Kể chuyện Liên hội TQLCVN Liên Bang Úc Châu 2009.


Ở Úc. Châu lục này như một đảo lớn mênh mông có sáu tiểu bang (state) và hai vùng lănh thổ (territory). Chắc rải rác trong tất cả các tiểu bang, nơi nào cũng phải có một vài ba chàng Cọp biển nhà ta trấn ngự. Nhưng chính thức các tiểu bang có lập hội th́ vào khoảng 3 tiểu bang có lập hội đàng hoàng là: New South Wales, Victoria và South Australia. Ba hội trên đă kết hợp lại với nhau để trở thành Liên hội Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam Liên bang Úc châu.

Năm 2005, Đại hội liên bang đầu tiên tại Sydney, thủ phủ cuả Tiểu bang New South Wales, để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Binh chủng TQLCVN. Kể từ đó, cứ mỗi năm vào đầu Tháng 10. Khi những cơn gió Đông bớt hẳn, khí hậu trở nên ấm dần, đó là lúc muà Xuân xứ Úc quay về. Đất trời như mở hội, mặt trời rạng rỡ nhanh nhẩu đến sớm hơn. Hoa Xuân tươi nở muôn nơi, mà ḷng người ta cũng cảm thấy hân hoan phơi phới. Tất cả như cùng với muà Xuân, mừng vui chào đón Ngày sinh nhật binh chủng TQLC.  Chẳng cần phải nói, anh em chúng tôi,  những dân cựu Cọp Biển, lại có dịp ba lô lên vai để làm một chuyến du hành vài ba đêm xa nhà đi dự đại hội ở tiểu bang tổ chức đại hội. Những dịp gặp nhau hiếm hoi trong năm này, đă nối anh em cùng chung mầu áo cũ gần lại với nhau. Mà t́nh thân thiết xem ra mỗi ngày một thêm gắn bó.

Khác với các nơi khác, mà lấy Mỹ làm căn bản so sánh. Ở Úc không có các bậc đàn anh lớn trong Binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến định cư. Tuy không rơ lắm, mà h́nh như chỉ có quan Tư Bác Sĩ Trần Xuân Dũng TĐQY/TQLC ở Melbourne được kể là lớn nhất, nhưng Mũ Xanh này làm nghề chuyên môn cứu đồng đội ngoài chiến trường, số c̣n lại th́ toàn cỡ mới nắm chức chỉ huy trung đội trưởng, chứ chưa nghe nói ai nắm chức chỉ huy đại đội, (?) nên hàng hạ sĩ quan và binh sĩ chiếm đa số quân số tham gia trong các hội tại các điạ phương.

Sở dĩ tôi phải dài ḍng một tí để giới thiệu đến quư Đại bàng, Niên trưởng và các chiến hữu biết sơ qua về t́nh h́nh anh em Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam ở vùng “miệt dưới” sống và sinh hoạt ra sao. V́ lư do điạ lư, xa xôi cách trở. Lại không thuận tiện đường đi, nên có ai muốn ghé thăm cái xứ sở xa xôi này, nếu không có quyết tâm đến, e rằng cũng có hơi ngài ngại.. đi! Mà không đi, ắt là chẳng đến. Câu “Đường đi khó, không khó v́ ngăn sông, cách núi. Mà khó v́ ḷng người ngại núi, e sông!” Nay với thế hệ con cháu đă chế lời lại thành: “Đường đi khó, không khó v́ ngăn sông, cách núi. Mà khó v́... không có phương tiện để đi.” Là thế!!

Tuỳ theo mỗi hội ở mỗi tiểu bang có những sinh hoạt riêng tư, nhưng liên hội th́ chỉ sinh hoạt chung khi đến ngày đại hội. Như đă kể ở trên. Ở xứ sở may mắn này, dân Mũ Xanh có cái may mắn là mừng sinh nhật binh chủng vào đúng đầu Tháng 10. Tuy không là ngày nghỉ, nhưng cứ cuối tuần nào gần nhất th́ anh em chúng tôi chọn để mừng kỷ niệm sinh nhật, rất gần và đúng ngày, không cần phải đắn đo, bàn căi chi cả.

