Điểm sách: Khi Đồng Minh Tháo
Chạy (phần 1)
Nguyễn Kỳ Phong
Mười chín năm từ
ngày cho xuất bản quyển The Palace File (bản dịch Việt ngữ, Hồ Sơ
Mật Dinh Độc Lập), một tác phẩm gây được nhiều chú ư lúc đương thời
với một số tài liệu mật chưa hề công bố, tháng vừa qua, tác giả
Nguyễn Tiến Hưng vừa cho ra mắt một tác phẩm với tựa đề rất hấp dẫn:
Khi Đồng Minh Tháo Chạy (KĐMTC).
Nh́n sơ qua, trong khi Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập (HSMĐDL) viết cho đối
tượng chính là độc giả Mỹ và đọc giả quen thuộc sử liệu và cập nhật
với t́nh h́nh chính trị quân sự Mỹ-Việt 1969-1975, KĐMTC với một văn
phong đơn giản, nhắm vào đối tượng độc giả không quen thuộc nhiều
với sử liệu hay nội t́nh chính trị Hoa Kỳ vào những năm cuối cùng
của liên hệ Viê.t-Mỹ.
KĐMTC gồm có bốn phần, chia ra làm hai mươi chương (trong Lời Nói
Đầu, tác giả nói sách chia làm năm phần, nhưng ở phần Mục Lục, người
điểm sách chỉ thấy bốn phần). Mỗi chương là một tiêu đề nhỏ, giải
thích ư chánh của chương đề. Tác phẩm có 170 trang phụ lục, gồm bản
sao của những tài liệu mật trao đổi giữa ba tổng thống Nixon, Ford
và Thiệụ Một số thư từ, tài liệu đó cũng được tác giả dịch lại ở
nhiều nơi trong sách để làm sáng tỏ thêm chủ đề của tác giả.
Chương Một—người điểm sách nghĩ là chương quan trọng nhất trong
KĐMTC—tác phẩm bắt đầu từ giai đoạn Nixon ra tranh cử cho đến khi
được đắc cử tổng thống. Chương này muốn nói nhờ tổng thống Thiệu mà
Nixon mới đắc cử tổng thống: Tác giả ghi lại sự ưng thuận và giúp đỡ
ngầm của ông Thiệu để giúp Nixon thắng phó tổng thống Hubert
Humphrey trong mùa tranh cử 1968. Nhưng sau khi thắng cử trở thành
tổng thống, Nixon bội ước, quên ơn của VNCH và ông Thiệu, và bắt đầu
kế hoạch rút quân khỏi Việt Nam để chấm dứt sự liên hệ của Hoa Kỳ ở
Vịêt Nam bằng mọi giá.
Chương Hai, "Kissinger, Ông Là Aỉ" nói về Henry Kissinger, người mà
theo tác giả, đă đơn thân độc mă dàn xếp cuộc thương lượng giữa Hoa
Kỳ và Bắc Việt, và đă ép VNCH kư vào tờ khai tử cho chính ḿnh vào
ngày 27 tháng Giêng, 1973. Chương Ba của KĐMTC sơ lược về những liên
lạc bí mật đầu tiên giữa Mỹ và Hà Nội và những áp lực Hoa Kỳ đă áp
dụng vào VNCH song song trong thời gian thương lượng từ cuối năm
1971 đến ngày kư hiệp định 1973. Chương Bốn nói đến sự suy thoái của
Nixon: Vụ đổ bể Watergate; Nixon phải từ chức; và không c̣n ai ở Mỹ
muốn nhắc đến chuyện Việt Nam. Chương Năm tác giả nói đến khoảng
thời gian sau khi hiệp định đươc kư kết: tiềm năng kinh tế của VNCH
và sự thịnh vượng của miền Nam trong những năm 1969-1973.
