Một Đời Mũ
Xanh - Phần 3
Tái Chiếm Cổ
Thành Quảng-Trị Ngày 16-9-72
Bút kư của Ngô Văn Định
Lời nói đầu:
Ngày thứ Hai 1 tháng
12-2003, chúng tôi có cơ hội gặp lại hai người bạn cùng khóa. Nhân dịp anh Ngô
Lê Tĩnh từ Nam Cali lên San Jose chơi, bạn Ngô Sĩ Hùng đă chở Tĩnh đến thăm các
di sản của Việt Nam Cộng Ḥa mà chúng tôi sưu tầm được tại IRCC, Inc. Đồng thời
anh Ngô Văn Định chờ bà xă yên giấc trưa ở nhà cũng kịp thời chạy lên gặp bạn.
Bốn anh em cùng khóa Cương Quyết Vơ Bị 1954 có dịp gặp nhau. Và thật là hăn hữu
khi chúng tôi gặp lại các anh bạn họ Ngô cùng khóa nhưng lại không phải là thực
sự họ hàng.
Anh Tĩnh và anh Định đều có 21 năm tác chiến, bên là Dù bên là TQLC. Trong quân
đội có 1 thành ngữ đặc biệt gọi là: Xanh cỏ đỏ ngực. Nếu anh đi tác chiến mà
suốt quanh năm chỉ có một nghề... ủi như xe ủi đất th́ ngoài cấp bậc vinh thăng
mặt trận, chỉ c̣n một là chết hai là lấy huy chương. Chết th́ mồ chôn xanh cỏ,
mà sống th́ huy chương đeo đỏ ngực. Trung tá Ngô Lê Tĩnh qua 21 năm mũ đỏ cũng
là cây ủi của Nhảy Dù. Từ Tiểu đoàn 11 qua Tiểu đoàn 2. Người đă vào Hạ Lào và
người đă đến cả B́nh Long. Trận B́nh Giả tháng 12-1964 đă đem cho Ngô Lê Tĩnh
lon Đại Úy. Từ đó “Tĩnh con” lên lon hơi chậm hơn anh em nhưng đỏ ngực để được
coi là người có nhiều huy chương nhất của Sư đoàn Nhảy dù. Nói đến huy chương
th́ phải kể đến ngành dương liễu chứ sao vàng sao bạc là những thứ không có xếp
hạng trong cái thế vận hội chiến tranh. Với 16 ngành dương liễu, Trung tá Ngô Lê
Tĩnh đă có lúc giơ tay với gần được cái đệ tam đẳng Bảo Quốc Huân Chương nếu Ngô
Quang Trưởng chịu chơi thêm một tí nữa.
Lúc c̣n đeo lon Đại Úy ở Tiểu đoàn 5 th́ ông Trưởng đâu có lạ lùng ǵ với ông
Đại úy Ngô Lê Tĩnh. Sau này có dịp chúng tôi sẽ giới thiệu Ngô Lê Tĩnh với quư
độc giả. Nhưng lần này là chuyện của Ngô Văn Định. Hôm nay ông Tĩnh gặp ông Định
th́ đành phải đứng hạng nh́ về lănh vực huy chương. Ngô Văn Định với 21 năm mũ
xanh, đệ tam đẳng Bảo Quốc Huân Chương, 22 Anh Dũng Bội Tinh với ngành dương
liễu, cộng thêm 4 ngôi sao đỏ của 4 lần bị thương.
Trong đời chiến binh, vinh dự lớn lao là được đóng vai trực tiếp tại chiến
trường để hướng dẫn Tổng Thống, Tổng Tư Lệnh Quân Đội thăm mặt trận. Đó là
trường hợp của Ngô Văn Định.
Sau khi chỉ huy nỗ lực chính với 5,000 quân đánh thủng pḥng tuyến Quảng Trị đêm
15 tháng 9-1972, Đại tá Ngô Văn Định có dịp đứng trên bờ thành của thị xă. Bên
cạnh là Trung tá Đỗ Hữu Tùng Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 TQLC, đơn vị xung kích
của mặt trận. Hai người nh́n tổng quát một ṿng cái thị xă đổ nát mà mỗi thước
vuông đều đo bằng bom đạn và tử sĩ.
Lúc 12:45 ngày 16-9-1972, Lễ Thượng Kỳ chính thức cử hành ghi dấu QLVNCH chiến
thắng Quảng Trị sau 3 tháng đẫm máu với quân hai bên tổn thất trên 10 ngàn
người. Ngày 20 tháng 9-1972, mặc dù pḥng tuyến vẫn c̣n bị pháo kích lẻ tẻ, Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu hạ cánh trực thăng xuống Hội Yên thuộc khu vực Hải Lăng.