Ba hội là ba tiểu bang nằm kề nhau, New South Wales (Sydney) phiá Đông, Victoria (Melbourne) nằm giưă và South Australia (Adelaide) phiá Tây, nhưng nh́n bản đồ th́ trông giống như h́nh chữ V vậy, mà Victoria nằm đáy cuả chữ V. Victoria nhờ nằm giưă nên không sợ mất phần chăn, đi dự đại hội ở bên nào cũng chỉ bằng bằng khoảng cách, cỡ trên dưới 900 km, Bay th́ mất hơn 1 giờ bay, mà dùng xe th́ cỡ hơn 10 giờ đồng hồ. Riêng hai hội bạn, ở hai bên có phải đi xa hơn một chút. Ối mà đối với dân Mũ Xanh, th́ nhằm nḥ ǵ ba cái lẻ tẻ khi mà ai cũng quyết tâm về dự đại hội để gặp mặt nhau nhỉ?

Thấm thoát mà chúng tôi đă tổ chức 5 lần đại hội cuả Liên hội TQLC Úc châu rồi đó. Thời gian đi nhanh thật. Mỗi lần gặp nhau, chỉ thấy nụ cười là vẫn rạng rỡ ra, chứ thân thể th́ coi ṃi thu hẹp lại. Tuy chúng tôi không có cái thú là được đi nhiều như bên tổng hội ở Mỹ, nhưng mỗi năm cũng thấy được nhiều cái khác ở cái đất nước xa xôi này, như đường xá mỗi ngày một rộng răi dễ đi hơn, và cũng có những cái kinh nghiệm hơn mỗi lần đi phó hội.

Đúng, cái ngại là đi đứng, với phương tiện đi lại thời nay. Máy bay cũng coi như xe đ̣ ngày trước. Gặp lúc họ sale mua được giá vé sale cũng rẻ, chỉ kẹt thêm tí đợi chờ và đưa đón ở những thành phố đông đúc xe cộ. C̣n thuê xe đi th́ phải ngồi lâu. Ngồi trên xe không đến nỗi chật chội nhưng phải tính đến tuổi tác và cái thân già ngồi lâu cũng mỏi. Cả hai phương tiện trên đều được các hội tính toán để phù hợp với công ăn, việc làm và thời gian dành cho đại hội. Thuê xe th́ đến đâu di chuyển cũng dễ dàng hơn giúp hội chủ nhà bớt đi rất nhiều công tác đưa đón anh em.

Năm vưà qua, Đại hội Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam Úc Châu lại được tổ chức ở Tiểu Bang New South Wales. Chúng tôi ghé nhà hội trưởng liên hội Phạm Văn Khang ăn chút ít rồi được dẫn về doanh trại (nói cho vui vậy mà.) Doanh trại này là Trung tâm sinh hoạt văn hoá cuả Cộng đồng Người Việt Tự do Tiểu bang New South Wales. Nh́n từ ngoài vào rất bề thế và khang trang, xứng đáng là một Trung tâm cộng đồng Việt Nam. Nhờ đi sớm hơn một ngày, chúng tôi có nhiều thời gian để, chơi đuà, tâm sự và sinh hoạt với nhau. Thêm một cái vui nưă là, năm này, ban tổ chức có sáng kiến, ăn ở chung, có nhà bàn, câu lạc bộ miễn phí.

Phiá sau trung tâm, có một hành lang lớn với bàn ghế đầy đủ, thế là quân ta kê bàn ghế lại theo kiểu nhà bàn ăn quân đội ngày xưa. Ôi thân quen quá cái sinh hoạt cuả những ngày lê lết ở Quân trường trong Căn Cứ Sóng Thần hiện về. Bên phiá đối diện, cũng có mấy bàn banh bàn cho anh em rủ nhau qua sút banh vô lỗ.

