[_templates/thtqlcvn-header.htm]

 

Sóng Vỗ Cao Nguyên

MX Huỳnh Văn Phú

Tôi yêu nhất những buổi chiều mùa Đông xuống rất vội ở Kontum, thành phố nhỏ bé trên cao nguyên mà tôi đă coi như một quê hương thứ hai của tôi. Tôi không hiểu tại sao tôi lại yêu thành phố ấy nhiều như thế. Ở thành phố này, tôi không có người t́nh, cũng không có một kỷ niệm nào đáng nhớ ngoại trừ những ngày nghỉ hành quân, tôi thường lang thang một ḿnh trên quăng đường có hai hàng cây phượng vĩ dẫn ra con sông Dakbla uốn khúc bao quanh về phiá Nam. Con sông chảy qua thành phố, đục ngầu và rất xiết. Và chỉ riêng tại khúc sông này, tôi nhận thấy gịng sông có vẻ như chảy ngược từ Nam lên Bắc và từ Đông sang Tây. Nó hoàn toàn không giống như gịng chảy của những con sông khác mà quy luật của thiên nhiên bắt nó phải tuân theo. Tôi nghĩ, có lẽ ít ai để ư đến điều “không b́nh thường” đó.

Những người lính ở đơn vị tổng trừ bị như tôi có một hạnh phúc nhỏ nhoi (có thể gọi là hạnh phúc không ?) là khi đặt chân đến vùng đất nào, tôi cũng có được sự hiểu biết bao quát về đất đai, cây cỏ, khí hậu cùng phong tục và giọng nói của người dân sống ở đó. Những ư nghĩ ấy đến với tôi khi đơn vị dừng quân trên những ngọn núi cao mà lệ thường, nếu không có chiến tranh, chẳng mấy ai đặt chân đến ngoại trừ các nhà địa chất. Tôi thấy tức cười, tự nhiên khi không người ta mang súng đạn kéo nhau lên núi lên rừng lùng bắn giết nhau...

Tôi vẫn thích “chùm” poncho đứng giữa cơn mưa lất phất nhẹ nh́n gịng chảy của con sông hơn là vào ngồi trong các quán cóc nhâm nhi ly cà phê nghe nhạc. Người ta bảo tôi rằng đó là cái lăng mạn “rất làm dáng” của những thằng lính trẻ vừa mới chân ướt chân ráo ra trường đi tham dự hành quân ở một nơi chốn nào không phải là vùng đất quen thuộc. Cơn mưa vừa qua đă để lại đó đây trên con đường tôi thường đi những vũng nước loang lỗ. Tôi chợt nhận ra rằng cái phong cảnh mưa không phải nơi nào cũng giống nhau. Mưa trên núi khác với mưa ngoài biển. Mưa trên núi chỉ làm cho con người cảm thấy trơ trọi, lẻ loi và buồn bă chứ không bị ám ảnh bởi cái chết v́ những cơn sóng làm lật thuyền như những cơn mưa ở biển. H́nh như, trong những giọt nước từ trên trời rơi xuống ấy có cái ma lực lạ lùng bắt người ta phải bâng khuâng, phải tiếc nhớ, phải mơ ước được cùng đi với người t́nh dưới mưa hay cái ước mơ rất lạnh lẽo là được chết trong mưa. Dù sao, mưa cũng làm cho người ta dễ nhớ đến những tháng ngày đă qua và những kỷ niệm cũ.

Đang sống trong gịng suy nghĩ về những giọt mưa, tôi chợt nghe có tiếng ai gọi sau lưng. Tôi quay lại. Quảng, người bạn cùng đơn vị, từ trong quán sát bên đường chạy ra, mặt đỏ gay, nắm tay tôi :

- Mày đi đâu mà lang thang vậy ? Vào đây làm một ly với tao.

