Quận Dĩ An

Bài viết của một cư dân quận Dĩ An – Tỉnh Biên Ḥa

Vài lời mở đầu.
Các chiến hữu và quư vị thân mến,
Tính đến năm nay 2010 là năm thứ tám tôi đă viết bài để có phần đóng góp vào Đặc San Sóng Thần mỗi năm.
Tôi xin cám ơn ĐT Soạn và bà xă của tôi đă khuyến khích tôi viết sau một năm ngồi xe lăn. Thật ra tôi rất dở về văn chương và từ khi vào đời binh nghiệp tôi chẳng có viết văn bao giờ. Năm 2001 tôi bắt đầu viết bài “ Tâm T́nh Một Thế Hệ  “ rồi từ đấy viết tiếp nhiều đoạn cho tập Hồi kư “ Cuộc Đ̣i Đổi Thay  “ nếu in ra cũng trên 300 trang nhưng v́ điều kiện sức khỏe chưa thực hiện được.
Lúc bấy giờ tôi rất ngại ngùng và nhút nhát v́ sợ bài viết quá dở và sợ trật chánh tả, đây là cái khuyết điễm cùa người miền Nam không có viết văn.
Năm nay tôi xin giới thiệu một bài viết của một cựu nữ học sinh gốc Dĩ An nơi tôi đă làm việc khá lâu và đă mấy lần suưt chết v́ đạn pháo và hỏa tiễn của Việt cộng, có một lần bị bằn sẻ và hiện thời một viên đan AK 47 c̣n nằm trong phổi.
Bài viết của của cô nầy rất thật thà nhưng cảm động làm cho tôi rất ngậm ngùi nhớ lại ngày cuối cùng của đời binh nghiệp đúng 21 năm vào mùa Xuân năm ấy.

Nước mắt mùa Xuân khóc bao đêm dài !
Mùa Xuân năm ấy xé nát tim tôi
Một đời binh nghiệp như áng mây trôi
Mỗi độ Xuân về nỗi buồn không vơi !
Bài thơ : Nước Mắt Mùa Xuân. MC
----------------
Vẳng nghe tiếng thép luyện gươm mài
Sôi sụt câm hờn tủi chí trai
Nhớ nước đau ḷng thân chim quốc
Thương nhà xót dạ cánh chim đa .
MC

Bài viết nầy cũng gợi tôi nhớ đến sự biết ơn cố Trung tướng TL SĐ TQLC đă bổ nhiệm tôi về quận Dĩ An, tỉnh Biên Ḥa. Sau khi tôi bị thương nặng tàn phế phải chống gậy vừa đúng 33 tuổi đời. Lúc bấy giờ tôi thất vọng vô cùng v́ đang vẫy vùng trong cuộc đời chinh chiến với TĐ3 Sói Biển trên khắp 4 miền chiến thuật của quê hương.
Tôi thật sự không muốn giải ngũ v́ lúc đó 12 năm lính đă ăn sâu vào huyết quản của tôi. Tôi nguyện sẽ làm bất cứ điều ǵ trong khả năng nếu Quân đội giao phó.

Lính đă in sâu vào huyết quản
Chiến trường là mạch máu của anh
Theo tháng năm thân xác hao ṃn
Tóc bạc, chiến trường không phai nhạt .
Tuyết Nga

Lúc bấy giờ Trung tướng Lê Nguyên Khang kiêm chức TL QĐ 3 và Vùng 3 Chiến thuật, nên rất hiểu t́nh h́nh an ninh từ các tỉnh đến các quận nằm trong lănh thổ trách nhiệm của Ông. Đây cũng là dịp tôi được phát triễn tối đa khả năng của tôi để làm cho được việc và để đền đáp công ơn của Trung tướng đă thương t́nh giúp đở đời binh nghiệp của tôi. Ơn nầy chúng tôi không bao giờ quên.

Trong khi đang viết bài nầy bà Trung tướng có đến ghé nhà thăm chúng tôi. Vợ chồng chúng tôi kính cám ơn Bà thường hay đến thăm chúng tôi để an ủi từ ngày tôi bị nạn.
Mấy lúc gần đây chiến hữu mũ xanh các cấp ra đi cũng khá nhiều. Tôi xin cầu chúc các người quá cố được an nghỉ ngh́n thu.