Hội chủ nhà lôi về một số tù binh đóng trong két giấy, quân ta xé bao b́ lôi ra cho vào mấy cái thùng Esky ngâm đá cho các em lạnh cóng trước, sau đó mới lôi ra lấy khẩu cung. Cứ chừng hai ba tên tù binh đưa vào bao tử, chúng nhất đinh không khai, nhưng quân ta th́ khai ra hết. Có ông “Tháng Ba gẫy súng” ở Mỹ sang dự đại hội cứ ngồi tủm tỉm cười. Những lính Ước kể chuyện đi hành quân phối hợp Việt Mỹ ở Cưả Đại Bến Tre, anh đi theo tàu đổ bộ cuả Mỹ, rớt xuống sông như thế nào, và leo lại lên tàu ra sao, va vập làm sao để chân bị thương sau đó cũng có cái chiến thương bội tinh gắn oai phong trên miệng túi áo.

Nhân bài viết này, xin mới quư Đại bàng, Niên trưởng và các Chiến hữu Mũ Xanh cùng đọc lại chuyện bên lề Đại hội mừng sinh nhật Binh chủng TQLCVN Liên bang Úc châu 2009:

Bên lề Đại hội 2009.
Năm nay Đại hội cuả Liên hội Thuỷ quân Lục chiến Việt Nam Liên bang Úc châu được tổ chức tại Thành phố Sydney, Thủ phủ cuả Tiểu bang New South Wales, Úc Đại Lợi.

Thời tiết đầu muà Xuân ở Úc và ở tiểu bang này năm nay nhiều cái thất thường. Trước đại hội mấy ngày, một cơn băo bụi mù trời bao phủ Sydney nói riêng và toàn tiểu bang New South Wales nói chung, tất cả đều bị bụi phủ một mầu đỏ quạnh. Chúng tôi đến đó sau gần 1 tuần lễ mà dấu bụi chưa phai nhạt. Những chiếc xe trên đường lấm tấm hoa bụi đỏ trên mui, nhiều chiếc xe chưa được rưả sạch. Không khí c̣n nghe đâu đây thoang thoảng hơi bụi.

Chưa nói đến gió, gió rất mạnh, gió liên tục suốt ngày không ngưng nghỉ, gió như có sự thách đố ngầm ư chí cuả những người lính Thuỷ quân Lục chiến Việt Nam Úc châu trong buổi lễ truy điệu đêm nay.

Trời về chiều, gió vẫn không ngưng. Vẫn theo chương tŕnh, lễ truy điệu được tổ chức ngoài trời. Lễ đài vẫn sừng sững nghiêm cẩn trang trí trước tiền đ́nh Trung tâm sinh hoạt Cộng đồng Người Việt Tiểu bang New South Wales khang trang đẹp đẽ. Những người lính già vẫn không nao núng trước sự đe doạ cuả thời tiết gió và lạnh. Đêm nay chúng tôi phải theo truyền thống, cử hành lễ truy điệu để vinh danh tưởng nhớ những anh hùng tử sĩ, Quân, Cán, Chính và đồng đội cuả chúng tôi, những người lính đă anh dũng hy sinh trong chiến đấu v́ tổ quốc, bảo vệ tự do cho Miền Nam.
Đúng giờ, khi quan khách và đồng bào đến dự. Buổi lễ bắt đầu, Đoàn rước Quốc kỳ Úc, Việt Nam Cộng Hoà, và quân kỳ Thuỷ quân Lục chiến QLVNCH tiến vào lễ đài trong tiếng nhạc quân hành, cờ tung bay ngạo nghễ trước những cơn gió mạnh. Ánh đèn chỉ dùng cho khu vực lễ đài, tạo một không gian mờ tối. Các chiến sĩ cựu binh Thuỷ quân Lục chiến Việt Nam tay áo sắn cao, xếp hai hàng nghiêm chỉnh đón chào Quốc Quân Kỳ đi qua.

