MX Lê Công Truyền
Trong bài này, phê b́nh được hiểu theo nghĩa đứng đắn và xây dựng
của nó. Những ư nghĩa thường được gán một cách sai lầm cho hai chữ
ấy sẽ không được đề cập. Chỉ trích với ác ư, xuyên tạc một sự việc,
dèm pha người vắng mặt, đả kích không căn cứ... không phải là phê
b́nh. Những việc làm này chỉ nhằm bôi bẩn một cá nhân, đánh phá một
tổ chức. Phê b́nh, trái lại, hàm chứa thiện cảm lẫn thiện tâm, thiện
ư và thiện chí v́ nó nhằm giúp một cá nhân hay một tổ chức có cơ hội
thực hiện tiến bộ trong tương lai. Trong giới văn học nghệ thuật,
nhờ những nhận xét tinh tế của các phê b́nh gia mà thế nhân được
thưởng thức những thi phẩm trác tuyệt, những tác phẩm tuyệt vời,
những bức danh họa lưu truyền hậu thế. Trong lănh vực chánh trị,
đảng đối lập và giới truyền thông có thể được xem như những nhà phê
b́nh đối với chánh quyền đương hữu. Dưới thời quân chủ, các quan ngự
sử cũng có thể được xem như những nhà phê b́nh đối với nhà vua.
Một điểm cần minh xác: trong bài này, người viết không có tham vọng
bàn về phê b́nh trong lănh vực văn học và nghệ thuật.
Phê b́nh không phải chỉ nêu những nhược điểm mà c̣n nêu những ưu
điểm của đối tượng phê
b́nh. Điểm chính yếu là người phê b́nh cần phân tách các ưu điểm và
khuyết điểm. Tại sao dở, tại sao
hay, tại sao đúng, tại sao sai, tại sao thiếu, tại sao dư? Phê b́nh
c̣n hàm ư thuyết phục đối tượng phê b́nh để đương sự khai thác những
ưu điểm và sẵn sàng sửa chữa những điểm sai lầm và bổ túc những điều
thiếu sót mà người phê b́nh đă ghi nhận.
Một câu hỏi được đặt ra: Phê b́nh là một nghệ thuật hay một kỹ
thuật? Nghệ thuật là điều ǵ người ta có thể học hỏi được, nhưng kết
quả của việc áp dụng những điều đă học hỏi không nhứt thiết giống
nhau. Chẳng hạn, một trường mỹ thuật đào tạo nhiều sinh viên, nhưng
các sinh viên không có tài hội họa giống nhau. Kỹ thuật, trái lại,
là điều ǵ người ta học hỏi được và kết quả của việc áp dụng các
điều học hỏi nhứt thiết phải y như nhau. Đa phần hay hầu hết các tác
vụ sản xuất trong lănh vực công, kỹ nghệ đều thuộc về kỹ thuật.
Hiểu các thuật ngữ phê b́nh, nghệ thuật, kỹ thuật như vừa phân tách,
chúng ta thấy phê b́nh có phần nặng về nghệ thuật hơn là kỹ thuật.
Thật vậy, chúng ta có thể học hỏi những phương pháp và các nguyên
tắc áp dụng trong việc phê b́nh. Nhưng thấu triệt các phương pháp và
các nguyên tắc là một viêc; thành công trong việc phê b́nh lại là
một việc khác. Có thể nhờ nắm vững các nguyên tắc và phương pháp phê
b́nh, chúng ta thành công trong việc mổ xẻ các ưu và khuyết điểm,
nêu những điều thiếu sót của đối tượng phê b́nh. Nếu chỉ có thế th́
việc phê b́nh không thể được xem như một đóng góp cho tiến bộ. Phê
b́nh chỉ chu toàn nhiệm vụ của nó khi nào đối tượng phê b́nh sẵn
sàng chấp nhận sửa sai và bổ khuyết những điều thiếu sót do người
phê b́nh nêu ra. Nhưng lắm khi v́ thiếu tế nhị và khéo léo, người
phê b́nh đưa đối tượng vào thế đối kháng mặc dầu trong thâm tâm
đương sự đồng ư hoàn toàn về những nhận xét của người phê b́nh. Dĩ
nhiên điều này chứng tỏ đối tượng phê b́nh không chịu phục thiện và
tỏ ra ngoan cố. Nhưng chúng ta cũng thấy sự ngoan cố nói đây bắt
nguồn từ sự thiếu tế nhị và khéo léo của người phê b́nh.
Đến dây, một câu hỏi khác lại được nêu lên: Người phê b́nh và đối
tượng phê b́nh nên có thái độ như thế nào để cho sự phê b́nh làm
tṛn nhiệm vụ của nó: đóng góp cho tiến bộ?
THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI PHÊ B̀NH.
