TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

                       

                   LỜI THỀ TRÊN SÔNG 

           

                                                                     Phan Công Tôn 

          

  

  Trước 30 tháng 4 năm 1975, tôi hút thuốc lá, mỗi ngày 2 gói. Đúng ra th́ chỉ khoảng 1 gói cho phần ḿnh, số c̣n lại thuộc về giao tế. Cái kiểu của người Việt Nam ḿnh nó khác với lối Mỹ. Gặp bạn bè, tay bắt mặt mừng. Móc gói thuốc ra mời một ṿng là tốn 4,5 điếu rồi. Lúc ngồi ở văn pḥng, ai đến cũng mời xă giao trong câu chuyện làm quà. Chưa nói tới các nhân viên và các chú đệ tử.

Cứ ghé tới bàn. Nh́n vào gói thuốc. Găi găi cái đầu. Cười"mím chi cọp". Ra cái điều nhắc tuồng: "ông thầy, cho đệ tử ém tí hơi…" Thế là, vô trái cà, ra trái táo.  Thoáng một cái gói thuốc đă xẹp lép.

 Rất nhiều lần trong ngày, cái động tác lấy một điếu thuốc, gắn vào môi, châm lửa đốt… không phải là hành động bị thôi thúc bởi một nhu cầu mà là một động tác do quán tính, một phản xạ tự động, một thói quen trong vô thức…Khi phân tích được như vậy, tôi mới hiểu tại sao ḿnh hút liên miên mà ít khi có cảm giác được thưởng thức, hiếm khi có được những điếu thuốc ngon tuyệt vời…

            Những khi hút liên miên, miệng đắng nghét, tôi đă ḷng bảo ḷng, từ nay sẽ hạn chế hút bớt lại. Ư nghĩ này không đọng lại lâu. Loay hoay một hồi, tôi lại lấy một điếu thuốc khác gắn vào môi, bật hộp quẹt, châm lửa. Khi rít hơi thuốc đầu tiên tôi mới chợt nhận ra và tự hỏi, "ủa, sao lại hút nữa rồi!". Và cứ thế, cứ giằng co từ năm này qua năm khác bởi việc "cố gắng hút bớt lại" và "vẫn hút như cũ". Sự kiện này làm tôi loay hoay măi và không có một giải pháp nào dứt khoát.

Đây chỉ mới nói tới việc cố gắng bớt hút lại mà qua bao nhiêu năm vẫn không thực hiện được chứ đừng nói ǵ tới việc bỏ thuốc! Vào thời đó, tôi chưa hề thấy ai bỏ thuốc cả.

Mọi người mặc nhiên coi việc hút thuốc là một việc làm tự nhiên, c̣n hơn thế nữa, một nhu cầu cần thiết như ăn và thở! Sống trong bối cảnh như vậy, tôi chưa hề có ư nghĩ bỏ thuốc thoáng qua trong đầu. Vậy mà. Tới một ngày. Đùng một cái. Tôi bỏ hút… 

           

                   ****

            Ngày 28 tháng 4 năm 1975 từ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn/TQLC ở đường Lê Thánh Tôn, Sài G̣n, tôi đi thanh tra sự pḥng thủ các đơn vị TQLC ở trại Nguyễn Văn Nho, Thị Nghè và căn cứ Sóng Thần, Thủ Đức (hậu cứ của hầu hết các đơn vị TQLC). Lúc bấy giờ, ngay tại khu cầu Xa lộ, ngă ba đi vô Cát Lái, ngă tư Xa lộ ở Thủ Đức đă thiết lập những công sự pḥng thủ nặng. Không khí chiến tranh đă rầm rập và cận kề ngay sát thủ đô. Coi bộ c̣n căng thẳng hơn cuộc Tổng Công kích đợt 2 Mậu Thân (vào tháng 5 và 6/1968 tại vùng cầu Xa lộ, Tân cảng; vùng Thị Nghè, chạy dài qua Đồng Ông Cộ, đến Ngă Năm B́nh Ḥa, kéo dài tới cầu B́nh Lợi…mà một số đơn vị TQLC đă tham gia)!

            Chiều đó, từ Thủ Đức trở về. Ngang khu vực từ Ngă ba Hàng Xanh chạy dài tới cầu Thị Nghè và dọc theo Xa lộ chạy dài đến cầu Phan Thanh Giản ở Dakao. Một cảnh tượng rộn rịp khác thường và hầu như hổn loạn được tạo ra bởi người mua kẻ bán qua các chợ trời, chợ chồm hổm mới được mọc ra. Hàng hóa -phần lớn là đồ gia dụng- được thiên hạ "chôm" và "hôi" từ các kho ở New Port (bến Tân cảng) bày bán ê hề, dĩ nhiên với giá rẻ mạt.

            Vị Sĩ quan cùng đi với tôi, chú tài xế và một chú âm thoại viên cùng đề nghị ghé qua các chợ chồm hổm để mua một ít đồ dùng. Dịp này, tôi cũng mua thêm gần chục lố thuốc Mỹ, đủ loại, ngay cả không đúng với nhăn hiệu tôi đang hút.

Tôi -trong tâm trạng hỗn mang- như đang chia sẻ nỗi bất an với những người  "chạy giặc". Cái cảnh "chạy giặc" biết bao lần tôi đă chứng kiến trong hơn 15 năm tham dự cuộc chiến với cường độ ngày càng thêm khốc liệt, thêm bạo tàn…

Và chỉ mới đây thôi, cái cảnh bi hùng vào ngày 29 tháng 3 năm 1975: tôi cùng đơn vị phải rút bỏ căn cứ Sơn Chà, Đà Nẵng.  Tôi và một số chiến hữu cùng đơn vị, đă phải bơi "trối chết", cuối cùng may mắn vớ được một dây cấp cứu của một chiến hạm Hải Quân. Tôi được kéo lên tàu và cùng đơn vị được đưa về căn cứ Cam Ranh. Sau đó, theo lệnh, phải rút về Vũng Tàu vào những ngày đầu của tháng 4/1975.

    Thời gian này, miền Nam đang rơi vào hỗn loạn. Sau khi Quân đội rút bỏ Cao nguyên, rồi rút bỏ miền Trung. Dân chúng đă dùng bất cứ phương tiện nào có thể để vượt thoát những vùng do Việt cộng chiếm giữ, để chạy về Sài G̣n hoặc các trại tiếp cư được vội vàng thiết lập ở Vũng Tàu. Cả Sài G̣n, cả miền Nam đang hấp hối, đang giẫy chết…

 

                        ****

 

            Theo thông cáo của cái gọi là "Ủy ban Quân quản Thành phố Hồ Chí Minh", chúng tôi phải tŕnh diện, lần đầu tiên, tại trường Trần Hoàng Quân, Chợ Lớn vào đầu tháng 6/1975.

