Tuổi trẻ suy nghĩ..

Sau tháng tư năm 1975, VC đă cưỡng chiếm miền Nam VN để tiến đến thống nhất đất nước tiến nhanh tiến mạnh lên CNXH theo lời tuyên truyền láo khoét của chúng. Trong khúc quanh tăm tối của lịch sử VN, mọi gia đ́nh ly tán, khổ đau không bút mực nào tả được do sự trả thù tàn bạo và dă man của CS. Nhưng cùng lúc cũng may mắn cho dân tộc VN đă được ṿng tay nhân đạo của nhân dân thế giới cưu mang, hiện nay ta có khoảng ba triệu người sống khắp năm châu.Thành phần khát vọng tự do nầy đă an cư lạc nghiệp trên mọi miền đất tạm dung.Thế hệ thứ hai và ba đă có được kiến thức vượt bực đóng góp cho xứ sở tạm dung không phải ít. Những thế hệ trẻ mặc dầu sống tự do trong mức độ thành công của ḿnh, không bao giờ quên cội nguồn. Luôn luôn khôn ngoan sống trong cộng đồng VN, coi như thành tŕ và chỗ dựa vững chắc.Thế hệ nầy chưa ḥa tan hoàn toàn vào “melting pot”của Hiệp chủng quốc Hoa kỳ. Bằng chứng những cuộc biểu t́nh chống bọn CSVN lớp trẻ tham dự không ít, kể cả những ngày kỷ niệm Quân lực, ngày Quốc hận….Nhất là những buổi tổ chức gây quỹ giúp đỡ TPB ở quê nhà, lớp trẻ đă ư thức và biết ơn những chiến sĩ đă hy sinh, hoặc đă mất một phần thân thể đang sống bên lề xă hội của chế độ CSVN. Mặc dầu họ hoàn toàn là những người sanh tại Mỹ, bên cạnh một số đă sống như một người bản xứ, cũng không ít những người suy nghĩ và c̣n sống trong t́nh tự dân tộc VN. Tôi xin được kể một trường hợp điển h́nh mà tôi biết để mọi người suy gẫm trong xă hội với cuộc sống vội vă, quay cuồng chạy theo vật chất từng giờ từng phút , nhưng rất hiếm biểu hiện t́nh người.


Cựu Đại Úy Nguyễn Kim Tiền

Sau ngày căn bệnh ung thư đă cướp đi người cha thân yêu, đứa con gái sanh vào thập niên 70 tại miền nam Cali, hiện đang giữ chức vụ Vice president của công ty Ciralight Global INC, tên Nancy Nguyễn, t́nh cờ lục lại di sản của cha là cựu Đại uư TQLC Nguyễn kim Tiền, t́m được hai giấy chứng nhận một của Tổng thống Hoa kỳ và một của Bộ Trưởng Lục quân tưởng thưởng huy chương cho cha cô. Trong trận đánh bảo vệ cầu B́nh lợi Gia định ngày 18 và 19 tháng 2 năm 1968, Trung úy Tiền là đại đội trưởng ĐĐ 3/TĐ3/TQLC, và trong cuộc HQ từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 2 năm 1969 anh là Đại úy đại đội trưởng cùng đơn vị.   

Cô đọc bản tuyên dương công trạng và hiểu được cha cô đă chiến đấu anh dũng và gan dạ, không để ư đến mạng sống  đă cùng những chiến hữu của ḿnh đẩy lui mọi tấn công của tiểu đoàn CSBV hoàn thành nhiệm vụ. Cô hoàn toàn không có chút hiểu biết nào về giá trị huy chương như Bronze Star với V….Cô c̣n thấy nhiều giấy tờ bằng tiếng Việt nhưng không đọc được, cô đoán chắc là những ân thưởng của QĐVNCH. Lấy làm ngạc nhiên v́ cha cô đă từng chiến đấu chống lại CS, tại sao cô chưa từng một lần nghe nhắc đến. Cô muốn nhờ những bạn người Mỹ mua hai huy chương đó để trưng bày trong pḥng làm việc để kỷ niệm và tưởng nhớ người cha thân yêu cũng như hănh diện v́ những chiến công mà cha cô đă một thời chinh chiến oai hùng. Trước khi thực hiện ư định, cô đem mọi chuyện tâm sự với mẹ mong mẹ hiểu được những ǵ cô đă nghĩ.