Thái độ của người phê b́nh, theo thiển ư, cần theo hai điểm mà chúng
tôi tạm gọi là nguyên tắc:
1. Thành khẩn và tế nhị trong khi phê b́nh.
Sự thành khẩn nhằm giúp đối tượng phê b́nh nhận thức rơ là người phê
b́nh thực sự muốn đóng góp vào công việc mà đối tượng phê b́nh đang
thực hiện để công việc này được hoàn hảo. Người phê b́nh tế nhị
không dùng những chữ “sai”, “bậy”, ‘trật”, “không đúng”, “thiếu
sót”..... Nói khác đi, người phê b́nh không nên dùng những thuật ngữ
làm tổn thương tự ái của đối tượng phê b́nh. Trước khi phân tách
những sai lầm hoặc thiếu sót của đối tượng phê b́nh, người phê b́nh
nên ghi nhận những ưu điểm của đương sự. Trong quyển“Thuật Xử Thế
Của Người Xưa” (Cơ Sở Xuất Bản Đại Nam, 1967 – trang 21), học giả
Thu Giang Nguyễn Duy Cần viết: “Đừng công kích, đừng biếm nhẽ, đừng
mạt sát ai... nghĩa là đừng chạm vào ḷng tự ái của ai cả, nếu ḿnh
muốn người ta nghe theo ḿnh, nghe theo cái lẽ phải của ḿnh. Hơn
nữa, cái thiện cảm đầu tiên mà ḿnh gây được nơi ḷng người rồi, đó
là cái ch́a khóa của thành công của ḿnh sau này vậy.”
Thành khẩn và tế nhị trong việc phê b́nh giúp đối tượng phê b́nh
phấn khởi và thoải mái để chấp nhận những nhận xét của người phê
b́nh và sẵn sàng sửa sai hoặc bổ khuyết những điều thiếu sót.
Câu chuyện sau đây, trích từ Chiến Quốc Sách, có thể diễn tả phần
nào nguyên tắc vừa được đề cập (xin
xem Chiến Quốc Sách của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, do nhà xuất bản
Xuân Thu, Houston, Texas phát hành, trang 99-100 và 501-505):
Tần đem quân tấn công nước Triệu. Triệu cầu viện nước Tề. Tề đặt
điều kiện là Triệu phải đưa con nhỏ của Triệu Thái hậu là Trường An
Quân sang Tề làm con tin, nhiên hậu mới xuất quân cứu viện. Triệu
Thái hậu nhứt quyết từ chối. Các quan đại thần, kẻ đi người đến, tâu
với Thái hậu là từ chối điều kiện của Tề, nước Triệu ắt sẽ bị Tần
thôn tính. Kết cuộc cả triều đ́nh nước Triệu làm cho Thái hậu nổi
giận và phán rằng: “Ai c̣n nói đến chuyện đưa Trường An Quân sang Tề
làm con tin, mụ tất nhổ vào mặt.”
Chính lúc Triệu Thái hậu c̣n trong cơn giận dữ th́ một lăo thần nước
Triệu là quan Tả Sứ Xúc Chiệp xin vào yết kiến. Quan Tả Sứ không đề
cập ǵ đến chuyện đưa Trường An Quân sang Tề làm con tin. Ông tâu
Thái hậu những chuyện đâu đâu: vấn an sức khỏe của Thái hậu, hỏi
thăm Thái hậu có ăn uống b́nh thường không, rồi ông nói đến chuyện
đau chân của ông. Kế đó, ông lại xin cho một đứa con của ông được
sung vào đoàn thị vệ của hoàng cung. Tất cả những câu chuyện bâng
quơ ấy làm cho Triệu Thái hậu nguôi giận, quên hẳn những chuyện bực
ḿnh do các quan đại thần khác gây nên. Khi thấy Thái hậu đă trở nên
thoải mái, Xúc Chiệp bèn bàn đến t́nh thương con của các bực cha mẹ.
Kết cuộc, ông đă làm cho Thái hậu chấp nhận rằng thương con là phải
lo tương lai cho con. Và việc đưa Trường An Quân sang Tề làm con tin
là tạo cho Trường An Quân cơ hội lập công với Triệu quốc. Dĩ nhiên
sau đó Triệu Thái hậu chấp nhận đưa Trường An Quân sang Tề. Triệu
quốc được Tề quốc tiếp viện, thoát khỏi bị Tần thôn tính.
2. Thấu triệt t́nh tiết bao quanh vấn đề được đem ra phê b́nh
Không thấu triệt hoặc không t́m hiểu toàn bộ vấn đề mà ḿnh đem ra
phê b́nh, người phê b́nh dễ gây cho đối tượng phê b́nh một sự khó
chịu vô ích, làm mất niềm ḥa khí giữa người phê b́nh và đối tượng
phê b́nh và biến thiện ư thành ác ư, biến phê b́nh thành xuyên tạc.
Ngoài ra, trước khi nắm vững vấn đề, người phê b́nh có thể sẽ rơi
vào t́nh trạng phê b́nh sai. Trong văn học sử Trung quốc cổ thời, có
hai giai thoại khá lư thú về trường hợp nêu trên, xin được tóm lược
dưới đây.
a) Hai câu thơ của Vương An Thạch
Vào một buổi đầu xuân, Tô Đông Pha (TĐP), một danh sĩ đời Tống, cùng
vài người bạn đến vấn an và chúc thọ Tể tướng Vương An Thạch (VAT).
Trong khi chờ Tể tướng tiếp kiến, TĐP chợt nh́n thấy hai câu thơ do
chính VAT viết và treo nơi đại sảnh:
“Minh nguyệt sơn đầu khiếu.
