[_templates/thtqlcvn-header.htm]

 

Một Đời Mũ Xanh - Phần 2
VÀO NƠI GIÓ CÁT

Ngô Văn Định - Thủy Quân Lục Chiến VNCH

Lời nói đầu: Sau đây là phần thứ hai của bài bút kư của cựu Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến Ngô Văn Định. Tài liệu này chia làm ba phần. Phần I Khóa Cương Quyết Đà Lạt 54, ông viết về mối liên hệ với các bạn cùng khóa trong 21 năm quân ngũ. Phần II Vào Nơi Gió Cát, ông viết về 4 năm hành quân với tư cách Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 258 TQLC và phần thứ III ông viết về trận Quảng Trị. Kỳ trước chúng tôi đă đăng phần thứ I và bây giờ tiếp theo là phần thứ II. Phần này được đặt tựa là “Vào Nơi Gió Cát.” Trong tác phẩm Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác của Đặng Trần Côn do bà Đoàn Thị Điểm đă dịch Nôm với lời thơ trác tuyệt nguyên văn như sau: “Chàng từ khi vào nơi gió cát, đêm trăng này nghỉ mát nơi đâu?” Trước năm 1954, một cuốn tiểu thuyết của Lan Khai cũng đă được đặt tên là “Vào Nơi Gió Cát.” Mới đây cũng có một cuốn sách của chiến hữu TQLC với tựa đề tương tự. Và bây giờ một lần nữa, chúng tôi lại mời quư vị “Vào Nơi Gió Cát” với tác giả Ngô Văn Định.

Chúng tôi xin nhắc lại, Đại tá Ngô Văn Định với 21 năm quân ngũ là người suốt một đời chiến binh đă ở với Thủy Quân Lục Chiến. Lịch sử TQLC Việt Nam bắt đầu thành lập từ cuối năm 1954 và tan hàng 30 tháng 4-1975 th́ ông Định là người đă có mặt từ phút đầu đến phút cuối. Cùng ở TQLC một lượt suốt 21 năm lịch sử chỉ có hai sĩ quan là Ngô Văn Định và Bùi Văn Phẩm đều thuộc khóa Cương Quyết Đà Lạt 1954. Ông Định cũng là người lần lượt chỉ huy qua 4 Lữ đoàn TQLC trong các giai đoạn tổ chức, huấn luyện và hành quân khác nhau. Đó là cuộc đời của một chiến binh một đời mũ xanh hiện cư ngụ tại San Jose.

Người giới thiệu: Giao Chỉ - Vũ Văn Lộc (Trung đội 21)


CÁC VỊ TƯ LỆNH TQLC: Trước khi viết về 4 năm hành quân với Lữ Đoàn 258 TQLC, xin kể lại danh tính các vị tư lệnh mà tôi đă có dịp làm việc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp trong 21 năm đội mũ xanh.

1). Phạm Văn Liễu: Tháng 12 năm 1954, Đại úy Phạm Văn Liễu Khóa 5 Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt được Bộ Tổng Tham Mưu giao phó trách nhiệm thành lập Binh Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam.. Đầu năm 1955 Đại Úy Liễu được thăng cấp Thiếu Tá và rời khỏi chức vụ. Ông chỉ ở với TQLC trong thời gian ngắn trong vai tṛ tổ chức.

2). Lê Quang Trọng: Ngày 1 tháng 6 năm 1955 Trung Tá Lê Quang Trọng, Khóa 2 Huế được chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng TQLC đầu tiên. Bộ Chỉ Huy đóng tại trại Cửu long Thị Nghè, Gia Định.

3). Phạm Văn Liễu: Đầu năm 1956, Trung Tá Lê Quang Trọng được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn Khinh Chiến 11 ở Cần Thơ, ông bàn giao lại chức vị Chỉ Huy Trưởng cho Thiếu Tá Phạm Văn Liễu.

4). Bùi Phó Chí: Tháng 11 năm 1956, Thiếu Tá Phạm Văn Liễu đi hoc khoá Bộ Binh Cao cấp tại Fort Benning bàn giao chức vụ Chỉ Huy Trưởng TQLC cho Đại úy Bùi Phó Chí. Thời gian này Đại úy Chí đang là Tiểu đ̣an trưởng Tiểu đoàn 1 TQLC kiêm Xử Lư Thường Vụ chức vụ Chỉ Huy Trưởng binh chủng (khoảng 1 tháng).