Đại tá Ngô Văn Định lái xe Jeep của ông Thiệu ngồi ghế trưởng xa để đi đường bộ
vào Quảng Trị. Ngồi phía sau xe Jeep là Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tân tư
lệnh Quân đoàn I và Chuẩn tướng Bùi Thế Lân, Tân tư lệnh Sư đoàn TQLC.
Trên đường di chuyển, theo chương tŕnh dự trù chạy qua nhà thờ La Vang, lúc này
hoàn toàn đổ nát, đại tá Định ngừng xe, và Tổng thống Thiệu xuống quỳ gối cầu
nguyện. Bức h́nh Tổng thống Thiệu quỳ tại thánh đường La Vang hoang tàn v́ chiến
tranh đă trở thành một Poster lịch sử được phổ biến toàn quốc và cả thế giới.
Tiếp sau đó ông Định chở Tổng thống Thiệu vào thăm Cổ Thành Quảng Trị nơi đă ghi
một chiến thắng lịch sử nhất của chiến tranh Việt Nam.
Sau đây là bút kư của vị Lữ đoàn trưởng TQLC Ngô Văn Định kể lại từ đầu.
Người giới thiệu: Giao Chỉ - Vũ Văn Lộc
Một trong các trận đánh đáng kể nhất chiến tranh Việt Nam khởi sự từ mùa hè đỏ lửa 1972
Trước
khi đề cập tới ngày tái chiếm cổ-thành Quảng-Trị.
Ngược lại gịng thời-gian khởi sự ngày 1 tháng 5-72.
Tin t́nh báo cho biết quân BV sẽ tác xạ 10 ngàn quả đại bác 130 ly vào cổ-thành
và Thị-xă Quảng-Trị ngày 1 tháng 5-72.
Để tránh tổn thất nhân mạng nếu cuộc pháo kích xẩy ra. Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai
TL SĐ3/BB cho lệnh các dơn-vị di-tản để tránh pháo.
Cuộc di-tản này lại trở nên một cuộc lui binh hỗn-loạn về hướng Mỹ-Chánh. Dọc
đường các đơn vị này cũng bị các đơn-vị Bắc-Việt pháo và chận dánh lẻ tẻ trên
dường rút.
Sự việc trên đă đưa đến hậu-quả là thành-phố và cổ-thành Quảng-Trị bỏ ngỏ và đă
bị quân-đội Bắc-Việt chiếm kể từ ngày 1-5-72.
LĐ-369 do Đại-Tá Phạm-Văn-Chung LĐT lúc này đang trách-nhiệm án-ngữ tuyến sông
Mỹ-Chánh đă chỉ-huy các Tiểu-Đ̣an TQLC ngăn chặn được lực lượng địch tại sông Mỹ
-Chánh phiá Nam Hải Lăng 15 cây số, và đánh tan các đơn-vị Việt-Cộng có ư-định
di-chuyển về hướng Nam theo Quốc-Lộ 1. Nhờ vậy nên các đơn-vị trực-thuộc SĐ3-BB
đă được an-toàn khi về tới Mỹ Chánh.
Trong suốt tháng 5-72, nhiều cuộc tấn-công
cấp Trung-Đoàn có chiến-xa tùng-thiết vào khu-vực bố-trí quân của LĐ-369 tại
Mỹ-Chánh, nhưng đều bị TQLC và BĐQ đánh tan hoặc đẩy lui.
Cũng thời-gian này nhiều cuộc hành-quân thăm ḍ vào khu-vực quận Hải-lăng đă
được tổ-chức. Có những cuộc HQ trực-thăng-vận, Hành-Quân Thủy-Bộ vào khu-vực bờ
biển Mỹ-Thủy và đă có nhiều cuộc đụng-độ với cấp Trung-Đoàn quân chính-quy
Bắc-Việt ở khu-vực “Đường Phố Buồn Hiu” tức hương-lộ 555.
Ngày 4- 5-72 Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng
được bổ-nhiêm chức-vụ Tư-Lệnh Quân-Đoàn 1 thay thế Trung-Tướng Hoàng-Xuân-Lăm.
Thời gian này cũng là khúc quanh quan-trọng trong Binh-Chủng TQLC, Đại-Tá
Bùi-Thế- Lân TLP/SĐ được bổ-nhiệm giữ chức-vụ Tư-Lệnh Binh-chủng TQLC thay thế
Trung-Tướng Lê-Nguyên-Khang.
