Mờ Dần Đi

Thế kỷ 21 trên báo chí truyền h́nh và mạng lưới thông tin internet, anh hùng được nhắc đến v́ họ có tài chơi thể thao, tài bơi lội đánh khúc côn cầu, trượt tuyết.  Ngay cả xinh đẹp cũng dễ trở thành anh thư thế giới, khi có nhiều tiền làm việc phúc thiện giúp đỡ thế giới thứ ba nghèo đói. 
 
Trang sử của Việt Nam tôi th́ khác, anh hùng đồng nghĩa với gian khổ, đồng nghĩa với tuẫn tiết cho lư tưởng tự do, đồng nghĩa với chết theo lính, chết dưới màu cờ chính nghĩa kiêu hùng, màu cờ đă được bảo vệ bằng máu và nước mắt.
 
Tôi đọc lịch sử vinh danh cựu chiến binh tại thành phố San Jose nơi tôi cư ngụ: Năm 1919, vào lúc 11 giờ ngày 11 tháng 11 buổi lễ vinh danh các cựu quân nhân sau hiệp ước đ́nh chiến 1918 tại công viên Plaza de Cesar, đến 12 giờ từng đoàn thể diễu hành từ góc đường Delma qua Santa Clara – đến Market là hết, sau này kéo dài xuống đường San Carlos mới chấm dứt. 
 
Cùng lúc với những mất mát mỗi ngày của binh lính Mỹ đang phục vụ tại A Phú Hăn, trong đó không ít các quân nhân gốc Việt, là con cái cháu chắt của các cựu quân nhân, từng phục vụ trong quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, hẳn có nhiều điều để nghĩ đến, nhớ đến.
 
Qua nhiều lần dự lễ hạ cờ tại nghĩa trang Oak-Hill, vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 11, từng đoàn người đến cắm những lá cờ trên ngôi mộ nhỏ nhoi, ghi tên năm sanh năm mất, những bộ quân phục cũ, những dây biểu chương cùng bao nhiêu huân chương được nh́n thấy trên áo của các cựu quân nhân, khuôn mặt c̣n tiềm ẩn nỗi kiêu hùng một thời trai trẻ, không phân biệt chủng tộc nét kiêu hùng của mỗi cựu chiến binh đều có nét giống nhau. 
 
Trong nghĩa trang tất cả trở thành mặt phẳng, như đường chân trời buổi hoàng hôn tím thẫm, dù các bia mộ, các cây thánh giá có được xây cao thấp khác nhau, đời người khi đă nằm xuống đều giống nhau như một, chỉ khác ở một điều c̣n ai nhớ đến nghĩ đến họ không?  Các chiến binh đă phục vụ trong các quân binh chủng, nằm xuống v́ nghĩa vụ luôn được nghĩ đến, ngay cả không có mộ phần trong nghĩa trang Oak-Hill cũng được nhắc đến, tên của họ không chết dù xác thân đă rữa nát sau hơn chín mươi năm vùi chôn trong đất. 
 
Ngắm nghía các khuôn mặt chai sạm, đầy dấu hằn ngày tháng, móm mém không c̣n đủ răng, ngay cả đời sống cuối đời có được sung túc như những người cùng trang lứa, không phục vụ trong quân ngũ hay không,  vẫn thấy rơ trong ánh mắt họ sự hài ḷng đă một lần được phục vụ cho đất nước, phục vụ cho con người v́ lư tưởng tự do – công b́nh – bác ái. 
 