Tôi và một anh bạn cùng đơn vị -Hoàng Minh Sang- rũ nhau đi chung sáng hôm đó. Chúng tôi ghé vào một quán ăn ở Chợ Lớn dùng điểm tâm trước khi tới trường tŕnh diện. Sau khi ăn xong, lúc đang nhâm nhi ly cà phê, tôi rút một điếu thuốc, bật cái Zippo mồi thuốc. Tôi trịnh trọng đặt cái Zippo trên gói thuốc rồi đẩy cả về phía Sang:

- Anh giữ luôn gói thuốc và cái Zippo này mà dùng. Sau khi tŕnh diện xong, ghé lại nhà tôi. Tôi sẽ đưa biếu anh khoảng chục lố thuốc tôi mua tháng trước. Từ nay tôi sẽ bỏ hút thuốc!

Sang giương đôi mắt (vốn đă lớn) đến độ tṛn xoe với đầy kinh ngạc. Anh không tin những điều ḿnh vừa nghe, nhưng vẫn với máu "khôi hài đen" thường lệ, anh ta cà rỡn:

- Bắt đầu từ hôm nay, ông anh bỏ hút. Chỉ "choác" thôi phải không?

Tôi nghiêm mặt, nh́n thẳng vào mặt Sang, rồi nói:

- Tôi đă suy nghĩ cả tháng nay và bây giờ là giờ quyết định! Tôi đă tự hứa với ḷng "Khi nào c̣n Việt cộng và khi nào đời tôi c̣n đen tối v́ bọn chúng. Tôi sẽ không hút thuốc!".

            Sang nửa tin nửa ngờ, (chắc cái phần ngờ th́ nhiều hơn), lấy một điếu thuốc gắn vào môi, dùng cái zippo châm lửa. Trong khi rít mấy hơi thuốc đầu tiên, mắt nheo nheo v́ khói thuốc, tay bỏ cả gói thuốc và cái zippo vào túi, miệng vẫn léo nhéo lời "móc họng":

- Hôm nay ông anh buồn, ông anh nói dzậy. Chắc chỉ vài ngày sau ông anh sẽ "hít" lại như… g..i.. ó..! Thôi được, sau khi tŕnh diện xong, ghé về nhà, ông anh đưa mấy lố thuốc kia cho tôi. Gọi là giữ dùm. Hôm nào ông anh cần, chỉ hú một cái tôi sẽ mang hoàn lại. Cứ coi như  "châu về hợp phố" vậy mà!

Cái lối "chọc quê" của Sang làm tôi thấy tưng tức và ḍm cái mặt "đêu đểu" của anh ta làm tôi thêm… phát ghét!

Tôi tự hứa với ḷng, nặng hơn thế nữa, coi như một thách thức với chính ḿnh. Tôi muốn đo lường cái "tự thắng" trong tôi sẽ đạt đến mức độ nào! Tôi chỉ dám nghĩ đến như vậy, chứ chưa dám coi đó là một lời thề. V́ sợ rằng, nếu thề mà không giữ được sẽ "quê" đến biết bao nhiêu!

Bây giờ lại thêm anh bạn này, coi như thêm một thách thức nữa! Ai chớ anh này, tôi biết tẩy anh ta quá mà!  Khi muốn chọc quê ai, dù chỉ một câu chuyện đó, một đề tài đó, nhưng anh ta xào nấu chút đỉnh, thêm thắt chút đỉnh như kiểu thêm mắm dặm muối tùy theo bối cảnh và đối tượng người nghe. Rồi anh ta bắt đầu "rao truyền", lập đi lập lại, nói tới nói lui. Nạn nhân chỉ có nước "sẫu ḿnh" chịu trận. Anh ta cứ tiếp tục "chọc quê", nói măi nói hoài như cái kiểu "ngàn năm mây bay"…

Với anh bạn này, tôi càng thêm ái ngại. Nếu tôi không giữ được, hắn sẽ "chọc quê" tôi ra sao? Hắn sẽ "cười vào mũi" tôi đến cỡ nào? Hắn sẽ rao truyền cho "cả nước" biết về cái sự…"em ơi, nếu mộng…(bỏ thuốc) không thành" của tôi. Tôi sẽ quê, xệ đến …mấy cục! Rồi c̣n mặt mũi nào để tái xuất với…giang hồ!!!

 

                        ****

 

Tôi c̣n nhớ lúc sinh tiền, ba tôi hút thuốc. Vào thập niên 50, ba tôi thường hút loại thuốc thơm hiệu Cotab và Golden Club (người lớn thường gọi là thuốc "con chuồn").

Năm tôi 17 tuổi, có một anh bạn -Trần Đắc Lễ- thường đến nhà tôi ngủ lại để học và làm bài chung. Một hôm hai đứa rù ŕ, bàn nhau kế hoạch: tôi ăn cắp một điếu thuốc Cotab của ba tôi, đem lên lầu, nơi pḥng học của tôi. Đợi đến khuya, cả nhà đă đi ngủ; hai đứa luân phiên hút thử để xem mùi vị của điếu thuốc nó ra làm sao!

(Dạo đó, mỗi lần đi chơi ở khu Nam Thiên, khu Du sinh, khu thác Cam Ly hoặc vào các làng người Thượng tôi vẫn thấy mấy đứa con nít người Thượng hút thuốc. Bên xứ ḿnh, cho đến lúc bấy giờ, không có luật cấm trẻ con hút thuốc hoặc uống rượu).

 Đó là điếu thuốc đầu tiên trong đời tôi lén hút. Xui một điều là, chính ngay tối hôm đó, chúng tôi bị bắt quả tang. Tôi và Lễ, cứ yên chí cả nhà đă đi ngủ, không dè mùi thuốc thơm khuyếch đại quá chừng. Ba tôi ngửi thấy mùi, lên lầu bắt tại trận hai đứa đang chia nhau thưởng thức. Ba tôi giảng "mô ran" cho một hồi và nói "tụi con c̣n nhỏ, không được hút thuốc". Thế là từ đó tôi không dám tái phạm.