Ta sực nhớ phải có một ngày gần
Bóng ra đi…ta trở về ḷng đất
Người tiễn đưa ta với ḍng nước mắt
Nhớ thả tro về quê Mẹ Việt Nam
MC

Trước khi mời quư vị đọc bài viết của một cựu nữ học sinh quận Dĩ An, tôi cầu chúc tất cả và gia đ́nh được b́nh an đến hết chuỗi ngày c̣n lại.
Nguyễn Minh Châu TĐP TĐ3 Soibien & QT Dĩ An/BH


NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI.
QUẬN DĨ AN.
NGUYỄN KHẮP NƠI

Viết theo lời kể của một cư dân Quận Dĩ An,
Viết cho ngày 30 tháng Tư đen,
Viết cho những người Lính, Nghĩa Quân, Cảnh Sát, Xây Dựng Nông Thôn và dân chúng của Quận Dĩ An xưa.
Kính tặng  Ông Quận Dĩ An - Ông Quận Thủy Quân Lục Chiến Sát Cộng - Trung Tá Nguyễn Minh Châu. 
Để tưởng nhớ Chú Ba Trưởng Cuộc Cảnh Sát Dĩ An.

Nói về địa dư, th́ quận Dĩ An thuộc về vùng III. Từ Sài G̣n đi Biên Ḥa, nếu đi đường trong (đường ngoài là đường xa lộ Saig̣n Biên Ḥa), chúng ta sẽ tới Thủ Đức rồi tới Dĩ An và cuối cùng là Biên Ḥa.
Mặc dù ở khoảng giữa Saig̣n Biên Ḥa, nhưng người ta biết đến Thủ Đức và Biên Ḥa nhiều hơn là biết tới Dĩ An, v́ hai nơi kể trên có quá nhiều cảnh đẹp, thức ăn và trái cây ngon, như Suối Tiên, nem Thủ Đức, buởi Biên Ḥa . . . .
Dĩ An chỉ là một quận thuộc về . . . miền quê, không có bất cứ một thứ ǵ đặc sắc, ngoài cái việc ở kế cận Sàig̣n.
Đúng vậy, nếu đứng ngay ở quận lỵ Dĩ An, chúng ta sẽ thấy ngôi chợ, bót cảnh sát, ga xe lửa . . . Nhưng qua khỏi ga xe lửa một chút, chừng vài cây số thôi, là chúng ta đă tới miền  quê rồi đó, với những cánh đồng lúa và vườn trái cây xanh mướt thấp thoáng những mái tranh đơn sơ.
Và trong một vài mái tranh đơn sơ đó, có  . . . Việt Cộng.

Sau hiệp định Geneve 1954, phân chia đất nước làm hai miền: Miền Bắc theo Cộng Sản, c̣n miền Nam theo Tự Do, thuộc Pháp.  Khi Pháp rút về nước, trao chính quyền lại cho Quốc Trưởng Bảo Đại. Sau một cuộc “Trưng Cầu Dân Ư” Bảo Đại bị truất phế, nhường cho Ngô Đ́nh Diệm lên làm Tổng Thống. Bọn Việt Cộng ở miền Nam, một số tập kết về miền Bắc , số c̣n lại rút gân rút cốt thay h́nh đổi dạng, nằm vùng chờ cơ hội.
Tổng Thống Ngô lập chính phủ Cộng Ḥa, lo văn hồi an ninh trật tự cho miền Nam Tự Do, ông cho bắt hết đám Việt Cộng nằm vùng, xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Cuộc sống người dân trở lại b́nh thường, dân Dĩ An nhờ đó, cũng sống rất yên lành.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Dĩ An, chứng kiến những sự việc xẩy ra ở đó qua hai đợt di cư của người miền Bắc vào Nam: Năm 1954 và năm 1975.
Dân Di cư miền Bắc, được tập trung sinh sống ở khu Thủ Đức, Hố Nai, Tam Hiệp . . .  gần Biên Ḥa, và đương nhiên là gần Dĩ An.
Thời đó, tôi c̣n rất nhỏ, mới bắt đầu đi học Tiểu Học.
Tới trường, hễ nghe đứa nào nói cái giọng khó nghe, th́ hiểu liền, đó là dân “Bắc Kỳ”. Đang đi ngoài đường, hễ nghe ai đó nói:
“Rê Su Ma, nạy chúa tôi”
Là tụi tôi biết liền, đó là dân “Bắc Kỳ”
Ra chợ, hễ thấy bà nào có hàm răng đen bóng, là bọn chúng tôi biết ngay, đó là dân “Bắc Kỳ”