Đại Tướng Douglas Mac Arthur đă 71 tuổi khi ông ra điều trần trước quốc hội Mỹ  vào năm 1951. Đứng trước Tổng Thống va` quốc hội Mỹ, ông trích dẫn một câu trong bài hát được sáng tác từ thời thế chiến thứ nhất:
 - Người lính già không bao giờ chết, họ chỉ mờ dần đi .Câu trích dẫn nổi tiếng này, nay đă trở nên bất tử. “Old soldiers never die; they just fade away.”
Những người lính được ông nhắc đến lúc ấy là những người lính đă hy sinh tuổi  trẻ để bảo vệ quê hương, để phục vụ cho lư tưởng tự do của nhân loại trong thế chiến thứ hai. Thế giới khi đó, đang kinh ḥang với những đoàn xe tăng của chủ nghĩa độc tài, phát xít, diệt chủng, đang cày nát Âu châu, những đ̣an quân SS đang tàn sát hàng triệu người Do Thái trong các trại tập trung, hàng trăm triệu người dân từ Âu sang Á đang điêu đứng .
Khi đổ bộ lên bờ biển Normandi của nước Pháp, hay khi  nhảy dù xuống pḥng tuyến của Đức Quốc Xă,  họ là những người được cả thể giới trông cậy vào họ, và họ chỉ biết trông cậy lẫn vào nhau . “The world depends on them, and they depend on each other.”  Họ có lúc đă chiến thắng, cũng có lúc đă chiến bại, nhưng rồi cuối cùng thế giới đă thóat khỏi hiểm họa Phát Xít , nhân loại an hưởng thái b́nh .
Thời thái b́nh không được bao lâu đă có những đám mây đen bao phủ .Hiểm họa cộng sản như vết dầu loang đang làm lở lóet địa cầu . Tại Âu châu, mảng đỏ cộng sản khởi đi từ nước Nga,  chùm lấp xâm chiếm các lân bang, tạo thành liên bang sô viết, ở Á châu Trung cộng cho đoàn quân chí nguyện cùng quân cộng sản Bắc Hàn ào ạt xâm chiếm miền Nam Hàn tự do. Không lâu sau đó, cộng sản Bắc Việt với cả khối thế giới cộng sản  hết ḷng hậu thuẫn và yểm trợ cũng đă gieo tang tóc cho hàng chục triệu người dân miền nam Việt Nam năm 1975.
 
Những cựu chiến binh bảo vệ lư tưởng tự do trong 2 cuộc chiến ở Đại Hàn và ở Việt Nam để chống lại chủ nghĩa cộng sản cũng có lúc đă chiến thắng và cũng có lúc đă chiến bại, nhưng cuối cùng chủ nghĩa cộng sản, một vết nhơ của nhân lọai cũng đă bị đánh bại và lụi tàn .
Hai mươi năm chiến đấu bảo vệ quê hương, hai mươi năm ngăn chặn giặc thù, hai mươi năm mang hạnh phúc cho trẻ thơ khôn lớn, cho học sinh đến truờng, cho nông dân ấm no, cho thành thị phồn thịnh, cho một nền văn hóa nhân bản phát triển, những người lính Việt Nam Cộng ḥa đă không ngại đổ máu xương, đă không ngừng hy sinh, những hy sinh vô bờ bến.
 
Và bây giờ thế giới lại đối diện với cuộc chiến chống khủng bố, để bảo vệ nền văn minh và an ninh thế giới . Cuộc chiến này đang  được đặt trên vai những người lính thế hệ tiếp nối . Những người lính trẻ này đang ngàn dặm xa xôi trên chiến trường Trung Đông để bảo đảm cho cuộc sống an b́nh, tiện nghi, tự do, dân chủ và tiến bộ của chúng ta trên đất nước Hoa Kỳ .Không ít những người lính trẻ này là con em người Mỹ gốc Việt chúng ta .
 
Nếu không có chồng đă là lính, đă chiến đấu, đă bị thương ngoài mặt trận, những vết sẹo c̣n khắc trên da, tôi sẽ không biết viết đoạn văn trên, đoạn văn dính líu đến một khía cạnh cuộc đời tôi chưa từng biết, chưa từng nếm thử - chỉ biết nh́n lơ đăng hay cùng lắm chỉ biết nói chuyện nhớ thương phản chiến. 
 
Phụ nữ Việt Nam chúng tôi đă trải qua bao lận đận truân chuyên, theo mức sóng đời binh nghiệp của chồng, bên cạnh đó không ít các chị đă hiên ngang theo bước quân hành cùng các anh, dù chỉ được ở tại hậu cứ, dù chỉ là các nữ cứu thương trên chiến trường.
H́nh dáng phụ nữ trong ngày lễ Cựu Chiến Binh không nhiều, nhưng họ đă hiện diện trong tất cả mọi cuộc chiến, không ít sách vở truyện phim nhắc đến họ qua các chuyện t́nh nhẹ nhàng có thật. Ai có thể trả lời: “Trong chiến tranh, phụ nữ và nam giới ai cứng rắn hơn ai!”
B́nh thường trong đời sống, phụ nữ được xem là mau nước mắt, hay làm nũng, thích được chiều chuộng, trong chiến tranh phụ nữ khác hẳn. Tôi nghĩ đến các chị cựu nữ quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. 
 
