CON  HƠN  CHA.
              “Con hơn cha là nhà có phúc”.

Thế hệ thứ hai, thứ ba của người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại đă đạt được những thành tích đáng ca ngợi về nhiều lănh vực như chính trị, kinh tế, xă hội, gia nhập quân đội và giữ trọng trách lớn, con cháu các cựu TQLCVN cũng nằm trong số đó, tuy mới có một vài em nổi danh “vẻ vang dân tộc Việt”, nhưng thành tích của đại đa số các em thật đáng mừng.

Chưa có một tài liệu nào viết về kết quả học tập của các con em chúng ta, nhưng qua những tiếp xúc và  thăm hỏi, chúng tôi được biết có rất nhiều, rất nhiều con em trong gia đ́nh Mũ Xanh đă tốt nghiệp các văn bằng đại học 4 năm, 6 năm, 8 năm thậm chí 12 năm, đây là một điều hănh diện chung, nhưng v́ lư do tế nhị nên tên tuổi các em chưa được nhắc đến. Điều này “con hơn cha” là chắc chắn, v́ các ông bố chỉ tốt nghiệp các quân trường với văn bằng “tác xạ”.

Hơn cha về học vấn và kinh tế th́ quá rơ ràng, nhưng “tiếp bước cha ông” trong lănh vực sinh hoạt binh chủng, cộng đồng, xă hội chính trị, tranh đấu cho tự do dân chủ cho quê hương th́ c̣n khiêm nhường. Có nhiều câu hỏi đặt ra là nếu một mai khi cha ông đi rồi th́ các em c̣n nhớ đến Binh Chủng TQLC không?

Đây là một câu hỏi không riêng ǵ đối với TQLC mà là của hầu hết các quân binh chủng và quân trường, tùy khả năng và nhiệt t́nh, mỗi nơi đă, đang và sẽ có kế hoạch của họ. Riêng đối với TQLC, cá nhân tôi tin tưởng nơi các em nếu cha ông lưu tâm đến hơn, khuyền khích hướng dẫn th́ các em sẽ tích cực hơn, nếu không hơn th́ cũng nối tiếp con đường cha đi, v́ máu TQLC có trong huyết quản các em, khả năng và nhiệt t́nh có thừa. Khuyến khích như thế nào th́ đó là nhiệm vụ chung, của Tổng Hội. Trong phạm vi hạn chế đặc san Sóng Thần, chúng tôi xin nêu lên một vài thí dụ cụ thể của thế hệ thứ hai TQLC.

TỪ GIA Đ̀NH…
          Cuốn ĐS/Sóng Thần 2010 mà quư vị đang cầm trên tay, có một bài viết dưới tựa đề “Tuổi Trẻ Suy Nghĩ”. Tác giả đă đưa ra một h́nh ảnh có thật về một thiếu nữ sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, không biết ǵ về chiến tranh Việt Nam, nhưng cô lại trân trọng và yêu quư những kỷ vật của cha là một quân nhân TQLC. Hẳn thân phụ cô sẽ mỉm cười nơi chín suối khi thấy con gái ḿnh ứa nước mắt ngắm dung nhan bố trong bộ quân phục rằn ri, hẳn bố sẽ mỉm cười khi thấy con gái nâng niu một tờ giấy trong đó có ghi chiến công của ḿnh. Ai dám bảo các cháu không có máu TQLC trong huyết quản. Đó là điển h́nh một cá nhân từ trong gia đ́nh, bước ra sinh hoạt với cộng đồng th́ sao?

 … ĐẾN CỘNG ĐỒNG.
          Tại Houston TX, h́nh ảnh các cháu đứng bên bố là những ông già TQLC bạc đầu cùng nhau phất cao ngọn cờ Quốc Gia, trong các cuộc biểu t́nh của cộng đồng tỵ nạn CS, để đ̣i hỏi tự do và dân chủ cho VN, các cháu hô to “đả đảo” để phản đối con người CS và hoạt động của chúng tại hải ngoại. Các cháu đang sánh vai cùng cha chú nối tiếp con đường chống cộng chẳng phải là một h́nh ảnh đẹp và vững tin nơi thế hệ hai hay sao.

Đi xa hơn nữa là hoạt động tích cực và khôn khéo hơn theo phương thức của các cháu để triệt hạ cho bằng được những biểu tượng của Cộng Sản đă xâm nhập vào cộng đồng và các cháu đă thành công. Điển h́nh là ái nữ của một TQLC tại Dallas FW đă cùng các bạn sinh viên thuyết phục ban giám đốc một trường đại học hạ cờ VC xuống. Nghe qua tưởng là chuyện đùa, bởi v́ ở một vài nơi khác đă có những trường hợp treo cờ VC tương tự mà cộng đồng phải dùng biện pháp biểu t́nh. H́nh ảnh và chi tiết việc hạ “cờ máu” của cháu đă được ghi lại trong cuốn đặc san này, xin mời đọc giả liếc qua cho biết thực hư.