            Cho đến khi tôi đi lính, và ngay cả khi ra đơn vị, tôi vẫn không biết hút thuốc và uống bia. Măi đến năm tôi 21 tuổi, ở đơn vị chiến đấu, đa số là cựu binh của "Commandos du Sud" và "Commandos du Nord" được chuyển sang Thủy quân lục chiến. Các bậc đàn anh, các bạn bè đă từng trải, các Hạ sĩ quan lớn tuổi đă "tập hư" cho tôi. Tôi bắt đầu tập hút thuốc, tập uống bia, và dĩ nhiên tập các món ăn chơi khác để tránh mặc cảm "lính sữa" như tên mà họ gán cho tôi và các Sĩ quan trẻ khác mới chập chững vào đời!

                    ***

            Phải thú nhận rằng, tháng đầu tiên bỏ thuốc, thật là khổ sở. Nó cứ chập chà, chập chờn. Ngồi đứng không yên. Thêm vào đó, các tin đồn về số phận của "Sĩ quan Ngụy" cứ làm tôi quay quắt. Lo sợ. Phập phồng.

Đă nhiều lần tôi định đi mua một gói thuốc, hút lại, cứ coi như để… "phiêu lăng cuộc đời"! Nhưng vào phút chót, tôi tự kềm hăm được ḿnh. Và cứ như thế…cho đến ngày được đưa vào trại Long Giao (Long Khánh).

Tháng đầu tiên ở trong trại, được thường xuyên "lên lớp" (học tập chính trị). Ngoài giờ "lên lớp" và khai báo, phe ta vẫn c̣n nhiều th́ giờ để bù khú với nhau. Nhất là cái mục "b́nh loạn" về cái thông cáo (Sĩ quan Ngụy tŕnh diện học tập phải mang theo 1 tháng đồ dùng cá nhân…). Phe ta, nói chung, lúc đó c̣n ngây thơ (bỏ mẹ)! Nhiều người cứ tưởng chỉ sau một tháng sẽ được trở về…

            Những khi có dịp bù khú với nhau, phe ta hút liên miên. Những người hút thuốc, ai cũng thủ một, hai lố thuốc trong "hành trang học tập cải tạo" của ḿnh! Những lúc đó, tôi vẫn c̣n bị dày ṿ: tại sao phải bỏ thuốc để mất dịp bù khú với anh em? Bị dày ṿ và đặt vấn đề như vậy, vô h́nh chung, tôi vẫn c̣n tơ tưởng đến việc hút thuốc trở lại! Những khi sắp bị sa ngă, tôi chợt nhớ lại lời tự hứa: "Khi nào c̣n Việt cộng và khi nào đời tôi c̣n đen tối v́ bọn chúng. Tôi sẽ không hút thuốc!" Thêm nữa, Sang lúc đó cùng chung trại với tôi. Anh ta vẫn "canh me" tôi, nếu "chốp" được tôi vi phạm lời hứa, th́ phải biết! Anh ta sẽ "chọc quê" và "cười vào mũi" tôi và sẽ hô hoán lên cho cả trại cùng biết mỗi khi "trà dư nước lă…hậu"! 

            Cũng may, tôi thắng được ḿnh. Không hề vi phạm lời tự hứa. Mấy tháng sau, bị chuyển về trại Suối Máu (Biên Ḥa), ngay cả từ lúc này, Sang không c̣n ở chung trại với tôi nữa!

                     

****

 

            Tôi không bao giờ quên cái lần "vi phạm" đầu tiên… Trong tháng 6/1976, khi chúng tôi bị chuyển ra Bắc bằng tàu Sông Hương. Vào ngày thứ 2 của cuộc hành tŕnh, lúc đó chúng tôi nằm xếp cá ṃi dưới sàn tàu. Mọi người đang ngất ngư v́ say sóng, v́ mơi mệt, v́ chán chường…

Từ đằng xa, có một người chuyển một điếu thuốc đến cho tôi, ra hiệu nhờ tôi mồi dùm điếu thuốc từ một anh bạn nằm cách tôi một quăng. Mấy người bạn nằm bên phải và bên trái tôi đang ngủ vùi. Chẳng đặng đừng, tôi đành phải bập mấy hơi để mồi điếu thuốc dùm cho anh bạn.

Trời đất ơi! Tôi không tưởng tượng được cái vị đắng chát của điếu thuốc không đầu lọc mang nhăn hiệu Điện Biên! V́ đă hơn một năm tôi không hề rít hơi thuốc nào nên cái vị đắng chát của thuốc làm tôi khổ sở và khó chịu. Sự khó chịu, nhất là vị đắng c̣n đọng lại trong đầu lưỡi  kéo dài cho đến chiều tối. Sau khi ăn gói ḿ ăn liền (khẩu phần của mỗi người tù), cái vị đắng đó mới làm tôi bớt khó chịu, bớt khổ sở!…

                         ****

             Khoảng mấy tháng đầu tiên kể từ ngày ra Bắc, từ trại 2 Sơn La cho đến trại 6 Khe Thắm (Hoàng Liên Sơn), các trại c̣n do Bộ đội quản lư. Theo tiêu chuẩn, mỗi tháng cứ 2 người tù th́ được chia nhau 1 gói thuốc lá và 1 ống kem đánh răng loại nhỏ. Vài tháng sau, do "t́nh h́nh khó khăn", tiêu chuẩn này bị cắt luôn.

            V́ tôi đă bỏ thuốc, nên phần tiêu chuẩn 10 điếu mỗi tháng tôi chia cho các bạn. Trong khi đó, có nhiều người lúc trước không hút thuốc, bây giờ có 10 điếu mỗi tháng, không biết làm ǵ. Một phần v́ ích kỷ, không muốn chia cho các bạn; một phần muốn "lăng quên ngày tháng" hoặc muốn làm  "đời sống phiêu bồng" (như họ tự bào chữa và lư…sự!) nên họ bắt đầu tập hút thuốc…

            Khoảng hơn 4 tháng từ khi ra Bắc và từ khi chuyển về trại 6 Khe Thắm, tôi có dịp ở chung với Nguyễn Văn Hạnh. Hạnh là một trong những "nạn nhân ngă sang lá, lào" (tù đặt tên cho những người, từ không biết hút, đă chuyển sang hút thuốc lá và sau này chuyển sang thuốc lào).

Từ khi về trại Khe Thắm, phong trào "ngă sang lào" coi bộ bộc phát mạnh. Ai nấy thi đua nhau làm những điếu cầy (để hút thuốc lào) coi thật xôm tụ!

