Page 152 - Dac San Song Than 2023
P. 152

TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIET NAM




                                Những Ngày Chiến Đấu Sau Cùng


                                Trên  Quê Hương Quảng Nam


             MX Kiều Công Cự

                  Ngày 18/3/75 Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 (TĐ2) là Thiếu Tá Trần Văn Hợp đi họp ở
              BCH/Lữ Đoàn 369/TQLC với Lữ Đoàn Trưởng là Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc xong, về cho tôi-
              Đại Uý Kiều Công Cự, Ban 3/TĐ2/TQLC, biết là TĐ2 sẽ di chuyển vào ngày mai. Anh trải phóng
              đồ hành quân khu vực trách nhiệm lên chiếc bàn dã chiến đóng bằng thùng gỗ pháo binh. Nhìn
              bản đồ khu vực trách nhiệm, tôi “à” lên một tiếng rồi nói:
                  -Tôi biết vùng này rồi.
                   Mắt không rời bản đồ, giọng tỉnh bơ anh hỏi:
                   -Ông ở đây rồi à?
                   -Tôi đã ở đây từ nhỏ tới lớn, nơi chôn nhau cắt rún của tôi, thưa Thiếu Tá.
                 -Thế thì tiện quá. Tối nay ông gọi máy báo cho Thiếu Tá Giao và các đại đội trưởng chi tiết.
              Tối hôm đó sau khi gọi máy báo xong, tôi nằm hoài không ngủ được, bao nhiêu năm chiến tranh,
              lần này tôi trở về chiến đấu giữa quê hương mình. Không biết nên vui hay buồn. Chiến
              tranh đã bao trùm lên quê tôi từ ngày tôi mới lớn. Quê hương tôi chưa có một ngày yên bình.
              Ba tôi mất sớm, Mẹ tôi vẫn vững vàng bảo vệ đàn con.
                  Năm 1947 phong trào Việt Minh nổi lên, giặc Pháp thường mở những trận bố ráp Mẹ tôi
              phải cõng tôi tản cư vượt qua sông Thu Bồn, chạy về miền núi Tiên Phước, rồi đói khổ quá, mẹ
              tôi lại hồi cư về Ái Nghĩa. Năm 1949 mẹ tôi bị Tây bắt vì tội tiếp tế cho Việt Minh. Sau khi ra tù,
              mẹ tôi phải bán hết cơ nghiệp nhỏ nhoi để dẫn hai anh em tôi vào Sài Gòn tá túc nhà cậu Niêm.
              Anh Kiều Công Lang được cậu Niệm cho đi học trường Taberd. Hai năm sau mẹ tôi cũng gởi tôi
              lên Đà Lạt ở với dì Bảy để đi học tại trường tiểu học Xuân An trên đường Nhà Chung, gần bên
              nhà thờ Con gà. Cậu Hai sang cho mẹ một cái kiosque ở chợ Phú Nhuận để mẹ tôi buôn hột gà
              hột vịt đủ loại.
                  Những tưởng là yên ấm rồi nhưng tiếng gọi của quê cha đất tổ bao giờ cũng mạnh, nên
              sau ngày đình chiến 20/7/1954, chia đôi đất nước, mẹ tôi quyết định để lại anh Lang cùng chị
              Ngọc tôi ở lại Sài Gòn, còn bà một thân một mình trở về làng cũ Phong Thử. Tôi cũng được dì
              Bảy dẫn về thăm mẹ và tôi nhất quyết ở lại với mẹ. Một năm sau, gia đình tôi dọn về quê cha tôi
              tại thị trấn Ái Nghĩa cho đến bây gìờ.
                  Năm 1956 tôi thi đậu vào lớp đệ thất trường trung học công lập Trần Quí Cáp, Hội An. Tôi
              có bảy năm làm học trò ở trọ ăn cơm tháng ở cái tỉnh lỵ nhỏ bé nhưng nhiều thân ái đó. Ôi cái
              thuở học trò sao mà đẹp thế:
                     Thuở sân trường, Anh, có lẽ tình si
                     Lỡ nhướng mắt ngó say người nguyệt thẹn
                     Con suối nhỏ sớm mở lời biển hẹn
                     Còn trách gì sâu cạn những dòng sông. (Thơ Hoàng Lộc)
                  Buổi sáng trời dứt mưa nhưng tầng mây vẫn còn thấp và bầu trời thì nặng trĩu. Toàn bộ
              LĐ369 di chuyển bằng xe, theo thứ tự TĐ6, BCH/LĐ, TĐ1PB, TĐ2, TĐ9 sau cùng. Các đại đội
              bàn giao tuyến đóng quân cho Liên Đoàn 15/BĐQ rồi di chuyển ra điểm tập trung trên Quốc Lộ






                                                 ĐẶC SAN SÓNG THẦN  2023                          TRANG 140
   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157