Tự nhiên tôi thấy ḿnh như bị cụt hứng. Tôi nh́n Quảng, hơi e ngại.Từ lâu, tôi vốn rất sợ cảnh rượu chè be bét, ăn nói bừa băi, chửi thề vung mạng của những người lính trận. Có lẽ, thời gian tôi ở trong lính chưa đủ lâu để có thể sẵn sàng thích hợp với cái không khí ăn nhậu của lính sau mỗi lần đụng trận trở về thành phố nghỉ ngơi dăm bữa, vài hôm. Tôi nhẹ nhàng từ chối :

- Cám ơn mày. Tao đang mệt, trong người khó chịu quá. Mày cho tao dịp khác.

Quảng nh́n tôi, nói với một giọng chân t́nh :

- Mày vào vui với tao một chút thôi. Chẳng giấu ǵ mày, tao vừa nhận được điện tín vợ tao sinh con trai đầu ḷng nên rủ vài đứa cùng đi uống rượu mừng đây. Mày chưa có vợ con, làm sao mày hiểu được cái cảm giác rất lạ lùng mà sung sướng của một thằng vừa hay tin ḿnh đă là cha của một đứa trẻ. Nó lâng lâng, nó kỳ cục lắm mày ạ. Từ hôm qua đến giờ, tao cứ tự nói thầm một ḿnh :” Ḿnh đă làm bố rồi đấy nhá. Làm bố rồi...”

Cảm động v́ cái chân t́nh của Quảng, tôi đành phải theo hắn vào quán. Quán vắng người, vây quanh cái bàn Quảng ngồi c̣n có Th/Sĩ Kiên và Tr/Sĩ Lợi. Mặt thằng nào cũng đỏ như mặt trời mọc. Món nhậu rất đơn giản, chỉ có mấy con mực khô, đĩa củ kiệu và la ve. Tôi kéo ghế ngồi bên Quảng :

- Mừng cho mày có được thằng con trai đầu ḷng. Mày có dặn vợ mày đặt tên cho thằng nhỏ chưa ?

Quảng vui vẻ :

- Rồi. Hồi vợ tao mới cấn thai, tao đă dặn đặt tên là Hàn Giang. Hàn Giang là tên một con sông ở Đànẵng. Năm ngoái, đi hành quân ngoài đó, tao thích con sông ấy nên dặn vợ tao dù đẻ con trai hay gái ǵ cũng đặt tên là Hàn Giang chứ tao và vợ tao đâu có dây mơ rễ má ǵ với Đànẵng đâu.

- Té ra mày cũng thích đặt tên cho con theo tên gọi của những gịng sông ?

- Đúng. Thử tưởng tuợng nghe những cái tên như Thu Bồn, Trúc Khê, Hương Giang vv...êm diụ quá đi chứ. Phải không ? Hơn nữa, mày thử nghĩ xem cuộc đời con người có khác chi một gịng sông ?

- Mấy thằng vừa được làm “cha “ đă bắt đầu nói chuyện triết học “Ấn Độ” rồi.

Quảng vưà cười vừa lấy ly rót la ve cho tôi. Tôi khoác tay :

- Mày cho tao uống nước ngọt được rồi.

Quảng gạt ngang :

- Đừng giỡn mặt với tao kiểu đó. Nhắc cho mày biết rằng “rượu là sức mạnh của quân đội” đấy. Mày đă vào lính mà lại là cái thứ lính “con của bà Phước” này th́ dứt khoát liệng mẹ nó mấy chai nước ngọt đi. Uống cái thứ nước ấy nó làm hèn người thêm. Tao nói thật, mày đừng giận, tao trông mày c̣n rất “dân chính”, c̣n rất nhiều cái vẻ “trong quân trường” lắm. Nên chịu chơi một chút th́ lính tráng mới khoái và hết ḷng với ḿnh.