Hạnh cũng không thoát được cái phong trào "ngă sang lào" đó. Mỗi tháng, có 10 điếu thuốc lá, Hạnh trịnh trọng cắt mỗi điếu thuốc thành 5 khúc nhỏ, để dành. Hạnh dùng mỗi khúc thuốc lá bỏ vào "nơ" điếu cầy để hút như người ta hút thuốc lào vậy. Anh ta khen lấy khen để cái "sáng tạo" này: nào là, thuốc lá được lọc bằng nước trong ống tẩu làm giảm lượng nicotine nên không nguy hại cho sức khỏe; nào là đi cải tạo, lúc nào cũng buồn, chỉ khi rít thuốc bằng ống tẩu, nghe tiếng réo gọi vui tai, giúp thấy yêu đời hơn; nhất là lúc được lâng lâng, giúp quên lăng cuộc đời trong giây lát, vân vân và vân vân…

           

            Việc hút thuốc lào làm tôi gợi nhớ vài kỷ niệm thời niên thiếu. Vào năm 1954, trong làn sóng người từ Bắc di cư vào Nam, có một số được định cư tại ĐàLạt.

Lúc bấy giờ, gia đ́nh tôi sống ở làng Xuân An (đường Nhà Chung, phía sau nhà thờ Con Gà, ĐàLạt). Với tánh hiếu kỳ, tôi và một số bạn đi tận vào cuối làng "Xanh Giăng" (Saint Jean) -cách Xuân An khoảng 3 cây số- nơi có một số đồng bào di cư đến lập nghiệp để xem họ sống và sinh hoạt như thế nào. Những dịp này, chúng tôi, lần đầu tiên, thấy "mấy-ông-Bắc-kỳ-di-cư" hút thuôc lào (lúc bấy giờ, chúng tôi thường gọi "họ" như vậy).

Một h́nh ảnh thật lạ mắt và chúng tôi coi đó như một t́m hiểu, một khám phá mới. Khi về kể lại cho đám bạn chưa từng "đi thăm dân cho biết sự t́nh", với lời kể rất là hấp dẫn và đầy thích thú.

Lời kể của bọn đi trước gây chú ư và tạo lôi cuốn cho các bạn sau này. Thế là cả bọn con nít, lần lượt, với đầy háo hức, kéo nhau đi; chỉ mong được chiêm ngưỡng cái h́nh ảnh "mấy-ông-Bắc-kỳ-di-cư" hút thuốc lào xem nó ra làm sao!!!

Trong đầu óc bọn con nít -rất ư là ngây ngô- của chúng tôi lúc bấy giờ, chúng tôi cho rằng, chỉ có mấy "ông già" Bắc-kỳ-di-cư, mấy ông nhà nghèo, mấy ông nhà quê mới hút thuốc lào v́ họ không có tiền mua thuốc Cotab, thuốc "con chuồn"…Và cũng trong đợt Bắc-kỳ-di-cư đó, họ mang theo những "cái-quốc-hồn-quốc-túy-rất-ư-là…Bắc-kỳ" như phở, rau muống, thuốc lào vân vân và vân vân…

 

                        ****

 

Thời gian đi tù ở miền Bắc, đặc biệt, từ khi không c̣n tiêu chuẩn 10 điếu thuốc mỗi tháng như mấy tháng đầu tiên. Tất cả những người ghiền thuốc lá đâm ra quay quắt, khổ sở. Lúc nào cũng thấy họ than thở, nào là "buồn miệng", "nhạt miệng", "như thấy thiêu thiếu một cái ǵ…".

Đi tù đă khổ sở v́ đói, bây giờ lại thêm cái khổ sở v́ thiếu thuốc. Nhiều người cứ than: "thà chết c̣n sướng hơn"!

Than th́ cứ than, chứ có chết được đâu! Họ vẫn sống và vẫn bị hành hạ, bị quay quắt v́ thiếu thuốc. Một trong những người quay quắt nhất, lạ lùng thay, lại là Hạnh. Trường hợp của Hạnh, tôi coi như là một "hiện tượng" kỳ cục!

Hạnh là một tay "Nam-kỳ-rặc" c̣n thêm chút "ngọng" ( chữ "r" đọc thành chữ "g"), nên thường bị tôi chọc : "Đi dźa nhà, ra đ́a bắt cá. Bắt được mấy con cá gô, bỏ dzô gổ. Gọc gạch, gọc gạch, tụi nó nhảy ga hết gáo!".

Lúc nào cũng vậy, nghe tôi "chọc quê" như thế, Hạnh vẫn cười xuề x̣a, dễ dăi:" Ừa, Nam kỳ giá sống nó dzậy đó anh!"

Ngoài đời Hạnh chưa từng hút thuốc, mới tập hút thuốc khi ra tới trại Sơn La. Chỉ mấy tháng sau, tiêu chuẩn thuốc lá bị cắt. Tôi nghĩ, Hạnh sẽ bỏ thuốc dễ dàng. Không dè, đă quá trễ, Hạnh đă bị lậm và đă ghiền thuốc mất rồi. Và cứ thế, đă phóng lao phải theo lao…

           

Từ khi không c̣n thuốc lá, "phe ta" thực sự chới với và coi như trăm phần trăm phải "ngă sang lào". Khổ nỗi, làm ǵ có thuốc lào mà hút! Không sao. Tù lúc nào cũng thừa sáng tạo! Nơi nào có trồng bắp, tù dùng "râu ngô" phơi khô, vo thành bi, giống như bi thuốc lào. Thậm chí, gặp nơi không trồng bắp, khi lao động bên ngoài, tù lượm mấy loại cây cỏ bậy bạ. Về phơi khô, giả thuốc lào, rít cho đỡ cơn ghiền…

            Từ năm này sang năm khác, từ tại này sang trại khác. Mỗi lần "biên chế", mỗi lần "hành quân" chuyển trại, cái h́nh ảnh quen thuộc của hầu hết phe "ngă sang lào" là cái điếu cầy lủng lẳng bên các "túi giang hồ"!

Măi đến năm 1978, khi bị chuyển sang Công an quản lư và chuyển về trại Thanh Cẩm, Thanh Hóa; đặc biệt, kể từ năm 1979, tù được phép nhận quà qua bưu điện (mỗi tháng một gói 2 kư) và bắt đầu từ năm 1980 được phép thăm nuôi. "Phe ta", đặc biệt là phe "ngă sang lào" bắt đầu lên…khói!