Chương Sáu và Chương Bảy nói về sự khủng hoảng quân sự chính trị xảy
ra trên toàn thế giới vào năm 1973 khi khối Ả Rập tấn công Do Tháị
Nhưng sau khi thua trận các quốc gia sản xuất dầu hỏa của khối Ả Rập
dùng dầu như một vũ khí để gây khó khăn cho các nước tư bản. Việt
Nam cũng bị tai họa lây trong biến động thế giới naỵ Trong khi đồng
minh Hoa Kỳ thắt lưng buột bụng để đối phó với cơn khủng hoảng kinh
tế và năng lượng, VNCH bắt đầu nh́n về các quốc gia khác để hy vọng
t́m một vị cứu tin. Ngân Hàng Thế Giới, Pháp, Nhật, và Saudi Arabia
là những mục tiêu VNCH muốn cầu viện, để bớt trông cậy vào Hoa Kỳ
trong tương laị
Chương Tám, "Năm Của Định Mê.nh." Như tựa đề ghi, năm 1974 là năm
định mệnh của VNCH và Nixon—người bảo trợ và cam kết sẽ bảo vệ VNCH.
Nếu trước đó VNCH như là một đứa con dưỡng tử của Hoa Kỳ, th́ sau
khi Nixon từ chức, VNCH trở thành một dưỡng tử mất chạ Từ Chương
Chín đến Chương Mười Ba: Sau khi Nixon "chết," quốc hội và hành pháp
Hoa Kỳ cấn trách nhiệm về Việt Nam qua lại: Không ai thật sự muốn ôm
một trách nhiệm mà họ đă muốn khước từ hơn sáu năm về trước. Hoa Kỳ,
vào năm 1974 vẫn c̣n là đồng minh của Việt Nam, nhưng chỉ là một
đồng minh trên danh xưng. Khi quốc hội cắt giảm những chương tŕnh
viện trợ về quân sự và kinh tế đă chuẩn chi từ trước cho Việt Nam,
trừ những tiếng nói phản đối yếu ớt của những viên chức cấp nhỏ Hoa
Kỳ c̣n t́nh nghĩa với người bạn đồng minh Việt Nam, tất cả những
nhân viên cao cấp c̣n lại ở quốc hội và hành pháp đều lờ đị
Chương 14 đến Chương 18: Tác giả viết về những biến chuyển ở Hoa
Thịnh Đốn và Saigon vào tháng cuối cùng của VNCH; những chi tiết về
vấn đề quốc hội chống hay ủng hộ số lượng người Việt được di tản qua
Mỹ; các kế hoạch di tản và bảo vệ cuộc di tản; chuyến ra đi của ông
Thiệu; của đại sứ Martin; ngày tác giả họp báo ở Hoa Thịnh Đốn để
công bốờ những mật ước trao đổi giữa hai tổng thống Nixon và Thiệu;
và phản ứng của dân Mỹ đối với lớp người di tản đầu tiên.
Hai chương sau cùng, 19 và 20, viết về những ngày đầu của đoàn người
di tản trên đất Mỹ; nhận định của tác giả về lư do thất bại của
VNCH; và cuộc chiến Việt Nam như một kinh nghiệm cho Hoa Kỳ và là
một bài học cho những đồng minh của Hoa Kỳ trong tương laị
* * *
Ư nghĩ đầu tiên sau khi đọc KĐMTC là những ai đă đọc HSMĐDL rồi, th́
sẽ thấy thất vọng sau khi đọc KĐMTC. Buông quyển KĐMTC xuống, người
điểm sách có cảm tưởng ḿnh vừa đọc lại bản dịch Việt ngữ của The
Palace File—chỉ khác là bản dịch này kém hơn bản dịch HSMĐDL của
Cung (Thúc) Tiến trước đâỵ Trong căn bản, KĐMTC không có ǵ mới so
với HSMĐDL. Nếu có khác th́ khác ở chổ KĐMTC không được soạn thảo
cẩn thận như HSMĐDL.
