Như Hoa Ấu Tím*
Buổi sáng, ồn ào tiếng bước chân,
tiếng bánh xe đẩy nghiến xuống nền thảm cũ phát ra tiếng
cót két khô dầu, ngày mới bắt đầu.
Không như ngày của thiên hạ, ngày bắt đầu bằng tiếng
chim ríu rít, tiếng mở cửa khẽ khàng, bước chân nhón gót
sợ đánh thức người c̣n ngủ nướng. Ngày nơi đây dường như
không tận, ánh đèn neón sáng choang, lúc nào cũng có
người tỉnh thức đôi khi tiếng bíp báo động vang lên,
tiếng chân lại vội vă bước đến nơi phát ra âm thanh chối
tai ấy, để tắt nó đi.
Giọng thét của ông John mỗi bốn tiếng chẳng kể ngày hay đêm, đồng hồ sinh học trong ông bị đánh thức bởi điều ǵ ẩm ướt hay đói khát để bật thành tiếng thét vang vang như thế, lâu ngày ai cũng quen ngay cả đợi chờ được nghe tiếng thét, để biết John c̣n khỏe. Có lần sau hai ngày không nghe giọng thét của John, không gian trống vắng kinh khiếp, Pinky bảo John đang điều trị trong nhà thương, bao nhiêu người đợi chờ John xuất viện trở lại, dù biết sẽ bị nghe John thét mỗi bốn tiếng. Giọng thét của John buồn thiu buồn thỉu, giữa âm a và ơ. Mỗi lần thét lên như thế John muốn trút điều ǵ ra khỏi tâm hồn, giẫy giụa bất lực, nghẹn ngào níu kéo, có lẽ thế nhỉ!
Ông Tâm quay đầu nh́n qua khuôn cửa có ánh sáng bên ngoài hắt vào, hai luồng ánh sáng đụng nhau, ánh đèn chạm ánh nắng nháng nháng, đây là điều để mắt ông nhận ra ngày c̣n hiện hữu. Ban đêm ánh đèn xuyên thẳng vào bóng tối mắt ông không thấy vệt nháng nháng chạm nhau ấy.
Maggie bước vào pḥng, quay đầu giường của ông Tâm lên cao, hạ tay vịn bên giường xuống, mỉm cười hỏi ông “Tom” ngủ ngon không? Ông chẳng buồn nhíu mày hay nhếc mép, khi người ta nói chuyện với ông mà không gọi đúng tên cúng cơm Hữu Tâm do cha mẹ ông đặt cho. Hữu Tâm nghĩa là có trái tim, có ḷng có nhân có nghĩa, sang Mỹ không ai đọc được hay gọi được đúng tên Nguyễn Hữu Tâm ấy nữa. Âm vực lơ lớ không thể khép được ṿm họng để luyến dấu ngă, chẳng thể đóng hết môi cho tiếng tâm âm vang trong lồng ngực, mít tờ nuiên, hay tiam làm ông khó chịu, nhưng nhập quốc phải tùy ngôn ngữ biết làm thế nào hơn được! Từ cái tên Nguyễn Hữu Tâm, bỗng một ngày thành Tom Nguyen cụt ngủn chẳng có chút ư nghĩa để gọi là, có chăng cái tên ấy nếu viết đúng tiếng Việt có dấu hẳn hoi, nó trở thành loài động vật sống trong nước, chứa chất những chất thải đặc sệt trong đầu!
Tom là ai, không phải ông, không phải Hữu Tâm, nên mặt ông trơ như đá, chẳng thèm trả lời trả vốn, chẳng lộ vẻ buồn vui, sống nơi này ông có quyền làm như thế, chỉ c̣n một niềm vui như thế, giả đ̣ như kẻ mất trí nhớ, để được là người điên không biết buồn. Ông thương hại cho Maggie, cô nàng chẳng biết ông vẫn c̣n đủ sáng suốt để ngắm nghía quan sát, ngay cả có những ư tưởng ngạo nghễ trong đầu, nên thản nhiên làm cho xong nhiệm vụ. Cô nàng thay quần áo cho ông, những bộ quần áo ông đă xếp sẵn tử tế, quần nào vào với áo nào, có cả những chiếc cà vạt tiệp cùng màu áo, chẳng bao giờ cô nàng chịu cho ông mang. Áo xanh da trời Maggie tṛng vào cổ ông chiếc cà vạt tím – áo màu ngà cô bắt ông chịu đựng chiếc cà vạt đỏ xọc đen, màu sắc loạn cả mắt, cô ta hẳn không có khiếu thẩm mỹ của Bảo Ngọc vợ ông, người bỏ ông ra đi bất ngờ, chẳng cơn bạo bệnh nào báo trước. Một buổi sáng ông thức dậy, Bảo Ngọc th́ ngủ giấc ngàn thu, tay ông c̣n ôm ṿng vai nàng ấm áp.
