MX Giang Văn Nhân.
Mưa Xuân rơi lất phất trong không khí tươi mát của buổi sáng làm con
đường vào Ấp Thánh Mẫu ẩm ướt và đất đỏ bám chắc vào bất cứ đế giày
nào dẫm lên nó. Hôm nay nhận tiếp tế thực phẩm nên một số anh em
binh sĩ và các trung đội phó phải đi chân không, quần đùi ngắn, mình
trần, poncho thì ôm nơi tay để dành đựng gạo. Sau khi phân phối
xong, Trung Sĩ I Thành hậu trạm của đại đội 1 đưa cho Thượng Sĩ I
Louis thường vụ một xấp báo Tiền Tuyến từ Ban 5 tiểu đoàn để chia
đều cho các trung đội, đặc biệt số báo phát hành có bài phóng sự kèm
với hình ảnh cuộc “Triển Lãm Chiến Thắng Đầu Xuân” của Thủy Quân Lục
Chiến tại Sàigòn. Chung quanh tượng đài Thủy Quân Lục Chiến trưng
bày những tài liệu cùng vũ khí của khối Cộng Sản đã bị ta tịch thu
qua chiến thắng của Tiểu Đoàn 3 tại Bình Long và Tiểu Đoàn 5 ở Biên
Hòa. Toàn thể quân nhân trong tiểu đoàn chăm chú đọc và liên tưởng
về đơn vị của mình... Sau cuộc hành quân “Giải phóng U Minh” khai
diễn vào cuối năm 1968 do Sư Đoàn 21
tổ chức, Tiểu Đoàn 3 TQLC về Bình Thủy Cần Thơ rồi di chuyển đến Cái
Răng, sau đó được hoán đổi về hậu cứ trại Đặng Đình Thích ở Thủ Đức
Tiểu đoàn rời hậu cứ lúc 4 giờ sáng trong lúc mọi
người nồng trong giấc mộng, đoàn quân vận đổ dốc chợ Thủ Đức rồi
thẳng ra làng đại học. Gió mát cùng ánh sáng của Trăng mười chín soi
rõ mọi người tuy vẫn còn ngủ gật gù nhưng cũng cố mở mắt xem xe quẹo
hướng nào trên xa lộ. Nếu xe quẹo phải về hướng Sàigòn là chắc chắn
đi Cần Thơ, nhưng xe quẹo trái, anh em nghĩ rằng đi ra Long Khánh.
Đoàn xe có quân cảnh dẫn đầu rẽ vào Tam Hiệp và thẳng hướng vô phi
trường Biên Hòa. Mặt trời chổi dậy, ánh bình minh ửng hồng ở cuối
phi đạo (nhìn về hướng Đông), một số người lính vẫn còn nằm, lưng
dựa vào ba lô, hai chân duỗi thẳng, giấc ngủ đang dở dang, các trung
đội trưởng thì lúi cúi dán liên hợp bản đồ vùng hành quân.
Đại đội sắp thành toán chờ đợi và lần lượt bước lên phi cơ C.130.
Những người lính cuối cùng xuống phi trường Quản Lợi của tỉnh Bình
Long, chờ mươi phút là có trực thăng CH 47 bốc thả vào phi đạo dã
chiến Tonle Cham. Sân bay dài trên một cây số, nằm giữa rừng cây cao
và to, có sông Sàigòn hướng Đông. Chếch về hướng Nam nửa cây số là
ngọn đồi đã được ủi trọc, có những công sự chiến đấu bọc chung quanh
và từ thấp lên cao, đó là trại Tống Lê Chân. Một toán người Thượng
thấp thoáng dọc bờ sông, có lẽ là toán kích bảo vệ phi đạo. Tiểu
đoàn đóng quân rộng phía Bắc đường xe be 246, đường này nối liền An
Lộc với Bổ Túc và Katum.
Ngày 6 tháng 2 (ngày N)
Thứ tự các đại đội đã được phân chia theo lệnh hành quân, sắp từng
toán tại phi đạo và trực thăng chở ngay vào vùng hành quân hoán đổi
cho TĐ3 Nhảy Dù. Tiểu đoàn tiến quân theo kế hoạch trên phóng đồ.
Vùng này cây thấp, có những bụi tre gai to, tiểu đoàn tiếp tục lục soát các mục tiêu theo đúng kế hoạch hành quân.
Tiểu đoàn tiến quân lục soát xong các mục tiêu và đóng quân. Khoảng 3 giờ sáng toán tiền đồn của Đại Đội 1 rút về bị lạc lối, vướng phải lựu đạn gài, hai binh sĩ bị thương nặng, trực thăng tản thương bốc ngay trong đêm. Một giờ sau, địch pháo kích bằng súng cối vào hướng bãi đáp, nhưng rớt bên ngoài vị trí phòng thủ của tiểu đoàn.