5) Lê Như Hùng: Cuối năm 1956, Thiếu Tá Lê Như Hùng (Bộ Binh) thuyên chuyển về TQLC được bổ nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng TQLC chính thức thay thế Thiếu Tá Phạm Văn Liễu.

6). Lê Nguyên Khang: Tháng 4 năm 1960, Thiếu tá Hùng bàn giao chức vụ Chỉ Huy trưởng TQLC cho Thiếu Tá Lê Nguyên Khang, Khoá 1 Nam Định. Thiếu Tá Lê Như Hùng về Tham Mưu Biệt Bộ Phủ Tổng Thống. Thăng cấp Trung Tá dưới thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.

7). Nguyễn Bá Liên: Bành trướng theo thời gian và sự lớn mạnh của quân đội, TQLC được nâng lên cấp Lữ Đoàn, rồi Sư Đoàn. Thiêú Tá Khang liên tục chỉ huy TQLC trong thời gian từ 1960 đến tháng 12 năm 63. Thiếu Tá Khang lên Trung Tá năm 62. Trung Tá Khang lên Đại Tá tháng 12 năm 63 và đi làm Tùy viên Quân sự tại Phi Luật Tân. Trung Tá Nguyễn Bá Liên thay thế giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng TQLC.

8). Lê Nguyên Khang: Đầu năm 64 sau vụ tướng Nguyễn Khánh chỉnh lư th́ Đại Tá Khang trở về nước và giữ chức vụ Chỉ Huy TQLC thay Trung Tá Nguyễn Bá Liên đi làm Tùy Viên Quân sự tại Phi Luât tân. Đại Tá Khang được thăng cấp Chuẩn Tướng, Thiếu Tướng và cấp bực sau cùng là Trung Tướng. Ông chỉ huy Lữ Đoàn TQLC rồi lên cấp Sư Đoàn TQLC cho đến tháng 5 năm 1972.

9). Bùi Thế Lân: Tháng 5 năm 1972, Trung Tướng Lê Nguyên Khang Tư Lệnh SĐ/TQLC được bổ nhiệm làm Tham Mưu phó Hành Quân BTTM, bàn giao chức vụ Tư Lệnh TQLC cho Đại Tá Bùi Thế Lân Tư Lệnh Phó SĐ. Đại Tá Lân Khóa 4 Thủ Đức được thăng cấp Chuẩn Tướng, rồi Thiếu Tướng. Ông làm Tư lệnh TQLC cho đến ngày 30-4-1975.

Vào nơi gió cát.
Kư sự hành quân của lữ đoàn 258 TQLC trong 4 năm gian khổ nhất của chiến trường (71 - 74)
* * *
Lữ-Đoàn 258 là hiện-thân của Chiến-Đoàn B do Trung Tá Tôn Thất Soạn Chiến Đoàn Trưởng thành lập năm 1965.
Chiến-Đoàn-B đă có mặt trên khắp 4 Quân-Khu: Trận Ba Gia, tỉnh Quảng Ngăi cuối năm 1965. Trận Việt An, tỉnh Quảng Tín năm 1966. Hành quân Bồng Sơn và An Lăo, tỉnh B́nh Định năm 1967.

Năm đó chiến đoàn đóng tại Dương liễu. Tôi là Thiếu Tá coi Tiểu Đoàn 2 đóng cách khoảng 2 cây số. Tôi lên để họp hành quân. Sau khi họp xong, trời đă xế chiều, Trung Tá Soạn chiến đoàn trưởng mời tôi ở lại ăn cơm, nhờ vậy nên tôi đă thoát khỏi một cuôc phục-kích. Tôi cho tài xế về để khi nào tôi gọi th́ sẽ lên đón. Trên đường về, xe Jeep bị phục-kích. Hạ Sĩ Danh bị VC bắt sống. Trực thăng tuần tiễu dọc QL1 quan sát thấy, nên báo cho Tiểu Đoàn 2 đi cứu Hạ-Sĩ Danh. Chúng bắn chết Hạ Sĩ Danh trước khi phân-tán tẩu-thoát. Tôi c̣n nợ ông Soạn v́ đă vừa được ăn cơm, vừa thoát khỏi bị bắt sống hoặc bị giết.