Nếu để ư độc giả sẽ thấy những ǵ tác giả nói ở phần giới thiệu hoàn
toàn khác xa sự thật khi so sánh nội dung giữa hai tác phẩm cũ và
mớị Ở trang 18 trong phần Lời Nói Đầu, tác giả viết, "Sách này dựa
vào một phần cuốn HSMĐDL và vào những nghiên cứu thêm của tác giả
trong mười năm quạ Trong cả hai cuốn, ngoài phần tài liệu, chúng tôi
đă bổ sung bằng những phỏng vấn với các viên chức hữu trách của hai
phía Việt Nam Cộng Ḥa và Hoa Kỳ ..." Nhưng khi so sánh hai tác
phẩm, chúng ta thấy KĐMTC không có ǵ khác hơn HSMĐDL—nếu không nói
là ít hơn về mặt sử liệu và phụ chú với nhiều lỗi typos.
Trong HSMĐDL (The Palace File, New York: Harper & Row, 1986) độc giả
thấy HSMĐDL có 113 tài liệu tham khảo liệt kê ở phần thư mục, so với
118 tài liệu trong KĐMTC. Trong năm tài liệu "mới" thêm vào KĐMTC,
có hai tác phẩm xuất bản năm 2002 và 2003; tên một web site với nội
dung cách đây hơn mười năm; bản dịch Việt ngữ của một tác phẩm xuất
bản năm từ 1983; và bản tường tŕnh của đại sứÔ Martin ở quốc hội
vào năm 1976. Trong 270 chú thích ghi trong KĐMTC, hơn 230 chú thích
được dịch lại từ HSMĐDL. Cũng trong lời giới thiệu, tác giả nói
KĐMTC có bổ sung thêm nhiều phỏng vấn mới ... nhưng tất cả phỏng vấn
liệt kê trong KĐMTC là từ năm 1986 trở về trước, hoàn toàn giống như
trong HSMĐDL. Nếu để ư, trong khi vài thư liệu có ư nghĩa trong lúc
soạn cuốn HSMĐDL, nhưng trong KĐMTC, những cuốn sách như tử vi đẩu
số; nhập môn triết học Trung Quốc; hay tư tưởng của Khổng Tử và Mao
(Theodora Lau, The Handbook Horoscope; Fung Yu-Lan, History of
Chinese Philosophy; và H.G. Creel, Chinese Thought: From Confucius
to Mao Tse-tung) th́ không có một ư nghĩa nào trong tác phẩm mới nếu
tác giả không dùng để chú thích. Mười chín năm từ ngày xuất bản
HSMĐDL, với bao nhiêu tài liệu được giải mật, bao nhiêu tác phẩm mới
có liên hệ đến chủ đề tác giả viết, nhưng độc giả không thấy một tài
liệu nào mới được trích dẫn trong KĐMTC.
Một trong nhiều lư do làm người đọc thất vọng là trong khi tác phẩm
HSMĐDL, với sự hợp tác của Jerrol L. Schecter (một thời chủ biên mục
ngoại giao của tuần báo Time, mà tác giả có khi ghi là chủ bút),
được soạn thảo rất cẩn thận, rất giáo khoạ Trong khi KĐMTC, mặc dù
có nhiều đoạn được dịch thẳng từ HSMĐD,ợ có nhiều sai lầm và lệch
lạc(do sự cẩu thả của người đánh máy hay sự bất cẩn của tác giả.
Trong khi trong HSMĐDL có những chi tiết có thể gây ra tranh luận,
nhưng những chi tiết đó được tŕnh bày với dẫn chứng và bằng sử liệụ
Nhưng trong KĐMTC, nhiều chi tiết đă làm độc giả găi đầu v́ tác giả
không cung cấp một tài liệu nào để chứng minh cho những nhận định
đưa rạ
KĐMTC, theo tác giả, được viết cho độc giả Việt Nam. Nhưng độc giả
nào cũng có hai loại: độc giả tương đối cập nhật và độc giả không
cập nhật với những ǵ được tŕnh bày trong sách. Cái caveat mà những
độc giả thông thạo nh́n thấy trong KĐMTC là: một số chi tiết, và
nhận định trong KĐMTC sẽ làm nhiều người đọc chưa thông thạo trở nên
hoang mang nếu họ không được hướng dẫn sử liệu hay bị hướng dẫn
trật. Đó là một trong những khiếm khuyết của KĐMTC.