Buổi lễ bắt đầu, sau các phần giới thiệu, lễ chào Quốc kỳ Úc Việt xong. Chương tŕnh chuyển sang phần chiêu thỉnh anh linh vong hồn tử sĩ về dự lễ truy điệu. Gió vẫn không ngừng hú ào ào và mạnh hơn. Bất chợt một cơn mưa mây ập đến, quan khách được mời vào trú trước hiên tiền đ́nh trung tâm, nhưng những người lính vẫn nghiêm chỉnh trong hàng quân, dưới mưa gió. Họ chấp nhận tất cả, để sẵn sàng phải đón nhận gió lạnh và mưa đang lất phất rơi, trong sự kính phục cuả quan khách và đồng bào. Điều này đă nói lên tinh thần hy sinh cuả người lính TQLC khi xưa, và lúc này họ cũng luôn hy sinh chấp nhận những thiệt tḥi về phần ḿnh và giành phần an vui cho người dân. Để kính trọng các anh linh tử sĩ trong buổi lễ truy điệu. “Hồn tử sĩ gió ào ào thổi.” Lời văn tế xưa như văng vẳng đâu đây, như gọi mời hồn tử sĩ, đồng đội, anh linh chiến sĩ đồng bào cùng về thượng hưởng. Để đón nhận tấm ḷng thành cuả anh em đồng đội, những người chiến binh c̣n sống không quên và đang nhớ về các chiến hữu, những người chiến sĩ đă hy sinh nơi chiến trường cuả cuộc chiến năm xưa, xin kính thỉnh mời về chứng giám trong buổi lễ truy điệu này.

Sau những thử thách ḷng dũng cảm cuả trời đất, với ư chí quyết tâm cuả người lính TQLCVN không chịu khuất phục, “đồng không chịu tướng, nên tướng phải chịu đồng” và trời đă thôi mưa, nhưng gió vẫn ù ù thổi. Đồng bào và quan khách được mời trở lại khu vực hành lễ để tiếp tục buổi lễ truy điệu. Màn h́nh được chiếu lại cảnh chinh chiến xưa với lời dẫn trầm hùng cuả MX Trần Như Hùng.

Thời chiến tranh, có những người thức để giữ yên giấc ngủ cho dân. Chết cho những người khác sống. Và họ là ai? Họ là những người trai, tràn đầy sức sống, mắt sáng, môi tươi, ḷng ngời ngợi niềm tin yêu, hy vọng. Họ là những người vưà rời bỏ ghế nhà trường, hay vưà bỏ tay cầy, tay cuốc. Họ là những con người b́nh thường, vẫn yêu đời, cũng ham sống sợ chết như ai. Với tương lai sáng ngời đang chờ đợi, nhưng v́ giặc Cộng xâm lăng, đến phá tan đời sống thanh b́nh, yên ấm. Nên họ phải xếp bút nghiên, hay bỏ ruộng đồng, gia đ́nh thân thương, để  lên đường nhập ngũ, cầm súng chống quân thù, bảo vệ quê hương.

Những người trai trẻ đó là những người lính, trong hàng hàng lớp lớp những người lính cuả Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. V́ Miền Nam thân yêu, họ đă từ bỏ nhà cao cưả rộng đi trấn ải biên cương.  Họ bảo vệ vùng trời, vẫy vùng cánh chim sắt yểm trợ các đơn vị bạn. Hay lênh đênh trên sông nước hải hồ bảo vệ vùng biển đảo xa xôi. Trong cuộc chiến đấu oai hùng đầy chính nghiă đó, họ đă hy sinh, lấy máu xương tô thắm màu cờ sắc áo lính. Tổ quốc đời đời ghi ơn họ và tên họ, những chiến sĩ vô danh đó măi măi phải được vinh danh trong sử sanh Nước Việt.