Một tập hợp khác thuộc thế hệ thứ hai TQLC đă, đang đảm nhận vai tṛ của cha ông trong sinh hoạt cộng đồng, nhất là tại Nam California, đó là các em trong đoàn Young Marines.
Young Marines thuộc hội TQLC Nam CA đă, đang và sẽ thay thế cha ông trong sinh hoạt cộng đồng, các em hoàn thành xuất sắc hầu như toàn bộ nghi lễ chào kính Quốc Quân Kỳ trong tất cả các buổi lễ lớn, không riêng tại thủ đô tỵ nạn Little Saigon mà c̣n ở Los Angeles, San Diego, thậm chí các tiểu bang xa các em cũng sẵn sàng tham gia nếu được yêu cầu. Điền h́nh như đoàn Young Marines đă  giữ nhiệm vụ chính trong nghi thức chào kính ngày khánh thành tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ tại Utath. Cũng cần nói thêm là trong đoàn Young Marines có những em đă tốt nghiệp ngành luật, ngành y và đă lập gia đ́nh. Đặc biệt hơn nữa là YM không chỉ thu hẹp con em TQLC, mà c̣n thâu nhận con em ngoài binh chủng, dĩ nhiên là phải qua giai đoạn học tập, huấn luyện của chính các anh em TQLCVN.

Tham gia sinh hoạt với cộng đồng là tự động các em đă học hỏi được ư thức chính trị từ thế hệ đi trước và các em đă biết rút ra những ưu khuyết điểm để áp dụng vào đường lối đấu tranh của các em sao cho có hiệu quả hơn, mở rộng hơn ra ngoài bộ áo giáp TQLC. Các em biết nghĩ đến tha nhân. Nói mà không chứng minh cụ thể th́ chỉ là sáo ngữ, nói cho mạnh miệng rồi sau đó “cuốn theo chiều gió”! Chúng tôi xin giới thiệu một trong các con em chúng ta đă nối bước cha ông mà chiến đấu, cha ông cầm súng chiến đấu với CS đề cứu đồng bào, em “xuống tóc” để chiến đấu với bệnh tật, để cứu người, những nạn nhân của bệnh ung thư máu. Trước khi nói đôi nét về nghĩa cử của cháu, tôi xin nói qua về bệnh leukemia.

Bệnh leukemia mà chúng ta thường gọi là ung thư máu hay bệnh hoại huyết sẽ đến với bất cứ ai, bất cứ tuổi nào mà lại chưa có thuốc chữa, cách duy nhất để cứu sống bệnh nhân là t́m được người có cùng tế bào tủy để truyền qua. Theo tài liệu th́ cứ 15 ngàn người may ra mới có MỘT người cùng loại tủy với bệnh nhân và nếu như người đó sẵn sàng hiến tặng một tí tế bào tủy ấy. Chúng ta thường nghe rất nhiều tổ chức kêu gọi đồng hương đi ghi danh “hiến tủy*”, nhưng thực tế số người tham gia chương tŕnh này c̣n rất khiêm nhường, rất thấp so với nhu cầu.

Ở đây chúng tôi không lạm bàn về chuyên môn mà chỉ nêu nguyên nhân ít người tham dự ghi danh “hiến tủy”. Nghe hai chữ “hiến tủy” là sợ rồi, dù khởi đầu chỉ đến cho “tí nước miếng” để t́m chủng loại tế bào tủy và lưu trữ hồ sơ loại tủy này để nếu có bệnh nhân ung thư máu nào mà cùng loại th́ tặng một tí tế bào. Cho một tí nước miếng là có thế cứu mạng sống một người và có thể cứu chính ḿnh. Đă có lần tôi đề nghị với LS Vân Kh.. ái nữ của cựu Tr/Tướng Tư Lệnh TQLC, phụ trách ghi danh hiến tủy là phải đổi danh xưng này đi, danh xưng cứu người cứu ḿnh th́ số người tham dự mới đông.