“Hoàng khuyển ngọa hoa tâm
Tạm dịch:
Chim Minh nguyệt hót trên đỉnh núi
Sâu Hoàng khuyển nằm trong ḷng hoa
Sau khi chúc thọ xong, trên đường về, TĐP nêu nhận xét về hai câu
thơ của VAT: “Hai câu thơ của Tể tướng không được chỉnh”. Các bằng
hữu hỏi tại sao không chỉnh. Họ Tô giải thích: “Tể tướng viết “Minh
nguyệt sơn đầu khiếu” có nghĩa là “trăng sáng hót trên đỉnh núi” Quư
hữu nghĩ xem trăng làm sao biết hót! Tại hạ chưa từng thấy trăng hót
bao giờ cả, dù trăng có sáng đến đâu chăng nữa. Trăng chỉ có thể
chiếu hoặc soi sáng đỉnh núi, nhứt định không thể hót được. C̣n một
điểm nữa, ai đời quan lại cho con chó vàng (hoàng khuyển) nằm trong
ḷng một đóa hoa (hoa tâm). Hoa nào to đến độ có thể chứa cả một con
chó, dù là một con chó chưa mở mắt.” Các bằng hữu hỏi họ Tô: “Như
vậy th́ theo hiền hữu phải sửa thế nào cho chỉnh?” TĐP đáp: “Rất dễ!
Chỉ cần sửa chữ “khiếu” thành chữ “chiếu”và chữ “tâm” thành “âm“ th́
hai câu thơ sẽ tuyệt vời”. Cao hứng, TĐP khẽ ngâm hai câu thơ mà ông
vừa nhuận sắc:
“Minh nguyệt sơn đấu chiếu,
“Hoàng Khuyển Ngọa hoa âm”.
Tạm dịch:
Trăng sáng chiếu đỉnh núi
Chó vàng nằm dưới bóng hoa
Các bạn của TĐP vổ tay tán thưởng và cho rằng họ Tô đáng bậc thần
thơ và có lẽ thi tài của Tể tướng VAT đă biến đổi ngược chiều với số
tuổi của ông.
Trong khi cao hứng b́nh thơ như trên, TĐP đâu có ngờ trong đám bằng
hữu lại có một tên “chỉ điểm”. Do đó, câu chuyện thấu tai VAT. Ông
không giận mà chỉ mỉm cười một cách bao dung, độ lượng.
Sau tết Nguyên đán năm đó, TĐP nhận được chiếu chỉ đi trấn nhậm một
Huyện nọ. Một hôm rỗi rảnh việc quan, quan huyện họ Tô cùng người
lính hầu dạo chơi vùng núi tiếp cận thị trấn. Đó là một buổi sáng
đẹp trời, cây cỏ, hoa lá, muông thú như bừng sống dậy sau một mùa
đông ngập tuyết. Đang nh́n ngắm cảnh trời mây, TĐP bỗng thấy một đôi
chim lượn trên ṿm trời xanh. Đôi chim thật đẹp, họ Tô chưa từng
thấy. Sau một hồi bay lượn, đôi chim đáp trên đỉnh núi, cất tiếng
hót thật lảnh lót, tựa một nhạc khúc mừng xuân. TĐP hỏi người lính
hầu: “Loại chim này ta chưa từng thấy. Ngay tại kinh đô cũng không
có. Ngươi có biết tên nó là ǵ không? Người lính hầu vội đáp: “Kính
bẩm thượng quan, loại chim này thuộc loại hiếm và quư. Chúng chỉ
sống tại vùng núi bao la này mà thôi. Tên loài chim này là Minh
Nguyệt”.
Giựt ḿnh v́ chợt nhớ lại câu thơ của Tể tướng VAT: “Minh nguyệt sơn
đầu khiếu” mà ḿnh đă sửa lại thành “Minh nguyệt sơn đầu chiếu” v́
chỉ hiểu “minh nguyệt” là trăng sáng, TĐP cảm thấy kiến thức mà ḿnh
thu thập được quá từ chương, chỉ biết “minh” là sáng và “nguyệt” là
trăng chớ chưa đủ từng trải và lịch lảm để biết rằng trên cơi đời
này có một loài chim quư tên là “Minh nguyệt”!
Thế rồi thời gian lặng lẽ trôi. Xuân tàn, hạ đến, lá úa tàn thu, rồi
tuyết lại ngập tràn phố thị. Vào một ngày tàn đông, TĐP lại nhận
được chiếu chỉ thăng tri phủ và đến trấn nhậm một Phủ nọ, thuộc miền
nắng ấm. Vùng đất này nổi tiếng có nhiều kỳ hoa dị thảo. Một buổi
sáng sương c̣n đọng trên cành cây, ngọn cỏ, TĐP một ḿnh dạo chơi
vùng ngoại ô thị trấn. Mùi hương thơm lăng đăng trong không gian
buổi sáng dẫn ông đến một vườn hoa bao la bát ngát. Đang tưới hoa,
thấy quan phủ tới viếng, chủ vườn vội vă ra nghinh đón, mời ông vào
nhà dùng trà, đoạn mời ông ra thưởng ngoạn những loài hoa quư. Một
điều khiến quan phủ họ Tô rất đổi ngạc nhiên là thấy nhiều cụm hoa
mà mỗi đóa hoa chứa đựng một con sâu bé nhỏ, màu vàng Trước vẻ ngạc
nhiên của quan phủ, chủ vườn vội giải thích: “Kính bẩm thượng quan,
đây là một loại hoa hiếm có tại xứ ta, chỉ có thể trồng taị phủ nhà
mà thôi! Con sâu bé nhỏ này tiết ra một chất nhờn, giúp hoa tỏa mùi
hương sực nức, chiếm cả một không gian rộng lớn. Khi sâu chết đi,
đóa hoa úa tàn. Cả sâu lẫn hoa lại trở thành phân bón. Người địa
phương gọi loại sâu này là Hoàng khuyển.
