Page 97 - Dac San Song Than 2023
P. 97
TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIET NAM
TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM
“Đúng rồi. Em trai chú đi theo đoàn quân để về Sài Gòn, nhưng bị lạc khi đơn vị của chú chạm
địch rồi bị Cộng Sản Bắc Việt bắn chết. Khi tàu vào đón, chú và hai quân nhân TQLC đã cố gắng
đưa xác em chú ra đến tàu. Vừa lên tàu thì Việt Cộng lại pháo kích dữ dội. Tàu hối hả đóng bửng
lại và de ra. Trong giây phút hỗn loạn đó, chú suy nghĩ thật nhanh, ‘em mình dù sao cũng đã chết,
nhưng mình còn sáu, bảy trăm anh em đang ở trên bờ’. Chỉ nghĩ đến đó thôi là chú vội ghì hai tay
vào sợi dây xích để treo bửng tàu, đôi chân đạp vào những gờ ngang của bửng để đánh đu người
rồi nhảy ùm xuống nước. Anh em Hải Quân thất kinh, thét lớn trong tiếng đạn pháo nổ rền.
- Thiếu Tá! Thiếu Tá làm gì vậy?
- “Lính của tôi đang chờ trên bờ biển.”
- “Chú gan quá! Ai cũng tìm cách chạy về Sài Gòn mà chú dám quay lại!”
- “Như chú vừa nói, lúc đó chú chỉ nghĩ rằng em chú đã mất rồi, chú không làm gì hơn được.
Nhưng đối với anh em còn kẹt lại trên bãi biển thì khác. Dù chú chỉ tình cờ có mặt ở trên tàu lúc
nó chạy đi, nhưng khi binh lính của chú nghe chuyện đó, ai mà tin? Họ sẽ chấn động, thất vọng
lắm. Rồi ai sẽ tìm đường cho họ rút? Bao nhiêu năm sống chết có nhau, họ đã bao nhiêu lần nghe
lệnh chú mà xung phong dưới mưa đạn, giờ đến lúc ngặt nghèo, chú làm sao có thể bỏ họ mà đi
một mình?”
Tôi đã từng đọc câu chuyện chú Long Hồ đã lên đến tàu mà còn quay trở lại qua ngòi bút của
chú Cần Thơ. Nhưng khi nghe chính chú Long Hồ nói về hành động của chú trong giây phút bị
dồn đến chân tường, tôi vẫn bàng hoàng đến lạnh người. Chú biết rõ địa thế của bãi biển này,
phía Đông là Biển Đông, phía Bắc là cửa Thuận An, phía Nam là cửa Tư Hiền, và phía Tây là phá
Tam Giang. Nếu không có tàu vào đón thì nơi đây trở thành tử địa, chỉ làm mục tiêu cho địch
bắn. Trở lại nghĩa là treo mạng sống trên sợi chỉ. Vậy mà chú vẫn quay lại, như thể đó là chuyện
tất nhiên. Đúng như tôi cảm nhận được từ trước tới nay, đối với chú Long Hồ, không có gì quan
trọng hơn trách nhiệm và danh dự.
*
Hôm đó, chúng tôi không thể đến thăm Đại Bàng Tango vì Bác bận chuyện gia đình bất
ngờ. Tôi rất tiếc vì đã không được gặp tác giả của câu “Một ngày TQLC là một đời TQLC” đã
trở thành châm ngôn của các Mũ Xanh. Tôi luôn muốn được thăm để tỏ lòng biết ơn và nghe
chuyện từ những “cây tùng trước bão”, những người hùng thật sự trong lòng chúng tôi.
Nhưng chúng tôi rất vui vì đã gặp được chú Long Hồ, một bằng chứng sống để chúng tôi bồi
đắp niềm tự hào về QLVNCH.
Trước đó, chúng tôi đã từng ngưỡng mộ chú qua hào quang của hình ảnh người sĩ quan trẻ,
cao ráo, đẹp trai, của buổi lễ tưởng thưởng và thăng cấp các chiến sĩ ngay tại mặt trận. Khi gặp
chú, tôi hiểu rõ hơn về những cay đắng sau ánh hào quang đó, những dòng nước mắt xót thương
cho đồng đội và gia đình họ, những lần cái chết lướt qua mang tai, những cuộc hành quân biền
biệt gần một năm trời trong rừng thiêng, nước độc, và lần quay trở lại để cùng đồng đội đương
đầu với số phận bị bỏ rơi trong vòng vây của biển và mưa pháo.
(Sau khi chú vào bờ, không có tàu nào đến nữa. Cả Lữ Đoàn 147 TQLC gồm 2,800 quân nhân
đã mở đường máu dọc theo bờ biển để về Nam, nhưng phải lọt vào tay giặc sau khi chiến đấu
đến hết tất cả đạn dược.)
Những điều đó quá đau đớn, khổ sở, và uất ức. Càng hiểu biết, tôi càng thấy rằng tất cả những
ai đã từng được hưởng cuộc sống tự do ở miền Nam Việt Nam trước 1975 đều mang nợ những
người lính tác chiến.
Tuy nhiên, điều làm tôi quý mến chú Long Hồ hơn cả là những việc mà chú đã và đang làm
một cách tận tuỵ và lặng lẽ ở tuổi trên bảy mươi. Tôi nghĩ, việc chú sống khoẻ sau mười ba năm
TRANG 85 ĐẶC SAN SÓNG THẦN 2023