TUỔI HẾT BUỒN.

Đây là một mẩu chuyện vui. Ngày nào đó, có lẽ qúi vị cùng với tôi có những cái giống nhau thời thơ ấu. Cái tuổi học sinh lắm mộng mơ, từ cái tinh nghịch đến ngớ ngẩn v́ yêu đương.? Từ trái banh nylon đến banh da, từ những buổi thể dục đi đến quán càfe ḥ hẹn.

Sự tiến triển theo thời gian rồi đến lúc BIẾT BUỒN. Buồn v́ hôm nay trời mưa, buồn v́ hôm nay hết tiền và buồn hôm nay nàng không đến…. Rồi từ đó đă đi t́m thú đam mê, thú đam mê cuả loài thú đi hoang để thoả măn cái tâm tính cuả tuổi thanh niên. Cái khao khát mà không nghĩ là cái ǵ, rồi đánh cuộc với đời trong lư tưởng nhà binh. 

Trải dài với những ngày tháng rong ruổi, đến lúc nầy mới hiểu giá trị cuộc sống qua những trở ngại và khó khăn. Ai dám nói: "Ta không sợ chết.!!điếc không sợ súng!". Một loáng không biết ǵ nữa th́ có ǵ mà sợ hải, nhưng mở mắt mà thấy bác sỉ Dỏng tay cầm dao mổ ở Lê Hửu Sanh th́ thắm thiá cuộc đời, ngày trở về trên đôi nạng gỗ hay ḥm gỗ gài anh dũng bội tinh. Bấy giờ mới biết tận hưởng những ǵ ḿnh đang có. Yêu tận t́nh, yêu cuồng, yêu vô tận cho hết ngày tháng. Tận hưởng kẻo "trời hôm tối rồi".... 60 năm cuộc đời, 20 năm đầu....20 năm cuối là bao.?. Cuộc đời như một bản nhạc nhiều âm giai, có những lúc dồn dập, êm ả và có lúc âm được kéo dài tưởng chừng dứt , cũng có lúc đă bỏ dùi. Nghĩ cuộc đời lắm thú vị, lắm tṛ chơi nhưng ít ai nói tới SỰ THỰC." Lấy thành bại luận anh hùng " là sự xấc láo của kẻ bất trí , thoá mạ những người phải bỏ chạy trước " Nỗi chết khủng khiếp " là bất nhân. Tôi không dám nói "Dậu đổ b́m leo" ( bất trí hay bất nhân cũng c̣n thua bất lương.(?)). Rồi cũng có người cho thời điểm lúc đó chưa chắc ai hơn ai. Cuộc đời là tranh đấu, nhưng sự hơn thua ngày nay -tôi nghĩ -không thích hợp lắm. Hơn nhau hay thắng nhau ở một vài quan điểm để rồi ..như thế không có lợi . Đối với tôi làm sao cho thông hiểu những ǵ cần giải quyết-dỉ nhiên trên t́nh thật -nhưng cũng không phải là "ba phải" (khó diển tả ). Làm sao có lợi cho mọi người hiểu nhau, đừng xô đẩy 'nhau' về phiá giặc cộng. Cái hay là nhận cái dở của ḿnh-không ai như anh C.V.Lâm đứng trước anh em và gia đ́nh xin lổi v́ đă bỏ anh em -bội phục, bội phục. Không ai trách ai v́ hoàn cảnh mỗi người nhưng nghĩ ḿnh c̣n thiếu sót là đáng phục. V́ cuộc chơi nào cũng có luật cuả nó. "Hạ thủ bất hườn", nhe anh hai. Đă lở bàn nầy ta gài bàn sau, chớ ǵ quê độ mà mất đi phong độ cuả tay chơi..chịu.