Quảng nói rồi cầm ly lên, miệng la to “vô, vô” trông rất khoái trá. Tôi thấy Quảng vui thật t́nh. Niềm vui rất tự nhiên toát ra từ câu nói, nụ cười của hắn. Tôi tham dự, chia xẻ và vui lây với niềm vui của Quảng. Tôi bỗng h́nh dung ra một ngày nào đó tôi cũng sẽ có được cái cảm giác sung sướng ḿnh sẽ là cha một đứa trẻ.

Quảng và tôi ở cùng một Đại Đội. Quảng coi Trung Đội 2, tôi coi Trung Đội 1. Ngày đầu tiên khi Quảng về tŕnh diện đơn vị, nh́n nét mặt và cách phục sức của hắn, tôi có ác cảm với hắn ngay. Cặp mắt lúc nào cũng đỏ, dáng người tuy khoẻ mạnh nhưng cái bụng hơi “phệ” một chút đă làm mất đi sự cân đối của thân thể. Lúc hắn cười, tôi nh́n rơ hàm răng mọc vô trật tự, loại răng rất “bề thế”, nhựa thuốc lá đóng vàng khè. Không thể nào xếp Quảng vào hạng đàn ông đẹp trai được. Như để bù lại cái bề ngoài rất không hấp dẫn phụ nữ đó của Quảng, Trời cũng đă ban cho hắn những nét đặc biệt : Óc khôi hài và sự chân thật. Quảng xử sự mọi chuyện một cách trầm tĩnh tuy cung cách sống của hắn có phần lè phè. Quảng thường to mồm rằng đàn ông đẹp trai th́ chỉ có ích trong các buổi tŕnh diễn có đàn bà con gái tham dự hoặc là nên vào trong cái hội “kiến càng kiến xanh” ǵ đó để biểu diễn bắp thịt thôi chứ không thể là một người lính đánh giặc giỏi được. “Tớ không cần cái mục đẹp trai vô tích sự ấy. Tớ chỉ cần... Không biết tớ cần cái ǵ à ? Sao ngu thế ? (Không hiểu câu hỏi của Quảng th́ đúng là ngu thật!).

Óc khôi hài và sự đối xử chân t́nh của Quảng đă khiến tôi thấy gần gũi với hắn hơn. Theo lời Quảng kể, hắn di cư vào Nam năm 1954 với người anh, cha mẹ c̣n ở lại ngoài Bắc. Anh Quảng làm Trung Úy Nhảy Dù đă tử trận ở Đồng Xoài năm 1965. Sau khi đậu Tú Tài I, Quảng ́ ạch măi cái phần II không xong, buồn t́nh Quảng bỏ Sàig̣n xuống Mỹ Tho dạy học. Quảng không nói hắn dạy môn ǵ, lớp mấy với cái mảnh bằng rất khiêm nhường ấy. Bạn bè gọi Quảng là một tên “gian thương văn hoá”. Quảng rất muốn vào trường Vơ Bị Đàlạt nhưng không đủ tiêu chuẩn bằng cấp đ̣i hỏi, hắn bèn vào Thủ Đức. Ra trường, Quảng chọn thứ lính mặc áo màu sóng biển rằn ri mà theo Quảng th́ rất hùng dũng, rất sống hùng sống mạnh. (C̣n có sống lâu hay không lại là chuyện khác). Có điều đáng nói là khi mặc màu áo ấy rồi là cuộc đời vất vả ngay. Hành quân liên miên từ Cà Mau ra đến vùng phi quân sự Bến Hải, chiến trường nào nặng kư, Việt Cộng quấy phá nhiều là các đơn vị tổng trừ bị TQLC được gửi đến để giải quyết trận địa liền. Trong đời sống xê dịch này đây mai đó, hối hả, căng thẳng lúc nào cũng chạm mặt với tử thần ấy, Quảng đă chọn một ràng buộc cố định để khoả lấp nỗi cô đơn của ḿnh trong cái chật hẹp của thời gian là cưới vợ. Quảng biết rằng gia đ́nh chỉ là những cái ṿng tṛn tuy không đồng tâm nhưng lại có thể nối rất chặt con người vào với nhau. Quảng gặp người con gái tên Liên trên chuyến xe đ̣ xuôi Nam thời Quảng c̣n đi dạy học ở Mỹ Tho. Liên làm thư kư ở một hăng tư. Nàng cũng chẳng c̣n cha mẹ, ở với người cô. Nàng nhận lời về chung sống với Quảng như một sự giải thoát nào đó. Dăm bảy tháng Quảng mới về nhà vài hôm rồi lại theo đơn vị đi hành quân tiếp. Cái khoảnh khắc vài ngày mà Quảng về nhà đó đối với Liên là cả một chuỗi hạnh phúc tuyệt diệu. Có chồng làm lính chiến thường xuyên xa nhà là một thiệt tḥi quá lớn nhưng Quảng ít khi thấy vợ than phiền về điều ấy. Càng thân với Quảng, tôi càng thấy mến hắn hơn hết những người bạn cùng đơn vị.

