Tôi viết đôi ḍng không phải để quảng cáo cho tập tạp ghi “Những
Người Thua Trận”, hay tập thơ “Chúc Thư” của ông, tôi không ghi địa
chỉ hay số phôn để đọc giả liên lạc, nhưng để cám ơn ông. Ông đă
dùng thơ để nhắc tôi, nhắc “chúng sinh” vẫn ăn, vẫn ngủ và vẫn thở
hăy nhớ đến những món nợ đối với thuộc cấp, đồng đội c̣n ở lại.
Họ ở lại và đă nằm yên tại Đông Hà, Quảng Trị, “pháp trường cát”
Thuận An, B́nh Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng:
Anh nằm lại trên đất quê hương.
Anh nằm lại đây cùng chiến hữu
Đă cùng anh chiến trận bao ngày...
Họ đă ở lại và đang lê lết cuộc đời giữa chợ...đời:
Nợ người phế binh lê la kiếm sống
***
“HUY PHƯONG”.
Từ nay tôi sẽ gọi anh Huy Phương như thế mà không cần thêm 2 chữ
“nhà văn” nữa. Theo tôi, gọi anh như thế là đủ, v́ nếu có “nhà văn”
th́ phải có “nhà thơ” hay “thi sĩ, thi bá” mới công bằng sau khi tôi
đọc bài thơ: “Chúc Thư” trong tập thơ mang tên:
“CHÚC THƯ CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH CHẾT GIÀ”.
Chiều qua, Thứ Sáu 13, sau khi đi “khám bác sĩ” về, tôi buồn v́ bác sĩ phán đúng vào ngày “xui” cái tin không vui: “bác không nên ngồi computer nữa”!
Ḷng buồn cảnh có vui đâu bao giờ nên tôi ngồi bệt xuống thềm cửa thở dài, bỗng trông thấy trong chồng thơ cùng đủ thứ giấy quảng cáo mà mailman bỏ ngoài cửa, một b́ thơ màu vàng dầy cộm, tôi biết đây là tập san Đa Hiệu hay BĐQ mà tôi thường gửi bài nên vội cầm lấy xem, hy vọng có bài ḿnh được đăng trong đó, đang lúc buồn mà đọc bài ḿnh viết được đăng báo th́ th́ đỡ khổ, “văn ḿnh, vợ người” mà.
Nhưng không phải ĐH hay BĐQ mà ngừơi gửi là Huy Phương, tôi quá đỗi ngạc nhiên, đây là lần đầu tiên được một nhà văn nổi tiếng gửi tặng sách, mà sách của nhà văn Huy Phương là tạp ghi, là loại viết tôi thích nhất.
Mở bao thư ra, ngoài tập tạp ghi “NHỮNG NGƯỜI THUA TRẬN” c̣n có tập thơ nữa. Tôi thầm nghĩ ông nhà văn này “chuyên trị” tạp ghi, sao lại làm thơ nữa! Mà thơ ǵ đây?
“Chúc Thư Của Một Người Lính Chết Già”
“Chết cha”! Tôi thầm kêu lên như thế. Ngày xui Thứ Sáu Mừơi Ba, bác sĩ phán ḿnh có bệnh, rồi bây giờ bỗng dưng nhận được quà từ trên trời rơi xuống “chúc thư... lính chết già”? Cái ǵ nữa đây? Điềm ǵ đây? Bỗng dưng niềm tin dị đoan, mà không bao giờ tôi tin, từ đâu ào-ào kéo tới! Tôi là lính già..chết!
Phải nói thực ḷng là tôi không có khả năng thưởng thức thơ bằng
đọc Tạp Ghi, thích đọc thư t́nh c̣n thơ t́nh th́ không, có chăng là
đọc thư đấu tranh của các thi sĩ Phạm Kim Khôi, Trạch Gầm, Vơ Đông
Giang, nhưng là lính già mà cầm trong tay “Chúc Thư Của Ngừơi Lính
Chết Già” th́ nguy hiểm quá, phải đọc để biết có ǵ c̣n xin “giải
hạn” chứ. Chết già? Xưa “thất thập cổ lai hy”, nay th́ thất thập c̣n
sống dai, nói dài là chuyên b́nh thừơng, tôi không thể...
