện tích xấp xỉ 0.44 km2). Quân Đội thành Vatican là đội quân chính quy nhỏ nhất và lâu đời nhất trên thế giới, được thành lập từ năm 1506. Quân số hiện nay vào khoảng hơn 100 người đồng thời kiêm luôn công tác cận vệ Đức Giáo Hoàng. Chỉ đàn ông Công Giáo Thụy Sĩ mới được nhận vào đội quân này.
Sau khi rời Công trường Thánh Phê Rô (Saint Peter), chúng tôi đi xem đài phun nước Trévi (Trévi Fountain). Trévi được xây dựng vào năm 1723, dựa lưng vào một lâu đài có bốn bức tượng đại diện cho bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nơi này là miệng một máng nước La Mă cổ xưa dẫn nước suối phục vụ dân chúng. Cho tới ngày nay, nước của Trévi vẫn là nguồn nước thiêng liêng xưa kia mà người ta gọi là Aqua Vergine (nước tinh khiết). Trévi là nơi gởi gấm ước mơ và hy vọng cho nhiều người. Người ta thường ném xuống đài phun nước hai đồng tiền với lời cầu ước. Để lời cầu ước được linh nghiệm, người ta quay lưng lại, ném đồng tiền xuống nước bằng tay phải qua bên vai trái của ḿnh.
Sau Trévi, chúng tôi được xe buưt chở đi coi Đấu Trường La Mă (The Colosseum): một đấu trường có 50 ngàn chỗ ngồi, một công tŕnh kiến trúc kỳ diệu với hai ngàn năm tuổi. Đây là nơi các ngôi sao chiến binh xuất hiện, là nơi những cuộc đời đẫm máu chấm dứt, là nơi vinh quang của thành Rome hiển lộ và cũng là nơi trái tim tàn bạo của nó hiện ra. Với chiều dày lịch sử, với đầy hào quang và bạo tàn qua h́nh ảnh với sự tham gia của cả ngàn con thú và hằng trăm đấu sĩ …
Tôi và bà xă tôi, cùng tham gia với một số lính La Mă thời cổ, chụp h́nh chung với họ và tôi cũng đóng vai một đấu sĩ bạo tàn, kề gươm cứa cổ một t́nh địch. Bù lại, tôi đă để cho các đấu sĩ thù địch này “cứa nhẹ” hầu bao ḿnh 20 Euro!
Chúng tôi rời Đấu Trường La Mă lúc 03:50PM mang theo trọn vẹn h́nh ảnh của đấu trường và các Gladiators oai dũng và hung bạo cùng về đến Hotel Ciliegi ở Firenze (Florence) lúc 07:30PM.

