Vài kỷ niệm với Y sĩ Trung tá Nguyễn Văn Thế

Trần Xuân Dũng

Khi nhận được cú điện thoại của một đồng nghiệp từ Mỹ gọi sang Úc báo tin Y sĩ Trung tá Nguyễn Văn Thế vừa từ trần, tôi sửng sốt.

Khoảng hai năm trước, Đại tá Nguyễn Thành Trí và Trung tá Nguyễn Văn Phán sang Úc. Tôi được may mắn hầu chuyện hai vị trong một bữa cơm tối. Tuy thời gian có hạn, nhưng chúng tôi cũng thăm hỏi nhau được đủ điều. Chuyện xưa, chuyện nay... Tôi c̣n có dịp hỏi được về các vị Đại bàng trong Binh chủng, và một số anh em Thủy Quân Lục Chiến hiện ở Mỹ.

- “Thưa Đại tá, Bác sĩ Thế hồi này ra sao ?” Tôi hỏi.

- “Ông ấy vẫn khỏe.” Đại tá Trí đáp. Trung tá Phán (Phu nhơn) thêm :

- “Bà vợ Bác sĩ Thế đau nặng. Hiện Bác sĩ Thế đang đưa bà xă đi du lịch Âu Châu, kể như là lần chót”.

Bác sĩ Thế và tôi cùng tốt nghiệp Y khoa Đại học đường Sàig̣n. Anh học trên tôi một lớp. Trong trường Y khoa Sàig̣n, có một truyền thống đặc biệt. Đàn anh, đàn em, tuy gần gũi nhau suốt 6 năm trời, nhưng khi một người lớp dưới nói với một người lớp trên, dù chỉ trên một lớp thôi, cũng phải dùng chữ Anh, và tự xưng là Em. Trong những giờ học tại Bệnh viện, lúc nào cũng có đủ mọi lớp : từ năm thứ 6 xuống đến năm thứ 1. Đó cũng là lư do mà anh Thế và tôi thường gặp nhau luôn.

Tôi c̣n nhớ, một ngày vào năm 1964 anh Thế và tôi cùng trực một phiên tại Bệnh viện Từ Dũ. Tới 1 giờ sáng, có người vào thay. Anh Thế ra về. Độ nửa giờ sau, Anh Thế trở lại. Mặt mũi ướt đẫm mồ hôi. Anh nói : “Dũng ơi, xe tôi hỏng, không nổ máy được. Tôi loay hoay sửa măi, mà xe vẫn không chạy.

Tôi đề nghị : “Để em cùng với hai người bạn nữa xuống đẩy. Anh ngồi trong xe sẵn sàng. Biết đâu máy xe sẽ nổ lại không chừng!”

Anh đồng ư. Anh là một trong vài người sinh viên đă có xe hơi ngay từ ngày c̣n đi học. Đa số chỉ có xe Vespa, Lambretta, xe gắn máy, và xe đạp.

Chúng tôi từ lầu 1 bước xuống sân bệnh viện. Đó là một chiếc xe Vauxhall màu xanh. Anh Thế ngồi vào trong xe. Xe hơi ngày đó chưa có hộïp số tự động. Tất cả đều là số tay. Tôi cùng 2 người nữa, h́ hục đẩy. Hết một ṿng sân bệnh viện. Máy xe không nổ. Thêm một ṿng nữa. Bất thần máy xe nổ lên. Chúng tôi thở phào. Anh Thế không dám ngừng xe lại. Anh tiếp tục ngồi trong xe, tḥ tay ra vẫy, rồi chạy tiếp.

Một hai tháng sau, anh ra trường.

Tới tháng 11-1965, tôi măn khóa.

Tôi cùng 6 người bạn cùng lớp, sau khi chọn chỗ từ trường Quân Y, về tŕnh diện Đại Đội Quân Y Thủy Quân Lục Chiến. Khi đó đơn vị này đang đóng trong trại Cửu Long Thị Nghè.