Th́ ra Hoàng khuyển mà VAT đề cập trong câu thơ của ông là tên một
loài sâu chớ không phải là “con chó vàng” như TĐP đă ngộ nhận. Một
niềm hối hận lẫn hổ thẹn len vào hồn. Hổ thẹn v́ sự thiếu hiểu biết
của ḿnh, hối hận v́ đă phê b́nh VAT một cách quá vội vă, không t́m
hiểu chín chắn ư nghĩa những chữ trong hai câu thơ của ông!
Kết luận giai thoại này, chúng ta thấy:
VAT là người từng trải. Trước khi về triều, ông đă từng phó nhậm
nhiều nơi. Nhờ đó mà ông thấy nhiều, biết nhiều và nhớ nhiều. Để ghi
lại kỷ niệm những nơi đă đi qua, VAT sáng tác hai câu thơ treo tại
sảnh đường:
“Minh nguyệt sơn đầu khiếu.
“ Hoàng khuyển ngoạ hoa tâm”.
TĐP, mặc dầu là một danh sĩ nổi tiếng, nhưng chưa từng đi đó đi đây
nhiều nên không biết có một loài chim tên gọi “Minh nguyệt” và một
loài sâu tên gọi “Hoàng khuyển”. Do đó, ông ngỡ là VAT đă sai trong
thuật dụng ngữ nên vội buông lời phê b́nh và sửa thơ của VAT, tự đưa
ḿnh vào thể “dở khóc dở cười”.
b) Thi Phẩm Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế
Một đêm neo thuyền tại bến Cô Tô, Trương Kế - một thi hào thời thịnh
Đường - cảm hứng sáng tác một bài thơ tứ tuyệt với nhan đề “Phong
Kiều Dạ Bạc”. Thi phẩm này thường được biết qua hai câu cuối:
“Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
“Dạ bán thanh chung đáo khách thuyền
(“Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
“Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn sơn)
V́ không thấu rơ nguồn gốc thi phẩm Phong Kiều Dạ Bạc nên có người
nghĩ rằng các chùa thường chỉ thỉnh chuông vào lúc công phu sáng và
công phu chiều; chùa nào thỉnh chuông vào nửa đêm để Trương Kế: “Nửa
đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn”? Sau đây là nguồn cội của hai
câu thơ vừa ghi:
Vào một đêm đầu tháng, sư cụ chùa Hàn Sơn dạo chơi trước sân chùa.
Đêm khuya tĩnh mịch, vầng trăng non e ấp, thẹn thùa sau dăy phi lao
trước cổng. Cảm hứng, sư cụ gieo vần, định sáng tác một bài thơ tứ
tuyệt, nhưng mới được hai câu nguồn thi hứng bỗng ngưng đọng. Sư Cụ
nghĩ măi vẫn không t́m được hai câu kết. Đúng vào lúc ấy, chú tiểu
đệ tử của sư cụ từ trong bước ra sân chùa:
- Bạch sư phụ, chẳng hay sư phụ có đ́ều chi lo nghĩ?
- À! thầy đang t́m hai câu kết cho bài tứ tuyệt “Vọng Sơ Nguyệt” mà
nghĩ măi chưa xong!
- Bạch sư phụ, xin sư phụ cho con được nghe hai câu thơ của sư phụ.
- “Sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung,
“Bán tựa ngân câu, bán tựa cung.
Nh́n lên không trung, thấy vần trăng non, nh́n xuống hồ sen, thấy
bóng trăng non rọi chiếu,
chú tiểu cảm khái, xin sư cụ cho phép hoàn tất bài “Vọng Sơ Nguyệt”
với hai câu mà chú mới nghĩ ra. Được phép của sư phụ, chú tiểu khẻ
ngâm:
“Nhứt phiến ngọc hồ phân lưởng đoạn:
“Bán trầm thủy để, bán phù không.
Sư cụ vổ tay tán thưởng. Mừng v́ có đệ tử thông minh, tài giỏi và
thi phẩm “Vọng Sơ Nguyệt” được hoàn tất, sư cụ khẻ ngâm toàn bài:
“Sơ tam sơ tứ, nguyệt mông lung
“Bán tựa ngân câu, bán tựa cung
“Nhứt phiến ngọc hồ phân lưởng đoạn
“Bán trầm thủy để, bán phù không.
dịch
“Đêm nay đầu tháng trăng mờ
“Nửa như móc bạc, nửa ngờ vành cung
“Hồ xanh phân xẻ làm đôi
“Nửa ch́m đáy nước, nửa cài không trung
Tản Đà
Sau đó, sư cụ bảo đệ tử vào chánh điện thỉnh một hồi chuông để sư cụ
lạy tạ ơn Tam Bảo. Khi hồi chuông ngân dài trong đêm vắng th́ dưới
thôn xóm vùng cận sơn, tiếng trống ở điếm canh cũng báo hiệu đă sang
đầu giờ Tư.