Mẹ cô kể lại trước khi thành hôn với ba cô, Mẹ cô không biết nhiều về đời sống quân ngũ của ba cô trong quân đội khi ông phục vụ ở Sư đoàn TQLC. Mẹ cô biết ba cô khi hai người cùng làm việc trong ṭa lănh sự của Mỹ ở Biên ḥa, sau đó mới biết ba cô bị thương rồi giăi ngũ. Bởi thế, mẹ cô tâm sự chưa bao giờ bà trải qua nỗi buồn của người chinh phu đễ mong ngóng và lo sợ từng giây từng phút khi người chồng đang đi vào nơi gió cát. Cũng như chưa từng đau khổ và khốn khó của một người vợ tù cải tạo dưới chế độ CS.Tuy nhiên, mẹ cũng thấu hiểu những khổ cực của người vợ lính trong thời chinh chiến cũng như trong lúc CSVN đẩy tất cả quân cán chính của VNCH vào các trại tù mà CS gọi là trại cải tạo. Mẹ muốn kể cho con hiểu nhưng chưa có dịp thuận tiện. Bây giờ mẹ biết con thật sự đă trưởng thành hơn mẹ nghĩ, con tự t́m hiểu sự hy sinh và cuộc đời bất hạnh của ba nói riêng và tất cả thế hệ cha chú đă đem hết tuổi trẻ và  đời của ḿnh vào cuộc chiến bảo quốc an dân. Nhưng v́ thế chính trị bất lợi đă đưa đến thất bại, mọi thế hệ liên quan đến cuộc chiến hiện sống rải rác khắp năm châu để nỗi buồn gậm nhấm cuộc đời c̣n lại cho đến khi nhắm mắt.Việc mua huy chương con không cần nhờ những người bạn Mỹ, nhờ thẳng bác Định giúp cho v́ Bác cùng binh chủng với ba con. Lúc c̣n ở VN, Mẹ có dịp nói chuyện khi bác ghé thăm bạn làm ṭa lănh sự Mỹ ở Biên ḥa. Khi di tản đến Mỹ ba mẹ gặp lại Bác ở trại tỵ nạn Camp Pendleton, nam Cali, đă giúp Bác hồ sơ để lấy bằng lái xe khi vừa bước chân vào cuộc đời tị nạn. Rồi ḍng đời trôi nổi v́ cuộc sống nơi xứ lạ quê người cho đến năm 2008 mẹ gặp lại bác ở Đại hội TQLC nam Cali, 2009 gặp một lần nữa lúc đám tang cố Đại tá Nguyễn năng Bảo. Lúc đó ba con đă mất, nhưng mọi người c̣n nhắc nhở đến ba con v́ trong lúc đem sức tàn chống lại bệnh tật, cũng như hấp hối, ba con c̣n trăn trối nhắc đến việc gây quỹ giúp TPB ở quê nhà.


Chị Nguyễn Kim Tiền và các chiến hữu TQLC

Nghe xong những lời mẹ kể, cô nghẹn ngào thương ba ḿnh hơn lúc nào hết. Cô không tưởng được ba trải qua thời cơ cực, hy sinh cuộc đời trai trẻ, luôn nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào trước lằn tên mũi đạn. Ba đă bị thương rời bỏ chiến trường cũng như bạn bè. Sự hy sinh cao cả của ba cũng như tất cả các chiến sĩ đă đem lại sự an lành cho mọi người. Thế mà bây giờ có một số người đă quên tất cả, không một chút thương xót những người đă hy sinh một phần thân thể đang sống cơ cực ở quê nhà. Một số người trẻ đă phủi đi tất cả, làm những điều có lợi cho kẻ đă gây khổ đau cho chính cha mẹ họ và cho cả dân tộc VN. Con tưởng tượng nếu ba hy sinh một phần thân thể ở chiến trường, cuộc đời kém may mắn không đến được bến bờ tự do, th́ ba chắc chắn khổ đau và nhục nhă như các bác chú TPB ở quê nhà. Nếu ba phải đi tù như các bác chú, th́ cũng bị đày ải, hạ nhục do sự trả thù dă man của CSVN. Những chữ” nếu” là điều con hiểu được ba, thông cảm nỗi khổ của ba, biết được cuộc đời nhiều bất hạnh nên thương ba hơn bao giờ hết, chắc chắn làm ba mỉm cười nơi chín suối v́ con ḿnh thực sự trưởng thành và không quên nguồn cội. Con thật sự hănh diện v́ ba và các bậc cha chú trong binh chủng TQLC nói riêng và Quân đội nói chung là những người hùng yêu nước đă đem hết tuổi trẻ của ḿnh, hy sinh cả tánh mạng của ḿnh bảo vệ phần đất miền nam tự do. Rồi đây mỗi ngày làm việc, nh́n lên ảnh và huy chương của ba, là một lần nhớ lại những việc ba đă làm. Từ tâm tư đó con luôn đắn đo trước khi làm điều ǵ để khỏi đi ngược lại sự suy nghĩ và việc làm cao cả của ba cũng như các bác các chú thế hệ của Ba, nói chung thế hệ nạn nhân của CSVN.