Chúng tôi đang đứng lớ ngớ, trước mấy văn pḥng, chưa biết phải làm ǵ th́ thấy 1 chiếc xe Jeep hồng thập tự từ từ ngoài cổng trại chạy vào. Chiếc xe đậu sịch, ngay chỗ tôi. Một người cao lớn, đeo kính trắng, trong quân phục rằn ri Thủy Quân Lục Chiến, bước xuống xe. Dáng quen quen, vai mang cấp bậc Trung úy. Tôi nh́n thêm : Hóa ra đó là Bác sĩ Thế. Tay bắt mặt mừng. Anh cho biết, anh đang là Y sĩ Trung úy, Y sĩ trưởng Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến. Một sĩ quan hành chánh từ một văn pḥng bước ra hướng dẫn chúng tôi vào tŕnh diện đơn vị trưởng. Đó là Y sĩ Đại úy Lâm Ngọc Quang. Sau khi thăm hỏi qua loa, Y sĩ Đại úy Quang cho chúng tôi bốc thăm chọn chỗ. Tôi được số 4, nghĩa là tôi sẽ về Tiểu đoàn 4.

Khi ra khỏi pḥng của Đơn vị trưởng, tôi thấy anh Thế vẫn c̣n đứng chờ tôi ở phía ngoài. Anh hỏi ngay : “Dũng, được về Tiểu đoàn nào ?” Tôi đáp: “Em được về Tiểu đoàn 4”. Anh Thế cười rất tươi, nói : “Hậu cứ Tiểu đoàn ở Vũng Tàu. Thiếu tá Nguyễn Thành Trí là Tiểu đoàn trưởng. Thiếu tá Trí rất tốt. Nghệ sĩ lắm, đánh Tây ban cầm rất hay. Moa mừng cho toa được về Tiểu đoàn này.” (Anh Thế vốn học ở trường Pháp lúc c̣n ở bậc Trung học, nên thường dùng chữ moa (tôi) và toa (là anh hay mày) khi nói chuyện).

Như vậy, ngẫu nhiên, anh Thế và tôi lại gặp nhau. Cũng thường xuyên như hồi c̣n học Y khoa, v́ hiện nay cùng Binh chủng, lại cùng đơn vị. Và tôi sẽ là người thay anh làm Y sĩ trưởng Tiểu đoàn 4.

Sau đó, anh tiếp tục hướng dẫn tôi thêm một số điều cần thiết. Anh nói rơ tường tận, về từng anh em Y tá thuộc Trung đội Quân Y của Tiểu đoàn. Anh đặc biệt nêu rơ gia cảnh của từng người. Trung sĩ Ngô, Trung sĩ Quốc, Binh nhất Lợi, Hạ sĩ Khiếu Phát v.v...

Anh rất quan tâm đến nỗi khó khăn của mọi người. Anh không hề đề cập tới quân phong, quân kỷ, tác phong, hay cá tính của các anh em Y tá dưới quyền.

Ngày hôm sau, Y sĩ Đại úy Lâm Ngọc Quang đưa 7 người chúng tôi sang Bộ Tư Lệnh ở đường Lê Thánh Tôn, tŕnh diện Tham mưu trưởng Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Đại tá Bùi Thế Lân. Chúng tôi sắp hàng ngang, đồng loạt chào tay trước vị Đại tá. Y sĩ Đại úy Lâm Ngọc Quang lần lượt tŕnh lên Tham mưu trưởng, người nào trong chúng tôi sẽ về Tiểu đoàn nào. Vị Tham mưu trưởng vẻ mặt rất oai vệ và nghiêm khắc. Không biết v́ lư do ǵ, khi biết tôi sẽ về Tiểu đoàn 4, Đại tá Lân nh́n tôi, nhếch miệng cười. Một nụ cười bí mật. Rất ngắn. Chỉ một giây đồng hồ sau, vẻ nghiêm khắc lại trở về trên mặt của Đại tá Tham mưu trưởng. (Sau này tôi mới biết, Đại tá Lân vốn từng là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4).

Năm 1968, Việt cộng mở trận tổng công kích Tết Mậu Thân. Khi đó tôi đang là Y sĩ trưởng Chiến đoàn B Thủy Quân Lục Chiến, do Trung tá Tôn Thất Soạn chỉ huy.

Đang hành quân ở vùng Cai Lậy, Chiến đoàn B về giải cứu Thủ Đô Sàig̣n.

Ngay sau khi Chiến đoàn B đánh bật bọn Việt cộng ra khỏi Gia Định, Trung tá Soạn - vị Chiến đoàn trưởng đáng kính, tài giỏi và đầy ḷng nhân ái, quyết định ra lệnh cho Quân Y của Chiến đoàn bắt đầu hoạt động Dân Sự Vụ để giúp đỡ dân chúng.