Trong thời gian Trung tá Soạn giữ chức vụ Chiến Đoàn Trưởng, các tiểu đoàn được tuyên dương nhiều lần. Đầu năm 1970, ông Soạn lên Đại Tá chỉ huy lữ đoàn 258 đầu tiên hành-quân vượt biên sang Kampuchia. Tháng 6 năm 70 th́ Đại-tá Soạn tham dự Khoá Chỉ Huy Tham Mưu tại Đà Lạt, bàn giao Lữ-đoàn 258 cho Trung Tá Nguyễn Thành Trí.

Đầu tháng 7 năm 1971, tôi măn-khóa Chỉ Huy Tham mưu ở Đà lạt trở về, chưa được đi phép, đă được lệnh ra Quảng Trị. Vừa tới phi trường Quảng-Trị đă có trực-thăng chờ sẵn để đưa tôi tới 258 tại căn cứ Mai Lộc, để nhận lănh chức vụ Lữ Đoàn Trưởng thay thế Trung Tá Trí.

Trung tá Trí cũng là hàng xóm sát vách với gia đ́nh tôi ở trong trại Nguyễn văn Nho, Thị nghè, hai anh em không xa lạ ǵ nhau. Việc bàn-giao chỉ có khoảng 10 phút để kư biên bản và bắt tay từ giă. Gió Lào ở Mai Lộc buổi trưa làm rát mặt, bụi đỏ bao phủ khắp nơi. Khác hẳn với không khí ở Đà-lạt, nơi mà tôi mới từ giă sau 6 tháng tham-dự khoá học.

Tôi được Trung Tá Đỗ Đ́nh Vượng bạn cùng khóa là Lữ Đoàn Phó tŕnh bày t́nh h́nh. Khu vực trách nhiệm của LĐ là một số căn cứ do TQLC Hoa Kỳ đă thiết lập trước đây nằm trên dẫy Trường Sơn chế ngự toàn vùng phía Tây Nam Bến Hải theo h́nh ṿng cung. Hướng Tây là hướng mà địch có thể di-chuyển đến tấn công các vị-trí của ta trải dài từ Quảng Trị đến Gio Linh. Ṿng cung Đông Bắc là các đơn vị thuộc Sư Đoàn 3 Bộ Binh. Đơn vị này đồn trú trên các căn cứ từ Tân Lâm , Carroll , Cồn Thiên , cho tới Gio Linh.

Khoảng cách từ Đông-Hà đến Gio Linh chừng 18 cây số. Căn cứ Mai lộc nằm trong lănh thổ quận Hương Hóa. Quận trưởng là Thiếu Tá Đông; tôi đến thăm xă giao người bạn cũ đă cùng ở Tiểu Đoàn 1 với tôi năm 1955. Quận ở đây nghèo nàn, dân chúng thưa thớt canh tác trà Xanh làm kế sinh nhai.

Ngày tôi đến 258 có các Tiểu Đoàn trưởng cấp Thiếu Tá là Nguyễn Xuân Phúc, Đỗ Hữu Tùng, Lê Bá B́nh, và Thiếu Tá Trần Thiện Hiệu coi Tiểu Đoàn Pháo Binh.

Tại căn cứ Mai Lộc có nhiều cố vấn TQLC, Bộ Binh, Pháo Binh tổng cộng trên dưới 10 người, không kể cố vấn của các Tiểu đoàn. Một số ở tại Lữ Đoàn và khoảng 5 người ở trên căn cứ Sarge. Nơi đây họ có một máy viễn vọng kính hồng ngoại tuyến rất tối tân (Infra Red Night Vision Telescope). Về ban đêm có thể nh́n thấy những hoạt động của VC trong phạm vi 20 miles. Đây cũng là loại quân dụng mới để trắc nghiệm trên chiến trường VN. Tôi được mời vào xem, họ giải thích rằng ban đêm máy đó có thể nh́n thấy được VC hút thuốc cách xa 20 dậm. Tôi mừng thầm v́ như vậy ở đây khá yên tâm.

