Page 2 - TQLC Tango Nguyen Thanh Tri
P. 2
không tới 48 tiếng đông hồ sau, ông phải bơi ra biển cùng Trung Tướng Ngô Quang
Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I để lên hải vận hạm Hương Giang (HQ 404).
Về trong Nam, Đại Tá Trí được lệnh chỉ huy hai Lữ Đoàn 258 và 468/TQLC cùng
các chi đoàn Thiết Giáp tăng phái lập một phòng tuyến phía Đông Biên Hòa để bảo vệ
thành phố này. Sáng ngày 30/4/1975, thi hành lệnh buông súng và chuẩn bị bàn giao cho
địch của Tổng Thống Dương Văn Minh, Đại Tá Trí cùng hai Lữ Đoàn dưới quyền di
chuyển về căn cứ Sóng Thần Thủ Đức. Đại Tá Trí chỉ thị quân sĩ trả súng vào kho và cho
họ tự do về với gia đình. Đại Tá Trí đã làm tròn bổn phận của một cấp chỉ huy cho tới giờ
phút cuối cùng. (Trích Can Trường Trong Chiến Bại .. trang 17)
***
Cám ơn ông Tướng Hải Quân-Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đã có lời khen về một
ông Tá TQLC, nhưng không phải chỉ có Tango Nguyễn Thành Trí đã làm tròn phận sự của
cấp chỉ huy cho tới giờ phút cuối cùng, mà TQLC chúng tôi còn có nhiều “Tango” khác
nữa như các Đại Bàng Bắc Ninh, Cao Bằng, Đồ Sơn, Saigòn và các cấp chỉ huy từ trung
đội đến tiểu đoàn cũng đã làm tròn bổn phận của người lính TQLC.
Cuộc đời binh nghiệp của Tango đi từ Trung Đội Trưởng đến Tư Lệnh Phó Binh
Chủng TQLC dĩ nhiên có nhiều khó khăn và cam go, nhưng đáng nhớ nhất là kể từ ngày
18/3/1975, khi Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Quân Đoàn I Tiền Phương chỉ định
Tango giữ nhiệm vụ Tư Lệnh Mặt Trận Tây Bắc Huế mà lực lượng chính là Lữ Đoàn
147/TQLC để ngăn chân quân VC, cho đến ngày 30/4/1975, Tango đã sát cánh với thuộc
cấp từng giờ từng phút trong mồ hôi, máu và nước mắt. Mọi diễn tiến cam go trong giai
đoạn này đã được Tango ghi lại chi tiết trong tập tài liệu dài 40 trang giấy dưới tựa đề:
-Này Tháng Không Quên.
(Trang 526-566 Tuyển Tập 2- Hai Mươi Một Năm Chiến Trận của BC/TQLC).
Những ngày cuối tháng 4/75, toàn bộ SĐ/TQLC đóng quân ở một nơi: “Chân trên
bờ, chân dưới nước” tại bãi biển Vũng Tàu, nếu muốn ra đi thì chả cần phải chạy đến DAO
để được kéo vào! Chả cần tìm nóc nhà cao để nắm càng trực thăng Mỹ. Đi thì ai chả muốn
đi nhưng bỏ lính lại cho ai? Nên tất cả TQLC đã quay lưng lại với đại dương để tiếp tục
lên đường đánh địch, đúng như lời nhận xét của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại về LĐ
147/TQLC trong hồi ký “Can Trường Trong Chiến Bại”:
- Đi là đi hết, không thì ở lại cùng chiến đấu tới viên đạn cuối cùng”. (trg 212).
Cùng nhau chiến đấu tới viên đạn cuối cùng và rồi chúng tôi đi tù từ Tư Lệnh Phó
đến các Lữ Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng, SQ tác chiến, Tham mưu v.v.. Ôi thôi, “vui
ơi là vui”! Để rồi tự tử và bị bức tử trong ngục tù CS, trong đó có 2 Lữ Đoàn Trưởng là các
anh Tr/Tá Nguyễn Đằng Tống và Huỳnh Văn Lượm, Trưởng P4 Tr/Tá Nguyễn Văn Nhiều,
Trâu Điên Trưởng Trần Văn Hợp v.v..và những bất khuất anh dũng vượt ngục tìm tự do.
Xin cám ơn ông Tướng HQ nhận xét về Tango Nguyễn Thành Trí, còn chúng tôi,
những MX đã từng làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với Tango, xin kể một kỷ niện về Ổng.
Những cảm nghĩ viết về cấp chỉ huy khi còn tại chức thì khác, nhưng sau ngày gãy
súng, “đã bị lột trần, ai cũng như ai”, thì thuộc cấp có khen chê không ngại bị trù ẻo, cũng
không phải để được huy chương, tưởng lục nên tính trung thực của bài viết khá khả tín.
Hơn 40 năm đã quá đủ để một tuổi trẻ năm xưa, nay là ông già có cái nhìn và nhận xét chín
chắn hơn. Người phát biểu cảm tưởng xưng danh, danh có chính thì ngôn mới thuận.