Vài tháng trước đây, có dịp nói chuyện cùng các chị Lê Thị Huệ và Huỳnh thị Quang, từ việc trốn cha mẹ ghi tên nhập ngũ đến việc ra chiến trường phục vụ trong ban hậu cần, ngay đến việc quên cả t́nh riêng tuổi xuân trôi qua mất, nghĩ đến đă quá th́, đành một bóng hẩm hiu. 
Quân số khiêm tốn dưới mười ngàn nữ quân nhân so với quân số toàn quốc Việt Nam hơn một triệu,  dù  năm 1965 chiến tranh leo thang, nữ quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa được tuyển mộ nhiều hơn và được trực thuộc bộ Tổng Tham Mưu, thay thế các công việc của nam quân nhân tại các đơn vị hậu phương.
 
Theo tài liệu ghi lại, nữ quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa có một đại tá, bốn trung tá và mười hai thiếu tá, các bà làm việc chính yếu là y tế truyền tin, quân nhu, đặc biệt là các nữ quân nhân cán sự xă hội, chuyên lo cho cô nhi và quả phụ.  Tôi hân hạnh được biết nhiều về thiếu tá Trần Thị Huy Lễ, bà phục vụ trong sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, dưới quyền của Thiếu Tướng Bùi Thế Lân.
 
Đối với tôi, một phụ nữ b́nh thường quanh năm ngày tháng bạn với “ông táo – bà ḷ” th́ Thiếu Tá Trần Thị Huy Lễ là một người phụ nữ được tôi mến phục qua các câu chuyện tôi được nghe từ các cựu quân nhân Thủy Quân Lục Chiến, một trong các cựu quân nhân ấy chính là Anh của tôi.
 
Có lẽ chị không biết tôi là ai, cho dù tôi gặp chị rất nhiều lần qua các đại hội binh chủng, nghe chị hát, đọc bài chị viết và nhất là thấy oai của chị.  Ai cứng rắn hơn ai, bản lănh hơn ai trong chiến tranh! Câu trả lời của riêng tôi là Phụ Nữ.
 
Giữa đạn bom vô t́nh sống chết kinh hoàng, bạn đồng ngũ gục ngă người c̣n lại chiến đấu hăng say hơn, quên nỗi đau ḷng mất bạn.  Người phụ nữ dáng dấp nữ sinh Trần Thị Huy Lễ, trưởng pḥng xă hội sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, một sư đoàn có quân số tổn thất không ít trong các trận chiến được ghi vào chiến sử, th́ mỗi ngày chị phải đối diện với bao tiếng nghẹn ngào tức tưởi của những người phụ nữ mất chồng, nh́n bao đứa trẻ mất cha  có cháu c̣n trong bụng mẹ, th́ bản lănh của chị phải được ghi vào sách quí. Trái tim mẫn cảm của chị hẳn đă nức nở cùng các quả phụ bao lần  nhưng công việc vẫn là công việc chị phải chu toàn. 

Mỗi lần ngắm chị bây giờ, tôi mường tượng đến chị thời c̣n xuân sắc, nét thu ba ẩn sau dáng thẳng hiên ngang của người nữ quân nhân được rèn luyện trong ngôi trường tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Thoại, tôi đă có lần được vào nhưng chỉ ngắm các chị tập luyện từ xa. 
Ḷng ngưỡng mộ của riêng tôi đối với tất cả các cựu nữ quân nhân – nữ quân nhân đang tham chiến không thể viết ra hết được, tôi tự cắm một ngọn cờ tưởng nhớ các anh thư Việt Nam, khởi đi từ Hai Bà Trưng – Bà Triệu.
 
Bài hát Cô Gái Việt của nhạc sĩ Hùng Lân vang vang: “Lời sông núi lừng vang bốn phương trời, giục chúng ta đường phụng vụ quyết tiến . . .”
 
Anh thư Việt Nam, các cựu nữ quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, họ cũng không bao giờ chết, chỉ mờ dần đi.
 
Ấu Tím – San José