Một vài điều tôi c̣n nhớ như in vào đầu là, thời đó c̣n xài tiền giấy xé làm hai: Một đồng xé làm hai thành hai tờ Năm Cắc. Những đứa nhỏ Bắc Kỳ cùng học với chúng tôi, tụi nó hiền lành, chỉ nh́n tụi tôi chơi dỡn chứ không bao giờ dám chọc ghẹo tụi tôi cả. Má tôi và những người cḥm xóm bán hàng ngoài chợ th́ nói những người Bắc Kỳ chụi khó làm việc và rất nhẫn nhịn, cái ǵ cũng cười.    

Tôi được má kể lại là, lâu lâu , chính phủ tổ chức chiếu phim thời sự vào buổi tối, ở đầu chợ Dĩ An, để dân chúng đi xem, đông lắm, vui vẻ lắm, thái b́nh thịnh trị lắm.
Vào thời gian xẩy ra đảo chánh Ngô Đ́nh Diệm và những cuộc đảo chánh kế tiếp, tôi không biết và không nhớ nhỉều cho lắm, v́ lúc đó tôi chỉ là một đứa nhỏ chín mười tuổi mà thôi. Chỉ có một điều làm tôi nhớ: Mỗi lần chiếu bóng,  Việt Cộng thẩy lựu đạn làm đám con nít tụi tôi chết nhiều lắm. Tôi không nhớ năm đó là năm nào, chỉ nhớ rằng, trong lúc đang mải mê xem phim chống bệnh tật: Máu đỏ và máu xanh trong cơ thể chống lại vi trùng xâm nhập vào người, th́ nghe một tiếng nổ lớn:
“Đùng”
Nh́n chung quanh, tôi thấy người ta ngă xuống đất, máu chẩy thật nhiều, bọn tôi sợ quá, xúm nhau chạy về nhà. Kể từ đó, ba má tôi cấm đám anh em tụi tôi không được  đi xem hát nữa.   
Qua một thời gian vài năm không đi  coi hát ở chợ nữa, có một bữa, mấy đứa bạn tôi rủ đi coi hát ở đầu chợ nữa. Tụi nó nói với tôi:
“Có ông Quận mới về, ổng . . . sát cộng lắm, nên tụi nó không dám về thẩy lựu đạn nữa, đi coi hát được rồi.”
Nói th́ nói vậy, chứ má tôi đâu có dám cho tụi tôi đi coi nữa. Anh em tụi tôi ham coi hát, lén lén đi từ đứa, mỗi đứa coi một khúc rồi về thế cho đứa khác đi coi. May là không có ai thẩy lựu đạn nữa, nên má tôi không biết chuyện này.
Mấy bữa sau, tụi tôi có chuyện đi ra quận đường. Đang đi, tôi chợt thấy có một chiếc “Xe Díp” chạy trờ tới, có một ông mặc đồ rằn ri nhà binh ngồi trên xe bước xuống, chống cây gậy đi chậm chậm. Dưới cặp mắt con nít của tôi, th́ ông rất là oai phong. Tôi đâu có biết ông đó là ai, cứ mở bự con mắt ra mà ḍm ông. Những người lớn tuổi đi kế bên tôi lao xao nói chuyện với nhau. Một bác đi kế bên tôi nói lớn ra vẻ thích thú:
-“Đó, ông Quận Dĩ An mới về đó!”
-“Ông Quận đó . . . sát cộng lắm đó! Ổng cho lính đi phá hầm Việt Cộng hoài à, kỳ nào cũng giết được mấy đứa, làm tụi nó sợ lắm, trốn hết trơn rồi.”
-“Ổng là lính “Thủy Quân Lục Chiến” đó, đánh trận ngầu lắm đó!”
-“Ổng tên ǵ vậy?”
-“Ai biết ổng tên ǵ! Nghe người ta kêu ổng là “Ông Quận Thủy Quân Lục Chiến”, vậy thôi, chứ ai mà biết ổng tên ǵ!”   