Đừng nghĩ: "Hửu tướng,vô tướng.Hửu ngă,vô ngă". Hay: "thực thực là không, không không là thực, thực là không, không là thực". Một sự chối bỏ con cuả ḿnh. "Đời cua cua máy, đời cáy cáy ṃ".........Ngày hôm nay ngồi đây là điều may mắn lắm rồi. Trái banh da là môn mọi người Việt đều biết, biết rành luật lệ hơn chơi, nhưng vẫn có người khoái tṛ "ăn cắp trứng"(việt vị), khoái đứng gần khung thành để có banh xuống là chạy trước đón banh., như ngoài cuộc đời khoái dành công như "ăn cắp trứng". Biết mọi người không đui, nhưng vẫn làm-thế mới "giỏi"- . Nghĩ rằng : "gió thổi chiều nào ngă theo chiều đó" hay "theo đóm ăn tàn" như con rắn hổ ngựa, làm thân điếu đóm. Đă nói "hạ thủ bất khoan khoan", đă làm chuyện xằn bậy th́ xin ngồi yên. 

7 năm tại Mỹ, tôi cũng như mọi nguời lần luợt ổn định về cuộc sống và gia đ́nh, c̣n về tinh thần?. Chủ nhật đi lể, nghe lời CHÚA và hằng năm 2 lần xưng tội. Nhưng lần nào tôi xưng tội là c̣n "hận thù" và áy náy truớc những nguời lính đă mất. Không bao giờ quên đuợc, làm sao hết buồn. Cuộc đời ấy thế gây bao phiền nảo, nợ áo cơm hằng đêm mong mang thân đi trả bill hằng tháng, nợ cuộc sống trả những ngày nghỉ, mang danh ǵ với vác ngà voi, rước bao phiền toái rồi than:"BUỒN.!". Nhưng có bỏ được đâu, thấy cảnh chướng tay gai mắt là nhào dzô. Các vị cứ nghĩ có một thằng láo cá dám tuyên bố: "các ông được nhà nước khoan hồng không giết, nhân nhượng cho qua MỸ, rồi lại đánh phá ngược lại. Các ông làm ǵ cho đất nước.?.". Th́ hỏi các vị có ĐỤC NÓ không.?.ĐỤC qúa đi chứ, bao phiền toái nhưng thoả măn, đở tức. Hay có cảnh trái tai "tích cực + ngu dốt = phá hoại" nhưng đôi khi qúa chống đối điều ngược ngạo, lại mang tiếng phá thối, tạo cho ḿnh một sự cô lập. Tôi cũng không muốn biện minh việc ḿnh làm, ḿnh tự tin việc làm công bằng trên sự vô lư. BUỒN qúa đi thôi. Một ḍng nước có bao giờ trở lại lần thứ 2, thôi th́ câm miệng cho xong. Đừng cho tôi "NO XÔI CHÁN CHÈ".

Đôi khi buồn quá, tận cùng không sao hơn bèn biến buồn làm vui. Có những người không làm ǵ hơn bèn cho ḿnh là người VIỆT trầm lặng, có làm cũng không người hưởng ứng v́ quá dị biệt -tự cho ḿnh là cái rốn thiên hạ-mọi việc ḿnh phải biết và theo ư cuả ḿnh-bực trượng thuợng- có nhát MA không cha nội, thế là im lặng, buồn có đáng không.?. Ngày c̣n trong hộp, tụi lao nhao chúng tôi rất vô tư. Có suy nghĩ rồi làm sao giải quyết đây!, mà giải quyết bằng cách nào đây? Suy nghĩ cho mệt óc!. Cứ vui.. chơi trong nhà tù....Miả mai, làm sao được hơn. Đừng bán ḿnh cho tụi qủy đỏ-đừng để anh em mang ra kỷ luật trong đêm, bứt râu cảnh cáo hay nín thở qua sông an phận cho kiếp khiếp nhược cuả một loài không óc. C̣n bây giờ, trong Cộng đồng người Việt-dĩ nhiên là người Việt-già trẻ ǵ có hết, đủ loại và mầu sắc. Nhưng có những dị biệt không bao giờ bỏ được. Tôi c̣n nhớ một ngụ ngôn ngày chủ nhật, Cha giảng người MÙ đi vào sở thú xem VOI, một anh cho con voi như cây cột nhà (sờ vào chân), một anh bảo như cây quạt (sờ vào tai), một người cho là một cây chổi (sờ vào đuôi), và một người cho là một bao thịt (sờ vào bụng). Mỗi người một lập luận không thấy tổng quát cuả một sự việc. Bây giờ chúng ta phải làm sao.?. Cả một việc không phải dể dàng thuyết phục người ngồi lại; một người lính trên căn bản và thực tế ngày hôm nay, tôi không bằng lớp người trẻ, thêm vào trong giới quân nhân có mấy ai nghĩ chúng ta làm ǵ cho cuộc sống hôm nay và chuẩn bị cho ngày mai. Chúng ta đă mất mát quá nhiều cả tuổi trẻ, sự nghiệp và quá mệt mỏi với những ngày TÙ nhưng nếu không làm chúng ta sẻ không c̣n ǵ tương lai.