Cùng lúc sư cụ và đệ tử sáng tác thi phẩm “Vọng Sơ Nguyệt”, dưới bến
Cô Tô, Trương kế cũng gieo vần để tả cảnh sông vắng trong đêm trăng
mờ. Ông hứng khởi bằng hai câu:
“Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên
“Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Đến đây, Trương Kế cũng cạn nguồn thi hứng, nghĩ măi không ra hai
câu kết. Đang triền
miên suy nghĩ để t́m ư thơ, bỗng nghe hồi chuông vang dội từ đỉnh
Hàn Sơn, hồi chuông mà chú tiểu thỉnh theo lịnh của sư cụ. Hồi
chuông ấy đă khơi lại nguồn thi hứng nơi Trương Kế. Nhờ đó, ông t́m
được hai câu kết và hoàn tất bài “Phong Kiều Dạ Bạc”:
“Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
“Dạ bán thanh chung đáo khách thuyền
Cao hứng, Trương Kế, khẻ ngâm toàn bài thơ:
“Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên
“Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
“Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
“Dạ bán thanh chung đáo khách thuyền
Dịch
“Trăng tà tiếng quạ kêu sương
“Lửa chài cây ánh, sầu vương giấc hồ.
“Thuyền ai đậu bến Cô Tô
“Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn
(Tản Đà)
Kết luận giai thoại này, chúng ta thấy:
Thật ra,nếu chỉ đọc thi phẩm “Phong Kiều Dạ Bạc” không thôi, th́ ai
cũng phải thắc mắc: Tại sao chùa Hàn Sơn lại thỉnh chuông vào lúc
nửa đêm? Tuy nhiên, thắc mắc xong, nghĩ cũng nên t́m hiểu tại sao
một thi hào như Trương Kế lại thiên về niêm luật để lảng quên ư thơ.
Nếu chưa t́m được lư do, tốt hơn hết không nên vội phê b́nh như anh
bạn trung học của kẻ viết bài này đă làm cách nay gần 60 năm. Nhưng
cũng nhờ đó mà Thầy Việt văn chúng tôi mới giảng cho chúng tôi về
thi phẩm “Phong Kiều Dạ Bạc” của Trương Kế và thi phẩm “Vọng Sơ
Nguyệt” của sư cụ chùa Hàn Sơn..
Sau khi giảng xong hai thi phẩm nói trên, Thầy Việt văn chúng tôi ân
cần khuyên nhủ: Mọi việc trên đời này đều chằng chịt chặt chẽ với
nhau, chặt chẻ đến độ ta “không thể gây xao động cho một cành hoa
dưới đất mà không làm cho một v́ sao trên trời bị xao động.” Bất cứ
việc ǵ cũng có đầu, có đuôí. không thể ngắt một đoạn của câu chuyện
để đem ra phê b́nh; làm như thế sự phê b́nh trở nên phiến diện,
khiến cho sự phê b́nh không làm trọn nhiệm vụ của nó: đóng góp cho
tiến bộ. Vă lại đối với người ngoại cuộc, mọi việc đều hàm chứa ít
nhiều ẩn số. Chưa nắm vững được những ẩn số ấy, nghĩ không nên vội
đưa ra lời phê b́nh.
B. THÁI ĐỘ CỦA ĐỐI TƯỢNG PHÊ B̀NH
Có nói, có viết, có làm là có thể có sai lầm và thiếu sót! Đă chấp
nhận viết, chấp nhận nói, chấp nhận dấn thân th́ cũng phải chấp nhận
sự phê b́nh, hiểu theo nghĩa xây dựng và đứng đắn của nó.
Được phê b́nh một cách xây dựng và đứng đắn, đối tượng phê b́nh cần
b́nh tỉnh và sáng suốt để phân biệt đúng, sai.
Nếu người phê b́nh sai, đối tượng phê b́nh nên có thái độ thân
thiện, bao dung như trường hợp VAT và TĐP. Trong trường hợp này,
chúng ta thấy TĐP thiếu xây dựng trong việc phê b́nh v́ đă không
trực tiếp góp ư với VAT mà lại dèm pha VAT với bằng hữu. Thế mà VAT
đă tỏ ra rộng lượng với họTô. Thay v́, nặng lời với người phê b́nh
ḿnh, VAT đă xử sự một cách rất tê nhị bằng cách tạo cho TĐP những
cơ hội để tự ḿnh nhận thức sự sai lầm của chính ḿnh. Cách xử sự
của tể tướng VAT chắc hẳn đă làm cho TĐP khâm phục, cảm mến và biết
ơn; t́nh cảm của hai người, do đó, không hề sứt mẻ.