Bài điểm sách dưới đây có hai phần. Một phần nói đến những điểm quan
trọng đáng chú ư, có thể đưa đến nhiều tranh luận về phương diện xử
dụng sử liệu ; phần kia là những lỗi typos/bất cẩn mà người điểm
sách nhận ra trong tác phẩm Khi Đồng Minh Tháo Chạy tác giả Nguyễn
Tiến Hưng.
Chương Một là chương lư thú v́ tác giả viết về một nhân vật mà ít
độc giả Việt Nam quen tên: bà goá phụ Anna Chan Chennault—người liên
lạc sau lưng giữa ứng cử viên Nixon và tổng thống Thiệu bắt đầu từ
tháng 6-1968. Độc giả Việt không quen thuộc với tên Anna Chennault
v́ tám năm sau khi vụ liên lạc bí mật giữa bà Chennault, Nixon, đại
sứ Bùi Diễm và tổng thống Thiệu, th́ sự vụ mới lộ ra trên báo chí
(năm 1969, kư giả lăo thành Theodore H. White, trong The Making of
the President 1968, có nhắc đến vai tṛ của Chennault và ông Thiệu
trong kết quả bầu cử, tuy nhiên cho đến lúc đó, trừ các cơ quan t́nh
báo như FBI; CIA; và National Securty Agency là có bằng chứng chắc
chắn, tất cả chỉ là tin đồn lúc đương thời). Năm 1976 tác giả David
Wise, trong The American Police State, có nhắc sơ qua vụ này; đến
năm 1979, Thomas Powers, trong một tác phẩm viết về cuộc đời của xếp
CIA Richard Helms, The Man Who Kept the Secrets: Richard Helms and
the CIA, viết nhiều chi tiết hơn về liên hệ giữa bà Chennault và ông
Thiệụ Nhưng độc giả Mỹ phải chờ đến năm 1980 khi chính bà Chennault
cho xuất bản cuốn hồi kư The Education of Anna th́ phần lớn sự thật
mới được phơi bày từ chính người trong cuộc. Về phía thư liệu Việt
ngữ, theo sự hiểu biết của người điểm sách, chỉ có hai tác phẩm nói
đến bà Chennault: Nguyễn Tiến Hưng, năm 1986, trong The Palace File
(mà trong đó ông Hưng trích theo The Price of Power (1983) của
Seymour Hersh); và năm sau, 1987, cựu đại sứ Bùi Diễm nói rơ hơn
trong hồi kư In the Jaws of Historỵ Năm 1998, sau khi tất cả đă ch́m
vào quên lăng, một nhân vật có liên hệ sâu đậm đến VNCH và những bí
mật của vụ Chennault, cựu thứ trưởng Vụ Viễn Đông William Bundy (và
là một nhân viên CIA cao cấp trước đó) cho xuất bản quyển A Tangled
Web: The Making of Foreign Policy in the Nixon Presidencỵ Trong tác
phẩm, Bundy xác định lại nhiều chi tiết đă viết trong In the Jaws of
History của Bùi Diễm. Bundy, với cương vị thứ trưởng Vụ Viễn Đông
đương thời, chắc chắn đă đọc những báo cáo mật về những liên lạc
giữa ông Thiệu, Bùi Diễm, Nixon, Nguyễn Văn Kiểu (anh tổng thống
Thiệu, đại sứ VNCH ở Đài Loan), Chennault và những người đại diện
Nixon. Một số hồ sơ giăi mật sau này cho chúng ta biết không những
t́nh báo Mỹ biết được nội dung những liên lạc giữa những người nói
trên ở nội địa Mỹ, họ c̣n biết luôn những đối thoại giữa ông Kiểu và
ông Thiệu xảy ra trong dinh Độc Lập (đọc, Foreign Relations of the
United States, Vol. VII, Vietnam: September 1968-January 1969, tiết
mục về Anna Chennault và Thomas Karamessines. Karamessines là phó
giám đốc CIA lo về điệp vụ mật).