Mấy ngày sau, nhân dịp tết Trung Thu, bọn con nít tụi tôi được đi theo thầy giáo tới quận đường để lănh lồng đèn và bánh trung thu. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi đuợc tới quận đường và được lănh quà trung thu. Tôi không c̣n nhớ đă được lănh lồng đèn kiểu ǵ? Nhưng c̣n nhớ rất rơ là được phát một cái bánh dẻo nhỏ bằng ngón tay, ăn có mùi lá dứa.
Nhà tôi ở ngay chợ Dĩ An, mỗi ngày ngoài giờ học và nhưng giờ chạy chơi với bạn bè, tôi đều phụ má bán hàng, nên được nghe nói rất nhiều về “Ông Quận Dĩ An Thủy Quân Lục Chiến.
Có người kể:
“Tối qua, ông Quận cho lính đi phá hầm, giết nhiều du kích lắm, thằng con của Năm Rê (không phải tên thật) hổng dám dề kêu đi đắp mô nữa”
Cũng có người nói:
“Tối bữa trước, thằng Năm con ông Chín Lùa kéo đám trong bưng về chặn đường ông Tám Hó (không phải là tên thật) Hội Đồng Xă đặng giết. May phước, ông Tám có thằng nghĩa quân  xách súng đi theo, bắn trả lại rồi chạy thục mạng ra tới Xă ở luôn đó, mấy bữa rồi cũng không dám về nhà.”
Một ông già bán xạp đă thật là vui vẻ nói lớn:
“Hổm rày quận ḿnh yên lắm rồi! Tụi tui và bà con cḥm xóm hết bị mấy cái đám ác ôn tối trời về bắt đi đắp mô rồi. Nhớ lại hồi đó, tối bị lùa đi đắp mô, sáng lại phải đi phá mô, hổng c̣n sức đâu mà làm ăn!”

Như tôi đă nói ở trên, từ ga xe lửa Dĩ An đi theo đường cái vô sâu chừng vài cây số, tới vùng Nhị Tỳ, Nhà Đèn Dĩ An là tới khu ruộng lúa và những đám rừng âm u (chưa tới Ngă Ba Cây Lơn). Những người đi theo Việt Cộng ban ngày vẫn làm ruộng trồng rau, ban đêm nhập với đám Việt Cộng trong rừng ra, tới từng nhà đ̣i đóng thuế, hoặc giết những người trong Hội Đồng Xă. Nhà hàng xóm gần nhau, ai theo Việt Cộng, ai theo Quốc Gia, dân chúng có khi biết nhau hết, nhưng không dám nói ra.      
Có một bữa, dân chúng kéo nhau đi coi xác Việt Cộng chết, được ông Quận kéo về để dọc đường rầy xe lửa. Tôi ṭ ṃ lén đi coi. Tới nơi, tôi thấy có chừng sáu bẩy cái xác Việt Cộng, đứa th́ mặc quần xà lỏn, đứa th́ mặc đồ bà ba đen, quấn khăn rằn   bị bắn chết, máu chẩy đầy ḿnh. Lính nghĩa quân cầm súng đứng gác kế bên. Người ta đi coi đông lắm, tới tận nơi mà ḍm. Tôi thấy xác chết th́ sợ quá, không dám tới gần, chỉ đứng lớ xớ phía xa. 
Có người léo xéo nói với nhau: “Xác đó là thằng . . . Tám (không phải là tên thật), con của Sáu Lô đó”
Có người làm gan, tới hỏi anh nghĩa quân đứng gác:
“Việt Cộng bị bắn chết rồi, sao không đem đi chôn, mà lại đem trưng ra đây? Coi dễ sợ quá, hôi hám quá đi”
Anh nghĩa quân trả lời:
“Tụi tôi mới đi phá hầm bí mật của Việt Cộng tối qua đó, ông Quận cho kéo về, chờ làm giấy tờ xong mới đem chôn, cũng để đó đặng cho bà con biết, đừng có đi theo Việt Cộng mà có ngày bị chết thảm như cái đám này đó!”