Nếu người phê b́nh đúng, đối tượng phê b́nh cần thành khẩn phục
thiện, không giận hờn, thù hằn và t́m cách sửa sai theo lời phê b́nh
xây dựng. Được phê b́nh một cách xây dựng và đứng đắn mà đối tượng
phê b́nh lại phản ứng một cách giận dữ như “đỉa phải vôi”, thậm chí
nếu có quyền hành trong tay c̣n chụp lên đầu người phê b́nh cái mũ
“phản động” để “quản chế”, cầm tù hay “cải tạo” hoặc “bao vây kinh
tế” th́ vô h́nh chung đối tượng phê b́nh đă phơi bày bản chất độc
tài, cá tánh độc đoán của ḿnh! Thái độ đó của đối tượng phê b́nh
không những làm nản ḷng những người có thiện tâm, thành ư trong
việc phê b́nh, đóng góp ư kiến xây dựng mà c̣n khiến cho đối tượng
phê b́nh nuôi dưỡng tánh tự kiêu, tự đại của chính ḿnh. Do đó, khi
thấy chính sách, đường lối đem lại hậu quả tai hại, đối tượng phê
b́nh sửa sai theo ư ḿnh, bất chấp ư kiến của người phê b́nh, và v́
thế, sẽ lâm vào t́nh trạng “sai đâu, sửa đấy”, “sửa đâu, sai đấy” và
“càng sửa, càng sai”! Đó là thái độ của nhà cầm quyền cộng sản Việt
Nam đối với những khuyến cáo của các nhà trí thức quốc nội, điển
h́nh là trường hợp của luật sư Lê Chí Quang, bác sĩ Phạm Hồng Sơn,
nhà báo Nguyễn Vũ B́nh, cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn. Và đó cũng
là thái độ của nhà cầm quyền Hà nội đối với luật sư Nguyễn Mạnh
Tường và bài diễn văn “Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất,
Xây Dựng Quan Điểm Lănh Đạo” ông đọc trong một cuộc họp của Mặt Trận
Tổ Quốc tại Hà-nội vào ngày 30-10-1956.
Dù nghĩ rằng người phê b́nh đúng hoặc sai, đối tượng phê b́nh cũng
nên khuyến khích người phê
b́nh tiếp tục đóng góp ư kiến xây dựng trong tương lai. Về điểm này,
hai học giả Giản Chi và Nguyễn
Hiền Lê có kể câu chuyện “Trâu Kị khuyên vua Tề nên nghe lời can
gián” (Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, Sách đă dẫn, trang 282):
“Nước Tề vuông ngàn dậm, có tới một trăm hai chục thành; cung nữ
và kẻ tả hữu trong cung có ai dám không tuân phục Đại Vương; đ́nh
thần có ai không sợ Đại Vương; người trong bốn cơi có ai không cầu
cạnh Đại Vương. Xem như thế đủ biết Đại Vương bị cô lập nhiều lắm
rồi nghĩa là Đại Vương ít có dịp nghe lời thật!”
Tề Uy Vương công nhận lời nhận xét của Trâu Kỵ rất xác đáng và hạ
lịnh như sau:
“Quan lại và dân chúng ai chỉ trích thẳng vào mặt quả nhân một
lỗi nào th́ sẽ được thưởng hạng nhứt; ai dâng thư can gián quả nhân
th́ được thưởng hạng nh́; ai chê bai quả nhân ở chợ hoặc ở triều
đ́nh, mà đến tai quả nhân th́ được thưởng hạng ba."
Mặt khác, đối tượng phê b́nh cần tỏ ra lúc nào cũng sẵn sàn chấp
nhận những ư kiến xây dựng, dù đúng dù sai bằng cách thảo luận với
người phê b́nh về những ư kiến của đương sự. Chấp nhận nói đây không
có nghĩa là làm theo, nghe theo ư kiến của người.phê b́nh; nghe theo
và làm theo khi nào nghĩ và thấy rằng sự góp ư của người phê b́nh là
đúng. Điều này đ̣i hỏi nơi đối tượng phê b́nh sự sáng suốt, tinh
thần khách quan và sự nghiêm túc.
Nhiều trường hợp v́ thiếu sáng suốt, không khách quan, thiếu nghiêm
túc, đối tượng phê b́nh đă tạo ra những hậu quả tai hại cho bản thân
hoặc cho đất nước. Sau đây xin lược thuật vài thí dụ điển h́nh.
1. Tống Mẫn Công và Quan Đại Phu Cừu Mục
Trong quyển“Thuật Xử Thế Của Người Xưa” (sách đă dẫn, trang 38-39),
học giả Thu-Giang Nguyễn Duy Cần kể một câu chuyện trong đó một đối
tượng phê b́nh v́ chủ quan và thiếu nghiêm túc đă phải chuốc họa vào
thân. Sau đây là câu chuyện:
Nam Cung Trường Vạn (NCTV), một vơ tướng của Tống Mẫn Công (TMC),
chẳng may bị quân nước Lỗ bắt. TMC cho người đến xin Lỗ Trang Công
tha cho NCTV trở về nước. Khi thấy NCTV, TMC nói đùa: “Ngày trước,
ta kính trọng ngươi; bây giờ ngươi là tù nhân nước Lỗ, ta không kính
trọng nữa” NCTV thẹn đỏ mặt, cáo từ lui ra.
Quan đại phu Cừu Mục tâu riêng với TMC: “Vua tôi giao tiếp với nhau,
cần phải giữ lễ, không nên đùa bởn. Đă đùa bởn th́ ḷng hết kính mà
ḷng lại sinh ra mối phản nghịch. Chúa công nên nghĩ kỹ đến điều
ấy”. TMC không nghe lời khuyên của Cừu Mục: “Ta với NCTV là chỗ thân
t́nh, cần ǵ điều ấy.”
