Page 155 - Dac San Song Than 2023
P. 155

TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIET NAM

              trạm đem xe vào đón ông trong vòng hai giờ nữa.
                   Tôi mừng lắm vội gọi Hạ Sĩ Hờn mang một cái máy ANPRC25, còn tôi mang khẩu M16,
              rồi hai thầy trò lần theo đường mòn xuống núi. Chúng tôi đi dọc theo tuyến phòng thủ của TĐ.
              Những ngọn đồi ở đây gần như trọc, loang lổ và xơ xác vì bom đạn. Binh sĩ đào hầm hố sau
              những mô đất. Họ lợi dụng tối đa những hang động và những giao thông hào có sẵn. Ở những
              ngọn đồi kế cận, địch cũng đang ẩn nấp và bắn sẻ rất nguy hiểm. Gần hết triền núi thì gặp TĐ6/
              TQLC đóng giáp. Tiểu đoàn cũng ra lịnh cho các Đại đội đặt những toán bắn sẻ để đáp trả. Tôi
              không biết tại sao trong chiến thuật của QLVNCH không cho phép thành lập những toán bắn sẻ.
              Trong mặt trận Quảng Trị năm 1972, chiến thuật đáp trả này tỏ ra rất hữu hiệu.
                  Chiếc jeep của Hạ Sĩ Mười đón thầy trò tôi ở Cầu Chìm thuộc xã Trường An. Dọc hai bên
              đường người qua lại vội vã. Những chiếc xe đò, xe Daihatsu ba bánh, xe thồ, xe đạp, xe gắn máy
              tất tả ngược xuôi. Gặp một vài người quen, họ nhìn tôi và có vẻ mừng rỡ, thích thú khi tôi mặc
              quần áo lính về làng. Tôi cũng rất hãnh diện với áo hoa sóng biển của mình. Mẹ và các chị tôi
              quá đỗi vui mừng khi thấy tôi từ chiếc xe jeep bước xuống. Tôi cũng cảm thấy có một sự hảnh
              diện nào đó. Anh rễ tôi cho biết gia đình sắp dọn ra Đà Nẵng ở tạm nhà cháu An rồi tìm cách
              vào Sài Gòn. Mẹ tôi năm đó đã 72 tuổi nhưng còn khỏe lắm. Bà nói:
                  -Phải đi thôi, VC vào đây thì không sống được.
                   Tôi nghĩ mẹ tôi đã nói đúng và tôi rất an lòng. Sáng hôm sau mẹ đi mua mì quảng về cho
              chúng tôi ăn. Rồi bà hối thầy trò tôi ra bãi đáp trực thăng, theo chuyến tiếp tế về lại đơn vị.
                                                            *
                   Tình hình chiến sự hiện tại biến chuyển thật nhanh và đang xấu đi, trước đó, ngày 8/3/75
              phái đoàn lưỡng viện Mỹ rời Sàigòn, chính quyền VNCH hoàn toàn thất vọng và lo lắng, mọi hy
              vọng vào số tiền 300 triệu viện trợ đã tan thành mây khói. Một lần nữa Hà Nội đã được Mỹ bật
              đèn xanh. Lê Duẩn vội vàng ra lịnh cho Văn Tiến Dũng mở mặt trận Tây Nguyên.
                   Đêm 10/3/75 lúc 2giờ 30 sáng, SĐ 320 VC bắt đầu tấn công vào Ban Mê Thuột. Các SĐ
              968 và 10 đã vượt sông Krok, Sre Pok tiến về Kon Tum và Pleiku. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú,
              Tư Lệnh Quân Đoàn II có trong tay các SĐ22, SĐ23 và 3 LĐ/BĐQ của Đại Tá Phạm Duy Tất,
              Pháo Binh, Thiết Giáp và Điạ Phương Quân và Nghĩa Quân cơ hữu, tất cả sẵn sàng chống địch.
                   Trong khi đó tại mặt trận Trị Thiên các SĐ324B, 325C, 711 và 304 do Lê Trọng Tấn làm tư
              lịnh và Võ Chí Công làm chính ủy đang áp sát vào những đơn vị của Tướng Trưởng tại Vùng 1.
                  Tình thế bây giờ thật khó khăn, ý định tái phối trí lực lượng hay co cụm phòng thủ đã hình
              thành trong chiến lược của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nhưng làm sao có thể thực hiện
              được khi người bảo trợ chính cho Miền Nam đã quay lưng, nếu không muốn nói là phó mặc.
              Còn nước còn tát, Tổng Thống Thiệu nghĩ như vậy. Chỉ tiếc thời gian không cho phép và lòng
              người đang giao động. Tổng Thống Thiệu hay bất cứ người nào có thể làm được gì trong hoàn
              cảnh hiện tại?
                   Ngày 14/3/75 trong cuộc  họp tại  Cam Ranh gồm năm ông tướng (Thiệu, Khiêm, Viên,
              Quang và Phú) Ông Thiệu ra lịnh cho Tướng Phú:
                  -Rút bỏ Cao Nguyên, đem toàn bộ chủ lực gồm SĐ22, SĐ23, các LĐ/BĐQ, các đơn vị thiết
              giáp, pháo binh v.v.  về phòng thủ duyên hải.
                  Lịnh ban ra thật đơn giản và người thi hành lịnh cũng suy nghĩ thật đơn giản. Sự thất bại là
              ở chỗ đó. Cấp trên gần như trút bỏ trách nhiệm cho thuộc cấp mà không nghĩ mình phải là
              người chịu trách nhiệm chính. Theo tôi nghĩ kế họach lui binh này phải được thảo hoạch từ cấp
              bộ Tổng Tham Mưu và Đại Tướng Cao Văn Viên phải là người chủ chốt. Thế nhưng Đại Tướng
              Viên không có ý kiến, rồi Tướng Phú lại giao công việc đó cho Đại Tá Tất sau khi đề nghị Tổng
              Thống Thiệu gắn cho ông ấy một sao. Và khi sự thất bại xảy ra, dĩ nhiên, lại dùng quyền hạn của
              cấp chỉ huy để trừng phạt thuộc cấp. Việc bắt giam Tướng Phú sau này nói lên sự sai lầm trong
              tư cách lãnh đạo của Tổng Thống Thiệu. Bao nhiêu quân nhân và thường dân vô tội đã chết


                TRANG 143                        ĐẶC SAN SÓNG THẦN  2023
   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159   160