       Từ sau năm 1982, qua các đợt "biên chế" chuyển trại và qua vài đợt tha lai rai; trại Thanh Cẩm trống trải hơn nên một số tù h́nh sự ngoài Bắc được chuyển đến ở chung. Đây là thời điểm phe "ngă sang lào" phối hợp và "phát huy" làm những điếu cầy thật đặc biệt, thật đẹp về nghệ thuật và có "chất lượng cao" khi xử dụng!

V́ ở chung trại nên các tù h́nh sự vẫn lén lút "trao đổi" với "các chú Z" (chữ Z là ám số của tù cải tạo từ trong Nam ra). [Cán bộ trại cấm chỉ mọi "quan hệ" được gọi là "mua bán đổi chác" giữa tù h́nh sự và phe Z].

            Từ khoảng thời gian này, tôi thấy xuất hiện rất nhiều điếu cầy thật độc đáo của phe "ngă sang lào". Những điếu cầy mấy chú Z mô tả là "hết sẩy"; c̣n phe tù h́nh sự th́ mô tả là "hết ư" hoặc "cực kỳ"! Hạnh cũng theo phong trào đó và cũng có một điếu cầy "hết sẩy" đem khoe với tôi!

           

Nói chung, từ sau thời điểm cho tù được nhận quà và được gia đ́nh ra thăm nuôi th́ t́nh h́nh sức khỏe của tù có khấm khá hơn. Ngày Chủ nhật, chẳng những khỏi phải lao động mà c̣n được phép "nổi lửa lên em" (được phép cho nấu nướng tại khu buồng ḿnh ở). Sau cái màn "linh tinh ca cóng", phe ta được bù khú với nhau qua cái màn "trà, lá, lào" (tức là: uống trà, hút thuốc lá, hút thuốc lào).

Nhờ có được các "màn" này nên tù cảm thấy có chút an ủi cho nỗi buồn… cải tạo!

Chẳng bù cho những năm về trước: đói ră ruột, đói triền miên. Ngay cả ngày được nghỉ lao động cũng chỉ được hưởng tiêu chuẩn "vui chơi, tắm giặt, nghe đài" mà thôi!

"Vui chơi": Trại cho phép ngày nghỉ được "vui chơi".

(Đi ở tù, bị đày xa xứ; lúc nào cũng thấy đói và khổ. Làm sao mà vui, lấy ǵ mà… chơi?).

"Tắm giặt": điều này tù thấy có chút thoải mái, v́ sẵn nước suối "free" của trại. (Nhưng càng tắm lâu lại càng thêm đói chứ có ích lợi ǵ!)

"Nghe đài": cái mục này th́ chán chết đi thôi! Cái "đài" ra rả tối ngày về:

- Sự khẳng định: Bác Hồ (làmcái đếch ǵ cũng) vĩ đại.

  Đảng ta (làm cái chó ǵ cũng) tài t́nh.

 - Về cái mô thức: Đảng lănh đạo, Nhà nước quản lư, Nhân dân làm chủ! (Nhân dân được làm chủ tập thể, th́ cứ coi như được sướng đến …ră ruột, sướng đến…te tua!) 

- Về niềm tin: Cộng sản thế giới là một khối đoàn kết keo sơn (không bao giờ bị ră bèng) ắt sẽ thắng lợi. Đế quốc Mỹ, tên sen đầm quốc tế, ắt phải thất bại hoàn toàn (và nghèo, đói thấy mẹ luôn!).

            "Phe ta" th́ cứ ngữa mặt lên trời than:"Biết rồi. Khổ lắm. Nói măi!". Nhưng cái "đài" -vẫn cứ mặc kệ- nó vẫn nói dai, nói dở, nói dài dài…

Tóm lại, ngày nghỉ tiêu chuẩn chỉ có "Vui chơi, tắm giặt, nghe đài". Và chỉ có thế!

Không nghe đả động ǵ tới tiêu chuẩn "ăn".

V́ "có (cái mẹ) ǵ đâu mà ăn!" (Tù thường xù x́ với nhau như vậy!)

 

                        **** 

            Vào cuối năm 1983, tôi cùng với khoảng 100 anh em bạn tù trại Thanh Cẩm được chuyển về trại Lam Sơn. Ở đây chúng tôi được giao cho công tác đập đá mỗi ngày. Đá được vỡ ra từ các núi, chúng tôi dùng búa đập các tảng đá lớn thành các viên đá nhỏ bằng nắm tay (để làm đường). Hơn 1 tháng sau th́ chúng tôi được lệnh "hành quân" chuyển trại về Nam. Hạnh cùng được chuyển trại với tôi trong đợt này.

Đoàn xe Molotova đưa chúng tôi từ trại Lam Sơn ra nhà ga Thanh Hóa trong một chiều có nắng hanh vàng. Chúng tôi không mấy chú ư đến ngoại cảnh mà chỉ nghe trong ḷng ḿnh rộn ràng niềm vui.

Dù biết ḿnh vẫn c̣n ở tù, nhưng được chuyển vào Nam, vẫn thấy ḷng ḿnh như ấm lại. Có cảm tưởng như được an ủi, vỗ về và chở che của người miền Nam. Chúng tôi rù ŕ tṛ chuyện với nhau. Và chúng tôi khóc. Những giọt nước mắt chan ḥa niềm vui và hạnh phúc. Dù chưa được tha, nhưng được chuyển về Nam, chúng tôi coi như được trúng một lô an ủi đặc biệt…

            Theo thủ tục, chúng tôi bị c̣ng tay. Cứ 2 người chung nhau 1 cái c̣ng số 8. (Chúng tôi gọi đùa là được đeo đồng hồ Omega). Thật là ngẫu nhiên, Hạnh và tôi bị c̣ng chung với nhau trước khi được lên toa xe lửa.

            C̣ng chung, dĩ nhiên, có những cái rất là bất tiện. Đi đâu cũng phải dính chùm với nhau. Khổ sở nhất là lúc đi tiêu, đi tiểu. Cầu tiêu ở VN vốn đă dơ, cầu tiêu trên xe lửa lại càng quá tệ. Người đi tiêu phải chịu đựng mùi hôi thối đă đành, chỉ tội nghiệp cho "partner" của ḿnh. Đứng đó mà chịu trận, lănh đủ những "hương vị ngất ngư con tàu đi"…

Mỗi lần tôi hoặc Hạnh đi tiêu hay đi tiểu ra, thế nào Hạnh cũng kéo ít nhất vài ba bi thuốc lào. Thêm một lần nữa, tôi đành (ứ hự) ngồi thưởng thức mùi khói thuốc lào và trọn cái… "ngát hương"!