Một ngày nọ, TMC cùng NCTV đánh cờ. NCTV thua luôn mấy ván, phải bị
phạt uống một bát rượu lớn. NCTV đă ngà ngà say, trong ḷng không
phục, xin đánh thêm ít ván nữa. TMC trả lời: “Tù nhân th́ tất phải
thua, lại c̣n dám xin đánh nữa à!” NCTV xấu hổ, không nói ǵ. Bỗng
có sứ giả nhà Châu đến báo tin vua Trang Vương mất và vua Hy Vương
mới lên ngôi. TMC nói: “Nhà Châu có vua, vậy ta phải sai người vào
triều.” NCTV thưa: “Tôi nghe nói kinh đô nhà Châu đẹp lắm, mà mắt
chưa được xem, xin chúa công cho tôi đi sứ.” TMC lại đùa: “Khi nào
Tống không c̣n ai nữa mới sai tù nhân đi sứ.” Các cung nhân cười ầm
cả lên. NCTV mặt đỏ bừng, thẹn quá chẳng c̣n nghĩ ǵ đến lễ chúa
tôi, quát to lên: “Hôn quân! Mầy phải biết tù nhân nầy cũng có thể
giết người lắm chớ!” TMC nổi giận, giựt lấy kích của NCTV; NCTV
thuận tay vác bàn cờ đánh TMC ngă xuống, rồi đâm luôn mấy nhát. TMC
tắt thở. NCTV làm phản luôn và lập vua khác lên ngôi.
Kết luận giai thoại này, chúng ta thấy:
Nếu đối tượng phê b́nh là Tống Mẫn Công nghiêm túc, không chủ quan
và nghe lời gián nghị của Cừu Mục th́ đă không nói đùa làm tổn
thương tự ái của Nam Cung Trường Vạn đến ba lần, biến thân t́nh chúa
tôi thành mối tử thù và làm sụp đổ một triều đại!
2. Đ́nh Thần Dưới Triều Vua Tự Đức
Dưới triều vua Tự Đức, những điều trần về việc thay đổi chánh trị,
sửa sang việc nước, nhà vua đều giao cho đ́nh thần cứu xét. Đ́nh
thần là các quan ở trong triều giúp vua lo việc nước. Trong “Việt
Nam Sử Lược - Quyển II” do Trung Tâm Học Liệu thuộc Bộ Giáo Dục xuất
bản năm 1971, trang 240-241, Sử gia Trần Trọng Kim có kể một số điều
trần bị đ́nh thần bác bỏ:
a) Điều trần của Nguyễn Trường Tộ
Năm Bính Dần (1866 - năm Tự Đức thứ 19), Nguyễn Trường Tộ đi du học
về đệ tŕnh mấy bản điều trần, phân tích t́nh h́nh trong nước đối
chiếu với t́nh h́nh các nước và “thỉnh cầu nhà vua phải sớm thay đổi
chánh trị, nếu không sẽ mất nước”. Vua phú những bản điều trần ấy
cho các quan duyệt xét. Các quan không tin những điều Nguyễn Trường
Tộ tấu tŕnh và thẳng tay bác bỏ.
b) Điều trần của Đinh Văn Điền
Năm Mậu Th́n (1868 - năm Tự Đức thứ 21 ), “Đinh Văn Điền, quê ở Ninh
B́nh, dâng bản điều trần đề nghi những điều ích quốc lợi dân như đặt
doanh điền, khai khẩn mỏ vàng, làm tàu hỏa, cho người các nước tây
phương vào buôn bán, tập luyện binh sĩ, tăng lương thực cho quan
quân, bớt sưu dịch cho dân, nuôi dưởng những người tàn tật”. Đ́nh
thần bác bỏ v́ cho rằng những đề nghị ấy không hợp tḥi, đúng lúc.
c) Điều trần của các quan đi sứ các nước
Các quan đi sứ các nước về tâu tŕnh những điều mắt thấy tai nghe
tại xứ người và đề nghị những sửa đổi cần thiết:
Năm Kỷ Măo (1879 – năm Tự Đức thứ 32), Nguyễn Hiệp đi sứ Xiêm quốc
về tâu rằng “nước này đă chấp thuận giao thương với Anh quốc. Do đó,
Anh quốc không có lư do ǵ để xâm lăng Xiêm quốc. Sau đó Xiêm quốc
c̣n cho cả Pháp, Ư, Hoa kỳ vào buôn bán”.
Năm Tân Tị (1881 – năm Tự Đức thứ 34), Lê Đĩnh đi sứ Hương cảng về
tâu rằng: ”Các nước Thái Tây mà phú cường là chỉ cốt ở việc binh và
buôn bán. Lấy binh lính mà bênh vực việc buôn bán, lấy việc buôn bán
mà nuôi binh lính. Gần đây, Nhật bản theo các nước Thái Tây, cho
người đi buôn bán khắp nơi . Nước Tàu cũng bắt chước cho người ngoại
quốc ra vào buôn bán. Nước ta, người khôn ngoan, lại có lắm sản vật,
nên theo người ta mà làm th́ cũng có thể giữ được quyền độc lập của
nước nhà.”