Vụ Chennault vis-a-vis bầu cử tổng thống Mỹ 1968 là một sự kiện quan
trọng trong lịch sử chiến tranh Viê.a.t Nam cũng như lịch sử bầu cử
tổng thống Mỹ. Cả hai tổng thống Nixon và Johnson, nhưng v́ tính
chất tối mật của vấn đề, không hề nhắc đến tên bà Chennault trong
hồi kư, dù trong năm bầu cử đó bà Chennault đă quyên được 250 ngàn
mỹ kim cho Nixon, một món tiền rất lớn vào năm 1968 (đọc Theodore
White, sđd, trang 444). William Bundy, trong tác phẩm nói trên,
tuyên bố cuộc bầu cử năm 1968 là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ duy nhất
mà kết quả có thể đă bị ảnh hưởng bởi một chánh quyền ngoại quốc.
Như độc giả đă thấy, tất cả sử liệu tác giả trích cho chương này lấy
lại từ tác phẩm HSMĐDL, và dựa vào những phỏng vấn với bà Chennault.
Tuy nhiên hơn 20 năm đă qua, tất cả những sử liệu đó quá cũ. Những
sử liệu mới như của William Bundy, Bộ Ngoại Giao, hồi kư của tổng
trưởng quốc pḥng Clark Clifford (Counsel to the President: A
Memoir) là những sử liệu sáng tỏ hơn mà lẽ ra tác giả phải xử dụng
để cập nhật thêm vào KĐMTC. Người điểm sách cũng để ư một điều: tác
giả KĐMTC quá tin vào những ǵ bà Chennault nói (qua phỏng vấn) mà
không để ư hay đọc những ǵ bà Chennault viết, hay các tài liệu khác
viết về bà Chennault. Một thí dụ: Bà Chennault viết trong hồi kư (và
nói với tác giả khi trong phỏng vấn) là bà không nhớ John Mitchell
(cố vấn ủy ban bầu cử Nixon) hay chính Nixon muốn bà đưa đại sứ Bùi
Diễm đến gặp Nixon ở New York. ... Nhưng qua tác phẩm của William
Safire (Before the Fall: An Inside View of the Pre-Watergate White
House) chúng ta thấy chính Chennault là người tự viết thư đề nghị
cuộc gặp mặt đó (Safire có chụp lại lá thư đề nghị của Chennault
trong sách).
Ở trang 32, KĐMTC, tác giả nói sơ về cuộc diện kiến đầu tiên giữa
ông Thiệu và phó tổng thống Hubert Humphrey—cuộc diện kiến đă làm
cho ông Thiệu có ấn tượng xấu về Humphreỵ Nhưng tác giả không cho
người đọc biết ông dựa vào từ tài liệu nào để viết đoạn văn đó. Nội
dung cuộc đối thoại được ghi lại đầy đủ hơn trong hồi kư của
Humphrey, The Education of a Public Man, vào năm 1991.