Quảng rút điếu Salem mời tôi rồi châm lửa. Hắn rít một hơi, ngưả mặt lên trần nhà phun khói, hỏi tôi :

- Mày có biết khi phà khói ra, tao nghĩ ǵ không ?

- Mày tính nghĩ ra một chuyện ǵ tiếu lâm nữa chắc ?

Quảng cười ḍn tan :

- Đừng có chụp mũ bậy bạ. Đâu phải lúc nào tao cũng nói chuyện tiếu lâm. Khi hỏi mày câu đó, tao như thấy trong khói thuốc hiện ra mờ mờ h́nh bóng thằng con tao. Tao chưa có ư thức ǵ về trách nhiệm làm cha ra sao cả nhưng trong ḷng tao đă có một thứ t́nh cảm rất lạ không thể phân tích được.

Tôi lăng sang chuyện khác :

- À, Quảng này, mày có biết ngày mai Tiểu Đoàn hành quân chưa ?

Quảng trầm ngâm một lúc rồi chửi thề :

- Mẹ, họ xài bọn ḿnh như cái mền rách. Tao cũng đoán là ḿnh sắp phải “lội” nữa thôi chứ không biết đích xác lúc nào.

- Mày nghe aí nói ?

- Hôm qua lúc nhận điện tín, tao lên gặp ông Tiểu Đoàn Trưởng xin về phép, ổng bảo tao chưa đi lúc này được. Chờ ít hôm nữa rồi đi. Ổng đếch nói ǵ thêm. Sau đó, tao lại gặp Tr/úy H. ban hành quân, nó bật mí cho tao biết là Tiểu Đoàn có công tác giải vây cho một cánh quân Dù ở đâu tận sát biên giới Miên lận.

- Mày có nôn về thăm con không ?

- Có nôn cũng vậy thôi. Đời nhà binh t́nh nhà thổ mà mày. Nhiều lúc tao tự hỏi đánh giặc đâu phải chỉ một ngày, một trận rồi thôi. Không có tao th́ cũng có thằng khác.

- Lần đầu tiên tao thấy mày có vẻ “bất măn”.

- Mày lầm rồi, tao không hề bất măn đâu. Trong quân đội thằng nào bất măn là cuộc đời sẽ đen như mơm chó ngay. Xếp mà trù dập th́ không cách ǵ ngóc đầu lên được. Tao chỉ nói cái ư nghĩ của tao vậy thôi. Giả sử kỳ hành quân này không có tao, Th/Sĩ Kiên đây coi Trung Đội cũng ngon lành chán, Phải không anh Kiên ?

Th/Sĩ Kiên xoay xoay ly bia, gật gù :

- Coi tạm th́ được chứ Th/Úy cũng biết là lính tráng nghe lệnh Th/Úy hơn tui chứ.

Quảng bỗng gạt ngang câu chuyện :

- Thôi, dẹp mẹ nó ba cái chuyện ấy đi. Bây giờ chúng ta tiếp tục “vô”. Cô chủ đâu rồi, cho 4 chai 33 nữa đi.