Sau lễ truy điệu, quan khách được mời lên thắp hương trước bàn thờ tổ quốc và đài chiến sĩ trận vong. Ngoài những quan khách đại diện cho các cơ quan đoàn thể, đại diện các quân binh chủng và đồng bào, chúng tôi c̣n thấy một vài khách Úc, cũng nhang hương nghi ngút vái lậy trước bàn thờ.

Với khói hương nghi ngút, ánh lưả thiêng bập bùng mờ tỏ, ôi đêm linh thiêng tưởng nhớ, với cả tấm chân t́nh cuả chiến sĩ, cuả đồng bào. Chắc cũng làm ấm ḷng các hương linh cuả các anh hùng tử sĩ.

Buổi lễ kết thúc trong t́nh thân ái, qua bưă tiệc trà để kết chặt t́nh quân dân cá nước thuả nào, cùng nhau ôn kỷ niệm xưa, chiến tích cũ, trong một không gian ấm cúng t́nh chiến sĩ, đồng bào. Một buổi lễ thành công trong ư nghiă thiêng liêng với sự chứng kiến cuả hồn thiêng sông núi, dù cho có cách trở muôn trùng.
 
Đại hội.
Năm nay rút kinh nghiệm những năm qua, phải đi vội, về vàng. Sự hiểm nguy ŕnh rập cuả con đường dài với người chiến hữu lái xe. Chúng tôi chọn đi ban ngày và về cũng ban ngày. Thời gian có dài hơn nhưng bù lại, chúng tôi có nhiều thời gian để sống và vui với nhau hơn.
Rời Melbourne trong buổi sáng tinh mơ, mười sáu chiến hữu trên chiếc xe 24 chỗ ngồi từ lúc 6 giờ sáng, nhưng chúng tôi có một vài người đă phải rời nhà lúc 2 giờ đêm để đến kịp vị trí tập họp anh em. Vài vị chủ quan đi ban ngày không cần mang theo thực phẩm. Sai hoàn toàn, dân Úc không có những sinh hoạt sớm suả như dân ḿnh, nên trên đường đi, quán xá vẫn chưa nơi nào mở cưả. Vài anh em đói bụng la trời.

Gần một ngàn cây số, chiếc xe cuả hăng cho thuê đă khoá chân ga, có đạp mấy, chiếc xe cũng vẫn giữ ở tốc độ 100 km/giờ. Trong khi có chỗ đường cho phép chạy đến 110 km/giờ. Qua những vùng đất cuả trận cháy rừng Thứ Bảy đen hồi đầu năm, những mầm chồi non xanh đă nhú, hưá hẹn hồi sinh nếu như mưa thuận gió hoà. Để trả lại màu xanh cho rừng, cho núi.

Cảnh hai bên đường ban ngày xem ra cũng thích thú, núi đồi, rừng xanh và những vùng nông trại bạt ngàn, những loại gia súc nuôi thả trên những cánh đồng bát ngát tươi xanh, nh́n thấy đất trời cảm thấy cảnh thanh b́nh thân yêu quá. Ḷng chợt ước mơ sao cho dân Việt Nam ḿnh chốn quê nhà, có cuộc sống dễ thương như ở nơi này. Xe chạy qua cả những khu trồng cây Canola dùng hoa để ép dầu ăn, muà này vào Xuân thấy hoa vàng rực rỡ chen lẫn với màu xanh trên những khu đồi thấp như bức tranh tuyệt kỷ trong nền trời xanh thẳm phiá trên cao.