Người ta bảo quần áo không làm nên nhà tu, nhưng với ông quần áo bây giờ quan trọng lắm, nó giúp ông che được bộ xương cách trí khẳng khiu, vả lại ông chỉ c̣n mỗi thú vui ngắm nh́n màu sắc tươm tất phản chiếu con người của ông trong tấm gương to được trang trí ngay pḥng khánh tiết, căn pḥng được trưng bầy vén khéo làm người ta nghĩ đến căn nhà có bàn tay phụ nữ chăm sóc mỗi ngày. Th́ ở đây có bao nhiêu là phụ nữ ra vào, ông chẳng cần nhớ nhiều những tên gọi xa lạ, chỉ nhớ dăm ba người trực tiếp đụng chạm vào thịt da của ông. Cô y tá mặt khó đăm đăm tên Eva, chẳng buồn nhếch mép cười theo bài bản được dậy trong trường, bà bác sĩ tên Katja thỉnh thoảng chợt hiện chợt biến như bóng ma, trong chiếc áo choàng trắng chểnh mảng chẳng màng cài khuy.
Các cô điều dưỡng bắt ông phải đứng lên, hai tay bám vào dụng cụ có bánh xe để tự bước đi, cho dù ông thích ngồi ́ trong chiếc xe lăn chán ngắt, ông chẳng cần nhớ ai vào với ai, ngay cả vài anh chàng vạm vỡ vui vẻ nói cười với ông, khi bắt ông tập các động tác thể dục, những người này chẳng đọc được ư ông muốn bảo họ, người ta chỉ chăm chút cho các bắp thịt khi họ c̣n cần dùng đến nó, ông đă chẳng cần th́ có tập tành chỉ mất công mất lênh vô ích, chẳng bơ bèn ǵ! Ngay đến các bữa ăn cũng thế, Pinky ép ông phải ăn cho xong, nếu không khay thức ăn cứ nằm ́ trước mũi, mùi bơ mùi nui xộc vào khứu giác buồn nôn, ông phải nuốt ực cho nhanh để cô nàng dọn đi cho khuất mũi.
Vào ngày cuối tuần, thay cho chiếc cà vạt chứng minh ông là người lịch lăm biết thắt đúng cách, có cái khuyết sâu nằm giữa h́nh tam giác đều đặn, Pinky gài vào cổ ông chiếc nơ đỏm đáng, màu sắc quái gở không phải kiểu ông muốn, kèm theo lời cḥng ghẹo: “Tom có hẹn với bạn gái hôm nay đó nhé, nhớ hôn cô ả thật kêu vào!” vừa nói cô nàng vừa hôn vừa cố t́nh để lại dấu son môi lên má của ông, cái hôn kiểu hôn thằng con trai tội nghiệp bị mất người yêu. Cả Maggie lẫn Pinky đều nghĩ ông không biết nói, chẳng biết nghe thứ ngôn ngữ líu ríu của họ, nên họ tha hồ nói đùa với nhau, những câu đùa đôi lúc cợt nhả, nhưng nếu không có nó, chẳng thể nào họ làm việc lâu ở đây được, một nơi ngột ngạt u hoài, không có tương lai nào khác ngoài băi tha ma chờ đợi.
Maggie lúc nào cũng mặc chiếc quần thật bó, đi đôi giầy cổ cao màu đen bóng loáng, cho dù mùa đông hay mùa hạ, chiếc áo dành cho các cô y tá, y công in màu sặc sỡ cùng một kiểu cổ chữ V giống nhau, ngay cả bác sĩ đôi khi cũng dùng loại quần áo như thế, sau ngày làm việc họ trút nó xuống, bỏ vào thùng giặt, để công ty giặt ủi đến lấy mang đi giặt, sát trùng, ủi, rồi treo trả lại vào tủ.