* *

Từ phi trường Kontum những chiếc phi cơ C.130 chở chúng tôi đổ xuống Pleiku rồi di chuyển đến đóng quân đêm tại một làng Thượng ở phiá Bắc Quân Đoàn 2. Tối hôm ấy, bọn tôi nhận được lệnh chia toán nhảy trực thăng. Sáng ngày hôm sau, chúng tôi di chuyển bằng xe về ngược lại thành phố, xuống quốc lộ 19 nối dài và dừng quân tại vườn trà Cateka. Tại đây có một phi trường nhỏ dành cho loại phi cơ quan sát L.19 được dùng làm băi bốc trực thăng vận cho cuộc hành quân. Đơn vị tôi đóng quân tại vườn trà này thêm một đêm nữa. Muà mưa trên cao nguyên đă đến với những cơn mưa dầm suốt ngày đêm. Bầu trời xám xịt, tầng mây rất thấp và những cơn gió lạnh cắt da thịt. Sương mù dày đặc không thể nào nh́n thấy rơ ở khoảng cách 10 thước.

Trại lực lượng đặc biệt Đức Cơ nằm sát biên giới Miên đă bị địch bao vây từ hơn một tuần qua. Trại bị cô lập hoàn toàn. Phi cơ suốt ngày đêm oanh tạc sát hàng rào pḥng thủ. Quân trú pḥng phải sống dưới hầm, trong giao thông hào, chịu đựng những cơn mưa pháo của địch liên miên. Một chiến đoàn Nhảy Dù trực thăng vận vào giải vây cũng bị địch chận đánh và chia cắt, t́nh h́nh chiến trường không sáng sủa hơn chút nào. Hoả lực pḥng không địch rất rát v́ thế, lệnh trực thăng vận đơn vị chúng tôi được hủy bỏ. Thay vào đó, chúng tôi phải di chuyển bộ trên quốc lộ 19 nối dài từ Pleiku đến Đức Cơ. Yếu tố thời tiết và những diễn biến về các hoạt động của địch đă khiến cho Bộ Chỉ Huy hành quân phải chấp nhận chiến trường do địch chọn lựa : Đương đầu với chiến thuật “công đồn đả viện” của địch.

Ngày N tiến quân chậm chạp, không gặp sức kháng cự nào đáng kể. Sang ngày N+1, bỗng dưng những cơn mưa dầm từ những ngày qua kéo nhau đi đâu mất, trả lại cho vùng cao nguyên sự sáng suả của nó. Mặt trời lên gay gắt, ánh nắng chói chang đổ trên toán quân đi cái nóng khủng khiếp. Cùng tiến quân song song với đơn vị tôi có Tiểu Đoàn 2/TQLC, Tiểu Đoàn 21 BĐQ và một chi đoàn thiết vận xa M.113. Đến 4 giờ chiều trong ngày, đơn vị Mũ Nâu và chi đoàn M.113 bắt đầu chạm địch dưới chân một ngọn đồi thoai thoải. Đúng như ta đă tiên đoán, địch đă áp dụng chiến thuật “Vận Động Phục Kích” trong ư định chia cắt chúng tôi thành những đơn vị nhỏ để dễ tiêu diệt. Một Đại Đội giữ pháo binh ở phiá sau đă bị chận đánh dữ dội, Đại Đội này mất liên lạc hoàn toàn với Tiểu Đoàn. Đơn vị tôi được lệnh di chuyển sâu về bià rừng phiá trái trục lộ tiến quân đánh bọc lên. Chiến trận mở màn với đủ loại tiếng súng thi nhau nổ. Tôi nghe tiếng của viên Đại Uư Đại Đội trưởng ra lệnh cho Trung Đội của Quảng trong máy truyền tin :

- 22, đây 20 goị.

- 22 nghe thẩm quyền.