Trang 35 và 181 trong KĐMTC tác giả viết về tinh thần của tổng
trưởng quốc pḥng Robert McNamarạ Tác giả nói dù McNamara nghi ngờ
về kết quả cuộc chiến ngay từ lúc ông đem quân vào miền Nam nhưng
ông vẫn tiếp tục ... chỉ v́ ông muốn làm vừa ḷng tổng thống Johnson
để hy vọng được bổ nhiệm vào chức chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới! Nhận
định như vậy th́ sẽ làm nhiều độc giả am tường sử liệu về McNamara
nhức đầụ McNamara không nghĩ ǵ về Ngân Hàng Thế Giới (NHTG) , hay
muốn về làm chủ tịch cho đến mùa Thu năm 1967—một vài tháng trước
khi ông từ chức. Trong hai tác phẩm của tác giả (nói là hai tác phẩm
nhưng thật ra chỉ có một về phương diện sử liệu) chúng ta không thấy
tác giả đọc hay chú một tác phẩm nào về McNamara, để cho chúng ta
thấy kết luận của tác giả có quan sát và nghiên cứụ Không phải sử
liệu không có sách về McNamarạ Khi HSMĐDL ra đời năm 1986, hai tác
phẩm khá đầy đủ về McNamara (Henry L. Trewhit, McNamara: His Ordeal
at the Pentagon, 1971; và David Halberstam, The Best and the
Brightest, 1972). Trong 19 năm giữa hai tác phẩm của tác giả, sử
liệu có thêm hai tác phẩm khác: Deborah Shapley, Promise and Power:
The Life and Times of Robert R. McNamara; và hồi kư của McNamara, In
Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam. Hai tác phẩm đó cho
ta khá đầy đủ về tinh thần của McNamara trong cuộc chiến. Một hồi kư
khác, Counsel to the President của tổng trưởng quốc pḥng Clark
Clifford (người thay McNamara) cũng có cái nh́n rất sâu về tâm trạng
của McNamara vào mùa Thu năm 1967, khi McNamara lần đầu tiên đề nghị
Johnson đi t́m một giải pháp thương lượng chính trị hơn là tiếp tục
kế hoạch quân sư..
Về chuyện tác giả nói McNamara biết ḿnh sai trong cuộc chiến nhưng
vẫn tiếp tục chỉ v́ muốn làm vừa ḷng Johnson, để hy vọng được bổ
nhiệm vào NHTG: Tác giả chú tài liệu đến từ Harry G. Summer, đăng
trong tuyển tập Vietnam: A Reader, một tuyển tập in lại những bài
viết đă đăng trên nguyệt san Vietnam. Đại tá Summer, Jr., tác giả
của hai tác phẩm bán rất chạy là On Strategy và The Vietnam War
Almanac. Nhưng không tác giả nào lại trích theo Summer, phê b́nh tâm
trạng (trong một đoạn văn vài mươi chữ và không có chú thích) của
McNamara trong một bài viết chưa đầy mười trang đăng trên một nguyệt
san quân sư.. Nhất là về biến cố tâm lư quan trọng của một người
được nhắc đến nhiều nhất trong thập niên 1960. McNamara biết về NHTG
một cách bất ngờ: George Woods, đương kim chủ tịch NHTG, bất th́nh
ĺnh đến ăn trưa với McNamara, và nói ông rất thích bài diễn văn của
McNamara đọc ở Montreal về an ninh và phát triển kinh tế thế giớị
... Ông đề nghị McNamara vào làm chủ tịch khi ông từ chức vào cuối
năm 1968. Với nhiều lo âu về những tiến triển bi quan trong cuộc
chiến ở Việt Nam; với những buồn phiền về cái chết của người bạn
thân (John McNaughton, hàng thứ ba ở bộ quốc pḥng; bạn thân từ
Harvard, chết v́ tai nạn máy bay), McNamara bàn với vợ suốt đêm về
chuyện NHTG. Vào giữa tháng 10-1968, khi thổ lộ với Johnson ông muốn
từ chức, Johnson hỏi ông muốn tiếp tục phục vụ ở bất cứ một cơ quan
nào không ... McNamara trả lời chỉ có NHTG là nơi ông muốn phục vụ,
nếÔu ông c̣n phục vụ chính phủ. Và Johnson bổ nhiệm McNamara vào
chức chủ tịch The World Bank một cách bất ngờ đến độ McNamara chỉ
biết khi đọc tin trên báo (đọc Shapley, sách đă dẫn, trang 416-427;
Hồi kư của tổng thống Johnson, The Advantage Point: Perspectives of
the Presidency, 1963-1969, trang 20, cũng nói tương tự như vậy).