Việc hoán đổi các đơn-vị tại các căn cứ đều bằng trực-thăng. Súng cối 160 ly của VC đă có yếu tố sẵn, thấy máy bay xuống là bắn ngay. Súng cối 160 ly là loại súng bắn chính xác và có sức tàn phá tệ hại nhất. Không một hầm nào tại các căn cứ của chúng tôi có thể chịu nổi sức công phá của pháo địch.

Nhờ có ưu thế về máy bay tuần thám túc trực quan sát trên không phận nên địch chỉ có thể pháo khi nào thấy không có máy bao vùng. Về ban đêm phía ta c̣n có loại C130 trang bị đại liên 12.7 ly và hỏa châu, loại C-130 này c̣n có tên là Rồng Lửa sẽ đến bao vùng mỗi khi đưọc yêu cầu.

Việc tiếp tế cho các đơn vị đều bằng phương tiện trực thăng theo định kỳ mỗi tuần một lần, nếu nhu cầu đặc-biệt th́ sẽ do không-quân VN đảm trách. Mỗi lần tiếp-tế, tải thương đều phải có các trực thăng gunships đi bảo vệ.

Tháng 8-71, căn cứ Bá Hộ bị pháo nặng nề, cùng lúc chúng tấn công mạnh vào căn cứ từ nhiều phiá. Nặng nhất là hướng từ Mai Lộc lên, có lẽ chúng sợ ta tiếp viện bằng đường bộ. Không-quân được gọi tới yểm-trợ tiếp-cận thả bom ngay hàng rào, địch thiệt hại rất nhiều, một số VC đă xâm nhập vào được bên trong, cận chiến đă diễn ra và chúng đă bị anh em cánh của Tiểu Đoàn 6 tiêu diệt. Tuy nhiên, chúng tôi cũng bị sứt mẻ.
Thấy t́nh h́nh bất-lợi cho ta, tôi chấp thuận cánh B rút khỏi căn cứ để tránh tổn thất. Địch đă bố trí mạnh ở hai đường từ căn cứ Sarge sang Bá Hộ và đường từ Mai Lộc lên. Hai con đường này trước đây vẫn được ta xử-dụng thường xuyên để thay đổi đơn vị. Phi cơ thả bom ngay vào trong căn cứ khi thành-phần cuối cùng của cánh B rút ra khỏi vị trí. Khi được báo là cánh B đă xuống được hết chân núi, tôi liên lạc trực tiếp được với Thiếu Tá Cảnh và nói anh em cố-gắng di chuyển về phía Tây Nam càng xa càng tốt.

Việc rút khỏi căn cứ Bá Hộ v́ áp lực qúa mạnh được báo cáo về Quân Đoàn, đồng thời tôi xin trực thăng tiếp cứu, Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm cùng một tướng Mỹ và các SQ tham mưu đến Mai Lộc. Tôi thuyết tŕnh t́nh h́nh. Tướng Lăm không nói và cũng không hỏi điều ǵ. Phía người Mỹ đồng ư tiếp cứu nhưng v́ thấy Trung tướng Lăm không có ư kiến ǵ; tôi sợ người Mỹ có thể đổi ư kiến.

Cuối cùng việc tiếp cứu được tiến hành. Trực thăng bốc quân rất nguy hiểm nhưng may mắn không có chuyện ǵ xẩy ra. Theo tôi nghĩ th́ họ cứu ḿnh là v́ có cố vấn đi cùng. Nếu như không có cố vấn đi theo cánh B th́ chắc là sẽ có nhiều lư do kỹ thuật để họ từ-chối.

Sự suy nghĩ lúc đó đến bây giờ vẫn thấy đúng. Viết đến đây lại nhớ đến thời gian cuối năm 1968, tôi chỉ huy Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên hành-quân ở rừng già Tây Ninh. Ban đêm trong khi đang di chuyển, bị chạm địch, tiếp tục đụng độ và đă có thương vong. Tôi được cố vấn Mỹ thông báo là phải rút ra khỏi nơi này để 1/2 tiếng sau sẽ có B52 đánh. Đang đụng trận, đêm tối như thế này mà lại bảo rời ra khỏi 3 cây số để đánh B52 th́ thật là chuyện không thể làm đươc. Phần v́ nhận cái lệnh bực ḿnh, chẳng biết từ Quân Đoàn hay từ đâu mà lại được gửi qua hệ thống cố vấn. Tôi thông báo lên chiến đoàn xin can thiệp. Viên cố vấn chờ câu trả lời của tôi. Phần v́ quá mệt mỏi, sau một vài phút suy nghĩ, tôi trả lời ngắn gọn: "Tiểu Đoàn đang đụng địch, đă có thương vong, tôi sẽ không đi đâu cả. Nếu không cho lệnh B52 di-chuyển đi mục tiêu khác được th́ cứ việc ném. Tôi nói để anh báo lên hệ thống của anh là tôi không đi đâu cả, cứ việc thả bom". Tuy nói mạnh như vậy thôi chứ tôi biết chắc 98% là có cố vấn Mỹ th́ sẽ không khi nào họ dám ném bom xuống. Đúng như vậy.