Hoạt động Quân Y Dân Sự Vu là một công tác do các đơn vị Quân Y tĩnh tại ở địa phương phụ trách. Mỗi khi một đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa vừa đem lại an ninh cho một nơi nào th́ đơn vị Quân Y trong vùng sẽ gửi 1 Toán tới đó để chữa trị thương tích cũng như bệnh tật cho dân chúng. Cũng có những trường hợp, các đơn vị Quân Y tĩnh tại, yểm trợ định kỳ về Y tế cho những vùng lân cận. Đa số công tác dân sự vụ thường được mở ra tại những tỉnh, quận hẻo lánh, xa xôi, hoặc thuộc vùng tương đối kém an ninh, hoặc tại những nơi dân chúng thiếu phương tiện di chuyển từ đó tới các bệnh xá, bệnh viện ở quận hay tỉnh lớn hơn.

Các đơn vị Quân Y của các Chiến đoàn, Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến không phụ trách công tác Dân Sự Vụ. Lư do v́ phải thường xuyên di chuyển.

Nhưng vào dịp Tết Mậu Thân th́ lại khác. Sàig̣n, Gia Định và vùng phụ cận đă bị tấn công.

Sự di chuyển rất khó khăn đối với dân chúng.

Tổng Y Viện Cộng Ḥa, Quân Y viện Trần Ngọc Minh và các đơn vị Quân Y tĩnh tại khác tại Thủ Đô Sàig̣n đang bị tràn ngập, rất bận rộn với việc chữa trị thương bệnh binh.

Số lượng thuốc men của Quân Y Chiến đoàn B rất giới hạn. Tôi trở về trại Cửu Long để xin thêm, mới có đủ phương tiện cho hoạt động Dân Sự Vụ này.

Bác sĩ Thế khi đó đă thăng cấp Đại úy, thay thế Y sĩ Đại úy Lâm Ngọc Quang, giữ chức vụ Đại đội trưởng Đại đội Quân Y. Như vậy, anh Thế đă trở thành cấp chỉ huy của tôi.

Nghe tôi tŕnh bầy, hoạt động Dân Sự Vu sẽ bắt đầu ngay. Bác sĩ Thế chăm chú nghe. Sau đó anh lập tức hạ lệnh kho thuốc của Đại đội Quân Y cấp phát ngay những thứ tôi yêu cầu. Anh Thế c̣n cấp cho 1 chiếc xe Dodge 4x4 Hồng thập tự, để xử dụng.

Sáng hôm sau, tôi cùng 6 anh em quân y Y tá, từ vị trí đóng quân của Chiến đoàn B, đến Nhà thờ Gia Định. Nhà thờ này ở kế chợ Bà Chiểu, có sân rất rộng. Hàng ngàn đồng bào đang trú ngụ tại đây. Nằm, ngồi ngổn ngang trong khuôn viên, đă nhiều ngày nay. Từ mùng 2 Tết.

Chiếc xe Hồng thập tự Dodge 4x4 phải đậu ngay gần sát cổng ra vào. Đó là chỗ duy nhất không có ai trải chiếu, giăng mùng.

Độ nửa giờ đồng hồ đầu tiên, những nạn nhân của vụ Tổng công kích chưa biết, nên Toán Quân Y làm việc rất nhàn nhă. Chỉ vài trường hợp lẻ tẻ. Sau đó, dân đến xin khám bệnh, chữa trị mỗi lúc một đông hơn. Chúng tôi làm việc suốt qua buổi trưa, không có th́ giờ ăn cơm. Tới hơn 4 giờ chiều mới trở về vị trí đóng quân.

Sáng sớm hôm sau, tôi trở về trại Cửu Long để xin thêm thuốc men. Bác sĩ Thế đă chờ sẵn. Anh hỏi từng chi tiết về công tác ngày hôm trước.

- “Dũng ! Toa nói cho moa biết hoạt động dân sự vụ hôm qua ra sao. Có nhiều người bị thương không ? Nặng hay nhẹ ?”