Chúng ta đều biết, trước khi nhận lời (v́ nể) Kennedy về làm tổng
trưởng quốc pḥng, McNamara đang là chủ tịch hăng xe Ford với lương
tháng 410 ngàn mỹ kim một năm (năm1960). Chỉ mới bốn mươi bốn tuổi
đầu, McNamara là vị giám đốc trẻ tuổi nhất và là người đầu tiên làm
giám đốc hăng Ford mà không thuộc gịng họ Ford! Khi mời McNamara về
tham gia nội các, Kennedy đă cho ông hai chọn lựa: tổng trưởng tài
chánh hay quốc pḥng. Trong khi đó, Ngân Hàng Thế Giới của năm 1968
chỉ là một cơ quan quốc tế nhỏ, tiền cho vay hàng năm chưa đến một
tỉ; có khoảng 1.600 nhân viên; không có thế lực chính trị v́ Nga và
Trung Cộng vẫn chưa là hội viên. Ai muốn làm chủ tịch Ngân Hàng Thế
Giới nếu có chọn lựa làm tổng trưởng Tài Chánh hoặc Quốc Pḥng?
Trong phần lịch sử NHTG do chính cơ quan này viết, những tác giả
cũng nói sự bổ nhiệm của McNamara là ngoài dự tính của đương sư..
H.R. McMaster, trong một tác phẩm gần như kết án McNamara,
Dereliction of Duty: Lyndon Johnson, Robert McNamara, the Joint
Chiefs of Staff and the Lie That Led to Vietnam, cũng không kết án
McNamara như vậỵ Khi tác giả Nguyễn Tiến Hưng viết McNamara gia tăng
đem quân vào việt Nam; mù quáng gia tăng cuộc chiến chỉ để làm vừa
ḷng tổng thống, hầu hy vọng được bổ nhiệm làm giám đốc Ngân Hàng
Thế Giới, th́ chỉ là một suy luận vô căn cứ cho MacNamarạ Robert
Strange McNamara không bao giờ có ư định đó.
Chương Hai, "Kissinger, Ông Là Aỉ" Chương này cũng khá quan trọng,
nói về Henry Kissinger, người mà theo tác giả, đă đơn thân độc mă
dàn xếp cuộc thương lượng giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt, và đă ép buộc
VNCH kư vào tờ khai tử của ḿnh ngày 27 tháng Giêng, 1973. Ở chương
Hai, cũng như Chương Một, tác giả dựa vào những tài liệu của 19 năm
trước, không có ǵ mới trên phương diện sử liệụ Ở vài nơi, tác giả
viết hoàn toàn say lạc.
Ngay phần mở đầu chương, trong đoạn văn tả về cậu bé Heinz (tên thật
của Kissinger lúc chưa đổi ra Henry), h́nh như tác giả đă đọc lầm,
hay hiểu lầm nguyên tác Anh văn: trong hai quyển kỷ truyện được gọi
là căn bản về Kissinger, (Kissinger, của Marvin Kalb và Bernard
Kalb; và Kissinger: A Biography, của Walter Isaacson), cả hai tác
phẩm đều nhắc lại một thói quen của Kissinger lúc ông c̣n nhỏ: ông
băng qua đường khi trên đường đi có những đám trẻ khác tiến về hướng
ông. Ư muốn nói, v́ là gốc Do Thái, lúc c̣n nhỏ ông thường bị đám
trẻ con Đức ăn hiếp lúc c̣n ở quê nhà ... nên thói quen là ông băng
qua đường, đi lối khác cho yên chuyện. Dù đă đến Mỹ nhung ông vẫn
c̣n thói quen đó. Nhưng trong đoạn văn mở đầu của Chương 2, tác giả
viết Kissinger rất cẩn thận, thường chờ xem có đám trẻ nào đi qua
đường th́ mới theo sau cùng băng qua những con đường ở New York.
Thật khó hiểu đoạn văn này xuất từ đâu, v́ tác giả không ghi chú
thích. Nhưng theo những ǵ người điểm sách đă đọc, câu văn bị tác
giả hiểu lầm ở trên xuất phatÔ từ Kalb (trang 31, sđd) hay làợ
Isaacson (trang 33, sđd).
