[_templates/thtqlcvn-header.htm]
|
||||||
Định Mệnh Chua Xót Mũ Xanh Mai văn Tấn
Qua mấy ngày nay trên Diễn Đàn của Thủy Quân Lục Chiến, một số các chiến hữu có nhiều lời thăm hỏi và chúc lành Đại bàng Bắc Ninh cũng như được phép thâu lại lời nói của ĐB về căn bệnh của ḿnh đă đến thời kỳ không c̣n hy vọng. Nhân tiện ĐB Bắc Ninh cũng nói lên lời từ biệt cũng như xin lỗi tất cả các chiến hữu khi làm việc với ông trong thời chinh chiến.Trong không khí Tết tha hương với nỗi buồn xa xứ nhất là những chiến hữu ở thật xa với cộng đồng người Việt th́ nỗi buồn c̣n thấm thiết hơn. Thêm vào đó những lời trối trăn của một chiến hữu xa xưa cùng là một cấp chỉ huy đạo đức và đáng kính trong binh chủng th́ nỗi buồn càng chua xót. Mặc dầu ai cũng phải một lần ra đi, mọi người ai cũng hiểu đó là quy luật tự nhiên của tạo hóa không ai tránh khỏi. Nhưng người ra đi đă làm cho ḷng mọi người ở lại cảm thấy một sự tiếc nuối lẫn thương mến sâu sắc mới là điều đáng nói. Tôi có duyên gọi là "kế cận ḿnh rồng" hay sao khó giải thích, được hân hạnh làm việc chung với các đại bàng trong binh chủng hơi nhiều. Làm việc với ĐB TANGO từ 1970 đến tháng 7/1971. Từ 7/1971 với ĐB Đồ Sơn cho đến cuối tháng 12/74. Đầu năm 1975 bắt đầu làm việc với ĐB Bắc Ninh. Tôi c̣n nhớ khi ĐB Bắc Ninh đến ngày hôm trước và sáng ngày hôm sau ĐB Đồ Sơn mới ra phi trường Phú bài để về Saigon thành lập Lữ Đoàn 468. Đêm đó ngồi tâm sự và đánh phé chơi, tôi hùn với Đồ Sơn cùng với Trung tá Lượm, Thiếu tá Châu. ĐB Bắc Ninh hên quá nên gom ṣng. Phải nói ĐB Bắc Ninh với vẻ mặt buồn muôn thuở như lời của Ó biển Hùng diễn tả nên khó đoán được ông giữ bài tẩy là ǵ. Làm việc với ĐB Bắc Ninh cho đến ngày 30/4/1975. Sau đó đi tù CS với cấp bậc nhí mà cùng ở tù chung với quư đại bàng từ bang chủ Vũ hồng Khanh, Chu tử Kỳ đến Thủ tướng Nguyễn văn Lộc. Bộ trưởng Quốc pḥng Nguyễn hữu Có,Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu, các Bộ Trưởng Tổng Giám Đốc…..
Không biết điều đó may mắn hay không mà bị tù thời gian cũng bằng các đại gia, mặc dầu cũng có cấp Trung tá trở xuống như Trung tá Lê bá B́nh, Lê văn Hiền,Thiếu tá Trần Vệ….. nhưng tất cả hoặc về miền Nam hoặc được thả ra coi như 1985 là hết. Ngay cả Đại bàng Tango, Hoàng tích Thông, Long Mỹ cũng xuôi Nam được thả ra cùng lúc nhưng tôi và Đại Bàng Bắc Ninh th́ ở lại miền Bắc thả ra từ trại tù Nam Hà Thời gian tù CS coi như là thời gian dài hơn thời gian làm việc rất nhiều với các ĐB Tango, Bắc Ninh, Long Mỹ và Đại Tá Hoàng tích Thông. Quăng đời cực khổ và xót xa nhất một kiếp người trong giai đoạn đau thương cùng cực của chiều dài lịch sử dân tộc. Nh́n lại đoạn đường quá gian nan nhục nhă cùng cực tận cùng đáy địa ngục trần gian. Lúc đó nh́n h́nh hài các đại bàng càng thê thảm lê lết những chuỗi ngày vô vọng, bây giờ h́nh ảnh c̣n lại trong tôi là những bộ xương khô biết cử động. Lúc đó tôi không c̣n nhớ đến tôi như thế nào mà chỉ nhin qua h́nh ảnh đó tôi nghĩ tôi không hơn ǵ. H́nh ảnh làm những người dân hoặc người nhà thăm nuôi phải rơi lệ khi nh́n thấy người thân của ḿnh, buổi trưa nắng chói chang đang lê lết lên dốc về trại với quần áo rách rưới tơi tả bằng tất cả loại vải kể cả bao cát vá chằng chịt trong những bộ xương di động, mặt mày lem luốc tái mét. H́nh ảnh ăn sâu vào tiềm thức tôi cho đến ngày nay và sẽ vĩnh viễn ở trong tâm tôi đến ngày xuôi tay nhắm mắt, những khi nhớ lại c̣n rùng ḿnh sợ hăi. V́ thế có nhiều người c̣n bị ảnh hưởng tâm thần cho đến ngày hôm nay.