 Nancy Kim Nguyễn

Ngồi viết những ḍng tâm t́nh nầy sau khi nhận được điện thư của cháu Nancy kể lại và nhờ mua huy chương để cháu trưng bày ở văn pḥng. Tôi ngạc nhiên đến sững sờ cũng như thật sự xúc động không ngờ cháu được sanh và lớn lên ở Mỹ không chút liên quan đến cuộc chiến đă qua cũng như không hiểu tí ǵ về cuộc chiến đó. Biết và nói tiếng Việt không thông thạo, bận rộn về việc làm cũng như sinh kế trong cuộc sống vội vă nơi xứ người, nhưng không v́ thế mà quên lăng thân phận của ḿnh. Theo sự nhận định của tôi, không biết mang nhiều tính chủ quan hay không, thế hệ hai nếu ở VN đă biết đôi chút hoặc đă khôn lớn, biết được sự khổ cực, ly tán, gia đ́nh tan nát v́ nạn CS, khi bước chân đến Mỹ đa số c̣n nghĩ t́nh tự dân tộc, c̣n vui vẻ sống trong cộng đồng VN, c̣n mong cộng đồng VN vững mạnh và đoàn kết như những cộng đồng Do thái, Nhật, Đại hàn, Cuba. Những cháu sanh và lớn lên tại nước tạm dung, được hưởng sự giáo dục sở tại, thường mang tính tự tin lẫn tự phụ, cuộc sống riêng tư muốn tách xa cộng đồng VN cũng như gia đ́nh sống tự lập hoặc chối bỏ nguồn gốc tỵ nạn cũng không ít. Trường hợp cháu Nancy là trường hợp rất đặc biệt, nhưng rất may mắn cho dân tộc VN cũng không phải là hiếm hoi. Trong những cuộc biểu t́nh của cộng đồng VN, ta vẫn nh́n thấy những h́nh ảnh của cặp vợ chồng trẻ với những con c̣n bé đă cầm quốc kỳ VN để ủng hộ những cuộc đấu tranh của cộng đồng VN. Thật sự trong tâm tư của họ chưa nắm vững ư nghĩa của cuộc biểu t́nh đó. H́nh ảnh gây nhiều suy nghĩ và xúc động rất hiếm thấy ở trong nước.Tôi nghĩ cháu là tấm gương sáng cho lớp trẻ ở Mỹ suy nghĩ và những người lầm đường lạc lối có dịp suy gẫm việc làm của ḿnh, định hướng lại sự suy nghĩ  và hướng đi trong tương lai..Tôi nghĩ về cháu rất nhiều và luôn trân trọng tâm tư suy nghĩ của cháu. Tôi tự nghĩ càng nhiều cháu như cháu Nancy, có những suy nghĩ và hướng đi rất đáng ca ngợi, hy vọng vào tương lai sáng lạn của nước VN không phải hoang tưởng. Lớp thế hệ thứ hai được may mắn ở một đất nước cái ǵ cũng có thể nói là số một từ tinh thần lẫn vật chất cũng như điều kiện để học hỏi. Qua thời gian âm thầm chịu khổ trong khuôn viên đại học đă trở thành những kỹ sư , bác sĩ danh tiếng, những khoa học gia lỗi lạc, những thương gia giàu có…Tôi không có ư nói đây là thiên đường, nhưng là nơi lư tưởng để phát huy mọi năng khiếu của ḿnh cũng như môi trường thuận lợi cho mọi khả năng.Tôi luôn cầu nguyện và đặt nhiều hy vọng ở lớp trẻ, một thành phần quan trọng cũng như ḍng thác mạnh đánh đổ chế độ tàn bạo phi nhân của đảng CSVN và là một lớp chuyên viên hữu ích để xây đựng và quang phục lại quê hương.
 
San José 4/11/2009
ĐS đứa con gái sinh vào thập niên 70 tại miền nam Cali.