Page 156 - Dac San Song Than 2023
P. 156

TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIET NAM

              trên QL14 và liên tỉnh lộ 7B là một cái tội. Và đó cũng là bước đầu dẫn đến sự sụp đổ của miền
              Nam. Và ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính đây?
                   Tại Vùng I, sau khi rút SĐ Dù về Nam, SĐ/TQLC được chia làm hai: LĐ147 trấn giữ tuyến
              sông Bồ (Huế), các Lữ Đoàn 258, 369 và 468 lập tuyến phòng thủ chính cho thành phố Đà Nẵng
              từ đèo Hải Vân đến sông Vu Gia giáp với SĐ3 BB.
                  Sự sai lầm cũng được lập lại một lần nữa.
                  Tướng Trưởng cũng nhận được lịnh của TT Nguyễn Văn Thiệu: Rút bỏ Vùng I.
                  Các SĐ1, SĐ2, SĐ3 và  SĐ/TQLC cùng những  đơn vị Thiết Giáp, Pháo Binh được  lịnh tập
              trung tại các bãi biển Thuận An, Đà Nẵng và Chu Lai. Lịnh đưa ra thật bất ngờ, thiếu chuẩn bị
              nên đã gây ra nhiều hoang mang và hỗn loạn.
                  Trong lịch sử chiến tranh VN người ta chưa bao giờ thấy được cái cảnh tồi tệ và thê thảm
              như thời điểm này. Đúng là các nhà lãnh đạo tại Miền Nam đã rơi vào tình trạng hoảng loạn hay
              nói một cách khác là họ đã bị tẩu hỏa nhập ma mất rồi.
                   Ngày 22/3/75, LĐ15/BĐQ bị áp lực nặng nề của SĐ324B và SĐ325C phải rút bỏ tuyến
              phòng thủ Phú Lộc. Pháo 130 ly của Cộng quân bắt đầu nã bừa bãi vào thành phố Huế. Những
              cảnh thương tâm lại tiếp tục xảy ra.
                   Ngày 24/3/75, LĐ 147/TQLC gồm các TĐ3, 4, 5, 7 và TĐ2/PB phải rút bỏ tuyến phòng thủ
              sông Bồ. Trung Tướng Lâm Quang Thi Tư Lịnh Tiền Phương QĐ1 ra lịnh cho Đại Tá Nguyễn
              Thế Lương đưa Lữ Đoàn 147/TQLC ra cửa biển Thuận An, sẽ có tàu bốc về Nam.
                  Cuộc hành quân triệt thoái được các đơn vị TQLC tổ chức một cách chặt chẽ và có kỷ luật.
              Bởi vì họ không bị vướng bận bởi gia đình và những cái lỉnh kỉnh khác. Thế nhưng bỗng nhiên
              Lữ Đoàn 258 của Đại Tá Nguyễn Năng Bảo nhận được lịnh rút bỏ đèo Phước Tường và những
              vị trí quan trọng không cho phép cộng quân tiến xuống vùng đồng bằng và cắt đứt Quốc Lộ I
              trong ngày 28/3/1975. Ai đã ra cái lịnh đưa bao nhiêu con người vào “tử lộ” này khiến một
              đơn vị cộng quân đã cắt đứt QL1 tại vùng Núi Đá Bạc. Đoàn người di tản đông đảo kể cả quân
              nhân các đơn vị đã dội ngược lại Huế. Chỉ còn một lối thoát duy nhất là cửa bể Thuận An.
                  LĐ 147 đã tập họp đầy đủ tại đây và chờ những hải vận hạm của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ
              Thoại đang lảng vảng ngoài khơi. Nhưng cộng quân đã bám sát và pháo kích vào vị trí đóng
              quân của Lữ Đoàn. Trên bãi biển quá đông người và đủ mọi sắc lính, cảnh hỗn loạn thực sự đã
              xảy ra. Đại Tá Nguyễn Thành Trí-Tư Lệnh Phó SĐ/TQLC, người chỉ huy trực tiếp mặt trận
              phía Bắc, cũng phải đau lòng bỏ lại những chiến hữu của mình trong cái rọ đang bị siết chặt lại.
              Thiếu Tá Nguyễn Tri Nam, Đại Uý Tô Thanh Chiêu đã bị tử trận khi đang rải tuyến đóng quân.
              Một chiếc tàu đã cặp bến lần đầu để chở thương binh và BCH/LĐ. Chiếc thứ hai hỏng chân vịt
              vì quá tải. Những hoả tiễn tầm nhiệt AT3 của cộng quân khiến những chiếc tàu khác không dám
              vào bờ. Các vị Tiểu Đoàn Trưởng đã giữ được tinh thần chiến đấu của đơn vị mình như Thiếu
              Tá Nguyễn Văn Sử (TĐ3), Thiếu Tá Đinh Long Thành (TĐ4), Thiếu Tá Phạm Văn Tiền (TĐ5),
              Thiếu Tá Phạm Cang (TĐ7) và Thiếu Tá Võ Đằng Phương (TĐ2PB). Tất cả đều đã chiến đấu
              trong một tình thế tuyệt vọng và mở một con đường máu về phía Nam- cửa Tư Hiền.
                  Cuối cùng của một cuộc chiến, tất cả đã bị bắt và chấm dứt cuộc đời chiến binh của mình
              tại một làng chài hẻo lánh có tên là Vĩnh Lộc, Thừa Thiên. Ta hãy nghe Trung Úy Cao Xuân Huy,
              một sĩ quan TQLC trẻ đã có mặt trong những ngày đó và đã viết lại trong một quyển sách có
              nhan đề Tháng Ba Gãy Súng:
                  - “Tôi hỏi một người đeo đồng hồ, đúng 12 giờ khuya ngày 26 rạng 27 tháng Ba. Nghe đâu
              làng này có cái tên rất độc đáo: làng Cự Lại (đúng ra là Cử Lại). Ngày 26 tháng Ba là ngày người
              cày có ruộng.
                  Ngày 26 tháng Ba là ngày cả một Lữ Đoàn TQLC bị khoảng một đại đội du kích Việt Cộng
              bắt sống. Chuyện không bao giờ tin được đã xảy ra. Hỏi trời, hỏi đất, hỏi lính, hỏi quan? Hỏi ai
              đây, trách nhiệm ai đây về chuyện này.


                                                 ĐẶC SAN SÓNG THẦN  2023                          TRANG 144
   151   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161