Pinky già dặn hơn, mặc quần áo thong thả rộng răi, chẳng cần khoe các đường cong không c̣n săn cứng nữa. Mỗi khi giúp ông đứng dậy từ chiếc xe lăn, cô sọc thẳng đầu gối vào giữa háng, sau khi đặt hai cánh tay của ông bám ngang ṿng eo núc ních, rồi luồn tay xuống hai bên nách xốc ông lên. Giọng cô vui vẻ pha trộn âm thanh Tây Ban Nha nghèn nghẹt trong mũi: “Tom, đứng thẳng lên nào, ngày xưa với tư thế này, ông ăn thịt bao nhiêu phụ nữ rồi!” Xong câu nói cô hít hơi dài mang ông thẳng sang chiếc giường đơn loại giường đặc biệt dành cho người cần sự chăm sóc, cũng đặc biệt.
Pinky đẩy ông ra ngoài sân phơi nắng, cô nàng cứ nghĩ 70 – 72 độ F là ấm, đối với ông Tâm, người được sinh ra từ miền nam vùng nhiệt đới nhiều độ ẩm, sáu tháng trời mưa sáu tháng trời nắng nhiệt độ trung b́nh trên dưới 32 độ C, th́ nó lạnh thấu xương, nhất là ông chẳng c̣n lớp mỡ nào bao bọc, chỉ c̣n bộ da mỏng mốc cời.
Bên cạnh ông, người đàn bà tóc bạch kim rên rỉ: “Let me go home, please!” đầu bà gục xuống gần ngực, âm thanh phát ra từ cuống họng lập đi lập lại như chiếc dĩa nhạc bị hư dừng lại ngay điệp khúc: làm ơn cho tôi về nhà, làm ơn cho tôi về nhà, làm ơn cho tôi về nhà, chữ làm ơn phát ra không rơ mất hẳn âm đầu, nghe thành câu chú văng sanh: Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa địa dạ tha. A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất đam bà tỳ, A di rị đa t́ ca lan đế, A di rị đa, t́ ca lan đa, Dà di nị dà dà na, Chỉ đa ca lệ ta bà..
Người đàn bà này lâu lâu lại tự mần ṃ cởi bỏ quần áo, cho dù Pinky đă mặc cho bà loại áo thun dài tay thay cho loại áo gài khuy trước ngực. Đôi tay bắt chéo nắm lai áo tốc lên cao che hẳn khuôn mặt, khoe bộ ngực trần có hai túi da chùng bị hai cái núm nhàu màu đen như hai quả sung khô, kéo chảy dài xuống bụng, ngày xưa bộ ngực ấy hẳn đă bao lần khêu gợi thỗn thện trong làn lụa mỏng, trước mắt ông bây giờ chỉ c̣n có thế cùng câu chú: “Làm ơn cho tôi về nhà!”
Cởi áo không xong, đôi tay bà lại lần xuống cạp quần, sức tàn chẳng c̣n bao nhiêu lại bị chiếc xe lăn chật chội cản trở, chiếc quần tuột xuống nhiều lắm cũng chỉ qua được nửa mông, dù bà đă xoay bên này trở bên kia, khoe ra cái tă màu trắng, không là chiếc quần lót loại ren mỏng đắt tiền có công dụng mơn trớn làn da và rù quến đôi mắt thích nh́n ngắm. Chẳng hiểu tại sao từ chiếc tă, khiến ông nghĩ đến cái áo túi, cái quần lót bằng vải thô khâu tay màu cháo ḷng, có cái vá chằng vá đụp và h́nh ảnh bà nội bà ngoại bà mẹ của ông, h́nh ảnh những người phụ nữ ông c̣n ghi đậm rơ nét trong trí nhớ, những h́nh ảnh tội nghiệp ông muốn bôi xóa đi. Đă không ít lần, chính những h́nh ảnh cái áo túi, cái quần lót may tay vải thô màu cháo ḷng ấy đă làm tắt ngún ngọn lửa thèm muốn rất “thằng người” của ông, nếu ông có thể tiếp xúc với nhóm tiếp thị của các công ty sản xuất quần áo lót nổi tiếng thế giới, ông sẽ báo cho họ biết có một thiểu số đàn ông dị ứng với các bộ quần áo lót đắt tiền của họ, phản ứng ngược với điều họ mong muốn.