Tôi lớn lên theo t́nh h́nh an ninh của quận Dĩ An. Ông quận Dĩ An vẫn c̣n làm việc ở quận, tôi không có dịp gặp ông nữa, nhưng nghe dân chúng nói rất nhiều về những điều ông làm. Ông chịu lo lắng cho vấn đề an ninh của dân chúng, chịu hành quân, chịu đi phá hầm, truy lùng Việt Cộng lắm.
V́ thế, dân chúng mới đặt cho ông cái tên:
“Ông Quận Sát Cộng”
Bây giờ th́ tôi đă lớn đủ để hiểu Việt Cộng là ai? Và Sát Cộng là gỉ? rồi. Tôi chỉ là một đứa con gái, nhưng tôi cảm thấy phục ông, và lâu lâu vẫn suy nghĩ: Ông đi đứng chống gậy rất khó khăn, vậy làm sao mà ông có thể đi hành quân phá hầm việt cộng hoài hoài như vậy được?
Có một bữa bán hàng, tôi thấy có một đám người lạ mặt mặc quần áo đen, đội nón rộng vành, mang ba lô tới ăn ở quán của nhà tôi. Tôi thấy họ mặc đồ bà ba đen và quấn khăn rằn th́ sợ lắm, nhất là nh́n thấy cái nón của họ, hơi giống cái nón tai bèo của đám du kích. Nhưng khi thấy họ mang ba lô th́ tôi đỡ sợ, v́ tuy không đi lính, nhưng tôi cũng biết chỉ có lính Cộng Ḥa mới mang ba lô mà thôi. Khi một chú ăn xong, kêu tính tiền, tôi làm gan, hỏi chú là lính ǵ mà lại mặt đồ đen.
Chú này cỏn trẻ lắm, nhe răng cười trả lời tôi:
“Tụi tui là lính “Xây Dựng Nông Thôn” mới từ Vũng Tàu về đây”
(Xin gọi tắt là XDNT)
Nghe anh trả lời th́ tôi biết vậy thôi, và tôi cũng chỉ gặp họ một lần đó thôi nên cũng quên đi, c̣n lo bán hàng, lo đi học. Chừng vài tháng sau, tôi nghe dân chợ nói chuyện với nhau:
“Lính XDNT được lắm, họ hổng giống lính Cộng Ḥa, họ ở luôn trong ấp của ḿnh đó, mấy ảnh giúp ḿnh đủ chuyện hết, có bữa c̣n phụ bà Tám Cái (không phải là tên thật) cấy lúa đó!”
“Bàn ngày, đám XDNT này đi ṿng ṿng giúp bà con, ban đêm họ xách súng đi t́m Việt Cộng mà đánh đó. Tội nghiệp quá, họ làm việc sáng đêm. Tối qua đám này ghé nhà tôi, tía thằng Tâm nói tôi nấu cháu cho mấy chú đó ăn cho no đặng làm việc đó!”

Từ đó tôi mới biết lư do tại sao họ không có mặt ở chợ nữa, v́ họ ở luôn ở trong làng, trong xă chung với dân. Theo suy nghĩ nông cạn của tôi, tôi cho rằng: Việt Cộng nằm vùng sống cùng với dân, muốn diệt trừ bọn này, chỉ có cách là cũng sống cùng với dân như những người lính XDNT này th́ mới t́m ra chúng mà đánh thôi. Từ đó, tôi lại có thêm cảm t́nh với lính XDNT và thêm cảm t́nh với ông Quận Dĩ An.