Xe cứ bon bon trên xa lộ, và anh em vui đuà chia nhau những chai bia ướp lạnh trên suốt đoạn đường dài. Đường xa lộ mới chạy qua ṿng đai các thị trấn trên đường cũng rút ngắn bớt thời gian xe chạy. Thỉnh thoảng, xe cũng rẽ vào các trạm dừng chân trên đường cho anh em nghiền “tương tư thảo” xuống xe, vưà xả bầu tâm sự cùng rít vài hơi thuốc cho đỡ vă.
Đến trưa, chúng tôi mới t́m đến một quán bán thức ăn nhanh, mỗi người có một phần ăn trưa ngon miệng v́ ai cũng đă đói, v́ có rẻ cũng đă hơn 8 tiếng đồng hồ trôi qua, mà ai cũng đă phải thức sớm từ 4 giờ sáng để đợi xe đến đón.
“Có thực mới vực được đạo.” Sau bưă ăn trưa ngon miệng, và cái bụng cũng đă chắc hơn, xem ra mặt ai cũng tươi tỉnh, dù con đường đi mới được có hơn nưả đường một chút. Nhưng bia và những câu chuyện được góp cho những tiếng cười vang ầm, chọc ghẹo vui hơn khi xe vào vùng cao nguyên nơi có Thủ đô cuả Úc Canberra. Xe vẫn êm ả lướt đi với tốc độ đều đều.
Gần đến Sydney th́ kẹt đường. Con đường xuyên bang đang được nới rộng, nên có đóng bớt một vài làn xe chạy cho bên công chánh làm việc.
Bia giờ mới thấm và làm tức bụng cho mấy anh yêu nước có men nhột nhạt.

Cuối cùng, xe cũng qua khu đường kẹt để vào vùng ngoại ô thành phố, tài xế chạy sai vào một con đường vắng, thế là quân ta ồ lên để khai xin mắc chứng tiểu đường. Nh́n cảnh hơi lạ, Ó Biển nói ông đưa tôi cái máy chụp, từ ghế ngồi ngay cưả cũng chộp được cảnh một số anh em hết chịu nổi cái bụng ứ trông cũng thật tức cười.

Xe chạy thêm vài khu phố nưă là đến nhà cuả hội trưởng Khang. Nồi phở nghi ngút khói hương thơm bay ra tận ngơ, như mời chào thúc thẳng vào khứu giác. Chúng tôi vui vẻ chào nhau, mới đó mà đă một năm qua đi, từ đại hội 2008 đến nay mới gặp lại nhau. Tay bắt mặt mừng, chúng tôi ăn phở, sau đó cùng chuyển dụng cụ đến điạ điểm đại hội.

Đây là năm thứ nhất ban tổ chức có ư định cho mọi người sống tập thể như trong một doanh trại quân đội xưa. Trung tâm sinh hoạt cộng đồng Tiểu Bang New South Wales khang trang, rộng lớn, vào bên trong lại nhớ tới Hội trường B 52 trong Trung tâm huấn luyện Rừng Cấm năm xưa. Chúng tôi tụ vào một góc đặt hành trang và đi quanh quanh xem và bàn bạc về điạ điểm làm lễ truy điệu vào ngày mai, việc chưa cần nên có nhiều giờ hàn huyên tâm sự. Đây là cái điểm ưu khi chọn đi đại hội sớm hơn 12 tiếng mà thôi.

Buổi chiều tối, đoàn Nam Úc (South Australia) đi bằng đường hàng không mới tới. Trong khi chờ đợi, chúng tôi được hội chủ nhà thiết tiệc với thùng bia như không bao giờ cạn, những món ăn rất thích hợp làm mồi đưa cay. Trời về chiều, gió càng thổi đem hơi lạnh làm tê tái ḷng chiến sĩ. Thế nên khói thuốc cứ phủ ám vào khắp ḿnh mẩy. Không khí ở các câu lạc bộ khi xưa chắc cũng chỉ vui đến thế là cùng. Dù những người trai trẻ khi xưa không c̣n nưă, nhưng những cụ lính già cũng đâu có khác khi xưa là mấy.

