Pho Tượng Tiếc Thương

Cựu chiến hữu Nguyễn Minh Châu

Thưa quí vị, đă hơn ba năm qua chúng tôi không lái xe xuống miền Nam Cali như mỗi năm trước kia để dự đám cưới con cháu của bạn bè và họp mặt với các cựu chiến hữu đồng đội đă cùng sống chết bên nhau trong những năm chinh chiến. Cách nay vài tháng, chúng tơi cố gắng làm một chuyến xuôi Nam mục đích để thăm bạn bè lâu rồi khơng gặp và cũng ước mong đến viếng Tượng Đài Kỷ Niệm Chiến Sĩ Việt-Mỹ tại thành phố Westminster, v́ tôi chỉ thấy qua h́nh ảnh mà chưa được nh́n thấy tận mắt bao giờ. Nhưng chuyến đi nầy khơng phải là một chuyến đi b́nh thường như mọi năm trước đây, v́ hoàn cảnh đă đổi thay, nên 

Xe lăn một chuyến xuôi Nam
Nối t́nh bằng hữu mấy năm cách ĺa
Bắc Nam tuy chẳng dặm dài
Số Trời đă định phải đành dừng chân. 
Tuyết-Nga


Tôi nghĩ rằng các cựu chiến hữu có dịp đến đây để viếng hai bức tượng của hai người chiến binh QLVNCH và Hoa-Kỳ đứng dưới hai lá cờ Việt-Mỹ cũng đều phải cảm động và ngậm-ngùi nhớ một thời dĩ-văng của đời đời binh nghiệp khó quên. 

Tôi xin kính cẩn nghiêng ḿnh tưởng niệm những anh hùng vị quốc vong thân và cũng xin thành kính ghi ơn những bạn đồng minh Hoa Kỳ đă hy sinh xương máu trong cuộc chiến bảo vệ chính nghĩa Tự Do cho miền Nam Việt Nam. Họ đă phải xa rời quê hương và người thân để đi chinh chiến tại một nơi cách quê nhà của họ nửa ṿng trái đất, một nơi hoàn toàn xa lạ đối với họ v́ những cách biệt văn hóa, khí hậu và địa thế thiên nhiên có nhiều bưng biền đầy muỗi mồng và nhiều núi rừng rậm-rạp. 

Tôi vẫn c̣n nhớ vị Đại úy cố vấn TQLC Hoa Kỳ đă ngă gục bên tôi trong trận đụng độ với đơn vị của Sư đoàn 3 Sao vàng CS Bắc việt ở quận Bồng Sơn, tỉnh B́nh Định vào năm 1965. Ông trạc tuổi tôi và lúc ấy ông cũng đă có ba con c̣n dại khờ như các con của tôi. Ngoài ra c̣n nhiều người cố vấn khác bị thương nặng phải trở về xứ trước khi hết nhiệm kỳ phục vụ một năm tại Việt Nam. Nhiều bạn cựu chiến binh Hoa kỳ đă đến thăm gia đ́nh chúng tôi đều tâm sự với tôi rằng: "Chúng tôi c̣n cảm thấy hối hận là chúng tôi đă không hoàn tất nhiệm vụ trong cuộc chiến đấu có chính nghĩa, nhưng v́ sự phản bội của các nhà Chính trị Mỹ chúng tôi không làm ǵ được hơn". Tơi xin lập lại một câu nói của một cựu Thiếu tá cố vấn đă nói với tôi cách nay hai năm như sau: "They ( American politicians ) pulled the plug out so that we could not do more". 