Trở lại căn cứ Bá Hộ, trong khi rút, cánh B của Tiểu Đoàn 6 chỉ đem được các thương binh nhưng tử-sĩ th́ đă không mang theo được. Thật đau ḷng cho chúng tôi phải bỏ xác mũ xanh ở lại. Đến ngày hôm sau th́ quân Bắc Việt cũng đă rút khỏi căn cứ v́ bị phi pháo quá nặng. Trực thăng thăm ḍ nhiều lần ở ngay trên đỉnh Bá Hộ để xem có phản ứng ǵ không. Sau nhiều lần bay trên căn cứ không thấy c̣n hoạt động ǵ cuả địch, một tiểu đội tiền phong có một cố vấn đi cùng để liên lạc không yểm cho chính xác. Toán quân này được đổ xuống an toàn. Đại Úy Lâm Tài Thạnh chỉ huy đại đội 1 đă di chuyển theo đường bộ từ Mai Lộc lên tái chiếm Ba Hộ cùng ngày.

Do đó việc thu lượm các tử sĩ để đem về Mai Lộc được tiến hành theo kế hoạch đă định. Các tử-sĩ được để vào trong các Body Bags bằng nylon và đặt sẵn vào lưới, trực-thăng đến móc lưới đem về sân bay Mai-Lộc.
Trong tổng số 23 tử sĩ, trong đó có Đại úy Phạm Tuấn Anh Đại Đội Trưởng, khóa 21 trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam, (anh là con của nhà tướng số Kim Sơn nổi tiếng ở Saig̣n).

Đại Úy Quách Ngọc Lâm có nhiệm vụ làm thẻ ghi danh tánh tử sĩ trước khi đưa về Saigon, anh báo cáo là đă đếm được tổng cộng có 24 cái túi Nylon. Kiểm soát lại th́ thấy túi thứ 24 chứa thi hài của một người mặc kaki vàng. V́ trong đêm tối nên anh em đă để nhầm thêm một tử-thi VC vào túi đó. Tử-thi Việt Cộng cũng đă được chôn cất tại Mai Lộc.

Tại Mai Lộc có một cố vấn Bộ Binh Mỹ, anh này biết nói tiếng Việt rất rành rẽ, và có liên hệ tới một sự viêc xẩy ra như sau:
Vào một đêm, không nhớ rơ là Tiểu-đoàn nào, báo-cáo tiểu-đội đi phục-kích đă bắn chết một tên Việt Cộng thu một AK 47 và một máy PRC 25. Câu chuyện chỉ đơn-giản như vậy, nhưng phiá cố-vấn Mỹ hỏi tôi về danh tính của tay Việt Cộng bị bắn chết đêm qua. Cố vấn nói với tôi rằng “Ông làm ơn cho người xem xét tên VC bị bắn đêm hôm qua có phải tên Thu không? Cứ mở cái nón cối ra th́ sẽ thấy có tên Thu viết ở bên trong đó!”
Tôi thắc mắc hỏi lại là tại sao ông lại biết người này tên Thu?
Ông ta trả lời rằng hàng đêm tay cố vấn nói tiếng Việt vẫn điện đàm với một VC tên là Thu. Đêm qua không liên lạc được nữa.
Tôi cho lệnh đi kiểm soát sự việc ra sao, quả nhiên ở trong nón người này có viết tên Thu. Hai bên đă liên-lạc với nhau từ hồi nào, và do nguyên nhân nào th́ tôi cũng không biết và cũng không hỏi v́ nếu có hỏi cũng chưa chắc đă có được câu trả lời.