Cũng phải hơn 11 giờ tối đoàn Nam Úc mới tới nơi, những Phạm Minh Tâm, Sơn, Lung, Ước, Trung, Anh Bích và Đức th́ đă đến trước. Chúng tôi lại chào hỏi bắt tay nhau, cùng ngồi lại tiếp tục giựt chốt VB lon hay vặn cổ chai những chai bia lạnh, chuyện nổ như pháo rang.

Năm nay, đặc biệt có anh Cao Xuân Huy từ Mỹ về thăm mẹ, anh đến ngồi với anh em cả ngày, cứ t́ t́ uống và ngồi cười, nghe các anh lính xưa nói về những ông thầy ḿnh ngày trước. Tôi cười cười chọc rằng, ông Huy kỳ này về Mỹ có nhiều chuyện để kể lại những bí mật cuả những Niên trưởng và Đại bàng dưới mắt những thuộc cấp xưa nhỉ? Vẫn nụ cười tươi râu ria lởm chởm anh cười ngất với những chuyện quá khứ, anh cũng kể lại những cái vui trong đơn vị anh như ông ĐĐT Tước cuả anh, sau một tiếng nổ cuả lựu đạn gài ngoài tuyến đêm. Sáng ông gọi máy hỏi tiếng nổ đêm có ǵ không? Anh báo cáo có con chó vướng lựu đàn gài nổ thôi. Với giọng gằn nghe đến xanh mặt ông lệnh: kêu thằng máy về gặp tôi gấp. Khiến người lính mang máy hoảng hỏi lại: sao lại gọi tui ông thầy? Th́ ông ấy gọi mày về th́ mày về chứ làm sao tao biết. Tưởng ổng giận chuyện ǵ, khi anh mang máy vào gặp, ông đưa cho mấy gói ngũ vị hương và nói, mang về cho thầy tṛ mày làm đồ nhậu.

Cứ vậy, những MX Ước, Sơn kể lại những cuộc hành quân thời xa lắc dưới Miền Tây, những Bến Tre, Chương Thiện, Minh Pháo thủ kể chuyện Niên trưởng Lương ở vùng Đức Hoà, Đức Huệ, theo ổng mệt ứ hơi, mới tới đóng quân xong là chập tối ổng bắt di chuyển, nhưng ai cũng công nhận nhờ vậy mà không bị ăn pháo kích, hay theo đơn vị qua Miên vv. Chuyện cứ theo nhau nối tiếp đêm khuya lắc khuya lơ chúng tôi mới ngủ.

Sau một đêm ngủ dă chiến trời chưa nghe tiếng gà đă nghe mấy ông dậy sớm bô bô rồi, chúng tôi lo vệ sinh xong cà phê cà pháo, sau đó tổ chức dựng bàn thờ và lễ đài. Ngay chính diện trung tâm sinh hoạt, chúng tôi lập bàn thờ tổ quốc với lá cờ VNCH kèm hai bên hai hàng chữ dọc Tổ quốc ghi ơn. Trên đặt hai b́nh bông, dưới đất là một lư hương lớn cao cả một mét, mầu đen trông cũng uy nghi lắm.

Bên cạnh là đài tử sĩ, một pho tượng được sơn màu áo sóng biển có luôn huy hiệu cuả binh chủng trong thế cận chiến súng cầm tay xung phong. mọi sắp xếp cũng rất nhanh v́ những chuẩn bị đă được anh Khang hội trưởng NSW. làm sẵn, chỉ việc lắp vào cùng chăng thêm mấy băng rôn lên trên khu vực hành lễ, chúng tôi lại chuyện tṛ chờ buổi chiều tập dợt là xong, và buổi lễ truy điệu như đă tường tŕnh ở phần trên.