- Ngày 12 tháng 9/2012: ngày thứ 5. Rời khách sạn lúc 08:30AM, Đoàn được xe chở lên vùng đồi từ đó ngắm trọn vẹn thành phố Florence bên dưới. Trên đồi này có “phó bản” bức tượng khỏa thân của David, mô tả chàng trai David trong Kinh Thánh trước khi đi đánh người khổng lồ Goliath. Thật ra, bức tượng điêu khắc David, một kiệt tác bằng cẩm thạch, cao 4,34m của nhà điêu khắc và danh họa Michelangelo được hoàn tất vào năm 1504 đang được đặt tại Viện Hàn Lâm Nghệ Thuật (Accademia Gallery) dưới phố Florence.
Florence là thành phố nằm bên bờ sông Arno, một thành phố ngàn năm tuổi với thành tựu rực rỡ về hội họa và kiến trúc. Được một số tạp chí du lịch Châu Âu chọn là “Thành phố du lịch tốt nhất thế giới”.
Khi trở xuống phố, chúng tôi đi xem cây cầu Ponte Vecchio (tiếng Ư có nghĩa là Cầu Cũ), được xây từ thời La Mă (năm 996) bắc qua sông Arno. Sau đó đi xem Nhà Thờ Santa Maria del Fiore được xây từ năm 1296, một nhà thờ cổ kính nhất thế giới và xem Viện Bảo Tàng Uffizi Gallery (Uffizi tiếng Ư có nghĩa là Văn Pḥng).
Đến 03:00PM chúng tôi lên xe buưt để đi thăm Tháp Nghiêng Pisa (Leaning Tower of Pisa). Chúng tôi náo nức và trông chờ được nh́n tận mắt cái tháp độc đáo và nổi tiếng này. Tháp Pisa được xây dựng vào năm 1173, đỉnh cao nhất 56,70m, bên trong có 294 bậc tam cấp, trọng lượng ước tính 14,500 tấn. Trong khi xây dựng đă phát hiện ṭa tháp bị nghiêng (với độ nghiêng 3,97 độ). Đă có nhiều biện pháp cứu chữa để tháp khỏi bị nghiêng thêm hoặc bị sụp đổ. Từ năm 2008, các kỹ sư tuyên bố Tháp đă có t́nh trạng an toàn trong ít nhất 300 năm nữa!
Chúng tôi rời Pisa lúc 04:45PM và đến thành phố Genova lúc 08:00PM. Ở tại Grand Hotel Méditerranée, một khách sạn sát bờ biển, khách sạn đẹp và sang nhất từ hôm đi Tour đến nay. Dọc theo bờ biển có nhiều nhà hàng ăn rất lịch sự, đa số đều có nhạc sống. Trong khi ăn uống, tôi cũng ra “giựt” vài bản Bebop, Cha Cha với bà xă và chị Germaine cho giăn gân cốt và cho khỏi bị … nghiêng như Tháp Pisa!
- Ngày 13 tháng 9/2012: ngày thứ 6. Chúng tôi rời Genova lúc 09:00AM đi dọc theo bờ biển Địa Trung Hải với cảnh trí đẹp tuyệt vời để hướng về Monaco. Tiểu Vương Quốc Monaco là một quốc gia nhỏ thứ 2 trên thế giới, diện tích 1,98km2 (so với Thánh Quốc Vatican diện tích chỉ có 0,44km2). Ông Hoàng Monaco là Albert II trị v́ vương quốc này từ ngày 6 tháng 4 năm 2005. Cung điện Hoàng gia tọa lạc trên một núi đá vươn ra biển, được xây từ năm 1191 và được tân tạo nhiều lần. Monaco có ṣng bài Grand Casino de Monte Carlo nổi tiếng nhất thế giới, được xây từ năm 1861. Monaco là xứ bảo hộ của Tây Ban Nha rồi Pháp từ Thế kỷ 16. Măi đến năm 1861 Monaco mới được độc lập khỏi Pháp. Chúng tôi đi thăm khu Hoàng Cung từ 10:30AM cho đến 12:30PM, sau đó đi thăm Nhà máy sản xuất nước hoa “Fragonard Perfume Factory” trong thị trấn Grasse (Kinh Đô Nước Hoa của Pháp) thuộc tỉnh Provence, cách Nice 9Km. Chúng tôi đến Nice lúc 02:00PM và ăn trưa tại đây, sau đó tiếp tục đi đến Cannes lúc 04:45PM.
Nice và Cannes là hai thành phố lớn nhất nằm trên băi biển ven Địa Trung Hải. Cannes là Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, nơi diễn ra nhiều lễ hội tầm cỡ quốc tế, trong đó quan trọng nhất là “The Cannes Film Festival” được tổ chức vào tháng 5 hằng năm. Chúng tôi đi một ṿng xem thành phố và khu ṭa nhà “Le Palais des Festivals”, ṭa nhà được xây năm 1949. Đến năm 1999 cấu trúc được nới rộng với tổng số 25 ngàn mét vuông làm nơi tŕnh diễn. Khoảng 07:00PM chúng tôi rời Cannes để đi về hướng thành phố Orange (vài km phía Bắc thành phố Avignon và Avignon ở về phía Bắc của Marseille khoảng 105km), măi đến 10:30PM chúng tôi mới đến thị trấn Orange và ngủ tại khách sạn Campanile. Khách sạn này rất tệ, nhà hàng ăn đă đóng cửa, không có thang máy. Đói bụng, xách va li lên lầu nghe sao … anh ách! Anh Tour Guide phải chạy ra phố mua dùm cho số du khách một ít sandwiches dằn bụng qua đêm …