Phóng đồ hành quân với các mục tiêu lục soát mở
rộng về hướng súng cối địch. Sau hai giờ tiến quân, Đại Đội 3 tìm ra
được vị trí đặt súng. Lần theo dấu vết, một giờ sau phát hiện nhiều
con đường mòn dẫn vào vùng rừng măng le. Trung đội trắc vệ của Đại
Đội 2 theo dấu vết xuống thông thủy. Hai cán binh VC đi hai xe đạp
Trung Cộng, súng AK gác trên ghi đông (guidon de velos), chở hai
thùng nước phía sau, ung dung đạp từ dưới dốc lên, tình cờ tao ngộ
chiến và bị bắn chết tại chỗ
Đơn vị đầu chạm địch, quân trú phòng chống trả mãnh liệt, cuối cùng
tiểu đoàn chiếm được vị trí, bắt sống hai tù binh và một một tài
liệu với mã số đặc biệt. Khu vực này toàn là măng le, địch đã uốn
cong các cây le đan vào nhau, chỉ nhìn thấy ánh sáng mặt trời là
những đóm nhỏ qua kẻ lá, vì thế phi cơ quan sát không bao giờ phát
hiện được. Có vài căn chòi, bên ngoài vài khung cột bằng nhánh cây
nhỏ, bao plastic đựng gạo bỏ vào trong, miệng bao cột cho đứng
thẳng, tất cả đều chứa đầy nước.
Chuẩn úy Nguyễn Văn Hào Trưởng Ban 2 giải đoán
tài liệu và tiểu đoàn cho lệnh bung rộng, tất cả các đại đội lục
soát thật kỷ khu vực. Khi tìm được một vị trí tồn trữ vũ khí, đối
chiếu tài liệu, đó là bản đồ mà mã số là vị trí cất dấu vũ khí trong
một chu vi rộng lớn.
Ngày N+5 tới ngày N+7
Lần lượt tiểu đoàn khám phá từng vị trí cất vũ khí và đạn dược như:
hỏa tiển 240 ly, 122 ly, 107 ly cùng giàn phóng, súng AK 47, súng
CKC, súng trường có máy nhắm để bắn tỉa, súng lục, súng đại liên,
súng phòng không, B40, B41, mìn dĩa tròn…nhiều vị trí địch còn bám
giữ, nhưng cũng bị tiêu diệt. Toán Công Binh Hoa Kỳ được thả xuống
cưa cây làm bải đáp để chuyện vận hết vũ khí và tiếp tế nước. Hỏa
tiển 240 ly, anh em phải làm cáng và 3 người khiêng vì quá to. Trung
Tướng Đỗ Cao Trí Tư Lệnh Quân Đoàn III và phái đoàn dân sự vào vùng
hành quân thăm Tiểu Đoàn 3 và tặng cam tươi cho anh em.
Ngày N+8. Đại Đội 1 tiến quân lục soát phương giác 300, vượt qua
những dảy hố cũ đã sụp, toán tiền sát của Trung Úy Thọ cẩn thận dò
dẫm từng bước, chợt súng AK, trung liên RPD và B 40 khai hỏa dữ dội,
hai khinh binh ngã nhào. Các trung đội dàn hàng ngang bắn yểm trợ.
Một thương binh bò về được, Hạ Sĩ I Nguyễn Văn Can còn gọi là Can
Lùn Tiểu Đội Trưởng bò lên kéo người thương binh còn lại dưới hỏa
lực yểm trợ cùng màn che liên tục bằng khói màu.
Tiểu đoàn tiếp tục tiến quân vượt qua trận tuyến ngày hôm qua, địch đã để lại nhiều vết máu. Đơn vị đầu lại chạm địch mãnh liệt, vùng này gần biên giới Cam Bốt nên địch đã tăng cường cố giữ các vị trí còn lại và di chuyển vũ khí tồn trử. Vì truyền thống Tết Nguyên Đán nên tiểu đoàn được lệnh phải tạm rời vùng hành quân.
Tiểu đoàn di chuyển đến vị trí theo kế hoạch, bung rộng bảo vệ và làm bãi đáp. Đại úy Lê Bá Bình Tiểu Đoàn Phó cùng Cố Vấn Hoa Kỳ và trung đội cuối cùng rời vùng hành quân, đáp xuống phi đạo Tống Lê Chân lúc xế chiều. Chiếc C 123 vừa chạm phi đạo, một bánh xe văng ra ngoài, phi cơ lủi về phải và dừng lại cuối đường bay. Hai chiếc CH 47 chở toán cuối ở Tống Lê Chân đáp trên phi trường Lộc Ninh, một số anh em nhận tiền ủy thác chạy vội vã xuống thị xã, vài hàng quán đang quét dọn được anh em ghé vào mua hết thuốc lá và thực phẩm. Lệnh truyền từ tiểu đoàn tất cả cẩn thận canh gác, không một ai được nổ súng. Anh em đào xong hố chiến đấu, mới đặt lưng trên võng, miệng đang nhai miếng mứt gừng, nhấp môi nước trà nóng quà Tết của người hậu phương đã nghe lốc bốc vài tiếng súng nổ, đạn lửa vạch sáng hướng chợ Lộc Ninh, giờ giao thừa đã đến.