Trại Nam Hà bao
phủ bởi những núi đá vôi không trồng một thứ ǵ có thể sống được,
thành thử tù nhân chỉ ăn những thứ ǵ trại phát cho mà tiêu chuẩn
đói triền miên như bo bo, sắn lát, khoai lang khô, bắp cho súc vật
….Đến đây có người sẽ hỏi tại sao các anh sống được đến ngày hôm
nay. Lư do CS thấy nếu tiếp tục th́ sẽ không ai sống sót v́ đói và
bịnh không thuốc thang nên đă cho thân nhân gởi quà và sau đó cho
thăm nuôi bắt đầu năm 1979. V́ vậy chúng tôi sống được là nhờ vào
gia đ́nh, điều này cho thấy một chế độ bạo tàn dă man nhốt người mà
bắt gia đ́nh phải lo nuôi sống. Tôi không nói nhiều v́ biết bao
người đă nói vấn đề này từ lâu. ĐB Tango sức khỏe có kém đôi chút nhưng c̣n đi lao động được, giờ nghỉ cũng ra đồng bắt cua bắt ốc mặc dằu không dễ kiếm, Kỷ niệm tôi nhớ về Tango là gởi thư lộn mà chịu trừng phạt của bà xă thời gian khá lâu không thăm nuôi. Ngày tôi ra kỷ luật ĐB đến tôi đưa cho tôi một ca inox của quân đội với chè nấu bằng bí đỏ và đường trại phát, ông nói : - Tao không có ǵ chỉ nấu được một lon chè cho mày mà thôi. Cử chỉ và lời nói trong lúc đó làm tôi nhớ măi cho tới bây giờ và thật sự xúc động. ĐB Long Mỹ sức khỏe yếu nhất lại không được thăm nuôi thành thử có phần cơ cực.Tuy nhiên ông sống với Đại Tá Phạm bá Hoa v́ ông ta được gia đ́nh tiếp tế rất là nhiều nên ĐB Long Mỹ ăn chung với ông ta sẽ được đầy đủ hơn, khỏi phải lo đói, chỉ lo góp công nấu nướng mà thôi. Sự việc này xẩy ra b́nh thường trong trại với nguyên tắc người có của kẻ có công nên ông cũng t́m cách giúp đỡ và bồi dưỡng cho tôi mau lại sức. Mỗi lần ăn với ĐT Hoa ông cũng gọi tôi hoặc t́m cách xin cho tôi một ít thực phẩm. Mặc dầu ai nói ǵ về ông ta tôi không bênh vực được nhưng luôn nhớ ơn ông ta đă giúp tôi trong lúc khốn cùng. Khi qua Mỹ tôi có gọi thăm ông vài lần, ông có khoe với tôi là đă đi đến trường huấn luyện TQLC Hoa kỳ để thăm lại, điều mà ông ước rằng sẽ làm khi ra khỏi trại tù. Giấc mơ của ông cũng trở thành sự thật trước khi ông vĩnh viễn ra đi. Bắc Ninh trong thời gian tù v́ c̣n khỏe nên c̣n nóng giận và bất b́nh nên gây hấn vài lần với các bạn tù cùng cấp Đại tá. Một lần ĐB Bắc Ninh đ̣i đánh Đại tá HQ tôi phải chạy qua cản. Một lần với Đại tá BĐQ, vi ông này đội trưởng kêu ĐT Bảo cắt rau muống cho vợ của Công an trại tù ĐT Bảo cự lại đ̣i đánh lộn không làm. Trong tù tôi và Bắc Ninh cùng đội trồng rau muống, tôi không bao giờ trồng rau tốt như ông cả, phải nói tinh thần chịu đựng của ông hơn tôi rất xa. Tôi thường hỏi sao ĐB trồng rau tốt quá vậy, ông ta cười và nói : - Mày làm biếng không chịu tưới cũng như không bỏ phân làm sao mà tốt được. V́ thế mỗi lần ăn cắp rau, ông nói mày lấy rau của tao mà ăn. Mỗi lần thăm nuôi ông đều cho tôi một ít quà để xoa dịu cơn đói, t́nh nghĩa rất quư hiếm trong trại tù CS, bởi vậy tôi nhớ ơn ông và lúc nào cũng kính trọng t́nh cảm thiêng liêng