Lúc này Quân-lực Mỹ đă chấm dứt tất cả
những cuộc hành-quân trên bộ, chỉ c̣n lại một số Sĩ-Quan cố-vấn để liên-lạc
yểm-trợ về vấn-đề phi-pháo xuất-phát từ các hạm-đội ở ngoài khơi
Thái-B́nh-Dương, cùng các phi-vụ B52 từ Guam và Thái lan.
Tuyến sông Mỹ-Chánh lúc này trở thành tuyến đầu của QĐ1 do Đại-Tá Phạm-Văn-Chung LĐT-LĐ369/TQLC trách-nhiệm.
Ngày 28-6 giai-đọan hành-quân tái-chiếm Quảng-Trị
được bắt đầu.
Các đơn-vị Dù, TQLC vượt-tuyến xuất-phát Mỹ-Chánh tiến về QT. ND phiá tây QL1,
TQLC phiá Đông QL1. Trung-tướng Ngô-Quang-Trưởng giao cho ND vinh-dự tái-chiếm
cổ-thành và thị-xă Quảng-Trị là hai mục-tiêu nằm trên trục tiến quân của TQLC.
Có lẽ Trung-tướng Trưởng muốn dành vinh-dự đó cho SĐ-ND.
Ngày 11 tháng 7, TĐ1-TQLC được trực thăng vận (TTV) vào vùng
Thôn Bích-La-Nam, Triệu-phong, đông bắc
Một
đoàn gồm 32 chiếc trực thăng đủ loại, 17 chiếc loại CH53 mới nhất của Quân-Đội
Hoa Kỳ (1972) chở được 60 người, 15 chiếc Chinook CH 46 chở 20 người được dùng
để di-chuyển TĐ1/TQLC đến mục-tiêu. Khi tới băi đáp một trực-thăng đă bị
hỏa-tiễn SA7 bằn trúng làm nổ tung, đa số quân trên máy bay đều tử-nạn. Trong
số 32 chiếc trục-thăng xử-dụng th́ đă có 29 chiếc bị trúng đạn pḥng-không, 1 nổ
tung ở băi đáp, 2 chiếc bị rớt (1 rớt xuống biển)
TĐ1/TQLC do Thiếu-Tá Nguyễn-Đăng-Hoà chỉ-huy đă bị
tổn-thất nặng, hơn 200 người bị tử-thương và bị thương. TĐ phải đương đầu với
lực-lượng hùng-hậu của đối-phương có nhiều chiến xa nhưng vẫn cố-thủ
được vị-trí
và chống-trả được những cuộc tấn-công của Quân Bắc-Việt.
Sau gần 1 tháng ND và TQLC đă tiến gần đến QT, thời gian này cũng có nhiều cuộc
đụng-độ mạnh hàng ngày và tổn-thất nhiều.
Nhiều yếu-tố chính-trị liên-quan đến hiện-t́nh
đất nước như VN hoá chiến-tranh, hoà-đàm Ba-Lê, phong-trào phản-chiến ở Mỹ khiến
Tổng-Thống và Quốc-Hội Hoa-Kỳ làm đủ mọi cách để rút quân đội Mỹ ra khỏi cuộc chiến VN.
Tổng-Thống Thiệu muốn mau chóng chiếm lại QT, nơi mà bọn CS có ư định muốn dùng
Quảng-Trị để ra mắt chính phủ MTGPMN.
Tướng
Bùi-thế-Lân nhận-lănh nhiệm-vụ khó khăn và quan-trọng này trên vai ông, ông cũng
vừa mới nhận chức vụ TL/SĐ được một thời gian ngắn. Nhưng Tôi nghĩ ông cũng
hănh-diện và hậu-quả cuả cuộc HQ này sẽ có ảnh-hưởng đến đời binh nghiệp của
ông. Sau khi họp bàn và thiết-kế, ông quyết-định dùng LĐ-258 do Đại-Tá Ngô-văn
Định (Đồ Sơn) chỉ huy gồm 5 TĐ tác-chiến 1,2,5,6,9 và 1 TĐ Pháo Binh 105 ly TQLC
để thay thế vào khu vực của LĐ2/ND do Đại-Tá Trần-Quốc-Lịch chỉ-huy ở phiá
Tây-Nam cổ thành và LĐ-147 do Đại-Tá Nguyễn-Năng-Bảo (Bắc Ninh) chỉ-huy gồm 3 TĐ
tác chiến 3,7, 8 và 1 TD pháo binh TQLC làm lực-lượng tấn-công ở phiá đông cổ
thành.
LĐ-369 do Đại-Tá Nguyễn-thế-Lương (Lâm Thao) chỉ-huy làm thành phần trừ bị cho
Sư-Đoàn.