Khoảng cuối tháng 9 t́nh h́nh lắng dịu, căn-cứ Bá Hộ đă được tu sửa cho kiên cố hơn . V́ học xong ở Đà Lạt đi thẳng ra đơn vị Hành Quân, nên tôi đă không có dịp gần gia đ́nh. Nay thấy t́nh h́nh tạm yên, tôi đón nhà tôi ra Mai Lộc cho biết vùng Hỏa Tuyến và cảm nhận trực tiếp những sự gian khổ của anh em chúng tôi. Hai cháu gái lớn ở nhà c̣n đi học, nhà tôi và cháu gái 3 tuổi ra Tân-Sơn-Nhất và được Không Quân cho quá giang bằng C-130 từ Saigon ra Quảng Tri. Những chiếc C-130 này đă được tháo hết ghế ngồi ngơ hầu có rộng chỗ để chuyên-chở quân dụng ra tiền-tuyến và thuận tiện chở thương binh cùng tử sĩ về Saigon. Đó là chuyến bay đáng ghi nhớ của vợ con tôi.

Tôi ra Quảng Trị đón và đưa nhà tôi và cháu đi một ṿng phố thị xă Đông Hà, ăn một tô ḿ rồi vào Mai Lộc. Tôi lên Bộ Chỉ Huy làm việc, hai mẹ con nằm trong hầm, không dám đi ra ngoài v́ nóng và gió Lào bụi đỏ không chịu nổi.

Mới đến được 1 ngày th́ chúng tôi đă lại có lệnh hành quân . Cuộc hành quân này vào sâu hơn 20 cây số về hướng Tây dọc đường số 9 sang Lào. V́ ngoài tầm Pháo Binh diện địa nên pháo Binh cơ hữu của TQLC được trực-thăng vận vào chiến trường để yểm trợ hành quân. Trước khi Hành Quân, tôi và cố vấn trưởng bay quan sát.

Trực thăng chở tôi đă bị bắn trúng đạn tại đuôi không bị gẫy, chỉ hư hại nhẹ, nhưng phải đáp khẩn cấp xuống gần Khe Sanh. Chỉ vài phút sau khi hạ cánh, tôi đă được trực-thăng Hoa Kỳ đến tiếp cứu ngay, rất may là không ai bị thương.

Tôi không dám nói cho nhà tôi biết chuyện trực-thăng bị bắn trúng. Sáng hôm sau trước khi đi hành quân, tôi nhờ cố-vấn giúp cho phương tiện đưa nhà tôi và cháu ra Quảng trị để về lại Saigon.

Với 3 đứa con nhỏ, chồng đi hành-quân không chắc có ngày về, tinh thần của nhà tôi không vững, cộng thêm vào những lần đă thay mặt tôi đi dự đám tang quá nhiều bạn bè tử-trận như anh Nguyễn Văn Nho, Dương Hạnh Phước, Nguyễn Bá Liên. Tinh thần đă sẵn yếu kém nên ngày càng trở nên suy sụp. Lại thêm kỳ thăm Mai Lộc với nhiều h́nh ảnh không đẹp. Bác sĩ ở VN phải cho uống thuốc an thần. Và từ đó nhà tôi không bao giờ dám vào vùng hành quân thăm tôi nữa.

Lữ đoàn ăn tết năm Nhâm Tư 1972 tại C2. Ăn tết xong, được Sư Đoàn 3 thay thế. Chúng tôi về hậu cứ nghỉ 4 tuần lễ.
Giữa tháng 3-1972 lại trở ra vùng 1, hoạt động ở căn cứ Evans, nay đây, mai đó, Lữ Đoàn dường như đă có mặt ở tất cả mọi nơi, mọi chỗ: Có ba trận đáng lưu ư:

1) Ngày 1 tháng 4-72, Lữ Đoàn được lệnh lên Ái Tử thay thế để bộ binh di chuyển về cổ thành Quảng Trị. Vừa tới, VC đă bắn cả ngàn quả đại bác 130 ly vào Ái Tử.