- Ngày 14 tháng 9/2012: ngày thứ 7, ngày cuối của Tour. Rời Orange lúc 09:30AM để trở về Paris. Xe buưt chúng tôi đi về hướng Bắc, sau gần 2 giờ lái xe, chúng tôi đến Lyon (nơi chị Germaine đang ở). Lyon là thành phố lớn thứ 2 của Pháp (sau Paris), với dân số 1.2 triệu người, là thành phố hợp lưu của hai con sông Rhône và Saône. Khi đi ngang vùng rượu nho Beaujolais nổi tiếng của Pháp (phía Bắc của Lyon), chị Germaine giải thích cho chúng tôi biết thêm về vùng này: Beaujolais là một tỉnh rất xưa của Pháp (thủ đô lịch sử của nó là Beaujeu). Rượu nho sản xuất trong tỉnh này cũng được gọi là Beaujolais. Thủ đô hiện tại là Villefranche-sur-Saône.
Xe tiếp tục đi lại những thành phố đă đi qua hôm khởi hành như Dijon, Auxerre, Orleans để trở về “bến cũ” tại Paris lúc 06:15PM.
Cháu Dũng lái xe ra đón chúng tôi về nhà. Coi như cuộc đi Tour bảy ngày của chúng tôi được kết thúc.
Ngày hôm sau, chúng tôi đi phố Paris, đi chơi vùng Place Trocadéro (Công trường Nhân Quyền), đi Bateaux Mouches trên Sông Seine, ăn trưa ở các quán ven bờ sông.