Tới tuổi thi tú tài, tôi lo học nhưng cũng thích thơ TTK, Hữu Loan, Hồ Zếnh ,và cũng thích đọc “The Exodus” “Chiến Tranh và Ḥa B́nh”. . .
Một bữa, tôi đang đọc  cuốn “Trại Đầm Đùn” th́ một ông khách lạ mặc quần áo Cảnh Sát buớc vào quán kêu đồ ăn, ông trạc tuổi 45 ǵ đó. Khi tới quầy trả tiền, liếc mắt thấy tên cuốn sách, ông nh́n tôi ngạc nhiên:
“Con gái mà đọc mấy loại sách này làm chi!”
Tôi trả lời ông:
“Cháu đọc cho biết Việt Cộng là như thế nào?”
Lâu lâu ông lại ghé quán của má tôi mà ăn trưa, ăn tối. Tới khi quen rồi ,tôi mới biết ông là Cuộc Trưởng Cuộc Cảnh Sát Dĩ An. Có bữa, tôi cắc cớ hỏi ông:
Chú Ba, có khi nào chú bắt được Việt Cộng, rồi cũng tra tấn người ta giống như bọn VC tra tấn dân, giống như trong . . . Trại Đầm Đùn, hay không?”
Ông đă cười lớn một lúc rồi mới trả lời tôi:
“Bạo tàn không phải là nghề của Cảnh Sát Quốc Gia! Ḿnh làm ǵ cũng phải có t́nh người ở trong đó. Hơn nữa, hỏi cung đám VC là do CSĐB hoặc là ANQĐ phụ trách, chứ không phải là nhiệm vụ của chú.”
Từ đó, tôi có cảm t́nh nhiều hơn đối với ông. Ông kêu tôi là “Con gái” và xưng “Chú” với tôi. Nhà ông ở Sàig̣n, ông đi làm bằng xe Vespa (hay Lambretta ǵ đó, tôi không nhớ rơ), chứ không lái xe Jeep Cảnh Sát. Người ta kêu ông là Chú Ba, th́ tôi cũng theo đó mà kêu, chứ không hỏi và cũng không dám hỏi tên thật của ông.