Trong KĐMTC, trang 58, khi nói về Kissinger, tác giả Hưng viết:
"Chính phủ Johnson đồng ư và ngày 21 tháng Bảy 1967, hai người Pháp
[Herbert Marcovich và Raymond Aubrac] cùng với Kissinger bay ra Hà
Nội gặp thủ Tướng Phạm Văn Đồng." Nhưng chuyện Kissinger đi chung
với hai người Pháp qua Hà Nội gặp Phạm Văn Đồng năm 1967 là chuyện
hoàn toàn không có. Hồi kư của chính Kissinger không có chuyện đó.
Một trong những quyển sách rất hay viết về cuộc đời của Kissinger
(Walter Isaacson, Kissinger) cũng không ghi là Kissinger đă đến Hà
Nội trong cuộc thương lượng mật có bí danh Pennsylvania vào năm
1967. Cuốn sách căn bản nhất về mật vụ Pennsylvania và những trao
đổi bí mật đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Hà Nội, The Secret Search for
Peace in Vietnam, của hai tác giả David Kraslow và Stuart H. Loory,
cũng không có chi tiết chuyện Kissinger đi Hà Nội năm 1967. Tác giả
chú sử liệu nằm ở trang 86 trong sách của hai anh em Marvin Kalb và
Bernard Kalb, Kissinger, nhưng trong sách không có viết như vậỵ
(Thật ra, không phải trang 86, mà là trang 71. Nhân tiện cũng nhắc
luôn để người đọc nếu cần t́m thư liệu đỡ tốn th́ giờ: Trang 59,
KĐMTC, phụ chú 12, tác giả chú trang 25, 26, 29 trong sách của Kalb,
đúng ra là trang 19; ở trang 63 trong KĐMTC, phụ chú 18, tác giả chú
thư liệu nằm ở trang 481 trong sách của Seymour Hersh, The Price of
Power: Kissinger in the Nixon White House, tác giả hay người đánh
máy nhầm lẫn, ở trang 402 mới đúng. Người điểm sách tra theo ấn bản
mà tác giả ghi ở thư mục.) Cũng nói thêm, tác phẩm Kissinger của anh
em nhà Kalb, xuất bản năm 1974, là cuốn sách nịnh, nói tốt cho
Kissinger hơn là một tác phẩm công bằng về sử quan. Tác giả trích
khá nhiều trong sách của anh em Kalb, nhưng v́ một sự vội vă nào đó,
tác giả đọc và viết sai hơi nhiềụ Trang 53-55 trong KĐMTC, nói
Kissinger sang Mỹ năm 1933. Tác giả đọc nhầm, Kissinger di cư sang
Mỹ năm 1938. Tác giả trích trang 42-49 trong sách của anh em Kalb;
đúng hơn, đoạn tác giả trích nằm trong trang 31-33.
Như một phụ chú về những liên lạc bí mật đầu tiên giữa Mỹ và phía
bên kia: Trước đó gần đúng một năm, Hoa Kỳ đă t́m cách liên lạc với
đại diện của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam qua trung gian của cựu đại
tướng Nguyễn Khánh. Nguyễn Khánh, lúc đó đă bị các tướng trẻ lưu đày
qua Mỹ, làm trung gian và đưa đại sứ Ụ Alexis Johnson qua Pháp gặp
nhà văn Lê Văn Trương, người mà Nguyễn Khánh nói rất rành về những
đại diện của Việt Cộng ở Miền Nam. Hai bên gặp nhau hai lần, ngày 17
và 20 tháng 7-1966, nhưng cuộc liên lạc không đi đến đâu v́ Hoa Kỳ
thấy cả ông Trương lẫn ông Khánh đều không có một thực chất để chứng
tỏ là họ có ảnh hưởng với phía Việt Cộng ở miền Miền Nam (đọc,
Foreign Relations of the United States, Vol. IV, Vietnam: 1966,
trang 497-502. Trong tài liệu đó, mật hiệu của Nguyễn Khánh là "Ray"
và của Lê Văn Trương là "Ông Ngoại").
Xem tiếp phần 2
|