Mục-tiêu Cổ-Thành được chia làm 2, LĐ-258 nửa Tây-Nam, LĐ-147 nửa Đông-Bắc.
Chúng Tôi cũng rất hănh diện được tham dự vào cuộc HQ có tính cách vô cùng quan
trọng này, nhưng chúng tôi cũng có nhiều lo âu suy-nghĩ.
Sự lo âu đây là lo âu chắc chắn là sẽ có tổn-thất lớn lao về nhân-mạng. Mục tiêu
là một vị trí trọng yếu được BTL/SĐ3 tổ chức pḥng thủ rất kiên-cố trước khi VC
chiếm.
Tôi đă có dịp vào họp tại Cổ thành trước ngày 1-5-72. Xung quanh là tường thành
cao và có hào nước sâu bao bọc chung quanh.
Lực-lượng địch trong khu-vực lại hơn ta gấp 4 lần có ưu-thế về Pháo-Binh tầm xa,
2 Trung-đoàn chiến-xa, nhiều đơn vị pḥng không.
Chúng lại có một kho tiếp vận vũ-khí và đạn-dược ở Đông-Hà, hàng ngày có nhiều
tầu chở tiếp-liệu vào cảng Cửa-Việt để
đưa chiến-cụ và vũ-khí vào cho các đơn vị
của chúng ở Quảng-Trị.
Bên ta có ưu-thế về Không-quân chiến-lược, chiến-thuật và Hải pháo.
Công tâm và trung thực mà nói th́ cuộc tái chiếm QT là một cuộc chiến kinh-hoàng
nhất và tổn-thất nhiều nhất cho cả 2 bên trong chiến-tranh VN.
Cũng có một số người v́ lư do này hay lư do kia không công-bằng khi nói tới
chiến thắng này. Quảng-Trị hàng ngày có mưa bom, mưa pháo không ngừng nghỉ,
địa-thế lúc nào cũng rung chuyển như là đang có động đất.
Trong
khi đó về phiá quân-đội Bắc-Việt th́ các SĐ 308, 304, 325 và các Trung-Đoàn
chiến-xa đă bị tổn-thất nặng nề; Riêng Trung-đoàn 48 pḥng-thủ trong cổ-thành
coi như bị xoá sổ: 5542 quân BV bị chết tại trận, 83 bị bắt sống làm tù binh, vũ
khí tịch thu được đủ loại chất thành đống.
Tất cả 9 TĐ-TQLC đều trực-tiếp tham-chiến, được luân-phiên điều động lên tuyến
dầu, do đó TĐ3 và TĐ6 đă vào dược cổ thành và cùng cắm cờ Vàng 3 sọc đỏ lên
tường thành ngày 15-9-1972.
Tin TQLC đă tái chiếm Quảng Trị được báo cáo về Saigon. Tổng thống Nguyễn văn
Thiệu đă triệu tập khẩn cấp nội các chính phủ để gửi diện khen ngợi đến Chuẩn
tướng Bùi thế Lân và toàn thể chiến sĩ TQLC đă lập chiến công oanh liệt nhất
trong cuộc chiến. Ông cho biết sẽ ra thăm tất cả các anh em tại Quảng Trị. Ngày
20 tháng 9-1972, Tổng thống đă đến thăm TQLC ngay tại cổ thành.
Tôi được vinh dự đă lái xe đưa Tổng Thống đến cổ thành, có Trung Tướng Tư Lệnh
QĐ1 và Chuẩn tướng Tư lệnh TQLC tháp tùng.
Phái đoàn có cả Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên và các cấp trong
chính phủ.
Nhân dịp viếng thăm này Tổng-Thống cũng ân-thưởng huy-chương và thăng-cấp cho
nhiều quân-nhân trong Sư-Đoàn.
Trong chiến thắng Quảng Trị quân Bắc Việt đă
bị thiệt hại nặng.
Tôi nghĩ rằng nếu Lữ đoàn 369 TQLC của Đại tá Chung không chặn được các lực
lượng quân Bắc Việt ở Tuyến Mỹ Chánh th́ hành quân tái chiếm Quảng Trị đă không
xẩy ra. V́ địch đă có khả năng tiến thẳng đến Huế và Đà Nẵng từ đầu tháng 5
/1972.
Có thể nói là nhờ chiến thắng Quảng Trị mà số phận miền Nam Việt Nam kéo dài
được thêm 3 năm.