***
Tôi là người lính già ở xa tổ quốc
Xa chiến trường lưu lạc tới đây
............
Ngày tôi bỏ đi, bạn bè đồng đội
Vẫn hiên ngang cho tới phút cuối cùng.
À ra thế, “tôi” đây không phải là tôi, v́ tôi đâu có bỏ đồng đội, tôi ở bên anh em cho tới sau khi “Tổng Tư Lệnh” Dương Văn Minh ra lệnh bẻ súng mà. Vậy th́ an tâm rồi, tôi không là lính chết già th́ đọc tiếp xem tác giả nói về ai? Cái ǵ? Ở đâu? Khi nào? Tại sao?
Hăy quên tôi, người lính già lưu lạc
Đừng phủ lá cờ tổ quốc cho tôi
Nhột quá chừng! Tác giả khiêm nhường xin đừng phủ quốc kỳ khi
“tôi” ra đi.
Tôi đồng ư với tác giả, “da ngựa bọc thây, quốc kỳ gói xác” chỉ dành
cho những anh hùng vị quốc vong thân. Vấn đề “phủ cờ” ở hải ngoại
này đă một thời tốn giấy mực, cái lư đúng là KHÔNG, nhưng QLVNCH c̣n
có cái t́nh, ngừơi lính, dù chết trẻ hay chết già đều không cần bất
cứ thứ ǵ, phủ cờ hay không, ngàn vong hoa hay không cũng như nhau,
nhưng ngừơi lính già xa quê hương, tỵ nạn CS, khi chết già mà được
phủ quốc kỳ cũng là niềm an ủi cho ngừơi ở lại: “chồng, cha, ông nội
ngoại chúng tôi khi xưa là lính, khi chết vẫn là ngừoi tỵ nạn CS, là
chống Cộng”. Cái t́nh là ở chỗ đó thưa tác giả. Có thể ông cũng đồng
ư với tôi là Quốc Kỳ luôn mở rộng, trừ những kẻ muốn từ chối chào
Quốc Kỳ, tác giả muốn nói đến ai kia, đă trốn quê hương mà lại cứ
chuồn về chốn cũ để tiêu khiển, để làm những con trâu già ham gặm cỏ
non chăng?
Câu tôi mê nhất là:
Anh em tôi trong những giờ tuyệt lộ
Nằm lại bờ lúc chiến hạm ra khơi
Đọc 2 câu thơ này tôi nhớ lại đă có lần, trên SBTN, tác giả hỏi khó tôi về t́nh h́nh của LĐ147/TQLC tại “pháp trường cát Thuận An” rằng nếu lúc đó, Đ/Tá LĐT có mặt tại chỗ, tại bờ biển th́ t́nh h́nh liệu thay đổi chăng?
Xin thưa, Đ/Tá LĐT/LĐ147 bị thương nên phải tải thương, mà cho dù có mặt ông LĐT, hay cả ông Tư Lệnh Binh Chủng TQLC đi nữa th́ t́nh h́nh vẫn không thay đổi, v́ các ông là cấp chỉ huy BB, không có quyền chỉ huy hay điều động tàu thuyền HQ, đó là nhiệm vụ và quyền hạn của ai kia. Lính không phải là cá, dù nằm bên mép nước nên anh em tôi đành phải:
Nằm lại bờ lúc chiến hạm ra khơi.
Cám ơn tác giả, chỉ có 2 câu thơ gồm 16 chữ mà đă diễn tả được
niềm đau, không chỉ anh em TQLC ở băi biển Thuận An mà tác giả c̣n
nói thay cho nhiều đơn vị khác nữa, ở khắp các băi biển, hải cảng,
phi cảng. Ai đă từng nằm lại trong giờ tuyệt lộ nh́n chiến hạm ra
khơi, ngước lên trời ngắm chim sắt rời phi đạo th́ cũng nên ngâm nga
2 câu thơ trên cho đời bớt sầu. Buồn mà khóc được th́ nứoc mắt mới
vơi đi. Nếu đọc hết 40 câu trong bài “Chúc Thơ” th́ tôi tin rằng
những ai là người nằm lại sẽ vỗ đùi cái “đét”, hét lên:
_ “Tuyệt, lăo Huy Phương đă nói hộ điều mà 38 năm nay muốn nói mà
nói không ra”.