Tháng Tư 1975, ngày đen tối của VNCH đă đến! Mấy ngày trước đó, thấy t́nh h́nh nguy ngập, má tôi lo cho tính mạng của anh Hai tôi đang đóng quân ở Bạc Liêu và anh rể tôi làm Cảnh Sát ở Xa Cảng, nhưng đâu có làm ǵ được hơn. Má chỉ c̣n cách bảo tôi đi mua gạo trữ pḥng khi có biến.
Gần cuối tháng, tôi nghe súng nổ thật gần, nhưng cũng chẳng biết làm ǵ hơn.
Sáng 30, tôi nghe trên đài phát thanh, Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng Việt Cộng và kêu gọi binh sĩ các cấp gác súng súng chờ bàn giao.
Má tôi lo cho số mạng của người con trai và con rể. C̣n tôi, tôi lo cho số mạng của những bạn bè tôi đă đi lính. Dĩ An ở gần phi trường Biên Ḥa, gần cả căn cứ Sóng Thần, nên có rất nhiều thanh niên gia nhập Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến, bạn bè tôi ở trong đám này đông lắm. Rồi c̣n những người lính XDNT nữa, họ c̣n đang ở chung với bà con trong Xă, Ấp, c̣n chú Ba Cảnh Sát, c̣n ông Quận TQLC Sát Cộng nữa, họ sẽ ra sao?
Mẹ tôi lính quưnh đi tới đi lui trong nhà. Tôi cũng lo sợ, lo sợ cho mẹ tôi, cho chính tôi nữa, cuộc đời ḿnh sẽ ra sao?
Ngay lúc đó, chú Ba bước vào, mặt mày đăm chiêu. Điều ngạc nhiên hết sức là chú không mặc bộ quần áo cảnh sát thường ngày, mà chú mặc bộ đồ mầu trắng tươi, đeo lon và huy chương sáng ngời. Chú nói với mẹ tôi:
“Tôi chào chị lần cuối, rồi về nhà. Đầu hàng rồi, nhưng tôi đâu có thua trận đâu mà đầu hàng! Sáng nay, khi nghe tin Tổng Thống Minh đầu hàng, tôi đă tập họp tất cả cảnh sát trong Cuộc lại dể  làm lễ chào quốc kỳ lần cuối cùng, rồi giải tán, ai về nhà nấy. Tôi cũng về đây, thôi, chào chị và cháu gái, hai người ở lại mạnh giỏi.”
Mẹ tôi và tôi chưng hửng nh́n chú. Một lúc sau, mẹ tôi mới nói:
“Đầu hàng rồi, tôi thấy người ta mặc thường phục đi về, sao chú không thay quần áo thường mà lại mặc đại lễ như vầy, lỡ . . . có chuyện ǵ th́ sao? Con trai tôi c̣n để mấy bộ quần áo ở nhà, tôi nói con Nhung lấy cho chú bận nhe!”
Chú Ba cười chua chát, trả lời:
“Lần cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp của tôi mà chị! Tôi phải mặc đại lễ chứ!”     
Tôi ái ngại nh́n chú, hỏi thêm:
-“Chú Ba đi về cùng với anh em cảnh sát hay về chung với ông Quận? Về chung chắc là an toàn hơn đó”
-“Anh em cảnh sát đa số là dân địa phương, họ tự đi về, c̣n chú, chú đi bằng xe riêng từ đó tới giờ, nên hôm nay chú cũng về bằng xe riêng. Ông Quận vừa nói chuyện với chú xong, ổng sẽ về sau cùng với những người lính nào ở Sàig̣n.”
-“Chú Ba, c̣n cây cờ của ḿnh, sao chú không gỡ xuống, để . . . người ta xé đi th́ tội nghiệp cho lá cờ lắm”
-“Chú Ba chỉ có nhiệm vụ thượng kỳ Việt Nam Cộng Ḥa mà thôi. Quân Đội không dậy chú cuốn cờ bỏ đi, và chú cũng không thể làm chuyện đó được. Trước khi về, chú đă đứng nghiêm chào lá cờ lần chót rồi.
Cứ để lá cờ ở đó, trong đầu óc của chú sẽ nhớ măi h́nh ảnh lá cờ VNCH tung bay trong gió. Sau này, lá cờ sẽ ra sao? Để tương lai trả lời.”
Rồi chú quay ra, đạp máy xe rồ ga đi thẳng.
Ngoài đường, tôi thoáng thấy những thanh niên mang băng tay đỏ, cầm súng chạy lăng xăng.
Chiều đến, má tôi hốt hoảng nhớ tới bầy cháu ngoại ở Sàig̣n, má nói tôi ráng mang gạo cho chị tôi, để mấy đứa nhỏ đói tội nghiệp.
Tôi cảm thấy sợ hăi khi phải đi ra ngoài trong giờ phút này, nhưng cũng chất gạo lên xe Honda chạy ra xa lộ đi về Sàig̣n.
Dọc đường, vẫn c̣n súng nổ, vẫn c̣n lính ta chạy tới chạy lui, quần áo lính vứt rải rác khắp nơi, và rất nhiều đàn ông mặc thường phục đi bộ về phía Sàig̣n. Những chiếc xe tăng cắm cở Xanh dương và đỏ chạy rầm rộ trên đường, chạy qua mặt tôi một cách hung tợn, cũng huớng về Sàig̣n. Tôi sợ lắm, bậm gan rồ ga chạy thục mạng.
Bất chợt, tôi nh́n thấy ở vệ đường, một người lính mặc đại lễ mầu trắng với những huy chương đeo đầy trên ngực áo, nắm bất động, mặt đầy máu, quay về phía đường lộ, bên cạnh chiếc xe Vespa lật nghiêng. Tôi thảng thốt kêu lên:
“Chú Ba Cảnh Sát!”
Tôi muốn dừng lại, xem có phải thật sự là chú Ba hay không?
Chú c̣n sống hay đă bị bắn chết?
Nhưng gịng người xô đẩy, tiếng súng hai bên nổ vang, rồi xe chở lính Việt Cộng chạy tới, xe tăng, thiết giáp bắn nhau qua lại, tôi không thể nào ngừng lại.
Tôi bật khóc, nh́n chú Ba một lần chót rồi rung rẩy chạy xe đi.
Tôi nhớ lại hồi sáng, sau khi chú Ba đi được khoảng một tiếng đồng hồ th́ một đám những tên đeo băng tay đỏ, những tên đội nón tai bèo, đă kéo lá cờ VNCH xuống, xé tan nát đi. Tôi vụt chạy ra muốn giựt lại lá cờ, nhưng vừa mới ra tới cửa, đụng phải một đám đá cá lăn dưa cầm súng chĩa tứ phía, làm tôi sợ quá, dội trở lại. Lúc đó, tôi đă giận chú Ba hết sức, tại sao không kéo lá cờ xuống mà cất đi, để nay bị cái đám người này xé nát.
Bây giờ, nh́n chú Ba nằm đó, tôi lại nhớ câu nói cuối cùng của chú:
“Cứ để lá cờ ở đó, trong đầu óc của chú sẽ nhớ măi h́nh ảnh lá cờ VNCH tung bay trong gió. Sau này, lá cờ sẽ ra sao? Để tương lai trả lời.”
Tôi không giận chú Ba nữa, và nghĩ rằng, chú Ba đă làm đúng!
Chú Ba ơi, trong đầu óc chú bây giờ, lá cờ Việt Nam Cộng Ḥa vẫn c̣n tồn tại, vẫn c̣n tung bay trong gió, trong vĩnh cửu, phải không chú?
Những ngày sau đó, rất nhiều khuôn mặt xuất hiện. Những khuôn mặt này rất quen thuộc với người dân Dĩ An trước đây, nhưng bây giờ họ đă trở thành khác hẳn:
Họ quấn  khăn rằn, đội nón tai bèo, hiện nguyên h́nh Việt Cộng.
Bà con đi chợ nói với nhau:
“Cái đám này, hồi đó đă bị Cảnh Sát ch́m, bị lính của Ông Quận ḿnh bắt nhốt hết trơn rồi đó đa. Nhưng bị báo chí nói lung tung là bắt dân vô tôi, nên mới phải thả tụi nó ra. Nay th́ rơ ràng quá rồi, phải chỉ hồi đó xử tử hết tụi nó đi, đỡ khổ . . .”