- “Thưa anh, không nhiều. Chỉ có vài người bị thương nhẹ. C̣n những người bị thương nặng, th́ hoặc họ đă chết từ mấy hôm trước, hoặc đă được di chuyển tới các bệnh viện rồi”. Tôi đáp.

- “Trong số bệnh nhân, trẻ em nhiều hay người lớn nhiều ?” Anh hỏi tiếp.

- “Phần lớn là trẻ em. Có một số người già.”

- “Đám trẻ bị bệnh ǵ nhiều nhất.” Anh hỏi thêm.

- “Ỉa chảy, và nóng, ho.” Tôi trả lời.

Sau khi được cung cấp thêm số lượng thuốc, chúng tôi lại trở về Nhà thờ Gia Định. Ngày hôm nay, Cục Tâm Lư Chiến gửi tới 2 người để cùng tham gia công tác Dân Sự Vụ. Đó là Chuẩn úy Trần Đ́nh Thọ và 1 phóng viên nhật báo Tiền Tuyến, tên là Tiến. Sau khi gặp tôi xong, Chuẩn úy Thọ cầm 1 cái loa đi trong sân Nhà thờ, thông báo, mời đồng bàøo đến khám bệnh. Anh sắp xếp, hướng dẫn mọi người rất chu đáo, thứ tự. C̣n anh phóng viên tên Tiến đi quanh ghi lại những h́nh ảnh với 1 chiếc máy h́nh Canon. Mỗi ngày số người dân đến khám bệnh một đông hơn. Lư do là những người dân quanh khu Bà Chiểu, xa hay gần, nghe biết có Toán Quân Y hoạt động Dân Sự Vụ, cũng t́m cách đến gặp.

Những ngày kế tiếp, mỗi lần thấy tôi về, Bác sĩ Thế lại hỏi rất kỹ về t́nh trạng dân chúng.

- “Toa có thấy dấu hiệu ǵ về việc bệnh dịch xuất hiện chưa ?” Anh hỏi.

- “Thưa anh, em chưa thấy trường hợp dịch tả, dịch hạch nào cả. Nhưng số bệnh nhân bị kiết lỵ đang tăng cao.”

Bác sĩ Thế lộ vẻ yên tâm :

- “Cũng may cho họ. Sống chen chúc nhau trong một khoảng đất chật hẹp, dĩ nhiên dễ phát bệnh. Nếu dịch tả hay dịch hạch xuất hiện th́ thật tội nghiệp cho những kẻ đă bị sập, cháy hết nhà cửa. Đă thoát, chưa chết v́ đạn pháo kích của Việt cộng, mà lại chết v́ bệnh dịch tại chỗ tạm trú th́ thật là họa vô đơn chí.

Hôm nay, toa lănh thêm thuốc kiết lỵ cho đủ nhé !”

Công tác Dân Sự Vụ diễn tiến đều đặn mỗi ngày, và luôn luôn được sự quan tâm đặc biệt của Bác sĩ Thế.

Vài ngày sau, tôi di chuyển vị trí khám bệnh Dân Sự Vụ tới một trường Tiểu học ở đường Chi Lăng, và rồi sau đó lại tới một nơi khác nữa. Chuẩn úy Thọ và anh phóng viên Tiến luôn luôn đi theo chúng tôi. Có lần có cả phóng viên của Đài truyền h́nh Sàig̣n tới thu h́nh những hoạt động Dân Sự Vụ của Toán Quân Y Chiến đoàn B, để chiếu lên cho dân chúng thấy.

Nhật báo Tiền Tuyến cũng đă dành nguyên 1 trang in lớn những h́nh ảnh của công tác này.

Tôi viết lại vài kỷ niệm với Y sĩ Trung tá Nguyễn Văn Thế, mà ḷng ngậm ngùi. Anh là một người bạn đáng mến, một bậc đàn anh đáng phục, một cấp chỉ huy đáng kính. Và cuối cùng, Anh là một Bác sĩ rất nhiều từ tâm, thật đáng trọng.