Tiểu đoàn trở lại vùng hành quân. Ngày hôm sau
đơn vị vượt qua khu rừng tre gai, gần trưa thì được lệnh dừng quân,
tìm vị trí dọn bãi đáp và từng chiếc Chinook bốc tiểu đoàn về ấp
Thánh Mẫu, một xóm đạo Công Giáo ở An Lộc. Sau hai tuần dưởng quân,
cánh B tiểu đoàn xuống phi trường Phước Long gần núi Bà Rá, di
chuyển qua chi khu Phước Bình 3 cây số và bố trí quanh xã Long Điền.
Đây là cuộc “hành quân Búa Đe” (Hammer and Anvil operation), hai đại
đội 1 và 3 (Búa) tấn công lục soát chính diện, lực lượng thiết kỵ
(Đe) án ngữ phía sau. Không có sự kháng cự từ trong làng, hai đại
đội lục soát từng nhà và tịch thu súng rất nhiều carbin cùng đạn
dược, tất cả gom lại trong sân nhà thờ và giao trả cho Cha xứ.
Đầu tháng 3 năm 1969, tiểu đoàn rời An Lộc vào vùng hành quân phía
Bắc núi Bà Đen. Cuộc hành quân chấm dứt, Đại Đội 1 đóng quân gần
thánh địa đạo Cao Đài ở Tây Ninh. Sau cuộc hành quân kế tiếp, tiểu
đoàn về đóng quân trong vườn cao su cạnh quốc lộ 22 rồi trở về hậu
cứ. Tiểu đoàn tưởng thưởng quân nhân các cấp trong đơn vị, một khinh
binh dũng cảm của Đại Đội 3 được thăng cấp đặc cách 2 cấp thành Hạ
Sĩ và nhận quà tặng là xe Honda Dame, nhưng sau này anh bị thương
nặng và phải ngồi xe lăn Hạ Sĩ I Nguyễn Văn Can của Đại Đội 1 được
anh dũng bội tinh cấp Lữ Đoàn và 7 ngày phép đặc biệt.
Tháng 4 tiểu đoàn hành quân vùng Bến Cỏ, Phú Hòa Đông, Khiêm Hạnh,
Bời Lời, qua Long Khánh yểm trợ Sư Đoàn 18 rồi giả từ vùng III trở
xuống vùng IV chiến thuật.
Tiếng hát lúc thánh thót, khi trầm buồn của người ca sĩ qua bản nhạc
“mười hai tháng anh đi” quyện tròn theo bước chân của người lính
Thủy Quân Lục Chiến:
Ba lô lên vai, tới miền Tây Đô
Quê hương em xanh, xanh ngợp bóng dừa…..
MX Giang Văn Nhân
Kết quả của Tiểu Đoàn 3 TQLC trong cuộc hành quân “Chiến Thằng Đầu
Xuân”
- Các loại hỏa tiển cùng giàn phóng
240 ly: 14 trái còn gọi là heo nọc
122 ly Nga Sô: 125 trái
107 ly Trung Cộng: 125 trái
- AK 47: 70 thùng (1 thùng đựng 3 khẩu)
- CKC: 230 khẩu
- Súng trường Nga Sô có máy nhắm để bắn tỉa: 2 thùng (1 thùng đựng
12 khẩu)
- P38: 50 khẩu
- K54: 26 khẩu
- Mìn dĩa tròn: 200 trái
- B40 và B41: 20 cây
- Đại liên giải nhiệt bằng nước: 2 cây
- Đại liên phòng không 12.7 ly: 7 cây
Tù binh:2
Bỏ xác tại chổ: 10.
471 của tôi, Đại đội C của tôi
Phương Nam : Ánh sao nơi cuối Trời
Chiến Đoàn A TQLC và trận Đức Cơ
Danh sách cha con, anh em ruột cùng phục vụ trong binh chủng TQLCVN
Đặc khu Rừng Sát… và những ngày sau cùng
ĐĐ4/TĐ2/TQLC Tiêu diệt CX thuộc TĐ Tăng 202
Dấu chân người lính Pháo Thủ MX
Một thời để yêu, một thời để nhớ
Người lính Mũ Xanh và Bé dấu yêu Trưng Vương
Trung Đội 2/TĐ7 & những ngày cuối cùng
471 của tôi, Đại đội Viễn Thám C của tôi
Pháo Đội A/TQLC Chiến Trận Hè 1972
Tàn bạo, lừa bịp , khoác lác là bản chất CSVN
Tiểu Đoàn 2 và những biến cố chính trị
Tiểu Đoàn 3, cuộc hành quân Toàn Thắng 1969
Trại Thanh Cầm và dòng sông Mã
Trung Đội 2, Đại Đội 2, Tiểu Đoàn 7/TQLC