- Ngày 16 tháng 9/2012: Cậu Cung (cậu của bà xă tôi) gọi hẹn gặp chúng tôi ở Tang Frères, Quận 13, đưa đi ăn ở nhà hàng Olympiades (Trung Quốc Thành). Sau đó đi xe buưt và Tramway về nhà cậu ở Boulogne để thăm Mợ. Cậu mợ Cung sang Pháp sống từ năm 1959 cho đến bây giờ. Đến chiều, cậu Cung dùng xe nhà chở vợ chồng tôi đi thăm Điện Versailles. Cung điện Versailles được Vua Mặt Trời Louis XIV xây thêm từ năm 1661. Cung điện gồm 67 ngàn m2, có trên hai ngàn pḥng và một công viên có diện tích 815 hecta.
Những ngày c̣n lại tại Paris, anh Lợi đưa chúng tôi đi thăm thêm một vài nơi trong thành phố, một trong những thành phố tráng lệ nhất trên thế giới nhưng đồng thời cũng c̣n giữ được những nét cổ kính và nguy nga qua những công tŕnh để lại từ thời xa xưa.
Ngày 19 tháng 9/2012: Vợ chồng Dũng/Hằng và hai con chở anh Lợi và vợ chồng tôi lên phi trường Charles de Gaulle để tiễn chúng tôi trở về Mỹ, chấm dứt chuyến … Đi Tây đầy kỷ niệm và những kỷ niệm này sẽ nhớ măi một đời!
Chúng tôi muốn ghi lại nơi đây những điều được lưu ư trước chuyến đi cũng như vắn tắt ghi lại trung thực vài chuyện buồn vui mà chúng tôi đă có và thấy được trong suốt chuyến Tây Du vừa rồi để hầu bạn đọc:
* Qua mấy năm trở lại đây, nhiều bạn mới đi Tây về cảnh cáo:
- Bên Tây bây giờ nhiều bọn “rệp” lắm, phải cẩn thận kẻo bị móc túi! Tôi phải đi mua 6 cái T-shirts, nhờ tiệm may may vào mỗi áo (phần trước ngực) một cái túi lớn h́nh chữ nhật có fermeture để đựng bóp tiền và hai cái passports. Để vào, thấy trước ngực cồm cộm, hơi “khó coi” một chút, nhưng như vậy cho chắc ăn! Nhưng khi về đến Utah, có một anh bạn cũng vừa đi Tour bốn nước Ḥa Lan, Bỉ, Pháp, Anh mới về trước tôi mấy hôm. Anh kể là khi đến Paris, anh bị móc túi. Bị mất bóp và giấy tờ. Trong bóp có 700 Mỹ kim và hơn 200 Euro. Bà con đi chung Tour, đóng góp biếu anh vài trăm dằn túi để tiếp tục chuyến Âu du!
- Bên Tây, ngay cả nhà giàu, ở nhà chỉ có máy giặt chứ không có máy sấy! Chúng tôi đành phải mang theo va li lớn, mang quần áo đủ bận trong hai tuần. Quần áo dơ sẽ mang về Mỹ giặt!
- Bên Tây, khi ra đường phải nh́n cẩn thận, nếu không sẽ bị đạp cứt chó! Cũng may, những con đường chúng tôi đi bộ qua, bây giờ rất sạch sẽ, không thấy ǵ!
- Bên Tây, nhất là ở Paris, nhà ở thường ở trên các lầu cao (như các apartments trên các buildings bên Mỹ), diện tích nhà ở cũng chật chội. Tốt nhất là đừng mang quá nhiều quần áo và va li! Điều này “chơi” với những cái chúng tôi chuẩn bị: phải mang nhiều quần áo để khỏi phải giặt. Do đó, dù được nhường một pḥng ngủ riêng, chúng tôi phải để hai va li lớn ngoài hành lang đi vào pḥng tắm! Trong pḥng ngủ, phải gói ghém lắm mới dựng đứng được hai cái carry-on!
- Bên Tây, toilette công cộng rất hiếm, phải xử dụng các toilettes phải trả tiền! Qua bảy ngày đi Tour, chúng tôi không gặp khó khăn trong “vấn nạn” này. V́ mỗi hai giờ xe buưt chở du khách được ngừng lại tại các địa điểm có tiệm buôn bán hoặc nhà hàng ăn v.v… toilette được xử dụng miễn phí. (Có lẽ công ty du lịch đă có “sự qua lại” với các khu thương mại này). Trong suốt bảy ngày đi Tour, chỉ có hai nơi duy nhất, bên Ư, du khách phải sắp hàng để đi toilette phải trả tiền.
Thời gian ở Paris, chúng tôi cũng không gặp khó khăn v́ đă canh giờ và chuẩn bị trước cho nhu cầu nhà vệ sinh. Có một trục trặc kỹ thuật cần biết để rút kinh nghiệm: hôm đi bộ trên phố, khu gần Khải Hoàn Môn. Đi ngang một toilette công cộng h́nh khối tṛn, một người đàn ông vừa bước ra, thấy cửa đang mở, bà xă tôi bước vào. Đứng đợi hoài, cửa vẫn không đóng lại. Một lúc sau, đọc bảng chỉ dẫn mới biết. Khi một người trong toilette bước ra, phải đợi cho cửa đóng lại, bên trong cầu phải được “lavage” (giật nước) xong. Đèn trước cửa lên màu xanh, người xử dụng kế tiếp mới bấm nút “mở”, lúc đó cửa mới mở để người kế tiếp vào xử dụng và cửa sẽ tự động đóng lại.
- Không phải như bên Mỹ (trừ New York), ra nhà xe, leo lên xe rồi lái đi. Ở Paris phải đi xe buưt, tramway và métro. Phải cuốc bộ khùng luôn mỗi lần chuyển, đổi trạm … Dù đă được cảnh cáo trước, nhưng khi qua đến nơi, vẫn thấy bị “chới với”. Từ nhà phải cuốc bộ ba bốn trăm thước mới ra bến xe buưt gần nhất, buưt chạy trên mặt đường, thường bị kẹt xe. Đi Métro, viết tắt của Métropolitain –xe điện ngầm- (Subway bên Mỹ) chạy dưới đường hầm, không bị kẹt xe nên rất đúng giờ. Chỉ có một điều “ngán ngược” là phải đi bộ lên xuống các bậc thang, có nơi khoảng 50, 60 bậc tam cấp; có nơi hơn 80 bậc. Có khi phải đổi trạm; xuống trạm này xong, phải đi bộ leo lên khoảng 20 bậc, băng qua phía bên kia; đi bộ xuống 20 bậc để đón chuyến khác đi ngược chiều, v.v…
Nói tóm lại, dù đi bằng phương tiện ǵ, cũng phải cuốc bộ dài dài hoặc leo lên, xuống các bậc tam cấp. Lúc bấy giờ mới thấm thía chữ và nghĩa của cái gọi là … “ngất ngư con tàu đi”! Và từ đó ḿnh mới rút ra được một nhận xét: v́ (được hay bị) đi bộ nhiều, cho nên hầu như đa số các bà đầm đều ốm, gọn, thon thả. Chúng tôi chưa có dịp thấy mấy bà đầm “xồ” như “mấy bà Mỹ mập” bên xứ Cờ Hoa!
- Băi đậu xe là một vấn nạn cho những người có xe ở Paris! Nhiều gia đ́nh có xe riêng nhưng ít xử dụng xe v́ xăng rất mắc và cái khổ tâm là không có băi đậu xe. Nh́n những dăy xe đậu trên phố thấy mà “phát khiếp”! Người ta đậu nửa trên, nửa dưới. Có khi cả trên lề. Xe đậu rất sát nhau, đa số khoảng cách giữa xe trước và xe sau chỉ khoảng một gang tay. Tôi cứ thắc mắc: làm sao họ lái ra khỏi chỗ đậu?!
- Bên Tây người ăn xin nhiều lắm, nhất là người từ vùng Trung Đông sang. Chúng tôi chưa có dịp gặp những người này tại Paris. Nhưng khi qua Ư, ở những thành phố lớn có nhiều du khách th́ chúng tôi có thấy nhiều, rất nhiều người “xin tiền” theo kiểu rất “nghệ thuật”: những người đàn ông (tôi đoán là vậy) họ ăn bận theo trang phục thời cổ, trùm kín cả người chỉ trừ cái mặt trát bột phấn trắng xóa, hoặc đen thui, hoặc vàng kim nhũ … Họ đứng bất động như một pho tượng, trước mặt họ là một cái thau để đựng tiền. Khi có du khách đi ngang cho tiền (bỏ vào thau đựng tiền), hoặc khi một số du khách dừng lại chụp h́nh với họ rồi cho tiền. Lúc đó mới thấy pho tượng này chầm chậm gập người như tỏ lời cám ơn, sau đó pho tượng này lại đứng yên, bất động …
- Tour chúng tôi do Cathay Pacific tổ chức nên đa số du khách (trong số 46 người) là người Trung Hoa (từ Lục Địa, từ Taiwan, từ Canada, v.v...) Chỉ có một cặp vợ chồng người Lào ở Atlanta, GA và bốn người Việt Nam chúng tôi; do đó anh Tour Guide (gốc người Lào, ở Pháp) chỉ hướng dẫn, giới thiệu bằng tiếng Tàu và tiếng Pháp.
- Phải lưu ư và mua sẵn các “converter” chốt tṛn để nối vào các chốt dẹp th́ mới charge được các máy chụp h́nh, máy quay phim, cell phone v.v…, v́ bên Châu Âu tất cả các “outlet” đều có lỗ tṛn.
V́ không được hướng dẫn trước về việc này nên chúng tôi bị mất ba ngày không chụp h́nh được (v́ hết pin). May mà có máy của anh Lợi “cứu giá”!
- Ở những nước đoàn du lịch đi qua -và ngay tại Paris- những tiệm, sạp hàng bán đồ kỷ niệm, người bán hàng thường nói thách dữ lắm. Phải trả giá mới khỏi bị hớ và mua lầm.