            Trong hoàn cảnh này, tôi nhớ lại phim "The chain" (Sợi dây xích), tôi đă coi vào thập niên 60 th́ phải: Có 2 anh chàng bị tù, một trắng một đen, cũng bị di chuyển bằng tàu hỏa và cũng bị c̣ng chung như tôi và Hạnh bây giờ. Anh tù da đen (do tài tử da đen Sydney Poiter đóng) và anh bạn tù da trắng lại ghét nhau như chó với mèo. Đă từng đánh nhau chí tử ôi! Vậy mà v́ nhu cầu vượt ngục, 2 anh tù này đă cùng nhảy xe lửa để thoát thân… 

            Tôi và Hạnh không giống như vậy. Dù là bạn tù (cùng cấp bậc) nhưng lúc nào Hạnh cũng giữ sự tương kính đối với tôi và qua bao nhiêu năm chung trại, tôi rất có cảm t́nh với anh chàng "Nam-kỳ-rặc" này. Hạnh lúc nào cũng hiền lành, xuề x̣a, dễ dăi…

            Ngày đầu tiên của cuộc hành tŕnh lặng lẽ      trôi qua. Đến ngày thứ 2, tôi thấy Hạnh rít thuốc lào liên miên. Cứ mỗi lần như vậy Hạnh lại lập lại điệp khúc:"Xin lỗi, ông anh chịu khó chút nghe!".

Mỗi lần hút thuốc lào, Hạnh phải lôi tôi đi theo tới một góc ở cuối toa. Nơi đó có để một ngọn đèn dầu dành cho phe "lá, lào". Hút xong, Hạnh lại kéo tôi về vị trí cũ. Trên đường về, bao nhiêu lần Hạnh bị chúi nhũi (v́ say thuốc) th́ bấy nhiêu lần tôi cũng bị chúi nhũi v́ bị kéo theo và dẫm lên "xác" các bạn tù đang nằm xếp cá ṃi dưới sàn tàu…

Cứ bị kéo tới kéo lui hoài, tôi đâm ra bực ḿnh, gắt hỏi:"Mắc cái giống ǵ mà ông hút liên miên như vậy?". Thấy tôi "sùng bố", Hạnh mới thủ thỉ khai thiệt: số là, mấy ngày chót ở trại Lam Sơn, khi "đánh hơi" biết là "phe ta" sẽ được chuyển vô Nam; "phe ngă sang lào" có họp lại và quyết định sẽ giă từ thuốc lào. Họ sẽ tổ chức một "lễ đập điếu" khi xe lửa chạy ngang  cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải…

Tôi mới vỡ lẽ, tối nay sắp tới sông Bến Hải, hèn ǵ phe "thề đập điếu" mới thi nhau hút gỡ gạc trước khi giă từ em …lào!

Biết được điều này, tôi rất thông cảm cho Hạnh. Và trong thâm tâm, tôi lại càng mừng cho Hạnh nhiều hơn. Cho tới lúc đó, tôi vẫn thấy việc hút thuốc lào "nó ra làm sao ấy!". Và tôi vẫn cứ thắc mắc dùm cho Hạnh, một anh chàng "Nam-Kỳ-rặc", chưa từng biết hút thuốc, vậy mà ma lực nào đă làm cho Hạnh ngă sang lá, rồi ngă sang lào ngon ơ như vậy?

            Hạnh mặc nhiên được nhập vào nhóm "mấy-anh-Bắc-kỳ-già" (tù âu yếm đặt tên cho các bạn "ngă sang lào", mặc dù phe này gồm cả Bắc, Trung, Nam và thật sư họ chưa đủ "già" như tên gọi. Lúc đó anh em chỉ tṛm trèm trên dưới 40).

 

                        ****

            

Giờ lịch sử đă điểm. Phe "thề đập điếu" đă thông báo và xin phép các cán bộ quản chế tại toa xe lửa để "lễ đập điếu" không bị lôi thôi. Tôi chứng kiến khoảng hơn 20 cái điếu cầy đă bị đập vỡ và ném xuống sông Bến Hải khi đoàn tàu qua cầu Hiền Lương. Hạnh đă chính tay ḿnh đập vỡ và ném xuống sông cái "công tŕnh nghệ thuật" của chính ḿnh: cái điếu cầy thuộc loại "hết sẩy" mà Hạnh đă từng ca tụng và nâng niu từ mấy năm nay!

Cùng "dính" với Hạnh và các bạn thuộc phe "thề đập điếu" ngay tại sông Bến Hải (một địa danh đă đi vào lịch sử, không những của Việt Nam mà của cả thế giới), tôi đương nhiên trở thành "một thành viên" của "buổi lễ"…

Nhớ lại ngày xưa, mỗi lần hành quân vùng Gio Linh hoặc Đông Hà, thế nào tôi cũng t́m dịp "dzọt" ra đây. Đến để thăm một địa danh đă từng làm cho cả một dân tộc phải đau buồn!

Và cứ mỗi lần đến đây, đứng ngay tại bờ Nam sông Bến Hải, nh́n ḍng sông, tôi chạnh ḷng v́ thấy cảnh "nước c̣n cau mặt với tang thương".

Và hôm nay cũng vậy. Lần đầu tiên sau hơn 18 năm tôi mới có dịp trở lại Bến Hải. Tôi nghe mũi ḷng v́ thân phận hiện tại của ḿnh và tôi thấy như đang ḥa nhập với cảm nhận "nước vẫn c̣n cau mặt" trên gịng sông lịch sử này!

Mặc dù bây giờ non sông đă được gom về một mối, nhưng oan nghiệt thay, không đúng như ḷng dân đă từng mơ ước và trông chờ!

Hôm nay tôi càng bị xúc động mạnh và nghe trong ḷng quặn thắt niềm đau. Tôi đang thầm khóc!

Riêng về phần "lễ đập điếu" cũng làm dâng lên trong tôi một cảm xúc hỗn độn và phức tạp. Tôi nghe một chút là lạ, một chút vui vui, một chút ngậm ngùi!