2) Ngày 9 tháng 4-72, một Trung đoàn của địch được tăng cường Trung đoàn 202 chiến xa của Bắc Việt đă tấn công vào vị trí của Tiểu Đoàn 6 TQLC ở căn cứ Pedro (Phượng Hoàng) và pháo vào. Toàn thể các Tiểu Đoàn cũng như Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn. Nhưng kết quả Trung-đoàn Bộ Binh Cộng Sản bị thiệt hại nặng, trung đoàn chiến xa của địch bị tiêu diệt hoàn toàn. Không một chiếc nào chạy thoát. Một chiếc bị bắt c̣n nguyên vẹn được đem về Saigon triển lăm trước toà Đô Chánh. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến Việt Nam, quân đội Bắc Việt đă xử dụng chiến xa tại chiến trường Quân Khu 1.
Sau đó lữ đoàn tham dự trận tái chiếm thị xă và cổ thành Quảng Trị ngày 16-9-72.

Kể từ ngày 9-4 đến ngày 16-9-72. Trong 5 tháng tham chiến Lữ Đoàn 258 đă chịu tổn-thất như sau :
- Về phía ta có 637 tử thương và 3274 bị thương.
- Về phía địch có 5442 chết và 83 bị bắt sống làm tù binh.

3) Trận thứ ba là trận đánh ch́m chiếc tầu quân vận của Hải Quân BV chở đạn dược và lương khô ở ngoài khơi bờ biển Mỹ Thủy, tỉnh Quảng Trị ngày 20 tháng 6 năm 74 hồi 9 giờ 57 phút. Chiếc tầu này chạy cách bờ hơn 1 cây số. Pháo binh thuộc cánh B, Tiểu Đoàn 1 TQLC đă bắn chặn để tàu phải cặp vào Mỹ thủy. Chiếc tầu của địch đă không chịu vào mà c̣n xả súng bắn vào phía ta. Chiến xa M48 đă có mặt sẵn ở bờ biển, được lệnh khai hỏa bằng đại bác 90 ly. Chiếc tầu bị trúng đạn, quay một ṿng rồi từ từ ch́m xuống ḷng biển, và một phần vẫn c̣n nổi trên mặt nước v́ nơi đó biển không sâu lắm.
* * *
Tháng 12 năm 1974, tôi bàn giao Lữ Đoàn 258 cho Đại Tá Nguyễn Năng Bảo.
Trong lúc này Lữ Đoàn đóng tại ngă tư Hội Yên trên “dẫy phố Buồn Thiu”. Tôi từ giă 258 để về Sàig̣n thành lập Lữ Đoàn mới 468.

Như vậy là tôi ở Lữ đoàn 258 TQLC 4 năm, có được về hậu cứ một lần vào khoảng 1 tháng. Trách vụ của Lữ đoàn trưởng chỉ là chỉ huy chiến thuật chứ không có quyền hành chánh tài chánh như các Trung Đoàn Trưởng bộ binh và Lữ đoàn Nhẩy Dù.

Thông thường tôi trách-nhiệm sinh mạng gần 4000 người, nhưng đôi khi có tới trên 5000 anh em, như trận tái chiếm cổ thành Quảng Trị năm 1972.

Với trách vụ thật rất nặng nề như vậy, nhưng quyền hạn từ thăng thưởng, bổ nhiệm cán bộ, quản trị hành chánh hoàn toàn do cấp bộ Sư Đoàn đảm trách.

Tôi viết lại để các bạn biết thêm về câu chuyện một lữ đoàn TQLC trên đường hành quân.

Lịch sử đă sang trang, mọi việc của ngày hôm qua thuộc về quá khứ, đă đi vào di văng. C̣n lại bây giờ chỉ có nhà tôi, có lẽ v́ uống thuốc an thần quá nhiều nên ngày nay bị ảnh hưởng. Tám năm qua, quá khứ hiện tại và tương lai hoàn toàn mờ mịt. Nhà tôi sống như người có xác mà không có hồn. Phần tôi gần 30 năm không c̣n lữ đoàn nhưng ngày nay vẫn trực 24/24.
* * *
Phần thứ III: Trận Cổ Thành
Trận đánh lừng danh của QLVNCH trên chiến trường Việt Nam. Quân hai bên chết trên 10 ngàn người tại thị xă Quảng Trị trong năm 72.

Ngô Văn Định - Thủy Quân Lục Chiến VNCH

[_templates/thtqlcvn-footer.htm]