Vua Tự Đức phú cho đ́nh thần duyệt xét với lời khuyến nghị: “Các
quan xét việc th́ nên cẩn thận và suy nghĩ cho chín, nhưng cũng nên
làm thế nào cho tiến bộ, chứ không tiến th́ thoái vậy”. Tuy thế,
đ́nh thần v́ lư do này hay lư do khác đă bác bỏ các đề nghị của các
sứ giả.
Sử gia Trần Trọng Kim có nhận xét như sau về đ́nh thần lúc bấy giờ:
“Các quan th́ số người biết th́ ít, số người không biết th́ nhiều.
Những người có quyền tước th́ lắm người trông không rơ, nghe không
thấy, chỉ một niềm giữ thói củ cho tiện việc ḿnh. Lại có lắm người
tự nghĩ rằng ḿnh đă quyền cả ngôi cao, th́ tất là tài giỏi hơn
người, chứ không hiểu rằng cái tài giỏi không cần phải nhiều tuổi;
sự khôn ngoan không phải làm quan to hay là quan nhỏ. Cái phẩm giá
con người cốt ở tư tưởng, học thức và tư cách, chứ không phải ở tiền
của hay quyền tước. Đă hay rằng vua có trách nhiệm vua, quan có
trách nhiệm quan, dẫu thế nào vua Dực Tông (niên hiệu Tự Đức) cũng
không tránh khỏi cái lỗi với nước nhà, nhưng mà xét cho xác lư, th́
cái lỗi của đ́nh thần lúc bấy giờ cũng không nhỏ.”
(Trần Trọng Kim, sách đă dẫn, trang 241)
Kết luận giai đoạn nầy, chúng ta thấy:
Nếu đ́nh thần dưới triều vua Tự Đức sáng suốt, biết lắng nghe lời
điều trần của các sứ giả mà tấu tŕnh xin nhà vua sửa sang việc
nước, loại bỏ chánh sách bế môn tỏa cảng như Minh Trị Thiên Hoàng
của Nhật bản th́ biết đâu Việt Nam đă chẳng thoát khỏi ách đô hộ của
ngoại bang!
Đoạn Kêt
Phê b́nh thật sự đóng góp cho tiến bộ khi nào đối tượng phê b́nh
sáng suốt, không có tánh tự cao tự đại để xét nghiệm một cách khách
quan và nghiêm túc lời góp ư xây dựng của ngựi phê b́nh và nếu thấy
đúng th́ sẵn sàng sửa sai. Dĩ nhiên thái độ phục thiện nói đây cũng
tùy thuộc một phần lớn vào sự tế nhị của người phê b́nh khi đưa ra
những lời nhận xét và góp ư. Như đă viết, lắm khi v́ vô t́nh, người
phê b́nh có những lời lẽ thiếu tế nhị, khiến cho đối tượng phê b́nh
phật ḷng và không chấp nhận lời góp ư của người phê b́nh là đúng.
Xin nói rơ là nhận xét này không thể áp dụng cho trường hợp các bản
điều trần của các sứ giả nói trên bởi lẽ các lời gián nghị tâu tŕnh
lên vua không thể thất thố và thiếu tế nhị được. Sở dỉ các lời điều
trần không được lắng nghe có lẽ v́ đ́nh thần lúc bấy giờ quá chủ
quan và thiếu sáng suốt nếu không muốn nói là quá tự cao tự đại hoặc
có óc tự măn. Đây cũng là thái độ của nhà cầm quyền CSVN và thái độ
ngoan cố này đă gây căm phẫn cho những người có nhiệt tâm muốn đóng
góp vào việc đem lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho đất nước, điều
kiện tiên quyết để đất nước vươn lên, theo kịp đà phát triển của các
nước trong vùng .
MX Lê Công Truyền
Những
ngộ nhận về chiến tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ
Tập thơ của một
người lính mang tên... “ Chúc Thư”
Kỷ Niệm Ngày QL
19/6 - Người lính VNCH sau 37 năm nh́n lại...
Đă đến lúc
Việt Nam là của mọi người!
Nói tiếng Anh
Một chữ XẢ
Nỗi ḷng biết
ngỏ cùng ai?
Chỉ tại dấu
"Phẩy"...
Sự căm ghét Chủ
Nghĩa Cộng Sản
Những
hồn hoang nơi pháp trường cát!
Tôi c̣n Nợ...
Chuyện Mũ
Xanh... quanh bàn tṛn
Chuyện đời
Ma thuật của
bọn cuồng sát
Tâm Tình xin
gởi đến toàn thể Anh Chị Cựu Quân Nhân QLVNCH
Nghị quyết 36: Phân
tích và nhận định
Chúng ta là
ai... và chúng ta phải làm ǵ?
Hăy tôn
trọng những người nằm xuống
Người đồng minh
dũng cảm
Đồng Tiền và Chính
Nghĩa
Cảm nghĩ của thế
hệ thứ hai
Người
lính miền Nam và cuộc chiến cũ
Bia tưởng niệm ở
trại tị nạn
Bản chất và hiện
tượng của cs
Tác dụng của nghị
quyết 36
Phê b́nh
một đóng góp cho tiến bộ
Đă đến lúc
Thực chất cuộc
chiến 1955-1975 tại Việt Nam
Chiến thuật kiều vận