Nh́n thấy hai bức tượng chiến sĩ Việt-Mỹ tại miền Nam Cali làm tôi nhớ tới pho tượng Tiếc Thương tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa. Tôi cũng đă xem qua cuốn Video “Những T́nh Khúc Thời Chinh Chiến” của Trung tâm Asia và được nh́n thấy lại những h́nh ảnh hào hùng của các Quân Binh Chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, các lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Chúng ta được nghe lại những bản nhạc rất hay nhắc lại cuộc sống gian nan và oanh liệt của những người trai thời chinh chiến. Ḷng chúng ta không khỏi man-mác buồn và luyến tiếc một thời đă qua. Đặc biệt nhứt là ở đoạn cuối của cuốn phim chúng ta thấy h́nh bức tượng bất hủ “Người Lính Ngồi Nghỉ “ nơi cổng nghĩa trang Quân Đội nằm trong lănh thổ của Quận Dĩ An, tỉnh Biên Ḥa, mà hầu hết người dân miền Nam Tự Do trước đây đều nghe nói đến nhưng nhiều người chưa được dịp đến đây để nh́n thấy tận mắt pho tượng " Tiếc Thương " nầy.

Được biết đây là ư kiến của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ông muốn có một bức tượng đặt nơi cổng vào nghĩa trang để làm tăng thêm vẻ đẹp và trang nghiêm của nơi an nghỉ ngh́n thu của những anh hùng vị quốc vong thân. Bức tượng bất hủ nầy được sáng tạo và nắn tạc do nhà Điêu khắc cựu Đại úy Nguyễn Thanh Thu.

Nghĩa trang Quân Đội tọa lạc trong khu vực giữa xa lộ Biên Ḥa và Quốc lộ số 1. Đối diện nghĩa trang, bên kia xa lộ là ngọn đồi thoai thoải với phong cảnh xanh tươi và thơ mộng. Hướng Tây Bắc nghĩa trang và gần Quốc lộ số 1 có một ḍng suối mà dân địa phương gọi là suối Lồ Ồ, hai bên bờ suối cây lá xanh tươi, ḍng nước rất trong chảy róc rách quanh năm trên ḷng suối có nhiều sỏi đá đủ màu sắc. Nơi đây người dân địa phương xây những hồ tắm rất đẹp với nước suối thiên nhiên trong mát . Đi thêm nữa chúng ta sẽ nh́n thấy núi Châu Thới, trên đỉnh núi có một ngôi chùa cổ kính nhỏ nhưng rất xinh. Xa hơn nữa, phía Nam sông Đồng Nai là một dăy đồi xanh nằm uốn khúc như h́nh rồng nếu chúng ta ngồi trên máy bay trực thăng nh́n xuống, và phía đầu Đông của dăy đồi có một cái mỏm trông giống như rồng há miệng, cho nên người Hoa gọi là hàm rồng. Theo khoa nghiên cứu Thiên văn Địa lư th́ đây là vùng đất tốt để xây dựng nghĩa trang nên người Triều Châu đă lập nghĩa địa rất lớn tại đây.

Những nơi kể trên là vài danh lam thắng cảnh của quận Dĩ An và cũng là nơi hẹn ḥ của những cặp t́nh nhân và du khách đến chiêm bái và thưởng ngoạn. Xa lộ nầy dẫn đến cây cầu bắt qua sông Đồng Nai, tới tỉnh Biên Ḥa rồi đi ra biển Vũng Tàu. Biên Ḥa trước kia được gọi là Trấn Biên, nổi tiếng là một tỉnh miền Đông hiền ḥa, xứ địa linh nhân kiệt mà cũng là xứ sản xuất nhiều trái cây, đặc biệt là loại bưởi tại xă Tân Triều Quận Công Thanh ngon nhứt miền Đông, tại tỉnh nầy cũng có nhiều chôm chôm, măng cụt và sầu riêng tại quận Long Thành.

Tôi cũng xin kể qua các vị cựu tỉnh trưởng Biên Ḥa sau cùng mà tơi đă làm việc dưới quyền, gồm có cố Đại tá Mă Sanh Nhơn lúc c̣n sống ông cư ngụ tại thành phố San Jose, kế đến là cựu Đại tá Trần Văn Hai và cựu Đại tá Lâm Quang Chính, hai vị nầy hiện đang sống tại tại TB California và sau cùng là cố Đại tá Lưu Yễm. Những vị cựu Tỉnh trưởng nầy cũng đă một thời làm Trung đoàn trưởng của các Sư đoàn Bộ binh có nhiều kinh nghiệm chiến trường.