Tại sao ghi danh hiến tủy lại là cứu người cứu ḿnh? Chị tôi chết v́ bịnh ung thư máu năm 1972, BS/TQLC Hạnh và Nguyễn Trùng Khánh phát giác và điều trị, nhưng thơi gian đó y khoa chưa tiến bộ nên đành bó tay. Ngày nay, khi có chương tŕnh ghi danh hiến tủy, tôi đă bắt các cháu phải ghi danh vào chương tŕnh hiến tủy để có hy vọng giúp người. Nhưng không ngờ một cháu lại bị bệnh như mẹ, v́ đă có sẵn hồ sơ loại tủy trong số hằng trăm ngàn hồ sơ đă ghi danh hiến tủy như cháu đă có một người cùng tề bảo tủy, v́ thế cháu nhanh chóng được cứu sống. Ngược lại, con trai của một bác sĩ bị Leukemia, khi cháu này bị bệnh rồi mới kêu gọi t́m người có củng loại tủy th́ chỉ có vài ngàn đồng hương ghi danh nên trong một thời gian ngắn vẫn chưa t́m được người cùng loại tủy!
 
Ư thức về tầm mức quan trọng của ghi danh hiến tủy c̣n thấp nên số người tham dự đề cứu người và tự cứu ḿnh quá khiêm nhường! Nói ra không sợ mích ḷng là trong số những người chẳng may bị ung thư máu và đang kêu gọi đồng hương ghi danh để t́m vị ân nhân nào có cùng loại tế bào tủy th́ chính bệnh nhân đó chưa bao giờ ghi danh cả! Than ôi! Nước đến chân mới nhẩy! Đây là lư do một con em thuộc gia đ́nh TQLCVN tại Vic, Australia, một thiếu nữ xinh đẹp, đă “xuống tóc” để yểm trợ cho phong trào ghi danh hiến tế bào tủy này. (h5,h6)
“Cái răng cái tóc là gốc con người”, đă có bao nhiêu thơ nhạc ca tụng suối tóc đẹp của phái nữ, người phụ nữ tốn nhiều công sức để làm đẹp mái tóc, chỉ có những người đi tu mới xuống tóc, vậy th́ một thiều nữ xuống tóc để cổ động và yểm trợ cho công việc ghi danh hiến tủy thật đáng khen ngợi, nếu không muốn dùng chữ “v́ tha nhân”, “dù xây chín bậc ..không bằng cứu cho một người”.

Những bệnh nhân ung thư máu th́ chỉ sau một thời gian là đầu trọc, cháu đă cạo trọc đầu để chia xẻ nỗi đau với bệnh nhân. Những bệnh nhân bị rụng hết tóc buồn lắm, mong ước có bộ tóc giả, v́ thế xuống tóc tặng tóc để làm tóc giả cho các em là một việc chia xẻ thực sự.

Có những phong trào chạy bộ, đi bộ để gây quỹ yểm trợ cho những việc bác ái từ thiện, nhưng “xuống tóc” để phát động phong trào yểm trợ th́ chưa có, nó đ̣i hỏi sự hy sinh nhiều hơn, phải có một tấm ḷng vị tha từ tận đáy trái tim. Người ta có thể mở rộng bàn tay tặng một số tiền, nhưng cạo trọc đầu, nhất là một phụ nữ th́ “jamais, never, không bao giờ”. Số người hưởng ứng ghi danh hiến tủy so với cư dân trong vùng th́ c̣n quá ít, các hội từ thiện kêu gọi đồng hương đến ghi danh để tặng một tí nước bọt thôi mà c̣n thưa thớt th́ việc một thiếu nữ xuống tóc để yểm trợ là hi hữu, là đáng làm gương, là lời mời gọi thiết tha nhất để mỗi người trong chúng ta tham gia chương tŕnh “lọc máu” để cứu các bệnh nhân hoại huyết đang nằm chờ ḷng thương tha nhân hoặc thần chết.

Tôi không đủ ngôn ngữ để diễn tả những nghĩa cử của cháu thuộc thế hệ thứ hai TQLC này, nhưng đối với cháu lại là một việc b́nh thường, v́ cháu là một hướng đạo sinh, hướng đạo sinh có tâm niệm “mỗi ngày cố gắng làm một việc thiện”, nh́n cháu cười tươi với cái đầu trọc khiến tôi lạc quan với tuổi trẻ TQLC.

Máu TQLCVN của cha ông đă hy sinh v́ đồng đội v́ đồng bào đă có sẵn trong con em chúng ta, các cháu phát huy đến đâu th́ đó là trách nhiệm của cha ông. Một lời khuyên, an ủi, khen ngợi cũng đă là thể hiện tinh thần trách nhiệm rồi đó, hà tất phải nghĩ đến những kế hoạch lớn lao ngoài khả năng, ngoài tầm tay ./.

(*Hiến tủy. Với tiến bộ khoa học hiện nay, không cần phải dùng kim lấy một tí tủy từ xương ra nữa, mà chỉ cần lọc máu là đủ. Máu từ tay này đi qua bộ phận lọc để lấy một số “term cel” c̣n máu th́ vẫn tiếp tục đi trở vào tay kia, người cho không mất ǵ cả mà cứu được một mạng người)

Cần Thơ