- Tại những thành phố lớn bên Ư, có rất nhiều người bán hàng rong cho du khách (nón, bóp xách tay, khăn quàng cổ, tranh ảnh, giây nịt, v.v…). Những người này thuộc loại buôn bán bất hợp pháp, do đó mỗi khi có nhân viên an ninh hay cảnh sát xuất hiện th́ họ chạy mất biến. Khi an ninh/cảnh sát đi qua rồi họ lại tái xuất hiện, đi ṭ ṭ theo du khách mời mua hàng (cảnh này giống y chang như bên Việt Nam).
- Người Việt ḿnh, cho dù sống ở phương trời nào, cái tính hiếu khách, mời mọc tiệc tùng để có dịp bù khú với nhau; đặc biệt là đối với bạn thân lâu ngày và hiếm hoi lắm mới có dịp gặp lại. Qua những lần gặp nhau tại nhà anh Lợi và nhà anh bạn Hào đă để lại trong ḷng chúng tôi những giây phút ấm áp, quây quần, thân ái như những kỷ niệm khó quên trong đời ḿnh!
Có một chi tiết nho nhỏ nhưng cũng coi đó như một kỷ niệm rất đặc biệt: hôm tại nhà anh Lợi, ảnh đem khui chai rượu XO Hennessy 60 năm tuổi để chào mừng chúng tôi qua Paris …

- Đặc biệt là những ngày sống tại nhà Dũng (con trai anh Lợi), chúng tôi được Hằng (vợ Dũng) hầu tiếp thật chu đáo. Hằng có khoa nấu nướng rất đặc biệt, đăi những món ăn ba miền Nam Trung Bắc, món nào cũng thật là ngon. Về lại Mỹ mấy tuần rồi, cứ nhắc hoài mấy món ăn đặc biệt do Hằng nấu!