Tôi liếc sang Hạnh. Trong ánh sáng mờ ảo, một phần do ngọn đèn trong toa xe, một phần được hắt lên từ mặt sông như tấm gương phản chiếu. Tôi thấy cặp lông mày Hạnh nhíu lại, đôi mắt nheo nheo. H́nh như những giọt nước mắt đang h́nh thành và đang vương trong mi mắt: Hạnh đang khóc!

Trong giờ phút trang trọng và lạ lùng này, tôi không dám hỏi Hạnh và tôi lại càng không đọc được những cảm xúc trong Hạnh:

Hạnh khóc v́ đây là lần đầu tiên Hạnh được đi qua một địa danh lịch sử đă làm nhức nhối trái tim dân tộc?

Hạnh khóc v́ đang thật sự được "đi dźa Miền Nam"?

Hạnh khóc v́ thân phận vẫn c̣n đọa đày?

Hạnh khóc v́ đă đập vỡ một "công tŕnh nghệ thuật" mà ḿnh đă thai nghén và tạo thành?

Hay Hạnh khóc v́ phải giă từ thuốc lào như giă từ một người yêu, suốt mấy năm trường ấp ủ và "ém" trọn trong buồng…phổi?

                         ****

     Sau mấy ngày ngồi tàu, chúng tôi được xuống tại ga Long Khánh và được chuyển vào trại Gia Rai, Xuân Lộc.

Chúng tôi được đưa vào trại C và qua đợt "biên chế", Hạnh và tôi bị ở khác Đội và khác Buồng.

Mấy ngày đầu tới trại mới, chúng tôi bận rộn với các thủ tục: "biên chế Đội", "kiểm nghiệm", "khai báo", "lên lớp" v..v.. trước khi tung vào lao động.

Một hôm, t́nh cờ, tôi thấy một anh bạn thuộc nhóm "mấy- anh-Bắc-kỳ-già" (anh này, tôi nhớ rơ ràng, có tham gia "lễ đập điếu" mấy hôm trước) đang ngồi "phê" thuốc lào. Hỏi ra mới biết, "mấy-anh-Bắc-kỳ-già" thuộc Đội và thuộc Buồng với tôi đă "rít" lại từ … mấy ngày nay rồi!

            Khi được hỏi, taị sao đă  làm "lễ đập điếu" (có tay, ngay cả c̣n thề bán mạng) mà bây giờ mấy anh vẫn ngựa quen đường cũ? "Mấy-anh-Bắc-kỳ-già" này cười cười (có chút thẹn thùa, có chút trông chờ thông cảm …), nhưng cũng không quên chống chế hoặc bào chữa: "Nếu thuốc lào dễ bỏ như các ông nghĩ, th́ trong dân gian làm ǵ có câu: Nhớ ai như nhớ thuốc lào. Đă chôn điếu xuống lại đào điếu lên!".

Thôi, thế th́…c̣n ngôn ǵ nữa!!!

            Hôm sau, đi lao động về, tôi "bay" sang buồng anh bạn "Nam-kỳ-rặc" của tôi, để xem t́nh h́nh "rít riếc" ra sao?

Chưa gặp Hạnh và chưa kịp hỏi th́ tôi đă có ngay câu trả lời!

Trên sạp ngủ, tôi thấy Hạnh đang ngồi đó. Một tay đang cầm điếu cầy, tay kia đang vân vê bi thuốc lào. Sau khi ém bi thuốc lào vào nơ xong. Với tay lấy một cái đóm (bằng tre, chẻ mỏng). Mồi đóm bằng cái đèn dầu hột vịt treo nơi cột của sạp ngủ. Đưa đóm lửa vào nơ. Bập nhè nhẹ mấy hơi ngắn, sau đó rít thêm một hơi thật dài. Trong khi đó dùng một ngón tay ém ém bi thuốc lào xuống nơ. Tiếp tục mồi đóm và rít cho đến khi bi thuốc lào "biến" hết. Nh́n cách Hạnh rít, ém khói, nuốt khói vào bụng, rồi sau đó ngữa mặt lên trời, từ từ nhả khói. Sau khi nhả khói, đưa điếu cầy lên miệng thổi phần cặn của bi thuốc lào vào một lon chứa rác. Trịnh trọng đặt điếu cầy xuống sạp. Với tay cầm tách nước trà. Chiêu một ngụm. Nuốt từ từ như cố ư ém phần c̣n lại của khói thuốc, không cho nó thoát ra khỏi cơ thể ḿnh.

Nh́n cái cung cách hút thuốc: cách cầm điếu, cách châm đóm, cách hít hơi (lúc ngắn, lúc dài), cách ém khói, cách nhả khói, cách phun xác bi thuốc lào, cách chiêu ngụm nước trà…tôi không thể tưởng tượng đó là Hạnh, một tay Nam-kỳ-rặc, đă biểu diễn một đường lă lướt rất ư là chuyên nghiệp, không thua kém bất cứ một anh Bắc-kỳ-thứ-thiệt nào của phe "ngă sang lào"!

            Khi biết ḿnh bị "bắt quả tang", đă tự xé "hiệp ước Bến Hải" mà ḿnh đă "kư và thề" mấy ngày trước đó. Hạnh nh́n tôi bẽn lẽn. Nhưng khác với các "anh-Bắc-kỳ-già" kia, Hạnh không chống chế, không bào chữa lấy một lời. Hạnh cầm hai bàn tay tôi lắc lắc, miệng cười hề hà (như bản tánh hệch hạc cố hữu của ḿnh) và nói: "Tui thiệt sự bị lậm rồi anh. Tui thiệt sự bị đồng hóa mất rồi!".

 Nghe Hạnh nói, tôi coi đó như một lời thú tội, một lời than thở, một sự nhận chịu, c̣n hơn thế nữa: một sự đầu hàng. 

Tôi không cần t́m hiểu cái ẩn ư trong chữ "bị đồng hóa" Hạnh dùng. Nhưng nh́n Hạnh, tự nhiên trong ḷng tôi dâng lên một nỗi niềm với chút tội nghiệp, với chút thương thương…

 

                        ****

 

            Khoảng 2 tháng sau, Hạnh đem khoe tôi một cái điếu cầy thật là "đặc biệt": làm bằng một rễ cây đặc biệt ở vùng Trăng Bôm. C̣n điếu là thân của một loại tre đặc biệt ở vùng sông La Ngà. Ngay tại một "mắt tre" của lóng, có 2 cái "rễ" đâm ra tự nhiên, làm thành cái chân 2 càng trông thật ngộ nghĩnh. Phải công nhận, cái điếu cầy này coi thật "bắt mắt" về phần nghệ thuật. Thêm vào đó, theo lời "ca" của Hạnh: nhờ có cái nơ đặc biệt nên khi rít thuốc, nó tạo nên một âm thanh có âm hưởng cao, trong và ḍn. "Nghe đă con ráy luôn", Hạnh trầm trồ như vậy! Và dĩ nhiên, sự "ca" của Hạnh không thể thiếu các tĩnh từ "thời thượng": "hết sẩy", "hết ư" và… "cực kỳ"!!!