- Anh cho con cái chiếm ngay ngọn đồi trước mặt.

- Đáp nhận.

Hai chiếc phản lực F.100 vút qua trên đầu tôi, âm thanh xé nát không khí thành những tiếng rít kéo dài. Những trái bom trút vào mục tiêu là ngọn đồi phiá trước. Lửa và khói cuồn cuộn dâng lên. Trên cao hơn, chiếc L.19 đang lượn những ṿng tṛn nhỏ...Men theo những bụi cỏ gai và lau sậy, Quảng dẫn đội h́nh cho Trung Đội tiến lên ngọn đồi. Aån núp trong đám cây cối rậm rạp trên đồi, địch xử dụng trung liên, 75 và A.K bắn xối xả. Tiếng AK nghe sắc sảo và uy hiếp lạ lùng. Đạn cày đất tung toé trước mặt, Quảng lăn ḿnh hai ṿng qua bên kia mô đất. Những tia nắng vàng vọt vẫn đang rải xuống chiến trường. Mồ hôi vả ra như tắm, Quảng thấy cổ họng ḿnh khô cứng. Hắn gọi lớn :

- Thọ, mang máy lại đây.

Người binh sĩ mang máy truyền tin ḅ lại. Quảng chụp vội ống liên hợp :

- 20, 22 gọi.

- 20 nghe.

- Địch bắn rát lắm, không lên ngay được. Thẩm quyền cho thằng 21 bọc bên phải tôi. Tôi sẽ lên ngay.

- Cần 60 ly không ?

- Khỏi cần. M.79 của tôi đủ rồi. Thẩm quyền cho thằng 21 bọc liền đi.

Tiếng súng nghe càng lúc càng ṛn ră hơn, những bóng người lố nhố chạy qua chạy lại, Quảng giật khẩu súng M.79 của người binh sĩ nằm kế bên, vừa ngắm bắn vừa chửi thề :

- Mẹ, mày bắn như c...tao. Tháo giây đạn đưa dây, lẹ lên.

Ầm, ầm...Quảng tiếp tục bắn thêm mấy quả nữa. Khẩu trung liên đối diện của địch im bặt. Quảng nhỏm dậy, khoác tay hô lớn : xung phong. Hơn 30 cái đầu nhô lên chạy về phía ngọn đồi trước mặt. Hỏa lực địch tập trung dữ dội về phiá Trung Đội của Quảng. Năm, sáu thân người ngă xuống, thêm vài người nữa bật ngửa ra phía sau, Quảng vẫn xua tay dẫn Trung Đội tiến lên ngọn đồi. Đang chạy, Quảng bỗng cảm thấy ḿnh nhẹ hẳn người đi, chân như bước vào một khoảng không mênh mông rồi ngă sấp xuống. Sao tôi không cùng chạy lên đồi với các binh sĩ tôi mà nằm đây ? Trong một tích tắc, Quảng ư thức được rằng ḿnh đă trúng đạn. Liên ơi, anh sẽ không bao giờ chết, không bao giờ bỏ cuộc đâu em. Anh sẽ về thăm em và đưá con trai đầu ḷng của chúng ta. Em có nhớ đặt tên con là Hàn Giang không em ? Cái tên sẽ nhắc nhở nó cuộc đời là một gịng sông và nhận biết cha mẹ nó đang tham dự vào cuộc chiến đau xót này. Liên ơi, Liên ơi, anh sẽ về thăm em...Màu đỏ của mặt trời và bóng tối dâng lên trong mắt Quảng...

Trung Đội tôi bọc bên phải tiến lên chiếm mục tiêu xong sau khi chiếc F.100 thả đợt bom cuối cùng. Hơn 30 xác địch quân nằm rải rác quanh ngọn đồi dưới những dáng điệu khác nhau. Th/Sĩ Kiên, Trung Đội Phó của Quảng vừa từ bên trái tôi đi tới. Gặp tôi, Kiên nói, giọng buồn thảm :

- Thiếu Uư ơi, ông Quảng đă...ngă ngay lúc xung phong lên mục tiêu.

