[_templates/thtqlcvn-header.htm]

 

Sông Vàm Cỏ Đông Và Quận Đức Hoà


Trích trong hồi kư "Cuộc Đời Đổi Thay"
Quư đồng hương Hậu Nghĩa thân mến,

Trong nhiều cuốn Đặc san Hậu Nghĩa mấy năm qua tôi cố gắng viết mỗi năm một bài viết để có sự đóng góp cùng quư đồng hương. Nhưng tôi không có viết nhiều về quận Đức Hoà như lần nầy.

Từ quận Dĩ An tỉnh Biên Hoà tôi được lịnh thuyên chuyển của Vị Tư Lịnh Quân Đoàn III về quận Đức Hoà trước ngày Tết đầu năm 1974 đến cuối tháng Ba Dương lịch năm 1975.

Khi về quận mới tôi không thấy ngại ngùng nhiều do sự đổi mới v́ tôi lại gặp vị Lữ Đoàn trưởng TQLC cũ là Đại tá Tôn Thất Soạn. Nhưng tôi cảm thấy bơ vơ và buồn lắm v́ c̣n quyến luyến quận D́ An nơi tôi đă làm việc khá lâu. Đây là tâm trạng chung của nhiều người khi đến chỗ mới ḷng c̣n lưu luyến người xưa và cảnh cũ.

Tôi c̣n nhớ buổi chiều ngày 25 Tết sau lễ bàn giao buổi sáng, ông Phó Quận trưởng Cảnh, ông Xă trưởng Lư Văn Mạng và ông nguyễn Văn Hoà tự là Hoà Râu, Trưởng Ban Tài chánh đến nhà của Quận trưởng ở để thăm vợ chồng chúng tôi mới đến và hỏi chúng tôi cần sự giúp đờ ǵ. Tôi trả lời là ngôi nhà tôi mới tới cũng rộng răi thênh thang như ngôi nhà chúng tôi đă ở Dĩ An, tiện nghi và cơm nước cũng có mấy em Nghĩa Quân lo rất đầy đủ chu đáo. Nhưng chỉ buồn v́ xa các con và chưa quen biết được ai. Ba ông bèn hỏi rằng sao ông bà không cho con cháu theo. Tôi có nói khôi hài rằng vùng đất nầy cũng dễ sợ lắm v́ nghe nói Đức Hoà có rất nhiều Rắn và cũng không thiếu ǵ Việt cộng.

Quận Đĩ An của tôi th́ không nhiều Rắn và cũng không c̣n nhiều Việt cộng như ở quận Đức Hoà thường hay bị pháo kích bằng súng cối 82 ly vào Chi Khu Đức Hoà và các đồn bót thường hay bị Việt cộng đánh phá.

Trong nhiều năm qua quận Dĩ An rất thanh b́nh, dân chúng làm ăn phát đạt và b́nh yên từ Quận lỵ đến thôn xă, nên chúng tôi thường cho phép các rạp hát mở cửa đêm để đồng bào xem các đoàn Cải lương với Đào Kép thượng thặng nổi tiếng. Tôi thường chở vợ con coi hát và đi dự lễ cúng Đ́nh Thần đến nữa đêm rất b́nh an và đồng bào cũng rất vui được biết Quận trưởng và vợ con cũng hoà ḿnh trong các lễ hội với đồng bào không phải như mấy năm trước.

Những sản phẩm và món món ăn đặc biệt của quận Đức Hoà

Tại quận nầy có rất nhiều rắn Hổ đất rất to và trông rất dễ sợ khi chúng ngóc cao đầu lên và phùng mang để tự vệ. Nhưng loại rắn nầy cũng là món nhậu nổi tiếng của địa phương, như món rắn hỗ xút bánh tráng, rắn hỗ xúc cháo đậu xanh vv…Mà người dân thường nhậu với rượu đế hay rượu nếp thang rất hấp dẫn đến quên thôi. Mỗi khi tôi đến dự các buổi tiệc trong xă, ấp để thưởng thức các món đặc biệt nầy th́ các ông xă hay nói đùa là mời ông Quận và các anh em nhậu một bửa thật ngon và nhứt định không say không về. Nhưng thật ra tôi chỉ phá mồi chứ độ rượu của tôi có là bao đối với các ông làng xă kỳ cựu ?

Ngoài ra tại Đức Hoà có loại cá nhỏ hơn cá thia thia, sanh sản rất nhiều nơi các bưng và rạch nhỏ. Người ta dùng lưới mùn để vớt lên rửa sạch đem um rồi cuốn bánh tráng phơi sương ăn với thịt ba rọi luột và rau sống rất ngon miệng, ăn hoài vẫn c̣n khoái khẫu.