Một thời gian ngắn sau đó, những người Bắc Kỳ lại xuất hiện, chúng tôi kêu họ là “Bắc Kỳ 75”. Những Bắc Kỳ này láu cá và hỗn láo vô cùng, khác xa với “Bắc Kỳ 54” xưa. Bắc Kỳ 54 ăn nói nhỏ nhẹ, cái ǵ cũng cười, th́ đám Bắc Kỳ 75 đội nón cối, đ chân đất, luôn miệng chửi thề. Khi nói chuyện, họ xưng ông xưng cha với chúng tôi và sẵn sàng đe dọa:
“Ông báo công an, bắt bỏ cha chúng mày đi bây giờ!”

Mỗi lần ngày 30 tháng Tư trở lại, tôi lại nhớ tới quận Dĩ An, nhớ tới ông Quận TQLC Sát Cộng, nhớ tới Chú Ba Cảnh Sát. Tôi đă kể cho chồng con tôi nghe về những người này, không biết họ c̣n sống hay đă chết? Chồng tôi hỏi, tôi c̣n nhớ tên những người hùng này hay không? Lâu quá rồi, hơn nữa, hồi đó, tôi c̣n quá nhỏ để mà nhớ.
Mỗi lần đi ngang những đài tưởng niệm chiến sĩ VNCH, tôi đều cầu nguyện cho họ.
Bất chợt, một hôm đọc Việt Luận, đọc bài “Cuộc Đời Đổi Thay” tôi mới biết ông Quận Trưởng Dĩ An , ông Quận TQLC Sát Cộng, Trung Tá Nguyễn Minh Châu, ông c̣n sống, đang ở bên Mỹ. Tôi mừng qua, kêu chồng tôi:
“Anh ơi, ông “Guậng . . . Ông Guậng Dĩ Ang nè, ổng c̣n sống, ổng diếc báo nè !
Anh coi h́nh ổng nè, ổng bận đồ rằng ri, oai hùng lắm nè ! Thấy hông, em nói mà !”

Chúc mừng ông Quận được b́nh yên sau những đổi thay của cuộc đời.
Cám ơn ông Quận, đă ǵn giữ an ninh trong quận, đă sát cộng, để những người dân Dĩ An như tôi có một cuộc sống yên ổn, cho tới ngày 30 tháng Tư.

NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, LÀ THẾ ĐẤY!
NGUYỄN KHẮP NƠI.