Câu chuyện cuả một người mù và một người sáng. Người MÙ thăm người sáng mắt, khi về trời đă tối, anh sáng mắt đưa anh MÙ cái đèn đi về, anh MÙ tự ái:

- "Tui đui c̣n cầm đèn ư.?"

- "Không phải, tôi đưa anh cây đèn đi đường để người ta thấy anh mà tránh!".

Đi một đổi đường, 'Ầm' .Anh mù té ngữa và hét :

- "Anh đui sao không thấy đèn.?"

Một giọng nói:

- "Anh đui th́ có, đèn tắt hồi nào anh biết không.?.! !" 

Buồn v́ trở ngại, buồn v́ khó khăn ..nhưng chung qui nếu ta nghĩ đến ư nghĩ tận cùng của một việc làm, tôi cảm thấy không c̣n buồn.

Thực tế ngày hôm nay tôi có đui chăng nữa, tôi cũng vui, cái vui đơn giản như mọi người. Chẳng hạn như anh chị TIỀN (traudien44) anh chị bảy PHÚ QÚI (TQLC) của Arlington nầy, không bao giờ nề hà một việc ǵ nhất là biểu t́nh chống VC, sớm tối luôn luôn có mặt và yểm trợ nồng nàng như nồi sôi thơm t́nh nghiă., th́ tôi nhằm nḥ ǵ. Buồn làm sao được khi chiến đấu nghiêng ngă "I" và "Y" trên đấu trường, có sự yểm trợ cuả anh năm Đà-Lạt oanh tạc liên tục mang lại chiến thắng thuyết phục cho thằng em.

Ngày 11/11/03(VETERANS DAY), sau khi diển hành, anh em cùng nhau về toà thị trưởng xem các nghị viên thành phố Arlington biểu quyết NGHỊ QUYẾT CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ. Năm anh em (2TQLC,1BĐQ,1LLĐB và 1 KQ) quân phục tác chiến lịch sự bước vào pḥng họp, khiến mọi người ngỡ ngàng và sau đó chấp thuận 100% . Vui qúa, phải không qúi vị. " Bị "các anh khuyến cáo liên tục "coi chừng việt vị " và "bảo trọng sức khỏe". Xin các vị yên tâm , đă là MA chỉ có Đại-sư CAPTOVAN mới bắt được thôi!

Tôi c̣n nhớ ngày trước ông PHẠM DUY có bài: "SỨC MẤY MÀ BUỒN. BUỒN ƠI ,BỎ ĐI TÁM". Sự tận cùng để kết luận bỏ là xong, hết buồn. Trước khi tạm dừng xin ghi lại 2 câu thơ bất hủ của lính TRÂU ĐIÊN:

"Ngày mai xong trận ta c̣n sống,
Về ghé Tân B́nh, phá chị Quí chơi"


Arlington, Tháng cô hồn-2003.

Lạt-Ma