            Hạnh được tha từ trại Xuân Lộc, trước tôi mấy tháng,  vào gần cuối năm 1984. Ngày ra trại, tôi được gặp và chia tay với Hạnh lần chót. V́ Hạnh chỉ cần có 2 ngày đi đường là về tới quê nên chỉ đem theo một túi xách tay nhỏ. Và thật là thích thú (nhưng không ngạc nhiên), tôi thấy anh bạn "Nam-kỳ-rặc" của tôi trịnh trọng cột cái điếu cầy "hết sẩy" bên hành trang của ḿnh!

Nh́n dáng Hạnh bước ra khỏi cổng trại, tôi cứ miên man suy nghĩ về các bạn "ngă sang lào", mấy "anh-Bắc-kỳ-già" thân mến của tôi và nhất là về Hạnh. Ừa, biết đâu khi về quê, Hạnh lại không "truyền bá" cái sự hút thuốc lào, cái "quốc-hồn-quốc-túy-rất-ư-là-Bắc-kỳ" này vào bà con gốc "Nam-kỳ-rặc" ở vùng quê Hạnh tại thị xă Châu Đốc, tỉnh An Giang?

Với Hạnh, với cái mửng này, ừa, biết đâu, tới một ngày, cả vùng quê Hạnh, nhà nhà người người, đều rít thuốc lào như…g…i…ó?

Và lúc đó, lại nghe vang lên đâu đây lời than thở: "Mèng ơi! Tụi tui thiệt sự bị đồng hóa ráo trọi rồi!".

Ừa, biết đâu!!! 

 

                        ****

            Qua lời kể của một số bạn cùng trại, tôi được biết: Hạnh và gia đ́nh đi theo diện HO và định cư tại Úc vào năm 1992.

Tôi không biết khi rời Việt Nam, Hạnh có làm "lễ đập điếu" tại phi trường Tân Sơn Nhất hay không? Nếu có, chắc chắn sẽ không trang trọng, đầy kịch tính và đầy "hạ quyết tâm" như lần qua cầu Hiền Lương năm nào!

Và dĩ nhiên. Giờ này. Tôi cam đoan với các bạn. Hạnh. Anh bạn "Nam-kỳ-rặc" của tôi. Đang ngồi rung đùi, rít thuốc lào như.. g..i.. ó.. ở Sidney!   

 

                        ****

Tôi muốn tản mạn một chút về việc tôi hút thuốc và bỏ thuốc. Không dè lại tự dẫn đưa về vùng kỷ niệm đau buồn của những tháng năm tù đày. Dù sao, qua chủ đề liên quan đến việc "hút xách" này, tôi lại có dịp "gặp và sống lại" với các bạn, kể cả các bạn từng là nạn nhân của "say thuốc lào". Có nhiều bạn phải trả một giá thật đắt: phải mang thêm thương tật. 

Biết bao nhiêu bạn khi say thuốc lào bị té, đă trở thành "xi cà que" (có người bị bể cả xương bánh chè đầu gối).

Biết bao nhiêu bạn khi say thuốc lào bị té trong giờ giải lao tại hiện trường lao động.

Biết bao nhiêu bạn khi say thuốc lào bị té từ sạp ngủ xuống nền gạch, bị đập mặt vào đá (có nhiều người, ngay cả đập mặt vào bếp lửa), mặt mày biến dạng, thậm chí cái "nhan sắc" cũng "xêm xêm" cở… "Quỷ Kiến Sầu"?   

Cũng qua dịp này, cùng hồi tưởng lại những chặng đường khó khăn, gian khổ và nhục nhằn mà chúng tôi đă từng chịu đựng và chia sẻ với nhau.

Phần tôi, cho tới giờ này; vẫn giữ và tôn trọng lời tự hứa từ tháng 6/1975. Và bây giờ, lời tự hứa của tôi được rút gọn lại, chỉ c̣n là: "Khi nào c̣n Việt Cộng, tôi vẫn c̣n…không hút thuốc!".

Trong thâm tâm, tôi vẫn hy vọng và đợi chờ, ít ra là một lần trước khi tôi chết, tôi sẽ có dịp lập ḷe đóm thuốc đầu môi. Ngày đó, tôi sẽ hút thuốc lại để kết thúc lời tự hứa năm nào. Ngày đó, tôi sẽ hút thuốc lại để đánh dấu và ăn mừng quê hương Việt Nam được quang phục và thoát khỏi gông cùm Cộng sản.

"Ngày đó" là ước mơ lớn nhất cho quăng đời c̣n lại của tôi. "Ngày đó"…

Tôi vẫn hằng ôm ấp và trông chờ…

           

****

 

Những danh từ tôi dùng ở đây, nào là: "nổi lửa lên em", "vui chơi, tắm giặt, nghe đài", "trà, lá, lào", "ngă sang lá", "ngă sang lào", "những-quốc-hồn-quốc-túy-rất-ư-là-Bắc-kỳ", "Nam-kỳ-rặc", "mấy-anh-Bắc-kỳ-già" vân vân và vân vân, không phải do tôi tự "chế" ra, mà là những "danh từ thời thượng" chúng tôi dùng và gọi  nhau một cách "rất là thân thương" trong chuỗi thời gian "lang-thang-cuộc-đời-Do-Thái", ở vào những không gian và thời điểm lịch sử, được cấu thành như một vùng quá khứ đời người!

Dù sao, trở về với những năm tháng lưu đày, như gợi nhớ vùng sương mù của "cung thương ngày cũ".

 Thôi th́.

Cứ coi như.

Vẫn c̣n một cái ǵ.

Như chút điệu buồn.

Để nhớ.

Để quên!

            

               (Anh chị Phan Công Tôn hiện định cư tại West Valley City, Utah)

  Phan Công Tôn

 


  

 

 

                             Mọi tin tức, bài vở muốn post trên wesite xin email  bixitrum@yahoo.com                  

 

E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site