Cựu Đại Tá Gerald H. Turley là cố vấn TQLC rời Quảng Trị sau cùng trước khi thị
xă lọt vào tay Cộng sản (1-5-72). Sau khi về Mỹ đảm nhiệm chức phụ tá Bộ Trưởng
Quốc Pḥng HK, ông đă viết cuốn sách tựa đề là The Easter Offensive. Trong
đó,
Ông hết lời ca tụng cấp chỉ huy và quân nhân TQLC các cấp đă chiến đấu rất anh
dũng. Trong những điều kiện gian khổ khó khăn QLVNCH đă đánh bại quân xâm lăng
Bắc Việt được trang bị tối tân. Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam dưới nhận định của
tác giả đă chiến đấu giỏi không thua bất cứ binh chủng TQLC nào trên thế giới.
Nhân dịp viết lại kỷ niệm của trận đánh 30 năm trước, tôi xin gửi lời cảm ơn tới
những người bạn TQLC Hoa Kỳ đă hết ḷng giúp đỡ chúng tôi trong trận Quảng Trị
72.
Sau khi các bạn Hoa Kỳ trở về Mỹ một thời gian, trong số sĩ quan cố vấn
TQLC đă có 27 người thăng cấp Tướng: Trong số này có 5 vị được thăng cấp Đại
Tướng 4 sao:
1. Trung Úy Joseph Hoar, cố vấn phó TĐ2 cuối năm 1966.
2. Đại
Úy Anthony Zinni, cố vấn TĐ4 năm 1967.
3. Đại Úy John Sheehan, cố vấn TĐ2 năm
1968-1969.
4. Thiếu Tá Walter Boomer, cố vấn TĐ4 năm 1971.
5. Richard Neal, cố vấn TQLCVN năm 1970.
Thiếu
Tá James D. Beans, cố vấn Tiểu đoàn 9 lên Thiếu tướng, Đại Úy Ray Smith, cố vấn
Tiểu Đoàn 6, Đại Úy Lawrence Livingston, cố vấn Tiểu đoàn 1 v.v... đều trở thành
các tướng lănh của Quân Lực Hoa Kỳ.
Các vị này lần lượt đă chỉ huy các cấp Sư đoàn và Quân đoàn Thủy Quân Lục Chiến
Hoa Kỳ trong cuộc chiến thắng vùng Vịnh năm 1991. Họ luôn luôn nói rằng chiến
thắng mà họ có được là nhờ những kinh nghiệm học hỏi được khi làm cố vấn cho các
đơn vị Thủy Quân Lục Chiến ở Việt Nam. Đó cũng là điều chúng ta hănh diện.
Trận Quảng Trị đă làm hao tổn nhiều xương máu nhất trong Quân sử QLVNCH và trong
Binh chủng TQLC Việt Nam. Tuy nhiên, sự hy sinh lớn lao gấp bội của những người
Việt Nam bên kia chiến tuyến cũng là điều đáng lưu ư. Hiện nay trong các bài báo
của cộng sản Hà Nội đôi khi họ vẫn nhắc lại những ngày tháng kinh hoàng sống
chết ở Quảng Trị.
Về phần chúng ta, tôi mong được ghi lại cho thế hệ con em biết về chiến công
oanh liệt của VNCH tại Quảng Trị ngày 16-9-72, một ngày phải được ghi vào lịch
sử chiến tranh Việt Nam.
Riêng tôi, lúc nào cũng hănh-diện đă là một sĩ quan TQLC Việt Nam được tham dự
vào những giờ phút vinh quang của trận Cổ Thành. Tôi rất may mắn vẫn c̣n được
mang niềm hănh diện Quảng Trị trong tuổi cao niên hiện nay. Không bao giờ tôi
quên được 3,500 Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam chết ở thị xă và Cổ Thành. Hầu hết
c̣n rất trẻ. Và Trung tá Đỗ Hữu Tùng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 TQLC. Đơn vị
của anh là mũi xung phong chính của cuộc tấn công
Quảng Trị. Anh đứng với tôi trong một tấm h́nh chụp sáng ngày 16 tháng 9-1972.
Ba năm sau, hai anh bạn trẻ cùng khóa 16 Vơ Bị Nguyễn Xuân Phúc, Lữ đoàn trưởng
và Đỗ Hữu Tùng, Lữ đoàn phó 369 cùng mất tích trên băi biển Đà Nẵng ngày 29
tháng 3-1975. Cả hai mới ngoài 30 tuổi. Bài viết này dành cho các bạn cùng khóa
Cương Quyết của tôi và cũng riêng để tưởng nhớ Đỗ Hữu Tùng và Nguyễn Xuân Phúc.
Chẳng bao giờ chúng ta c̣n đứng bên nhau như thế nữa.
Ngô Văn Định - San Jose năm 2003