 Nghĩa trang được thiết kế trên vùng đất cao ráo rất khang trang, những ngôi mộ được xây ngay hàng thẳng lối. Muốn vào nơi đây chúng ta phải đi ngang qua pho tượng “ Tiếc Thương, người ta thường gọi là" Người Lính Ngồi Nghỉ “, được đặt sát bên cạnh xa lộ, mặt pho tượng nh́n qua ngọn đồi xanh thoai thoải bên kia xa lộ Biên Ḥa, chúng ta đi qua đài tưởng niệm chiến sĩ vô danh rồi mới tới khu an nghỉ cuối cùng của những anh hùng bỏ ḿnh v́ Tổ quốc, từ Tướng lănh đến hàng Binh sĩ . Tôi c̣n nhớ có vài vị Tướng đă an nghỉ nơi đây, người có cấp bực cao nhứt là cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, một vị Tướng tài ba lỗi lạc của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Mỗi lần có lễ an táng của các vị Tướng đều có cựu Tổng Thống Nguyển Văn Thiệu, các Bộ Trưởng, các Tướng lănh vv... đến dự lễ trong khung cảnh rất nghiêm trang. Quận và Chi khu Dĩ An phải tổ chức hành quân xa và gần để bảo vệ an ninh tổng quát. Bộ Chỉ Huy hành quân của Chi khu luôn luôn đặt tại đài Tưởng niệm, nơi đó là điểm cao chế ngự dễ quan sát toàn vùng. 

V́ thường hành quân nơi đây nên tôi đă chứng kiến biết bao cảnh đau buồn vĩnh biệt những anh hùng đă nằm xuống trong cuộc chiến chống bọn cướp Cộng sản xâm lược miền Bắc. Tôi cũng đă đến đây nhiều lần để chào tiễn đưa những chiến sĩ đồng đội của tôi thuộc TĐ3/TQLC đă cùng tơi chiến đấu trên khắp các mặt trận và đă cùng nhau chia xẻ những niềm vui nỗi buồn trong những năm tôi c̣n ở đơn vị nầy. Trong số các chiến sĩ TĐ3/TQLC đă được an táng nơi đây tôi c̣n nhớ Trung sĩ nhứt Ṿng A Nh́, HSQ Trung đội phó của Đại đội 1 TĐ3. Trung sĩ nhứt Ṿng A Nh́ là một cán bộ rất hiền lành, bản tính ít nói nhưng là một Trung đội phó xuất sắc rất và gan dạ trong các trận chiến. Trung sĩ nhứt Ṿng A Nh́ là người gốc Nùng nên theo phong tục của họ trước khi hạ huyệt vợ ông cùng các con đă đập bể một cái siêu bằng đất và đốt giấy vàng bạc dưới quan tài để tiễn đưa ông đi. Đây là chuyến đi lần cuối cùng tràn đầy nước mắt, không phải như nhiều lần trước đây vợ con đă tiễn đưa ông lên đường hành quân khắp bốn miền Chiến thuật một thời gian, rồi ông sẽ trở về thăm vợ con trong lúc Tiểu đoàn được về hậu cứ dưỡng quân vài tuần rồi lại lên tiếp tục lên đường. Đời binh nghiệp của chúng tơi là thế đó. 

Ngày xưa lội khắp bốn vùng
Nhọc-nhằn gian khổ, cũng về thăm con
Hy sinh giữ nước giữ bờ
Bây giờ anh đă ra đi chẳng về!
xxx
Rồi đây dầm-dăi nắng mưa
Thay anh nuôi trẻ, không buồn cút-côi
Lê-la khắp chốn đó đây
Khác chi chim nhạn lẻ bầy kêu sương.
( Trích đoạn thơ Lẻ bóng của TN. ) 


Đây là lần đầu tiên tôi được biết cái phong tục lạ của người Nùng. Tôi được bà vợ ông giải thích là làm như thế để linh hồn ông Nh́ mau được siêu thoát an-nhàn. 