Cứ thế bao nhiêu lần rồi, người đàn bà có mái tóc bạch kim, chưa thỏa măn được ǵ đă lại bị Maggie hay Pinky kéo quần áo lại cho thẳng thớm, cùng câu dặn ḍ: “Thoát y như thế xấu lắm, nhất là trước mặt đàn ông!” cùng lúc cô nàng nh́n ông nheo một mắt, kiểu đá lông mi làm duyên. Ông phóng ánh mắt chán nản vô hồn nh́n, như thể Maggie đang thoát y trước mặt, và nghĩ: “Thoát y như thế xấu lắm, nhất là trước mặt người đàn ông đă bất lực!”
Khi c̣n khỏe mạnh có lẽ chẳng ai chịu tin rằng, có một nơi con người tụ lại sống dật dờ vất vưởng như thế này. Ông Tâm c̣n nhớ h́nh ảnh ông nội của ông, những ngày già cỗi vào ra chậm chạp trong căn nhà ngói ba gian, buổi sáng tĩnh lặng bên tách trà bốc khói chị Sen châm sẵn, bộ quần áo lụa trắng lụng thụng bao bọc bộ xương gầy g̣, con cháu sống chung quanh, bố của ông ngày ngày mời cơm, cô của ông bữa bữa bưng thuốc, thuở ấy ông thích thú khi được nằm dài dưới chiếc ḥm thửa sẵn để dành, chờ ngày ông nội trăm tuổi.
Nhất nhật tại tù – thiên thu tại ngoại, ngục tù ngày cuối đời không phải là những song sắt cứng ngắt khó bẻ gẫy, nó là những bắp thịt nhăo nhoét không chịu làm việc, nếu cùng lúc cái đầu nặng vài kư lô chứa đám óc chằng chịt những dây thần kinh cũng chùng cũng mục th́ chẳng nói ra chi, đằng này trí óc của ông Tâm lại sáng choang xét nét ngắm nh́n từng phân vuông số phận con người.
Nơi đây, không cần lịch sự để đối xử với nhau, có bao nhiêu người c̣n biết xấu hổ, bao nhiêu người c̣n có thể nâng đỡ người khác? Dưới sự cai trị của bác sĩ, y tá, y công, điều dưỡng, vũ khí của họ là những thuốc viên thuốc nước, là kim là ống nghe, là sáng bát cháo vữa, trưa chén súp nhạt, chiều tô nui mềm. Muốn thoát khỏi ngục tù này chẳng có tờ giấy tha nào khác ngoài tờ giấy có chữ kư của bà bác sĩ tên Katja chứng nhận không c̣n hơi thở, không c̣n mạch đập.
Ông Tom Nguyen hôm nay, Nguyễn Hữu
Tâm ngày xưa, lại bắt đầu một ngày dài, dài tựa thiên
thu.
(*TQLC Phạm Thực B) Tháng 3.
Âm Thoại Viên theo chân các Đại Bàng
Cao Xuân Huy - Mỉm cười nơi chín suối
CĐ B/TQLC - Cuộc hành quân đổ bộ Deck House V/Sóng Thần 1/67
Sư Đoàn TQLCVN với hành quân Hạ Lào
Đốt ḷ hương cũ tái chiếm Quảng Trị
Sư Đoàn TQLCVN với hành quân Hạ Lào
Mănh Hổ: Chiến thắng TAKEO 1970
Once Upon a Time, Vietnam (Letter to my children)
Người lính TQLC Bên Bờ Bến Hải
Người Phụ Nữ VN trong văn chương b́nh dân
Những
Emails rất ngắn và rất thật về cuộc
Hành Quân Lam Sơn 719
Những lá thư từ tuyến đầu tổ quốc
Nỗi ḷng người lính VNCH nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong
Phóng sự lễ Độc lập tại Thành Phố AUSTIN
Người Phụ Nữ VN trong văn chương b́nh dân
Tiểu Đoàn 2 - Trận chiến Tam Quan
Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh TQLC Thần Tiễn
Tiểu Đoàn 5 TQLC Đánh Trên Đầu Địch
Trung Đội Trưởng của tôi... Thiếu Úy Vũ Mạnh Cường
Viết từ "Lưng Núi" Một chặng đời