Sau một đêm ngủ dă chiến nưă, sáng Chủ nhật, chúng tôi chuẩn bị đại hội, nghe các hội trưởng báo cáo chuyện năm qua, sau đó là bàn giao chức liên hội trưởng luân phiên, giao ấn tín kết thúc đại hội, chúng tôi lại dùng cơm nhà bàn, một bưă cơm thật ngon với cá chiên h́nh như do Minh pháo thủ đi câu cung cấp. Xong lại chuyện tṛ chờ bưă tiệc khao quân buổi tối.

Trời Sydney vẫn với cơn gió chướng, trời gió về chiều th́ lạnh, chúng tôi chờ quan khách và bạn bè tới, đông đủ chúng tôi cùng lên sân khấu chào khách bằng bản TQLC hành khúc sau đó là xuống bàn tiệc cụng ly để thưởng thức chương tŕnh văn nghệ: Lính hát cho người yêu cuả lính nghe, và những người yêu lính hát cho lính nghe lại.

Trong không khí vui mừng đó, chúng tôi cũng có phút sinh hoạt chung để chúc mừng thọ người mẹ chiến sĩ cụ Hiên tức Nữ sĩ Đan Thanh, và trao kỷ niệm cho một quả phụ cựu MX Khúc Vượng. Để đáp lại Nữ sĩ Đan Thanh, người mẹ chung cuả Liên hội TQLCVN Úc châu có bài thơ thật vui mà dí dỏm đọc tặng quan khách. Với giọng nói Hà Nội chính gốc, nhẹ nhàng cụ kể:

Năm nay tôi 88 tuổi, tôi cứ tưởng ḿnh già! Nhưng không phải, 8 với 8 là tuổi tôi vưà “đôi tám.” Tuổi tôi giờ mới đích thực là tuổi cặp kê. Ấy thế mà tôi cũng c̣n có duyên lắm cơ, nên tôi mới để ư rằng có anh Sáu đă ḍm ngó, đang tính tán tỉnh tôi, và tôi đă có bài thơ rằng:
Nói ra lại sợ chúng bạn cười.
Anh Sáu (*) lăm le tán tỉnh tôi.
Xin hăy khoan khoan đừng có vội.
Trước sau ḿnh cũng sẽ thành đôi.
Chớ có bướm ong mà mắc cở.
Cũng đừng săn đón hoặc theo đuôi.
Coi chừng lạng quạng con tôi gặp.
Nó xách ba toong nện bỏ đời.
(*) Sáu = sáu tấm = ḥm.
Nữ sĩ Đan Thanh.

Và cả những bản tân cổ nhạc được lính và các ca sĩ cuả Sydney đă làm cho buổi tiệc thật vui, kết thúc bằng bản Cờ bay với tất cả quan khách và các MX cùng lên sân khấu hợp ca.

Dọn dẹp xong, chúng tôi lại ngồi lại với nhau tâm sự và bắt tay từ giă trước cho buổi chia tay vào ngày hôm sau. Đây cũng là một sự đặc biệt cuả đại hội năm nay, không có cảnh phải tiễn bạn lúc buổi tiệc c̣n đang vui dang dở, để về v́ đường xa, mà tất cả đều ngủ lại thêm một đêm tập thể nưă.

Bảy giờ sáng Thứ Hai, chúng tôi mới lên đường trở lại Victoria. Lúc này xe chạy mà ai cũng ngủ gật, trừ có tài xế là cố chống mắt lái xe. Về đến nhà cũng đă là 7 giờ 30 tối cùng ngày, sau khi ghé dọc đường thăm con tầu ngầm trưng bày từ thế kỷ trước. Hẹn Năm 2010. Kính mời quư Đại Bàng, Niên trưởng và các chiến hữu Mũ Xanh khắp nơi trên điạ cầu. Một lần đi dự đại hội mừng sinh nhật binh chủng ở Úc, và nhân dịp thăm thú đất nước xa xôi với nhiều cái lạ. Hẹn sẽ cùng gặp nhau ở Melbourne Victoria. Đầu Tháng 10 Năm 2010.

Melbourne 28/2/2010.
Minh lá cải.