Trong trận nầy cũng có Trung sĩ Nguyễn Văn Liễng rất can đảm, trước ông là Hạ sĩ thuộc toán biệt kích của tôi lúc tôi c̣n là Tiểu đoàn phó TĐ3/TQLC. Ông Liễng cũng đă hy sinh và thân xác của ông được vợ con mang về miền Trung an táng. Tôi không bao giờ quên ơn ông đă giúp tôi rất nhiều trong một lần tôi bị thương nặng tại Quảng Trị vào cuối năm 1966. 

Bức tượng " TIẾC THƯƠNG" nầy cũng tạo ra nhiều câu chuyện huyền thoại trong những năm trước 30/4/1975. Ngày xưa mỗi lần hành quân nơi đây tôi thường hay dừng xe Jeep dưới chân tượng để ngắm nh́n " Ông Lính Ngồi Nghỉ " nầy một cách say mê. 

Pho tượng rất sống động, thật đẹp, Ông lính ngồi nghỉ trong tư thế tự nhiên thoải-mái, vẻ mặt u-buồn và rất dễ thương. Đôi mắt Ông đăm chiêu nh́n về nơi xa xâm, tôi đă nghĩ dường như tâm tư Ông đang nhớ thương đến những bạn đồng đội đang hành quân diệt địch trên khắp các mặt trận của bốn miền Chiến Thuật hay là Ông lính nầy c̣n luyến nhớ một thời oanh liệt của Ông đă đi chinh chiến trên khắp các nẽo đường quê hương?

Sanh ra giữa buổi loạn-ly
Làm tṛn trách nhiệm chẳng màng hiểm nguy
Đêm thân hiến trọn quê hương
Bốn Vùng chiến thuật dấu chân anh c̣n
Chẵng may ngă gục nơi nào
Sử xanh ghi chép hay mồ vơ danh.
Thơ TN


Có những lúc ngồi bên cạnh pho tượng, tôi sực nhớ lại về những huyền thoại của Ông lính nầy do các chiến sĩ Nghĩa quân có nhiệm vụ giữ an ninh nơi đây kể lại, tôi có cái cảm giác rờn rợn trong người. Có người nói rằng giữa đêm khuya thanh vắng, khi xe chạy ngang qua đây không thấy h́nh dáng Ông ngồi mà chỉ thấy cái bục tượng trống không, " Tôi cảm nghĩ rằng có thể Ông lính nầy đang chậm bước vào thăm những đồng đội đang nằm nghỉ nơi đây, hoặc là Ông đang âm thầm và buồn răo bước trên xa lộ vắng vẻ thênh thang"...

Tôi cũng đă có ư nghĩ hiếu kỳ là thử một đêm hôm vắng vẻ, tôi lái xe Jeep đến đây, chắc là sẽ thấy h́nh bóng Ông từ từ bước xuống bắt tay chào hỏi tôi v́ Ông và tôi đă quen mặt, bởi chúng tôi gặp gở nhau rất thường. Nhưng nếu chuyện xăy ra thật như vậy, tôi sẽ có cảm giác ra sao???

Sau ngày 30 tháng tư năm 1975 những công tŕnh xây cất xinh đẹp và thanh nhă của chế độ cũ đều bị quân Cộng sản phá hủy. Như bức tượng TQLC ở trước ṭa nhà Quốc Hội và pho tượng “ Tiếc Thương ” ở nghĩa trang Quân Đội cũng đều bị bọn chúng giựt sập, đài Tưởng niệm nơi nghĩa trang cũng bị hủy hoại, những mồ mả của các anh hùng tử sĩ cũng bị bọn chúng giầy xéo. Biết bao nhiêu thân nhân của những người đă hy sinh v́ tổ quốc rất đau ḷng xót dạ bởi cảnh tàn phá dă man nầy.