đó. Trong trại tù không có ǵ gọi là thừa mà chỉ có sự san sẻ cho nhau. Một lần vừa trong kỷ luật ra sau hơn hai năm bị giam, ngày đó ông được chị ra thăm, ông bèn chạy sang hỏi tôi cần ǵ hiện chị đang ở nhà thăm nuôi. Tôi thấy cách đối xử đấy t́nh nghĩa mà phải rơi lệ để thấy một cái ǵ đó quá thiêng liêng ḿnh không nghĩ đến trong bước đường cùng này, đến ngày hôm nay ngồi nghĩ đến sự ra đi của ông ḷng tôi không khỏi dâng lên niềm cay đắng. Giờ đây giữa giờ phút biệt ly tôi không đến với ông quả là một sự đau đớn và hối hận. Trong lúc c̣n tỉnh táo nói chuyện không đến được với nhau th́ những lời chia buồn trên báo và những ṿng hoa phúng điếu đều không có ư nghĩa đầy đủ. Đối với ĐB Bắc Ninh, người cùng chung những bước quân hành nhiều nhất với ông là ĐB Đồ Sơn, trước sau là 9 năm cùng phục vụ ở TĐ2. 4 năm Đồ Sơn làm TĐT/TĐ2, Bắc Ninh làm TĐT/TĐ 3 , hai tiểu đoàn cũng thường hành quân song hành. Như cuộc hành quân vào vùng Phù Mỹ năm 67, hành quân vào giài tỏa An Lăo. Hành quân vảo vùng Cà mâu và U minh đầu năm 69. Sau cùng Đồ Sơn LĐT 258, Bắc Ninh LĐT 147 cũng hành quân cùng nhau trong thời gian dầu sôi lửa bỏng nhất. Với thời gian hơn hai mươi năm chinh chiến có 15 năm cùng những bước quân hành tử Cà mâu ra Bến Hải. Người thứ nhất hiểu ĐB Bắc Ninh là ĐB Đồ Sơn. Nếu tôi không quá chủ quan có thể người thứ hai hiểu và gần Bắc Ninh là tôi. Mặc dầu chinh chiến với Bắc Ninh kể từ 12/1974 đén ngày 30/4/75 thời gian quá ngắn, nhưng ngược lại ở trong nhà tù CS hơn 10 năm là thời gian đủ những vui buồn với Bắc Ninh. Tôi c̣n nhớ ngày LĐ258 về Vũng Tàu, ông kêu tôi với Trung tá Lượm mà nói : Anh để dành 40000 đồng để LĐ tổ chức nhẩy đầm, bây giờ c̣n ǵ nữa anh đưa cho em và Trung tá Lượm lo lại pḥng thuyết tŕnh cho LĐ. Cũng lần đó ba tôi ra thăm, ông kêu tôi lại nói có cần tiền cho ông cụ về không để ông đưa. Tôi nói cảm ơn ĐB tôi có rồi. Cách đối xử đầy t́nh người của Bắc Ninh nghĩ lại ḷng c̣n dâng niềm xúc động mạnh mẽ. Đối với tôi , tôi phải nói ông ta là một cấp chỉ huy đạo đức nhất, đầy ắp t́nh người mà tôi từng biết. Viết lại những lời này không có ư tô hồng cấp chỉ huy, trong lúc ta không c̣n đơn vị .không c̣n quân đội, không c̣n binh chủng, tất cả chỉ c̣n t́nh người, t́nh chiến hữu, mà chỉ nói lên một sự thật, đúng với lương tâm một con người. Một sự thật để cho những ai không biết và không cùng làm việc với Bắc Ninh hiểu, cũng như những ai từng làm việc với Bắc Ninh hay hiểu rơ Bắc Ninh để xác nhận và chứng minh. Đến nay trước giây phút sắp chia ly, tôi muốn nói lời trân trọng và quư mến một cấp chỉ huy mà tôi từng gặp và tôi nghĩ vĩnh viễn tôi không c̣n dịp nào để tiếp xúc chuyện tṛ những vui buồn đời lính với Đại bàng Bắc Ninh. Xin vĩnh biệt Đại bàng Bắc Ninh và xin cầu chúc an lành khi bước chân miền miên viễn. Mùa xuân
Indiana Mai văn Tấn. |
||||||
[_templates/thtqlcvn-footer.htm]
|