Tôi không biết thể thơ mà tác giả dùng, nhưng nội dung chỉ một bài
“chúc thư” cũng đủ làm tôi quên cái ngày xúi quẩy Thứ Sáu 13 hiện
tại mà quay về với quá khứ, dù quá khứ đau thương nhưng vẫn muốn
nhắc đến hơn là nghĩ đến già nua bịnh hoạn.
Dưới tựa bài thơ: “GỬI NGƯỜI ĐĂ CHẾT”
(tưởng niệm những nấm mồ trên bờ biển An Dương):
.......
Tháng ba, ngày tan hàng găy súng
Trước mặt anh, biển cả muôn trùng
Sau lưng anh, quân thù đạn pháo
Ngang nhiên nhận cái chết sau cùng.
........
Thưa tác giả Huy Phương.
Sau 30/4/75, đồng bào thôn An Dương, Thuận An, Huế đă nhặt được 132
bộ xưong phơi trên cát, lấp ló, lững lờ mép nứơc rồi đem mai táng
tập trung lại một khu với mộ bia đề:
“Thập Loại Cô Hồn Hiển Hách Chi Mộ”.
Đồng bào biết những xương trắng đó là của ai, anh em TQLC chúng tôi biết xương đó là ai, của ai nằm lại bờ nh́n chiến hạm ra khơi! Cho nên, năm 2012 đă cử ngừơi về tổ chức trai đàn cầu siêu cho đồng đội, nhưng rất tiếc là chế độ XHCN với “ḷng khoan hồng nhân đạo” đă không cho phép! Nay tác giả dùng lời thơ gửi người đă chết như những nén nhang...
Những lời thơ thấm thía tự đáy ḷng, ai có thân nhân nẳm lại, không chỉ ở thôn An Dương mà ở khắp mọi miền đất nứơc cũng cảm thấy hài ḷng và nên đọc bài thơ này. Riêng tôi th́ xin thay mặt gia đ́nh, xin cám ơn tác giả, bởi v́ trong những nấm mồ trên bờ biển An Dương có thể có bộ xương của em tôi: Đại Úy Tô Thanh Chiêu TĐ4/TQLC Ḱnh Ngư.
Vào 5 giờ chiều ngày 25/3/75, tại băi biển Thuận An, khi tàu không vào được để há mồm hớp TQLC th́ Thiếu Tá Nguyễn Trí Nam TĐP/TĐ4 và Đại Úy Tô Thanh Chiêu ĐĐT/TĐ4 buộc phải trải quân pḥng thủ đêm v́ “sau lưng các anh, quân thù và đạn pháo” và rồi cả Nam lẫn Chiêu đều đă hy sinh và Chiêu nằm lại bờ (nh́n chiến hạm ra khơi). Trong khi đi lựơm những bộ xương th́ đồng bào thôn An Dương cũng lựơm được một thẻ bài mang tên Tô Thanh Chiêu.
Khi Chiêu tử trận th́ con gái c̣n nằm trong bụng mẹ và hiện nay cháu là một luật sư người Mỹ gốc Việt, đă nhiều lần cháu hỏi tôi về bố Chiêu. Nay đă biết tung tích bố Chiêu, bố Chiêu đă cùng đồng đội nằm lại bờ th́ xin tiếp tục để bố Chiêu sát cánh cùng đồng đội tại thôn An Dương, Thuận An, Huế với bia đề: “ Cô Hồn Hiển Hách Chi Mộ”
Tác giả Huy Phương không biết Tô Thanh Chiêu, con gái Chiêu chưa hề biết bài thơ “Gửi Người Đă Chết”, nhưng như có t́nh thiêng liêng giữa người đă hy sinh và ngừơi ở lại có tấm ḷng nên cả tác giả và cô nhi cùng một ư nghĩ, anh Huy Phương đă viết:
Phút cuối cùng nằm lại bên nhau
Sống chiến đấu, chết cùng huyệt mộ.
........
Tôi người lính già c̣n sống sót
Một vần thơ thay nén nhang khuya
Một vần thơ thay nén nhang khuya cho người đă khuất, nhưng những người ở lại khi “chúng ta” trốn đi th́ họ làm ǵ?