Có một lần trong một chuyến vượt biên hụt, tôi và vợ tôi đi trên chuyến xe đ̣ từ Nha Trang trở về Saig̣n, khi chiếc xe đ̣ chở hành khách chạy ngang qua nghĩa trang, không những tôi và vợ tôi mà tất cả hành khách dù không ai bảo ai cũng đều quay mặt về hướng pho tượng “Tiếc Thương”, nhưng nơi đó chỉ c̣n thấy một mô đất trơ trụi đầy cỏ dại. Pho tượng oai hùng của người lính không c̣n nữa, đài Tưởng niệm cũng đổ nát điêu tàn. Lúc ấy tôi nhận thấy trên nét mặt của mọi người đều có vẻ bùi ngùi xúc động, tôi nghĩ họ đau ḷng thương tiếc những vị anh hùng dù đă nằm xuống vẫn không được yên thân. Buồn cho thế cuộc đổi thay để ngày nay bọn Cộng sản giầy xéo quê hương ta.

Trước khi có Tượng đài Chiến sĩ Việt-Mỹ tại Nam Cali tôi thật sự ước ao phải có một bức tượng TIẾC THƯƠNG thứ hai tại đất Mỹ để tưởng niệm những anh hùng vị quốc vong thân, và linh hồn của họ cũng không c̣n phải tủi hận v́ nơi an nghỉ của họ nơi quê nhà đă bị quân Cộng sản tàn phá san bằng.

Tôi tin tưởng rằng khi nhớ tới Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa ḷng mọi người đều cảm thấy bùi ngùi thương tiếc hàng trăm ngàn Chiến Sĩ đă hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Miền Nam Tự Do. Nhưng chúng ta cũng không thể quên những Thương binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa c̣n bị bỏ rơi lại quê hương phải sống rất vất vả, họ chịu đựng sự kỳ thị và sỉ nhục đắng cay của bọn Cộng sản đang cầm quyền. Thật đau đớn thay: "Đất nước c̣n là c̣n tất cả, đất nước mất là mất tất cả", ngày nay không c̣n đất nước và Quân Đội để vinh danh và đền đáp công lao của họ.

Thật buồn cho số phận của người dân Việt Nam đă bị bọn Cộng sản đày đọa mấy mươi năm nay. Nhưng tôi tin rằng một ngày gần đây, chế độ DÂN CHỦ sẽ thay thế chế độ Cộng sản vô nhân tại quê hương Việt Nam chúng ta, như hầu hết các nơi trên hoàn cầu.

Cảm xúc khi đi ngang qua Nghĩa trang QĐBH nên vợ tôi có những ḍng thơ mộc mạc nay ghi lại đây để mơ tả h́nh ảnh hào hùng của “Người Lính Ngồi Nghỉ " và để tạ ơn những chiến sĩ đă chiến đấu rất gian khổ và đă hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam Tự Do.

Tuong Tiec Thuong Tiếc Thương

Mặc cho mưa nắng băo bùng
Ngồi ĺ trên đá, anh hùng kiên gan
Súng anh hạ xuống trên đùi
Anh ngồi thư thả, ngậm ngùi tiếc thương
Mắt anh hướng ở trời xa
Như là tiếc nhớ một thời liệt oanh
Anh là đại diện bao người
Hy sinh gục ngă, tan thành bụi tro
Ghi ơn, giữ nước non nhà
Người đời tạc tượng anh nồi nghỉ ngơi
Đến nay thế cuộc đổi dời
Tượng anh giật xuống xóa tan một thời
Dù rằng nơi ấy trống không
Người người vẫn nhớ Tượng Người Tiếc Thương.
TN.

Cựu chiến hữu Nguyễn Minh Châu