Trần Xuân Dũng

 


Tưởng Niệm

2020

Thương tiếc bạn hiền Lê Đ́nh Bảo
Tiễn biệt Đại Bàng Phu Nhơn
Kính Anh Nguyễn Văn Phán
Anh Hai
Nhớ về anh Phán
Tiễn Biệt NT Nguyễn Văn Phán
Tiễn biệt Đ/U Trần V. Hên
Tưởng niệm LM Tuyên Úy Hoàng Văn Thiên
Tiễn anh Trần Văn Chí
Lễ phủ cờ ĐB Cao Bằng
Thương tiếc Đại Bàng Cao Bằng
Tiếc thương Cao Bằng
Tưởng Nhớ anh Lê Văn Huyền

2018

Món quà cho bố
Khóc bạn
Kỷ niệm với MX Trần Văn Loan
Chào tiễn biệt Trần Văn Loan
Lộc "Đă đi rồi!"

2016

Tưởng nhớ cựu Đ/U Nguyễn Văn Thạch
Tưởng niệm NT Trương Đ́nh Khánh
H́nh ảnh tiển biệt MX Hồ Phó Giêng

2015

Đứng lên đi - H́nh ảnh về tang lễ NT Nguyễn K. Đễ
Thơ Tưởng niệm - H́nh ảnh tiển đưa NT Nguyễn M. Châu
H́nh ảnh Lễ Phát Tang và Phủ Kỳ cho MX Lê Văn Bé
Chào tiễn biệt đồng đội người lính Mũ Xanh Nguyễn Văn Định

2014

Tiễn MX Trần Kim Tài
Tiễn biệt MX Trần Kim Tài
Tang lễ MX Phan Đông
Khóc bạn Phan Đông
Vĩnh biệt Pháo Thủ Phan Đông
Vô cùng thương tiếc MX Phan Đông
Vĩnh biệt MX Phan Đông
Tiễn Anh - MX Hoàng Quang Xuyên
Tang lễ Pháo Thủ Hoàng Quang Xuyên
Lễ tưởng niệm Thiếu Tướng Bùi Thế Lân
Tiễn đưa MX Lê Tấn Lợi
Tiễn đưa Thiếu Tướng Tư Lệnh
Tưởng nhớ Tướng Bùi Thế Lân
Long Lân Quy Phụng
Những người lính Trừ Bị
Vĩnh biệt ĐB Lạng Sơn
Chào vĩnh biệt ĐB Lạng Sơn
Lễ phủ cờ cố Thiếu Tướng Bùi Thế Lân 1 - 2
Lễ hỏa táng cố Thiếu Tướng Bùi Thế Lân
Tiễn chân MX Cao Ḥa


2012

Một ngày Đông - Tưởng nhớ Nguyễn Xuân Loan


2011

Tang Lễ MX Nguyễn Minh Phú
Tiển biệt Lâm Đồng Đinh Xuân Lăm
Lời Cảm Tạ của gia đ́nh Bà Đinh Xuân Lăm
Lễ Phủ Cờ NT Đinh Xuân Lăm Ngày 24-7-2011
Tưởng nhớ cố Đại Tá Nguyễn Thế Lương
Vài kỷ niệm với Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Văn Thế
Những Kỷ Niệm Khó Quên về BS Nguyển Văn Thế 
Kỷ niệm với Tiểu Đoàn Quân Y Và TĐT/TĐQY/TQLC Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Văn Thế
Lời Cảm Tạ của gia đ́nh BS Nguyễn Văn Thế
Điếu văn BS Nguyễn Văn Thế
Lương Y Bồ Tát Giuse Nguyễn Văn Thế
Thương Tiếc Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế
H́nh ảnh về đám tang BS Nguyễn Văn Thế
Lễ Phủ Quốc Kỳ cho BS Nguyễn Văn Thế


2010

Viết vội cho em tôi Cao Xuân Huy
Đời lính của Cao Xuân Huy
Cao Xuân Huy - Tại sao?
Vĩnh biệt Cao Xuân Huy
Cao Xuân Huy - Vài mẩu chuyện - Bài đọc
Cao Xuân Huy - Phù du như bọt biển Thuận An
Cao Xuân Huy - Người ở lại Thuận An
Cao Xuân Huy từ chuyện tháng Ba gẫy súng
Ông Gẫy Súng đă " lên tàu "
Vui buồn biết ngỏ cùng ai ?
Lễ Phủ Kỳ cho MX Cao Xuân Huy
Lễ hỏa táng MX Cao Xuân Huy
Audio về Cao Xuân Huy - Bài 1 - 2 - 3
Video - Cao Xuân Huy, ngày cuối...
Video - Vĩnh biệt Cao Xuân Huy