Page 117 - Dac San Song Than 2023
P. 117

TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIET NAM

                                         TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

              cho dù có đá nát vàng phai thì tấm lòng của người dân miền Nam vẫn luôn nhớ đến các anh”.
                  Khi hắn đọc đến đoạn nầy anh em ngồi bên dưới thì thầm:
                  - “Bà nào viết văn hay quá, chịu chơi quá”.
                  Đến đây hắn ngưng đọc, mắt long lên sòng sọc, hùng hổ lên lớp chửi bới đe dọa: --“Cách
              mạng” đã khoan hồng cho các anh đi “học tập cải tạo” để trở thành người tốt trong xã hội mới,
              vậy mà còn những kẻ ngoan cố xúi giục chồng mình quay lại với quá khứ tội lỗi làm một tên
              “phản động”. Các anh hãy tự kiểm điểm xem các anh đã làm gì cho nhân dân, cho đất nước. Có
              một ông tổng thống Mỹ đã nói “các anh đã làm gì cho Tổ quốc, đừng hỏi Tổ quốc làm gì cho các
              anh”. Hắn ta dõng dạc hỏi:
                  - Các anh có biết ông Tổng thống này là ai không?
                  Tất cả hầu hết thanh niên, sinh viên, học sinh miền Nam, ai cũng biết câu nói nổi tiếng nầy
              là của Tổng Thống Kennedy. Nhưng hắn không thấy có ai trả lời, hắn ta muốn phô trương cái
              kiến thức “uyên bác” nên đã gằn giọng:
                  - “Đó là Tổng thống KenneRu”.

                  Mọi người nhìn nhau lắc đầu, nước Mỹ đâu có Tổng thống nào tên lạ vậy, KenneRu?
                  Thời bấy giờ trên thế giới có hai vị lãnh tụ nổi tiếng, một là Tổng Thống Mỹ Kennedy, hai là
              Thủ Tướng Ấn độ Nehru. Có lẽ hắn nghe ba chớp ba nháng sao đó nên kết hợp cả hai ông nầy
              lại thành ra KenneRu thay cho Kennedy. Kế đến hắn ra lệnh:
                  - Cải tạo viên Lê Văn Châm đứng dậy.
                  Thật hết sức bất ngờ, hắn đưa lá thư trước mặt tôi rồi nói:
                  - Đây là thư của vợ anh.
                  Mọi người len lén nhìn tôi với vẻ ái ngại, lo âu cho tôi. Tôi đứng lên nhìn thẳng về phía hắn,
              hắn chỉ thẳng vào mặt tôi xỉa xói:
                  - Cái tội của anh đáng lẽ phải bị coupé la tête (chặt đầu) để cho anh mort, mort, mort
              (chết). Hắn gằn mạnh từng tiếng mort (tiếng Pháp). “Cách mạng đã tha tội chết, đáng lẽ vợ anh
              phải động viên anh, phải tiên trách nhân hậu trách kỷ mới phải.”
                  Câu nầy đúng ra phải nói “tiên trách kỷ hậu trách nhân” tức là trách mình trước rồi trách
              người sau thì hắn ta lại nói ngược lại, đúng là đem râu ông nọ chắp cằm bà kia, xấu hay khoe,
              dốt hay nói chữ (ôi! đỉnh cao trí tuệ loài người). Sau đó tôi bị phạt 7 ngày, mỗi đêm “ngồi đồng”
              để anh em kiểm điểm những sai trái của tôi và vợ tôi.
                  Đến năm 1979 Trung cộng, một đàn anh, đồng chí với 16 chữ vàng tiến quân đánh chiếm
              một số tỉnh sát biên giới Việt - Trung. Tất cả trại tù được chuyển vào phía Nam. Tôi bị đưa vào
              trại 6 Thanh Chương, Nghệ Tĩnh, một trại tù hắc ám nhất, ở đây đã có một cuộc trốn trại vô
              tiền khoáng hậu.
                  Khi vừa đến trại tên trung tá trại trưởng đã tập họp răn đe:
                  - Các anh đừng có tư tưởng trốn trại, vì trại nầy từ xưa đến nay chưa có ai vượt qua khỏi
              bốn bức tường nầy.
                  Hắn vùa nói vừa chỉ quanh bức tường bao bọc trại tù cao khoảng 5 mét, bề dầy cả thước
              được xây bằng gạch, xi măng kiên cố. Chúng tôi bị giam chung với tù hình sự (nhà tù nầy do
              Pháp để lại).
                  Cuộc trốn trại nầy do 5 anh em thuộc nhiều đơn vị trong QLVNCH. Các anh nầy đã âm thầm
              hoạch định cuộc vượt thoát bằng cách mỗi ngày thay nhau dùng các vật nhọn tự chế để đào
              một đường hầm từ nhà “xí” tức là cầu tiêu xuyên qua bức tường. Trong lúc đó một số anh em
              canh chừng vệ binh đi tuần hằng đêm, đồng thời gián tiếp cảnh báo những tên anten nếu thằng


               TRANG 105                         ĐẶC SAN SÓNG THẦN  2023
   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122