Người chiến binh vẫn nằm bên ụ súng
Tạc đạn cuối cùng đành nổ trong tay.
.............
Khi những v́ sao mọc trên cổ áo
Có bao giờ anh tự hỏi v́ sao
Tạc đạn nổ trong tay mà họ không chết th́ thành THƯƠNG PHẾ BINH, thương binh đă đau rồi, c̣n thêm chữ PHẾ chi nữa cho tủi ḷng nhau, v́ thế tác giả th́ thầm trong bài thơ “Món Nợ Lương Tâm”:
Nợ người phế binh lê la kiếm sống.
Nợ th́ phải trả, nhưng ngừơi “chủ nợ” không đ̣i th́ “con nợ” phải
trả bằng cách nào?
_ Hăy “sống sao cho ra cái kiếp người”.
Tập thơ với 35 bài thơ, tác giả đă nói với chính ḿnh mà nghe như
ông nói dùm tôi, nói với chúng ta và kết thúc tập thơ bằng lời
khuyên con ông, con tôi, con những người lính già:
Gởi Con Yêu Dấu* (* phỏng dịch từ bài thơ “To Our Dear Child”.
Tôi không biết làm thơ, không thích thơ, nhưng tập thơ:
“Chúc Thư Của Một Người Lính Chết Già”
Đă khiến lính già tôi hạnh phúc với hiện tại, chưa chết già th́ vẫn
c̣n bổn phận với đồng đội bên kia thế giới và anh em TPB bên kia đại
dương.
Cám ơn nhà văn, nhà thơ Huy Phương.
Tôi viết đôi ḍng không phải để quảng cáo cho tập tạp ghi “Những
Người Thua Trận”, hay tập thơ “Chúc Thư” của ông, tôi
không ghi địa chỉ hay số phôn để đọc giả liên lạc, nhưng để cám ơn
ông. Ông đă dùng thơ để nhắc tôi, nhắc “chúng sinh” vẫn ăn, vẫn ngủ
và vẫn thở hăy nhớ đến những món nợ đối với thuộc cấp, đồng đội c̣n
ở lại.
Họ ở lại và đă nằm yên tại Đông Hà, Quảng Trị, “pháp trường cát” Thuận An, B́nh Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng:
Anh nằm lại trên đất quê hương.
Anh nằm lại đây cùng chiến hữu
Đă cùng anh chiến trận bao ngày...
Họ đă ở lại và đang lê lết cuộc đời giữa chợ...đời:
Nợ người phế binh lê la kiếm sống
Cap To
lecaliboy@aol.com
Những
ngộ nhận về chiến tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ
Tập thơ của một
người lính mang tên... “ Chúc Thư”
Kỷ Niệm Ngày QL
19/6 - Người lính VNCH sau 37 năm nh́n lại...
Đă đến lúc
Việt Nam là của mọi người!
Nói tiếng Anh
Một chữ XẢ
Nỗi ḷng biết
ngỏ cùng ai?
Chỉ tại dấu
"Phẩy"...
Sự căm ghét Chủ
Nghĩa Cộng Sản
Những
hồn hoang nơi pháp trường cát!
Tôi c̣n Nợ...
Chuyện Mũ
Xanh... quanh bàn tṛn
Chuyện đời
Ma thuật của
bọn cuồng sát
Tâm Tình xin
gởi đến toàn thể Anh Chị Cựu Quân Nhân QLVNCH
Nghị quyết 36: Phân
tích và nhận định
Chúng ta là
ai... và chúng ta phải làm ǵ?
Hăy tôn
trọng những người nằm xuống
Người đồng minh
dũng cảm
Đồng Tiền và Chính
Nghĩa
Cảm nghĩ của thế
hệ thứ hai
Người
lính miền Nam và cuộc chiến cũ
Bia tưởng niệm ở
trại tị nạn
Bản chất và hiện
tượng của cs
Tác dụng của nghị
quyết 36
Phê b́nh
một đóng góp cho tiến bộ
Đă đến lúc
Thực chất cuộc
chiến 1955-1975 tại Việt Nam
Chiến thuật kiều vận