Tôi sững sờ, lặng người đi trong một lúc lâu. Tôi nghe Kiên nói như thể nghe một người nào xa lạ nói những điều phi lư, không thể tin được. Trời ơi, Quảng mày nằm xuống rồi sao ? Tôi muốn tạo trong tôi sự b́nh thản thường có hàng ngày nhưng tôi thấy mắt tôi cay cay. Thế th́ con đường mà Liên đă chọn cùng đi với Quảng là con đường cô đơn, thê thảm và nghiệt ngă nhất. Phải không Liên ?

Chiến trường đă ngưng tiếng súng, địch đă bỏ chạy khỏi những vị trí phục kích. Đại Đội giữ pháo binh đi sau cũng đă cố thủ và liên lạc được với Tiểu Đoàn. Sau khi cho Trung Đội thu dọn chiến trường và bố trí xong, tôi đi với Kiên xuống lưng chừng đồi. Quảng nằm đó, như một người đang ngủ say. Đôi mắt vẫn c̣n mở, đôi mắt giống như mắt của đá. Quảng à, mày đă chết v́ đại nghiă, mày chết anh hùng lắm. Sao mày im lặng vậy hả Quảng ? Mọi lần mày cười nói huyên thiên và chửi thề văng mạng mà. Tôi vuốt mắt Quảng rồi hỏi người binh sĩ y tá đứng bên cạnh :

- Thiếu Uư Quảng có hấp hối lâu không ?

- Dạ, không rơ, khi em đến th́ Thiếu Uư Quảng đă chết từ hồi nào rồi. Vết thương ở ngực nặng quá mà.

Tôi nh́n mặt Quảng lần cuối. Ngủ đi mày, ngủ yên đi. Mày sẽ đi phép sau khi cuộc hành quân này chấm dứt. Tôi không biết ông Tiểu Đoàn Trưởng sẽ nghĩ ǵ khi nghe tin Quảng đă nằm xuống, ổng sẽ không c̣n dịp nào trong suốt cuộc đời ổng để kư phép cho Quảng về thăm vợ sinh con trai đầu ḷng nữa. Ổng có hối hận không nhỉ ? Tôi bỗng thấy hết tất cả nỗi đau đớn và phi lư của chiến tranh mà những người lính của cả hai phiá tham dự. Tôi như nghe lại rất rơ nụ cười, giọng nói của Quảng lúc ngồi trong quán ở Kontum vào buổi chiều chỉ cách đó có mấy ngày. Kiên lấy tấm poncho bó Quảng lại và nhờ người y tá đặt lên băng ca. Hai binh sĩ khác khiêng Quảng xuống Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Những binh sĩ tử thương và bị thương khác trong Trung Đội của Quảng cũng được tải đi cùng lúc ấy.

Thân xác của những người lính chiến chỉ là những con nước luân lưu chảy ra đại dương xanh ngắt một màu. Và cái c̣n lại trong cuộc đời Quảng, trong quê hương, trong cuộc chiến mà Quảng đă tham dự là Hàn Giang, đứa con trai của Quảng, như một giọt nước đọng lại ở chân cầu khi gịng nước chảy qua, chảy qua bất tuyệt một đời không cơn sóng vỗ.

Lúc ánh đèn trên thân chiếc trực thăng mang xác Quảng bay đi chỉ c̣n là một chấm sáng nhỏ trong đêm, tiếng động cơ xa dần, h́nh như tôi nghe ở đâu đó âm thanh của một con nước đang âm thầm xuôi chảy cùng với tiếng thơ của Hà Nguyên Thạch :


“Con nước đó bao lần sóng vỗ
Chút tàn phai đọng xuống mép chân cầu”

MX Huỳnh Văn Phú
 

[_templates/thtqlcvn-footer.htm]