Cái điều không thể nào quên nỗi là hai cháu Thúy Hồng và Hoàng Việt. Thúy Hồng, 11 tuổi, rất ngoan, lễ phép, nói chuyện nhỏ nhẹ dễ thương. Trong khi đó Hoàng Việt, 5 tuổi, “quậy” theo kiểu trẻ con, rất dễ thương; cháu rất thích choàng vai bá cổ chúng tôi và rất khoái được hôn nựng.
Chúng tôi được kể lại, hôm đưa chúng tôi ra phi trường trở về Mỹ, trên đường về Hoàng Việt đă khóc thút thít một hồi thật lâu.
Mỗi lần gọi qua thăm anh Lợi hay cháu Hằng; lúc nào Hoàng Việt cũng xen vào, giành nói chuyện. Qua cái giọng ngọng nghịu, đớt đát của một “ông Tây con” nói tiếng Việt thật là dễ thương, gợi biết bao nỗi nhớ …

Những điều này làm chúng tôi thêm nôn nao và lại mơ ước tới một ngày nào đó, được … Đi Tây thêm một lần nữa!

Phan Công Tôn
 

 


MỤC LỤC

Lá thư Sóng Thần

Hội TQLC Sacramento

Sinh hoạt hội Des Moines

Sinh hoạt liên hội Úc Châu

Des Moines nắng ấm t́nh nồng

Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào

60 Năm qua dạ vẫn tối

Âm Thoại Viên theo chân các Đại Bàng

Anh hùng tử, khí hùng bất tử

Hành tŕnh vượt biên

Bán sách, đi Tây

Biển vẫn đợi chờ

Buồn vui Đại Hội 2012

Vui buồn đời lính

Cao Xuân Huy - Mỉm cười nơi chín suối

CĐ B/TQLC - Cuộc hành quân đổ bộ Deck House V/Sóng Thần 1/67

Chuyện cô gái đồi sim

Chuyện dài đời lính

Chuyện một lá cờ

Con nuôi cha không bằng bà...

Cửa Việt bốn ngày đêm băo lửa

Đại Đội 1 Quái Điểu

Dài tựa thiên thu

Di tản chiến thuật

Đồi tranh 3 mộ

Sư Đoàn TQLCVN với hành quân Hạ Lào

Kẻ tự sướng

Lửa mùa hạ

Đốt ḷ hương cũ tái chiếm Quảng Trị

Sư Đoàn TQLCVN với hành quân Hạ Lào

Mănh Hổ: Chiến thắng TAKEO 1970

Once Upon a Time, Vietnam (Letter to my children)

Một hậu quả bất ngờ

Người lính TQLC Bên Bờ Bến Hải

Người Phụ Nữ VN trong văn chương b́nh dân

Nguyễn Phúc Thọ

Nhớ về Trâu Điên

Những Emails rất ngắn và rất thật về cuộc
Hành Quân Lam Sơn 719

Những lá thư từ tuyến đầu tổ quốc

Nỗi ḷng người lính

Nơi người lính đi qua

Nỗi ḷng người lính VNCH nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong

Nụ hôn đầu...    

Phóng sự lễ Độc lập tại Thành Phố AUSTIN

Người Phụ Nữ VN trong văn chương b́nh dân

Quá đă !!

Quê hương bỏ lại

Đại Đội 4/TĐ2 tái chiếm Dakto

Tạp Ghi - Chuyện "Nghề Tổ"

Tiểu Đoàn 2 - Trận chiến Tam Quan

Tháng Ba và Trung Đội 3

Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh TQLC Thần Tiễn

Tiểu Đoàn 5 TQLC Đánh Trên Đầu Địch

Tiểu Đoàn Truyền Tin

Toán Thủy Kích Sư Đoàn TQLC

TQLC Nam Cal & Xuân QUƯ TỴ

Trận chiến Đại Phú

Trung Đội Trưởng của tôi... Thiếu Úy Vũ Mạnh Cường

Tuổi Già

Ước Mơ

Viên ngọc nát

Viết thay..

Viết từ "Lưng Núi" Một chặng đời