C̣n một thứ nữa là tại ấp B́nh Thuỷ xả Đức Hoà người dân có nuôi nhiều cá Tra trong hồ được cho ăn bằng cám hay gạo tấm nên cá rất sạch không có mùi hôi như cá bán ngoài chợ, ăn ngon không thua ǵ cá Bông lau.

Có một lần ông Bảy điền chủ có tiếng tăm tại xă Đức Hoà có mời vợ chồng con cái chúng tôi, ông Phó Cảnh và ông xă Mạng dùng một bửa cơm gạo Nanh chồn ăn với cá Tra kho và cá Tra nấu canh chua. Một bửa cơm thuần tuư quê hương ngon độc đáo mà tôi c̣n nhớ măi đến ngày nay.

Nơi cuối chợ Đức Hoà có bến Kinh gọi là kinh Cầu cá rất vui. Khi rănh rỗi tôi thường tới bến kinh nầy vào buổi chiều xem cảnh mua bán tấp nập và nhộn nhịp của các vựa mía và thơm. Mỗi buổi sáng đông đảo ghe thuyền vội vă rời bến đến trưa, chiều chở đầy mía và thơm về bến để các bạn hàng từ Sài G̣n và Chợ Lớn đến chở đi bán tại các chợ búa bằng xe Camion nhỏ hoặc bằng xe Lambretta ba bánh.

Người ta thường gọi tổng quát là Thơm trái màu vàng lợt, nhưng có loại mắt có gai và màu vàng sậm gọi là Khóm có vị ngọt dịu hơn trái thơm thường. C̣n loại Khóm đặc biệt hơn nữa gọi là Khóm Cam v́ h́nh dạng tṛn như trái cam cở to. Loại Khóm cam nầy rất hiếm có, mỗi luống chỉ có vài trái nên không có bán nơi chợ. Chủ vườn chỉ để ăn hoặc biếu cho khách quí.

Đức Hoà có nhiều vườn mía vỏ rất cứng để làm đường ăn nên tại đây cũng có nhiều ḷ đường tiểu công nghệ. Những tiểu công nghệ tạo nhiều công việc làm cho dân địa phương Đức Hoà.

Sông Vàm Cỏ Đông Thơ Mộng.

Hàng dừa cau trăng mờ soi bóng
Vàm Cỏ Đông đ̣ thả xuôi ḍng
Tiếng ḥ lảnh lót nghe thấm thiết !
Cô đ̣ biết ai mỏi ṃn trông ?!

Trích bài thơ “ Vàm Cỏ Đông “ Nguyễn Minh-Châu


Lần nầy tôi xin nói về hai cảnh đời trái ngược trên ḍng sông Vàm Cỏ Đông và Cầu An Hạ bắc qua xă Lương Hoà, thuộc quận Bến Lức là quê Ngoại của vợ tôi nằm trong tỉnh Long An. Tôi cũng xin nhắc lại là lúc xưa quận Đức Hoà thuộc tỉnh Long An. Sau nầy v́ vấn đề chiến lược và b́nh định lănh thổ nên Quân khu 3 lập thêm tỉnh Hậu Nghĩa và Tỉnh trưởng kiêm kiêm Tiểu khu trưởng cũng như Quận trưởng kiêm Chi Khu trưởng.

Về mặt địa lư th́ sông Vàm Cỏ Đông dài 150 km, chảy từ biên giới Cao Miên qua các địa danh như quận Châu Thành, Bến Cầu, Ḥa Thành,Bến Kéo, G̣ Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh rồi tới Trảng Bàng tỉnh Hậu Nghĩa và chảy tiếp xuôi hướng Đông Nam, chảy qua ranh giới cực Nam của quận Đức Hoà giữa xă Lương Hoà quận Bến Lức của tỉnh Long An.

Sông Vàm Cỏ Đông và Sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu vào cửa Soài Rạp đổ ra biển. Sông Vàm Cỏ Đông có nhiều nhánh sông nhỏ nên rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa và vật liệu từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến những nơi khác, điển h́nh là tại cảng Bến Kéo rất tấp nập.

Tôi có người bạn rất thân là cựu Trung tá Trần Văn Na làm việc tại Pḥng II Bộ Tổng Tham Mưu của QLVNCH đă thường kể cho tôi nghe về cảnh đẹp và thơ mộng của con sông Vàm Cỏ Đông nầy. Anh Trung tá Na là người được sanh ra tại Tha La quận Trảng Bàng cũng thường kể chuyện chèo thuyền câu cá trên sông và đi du thuyền vào những đêm trăng sáng, lúc ông ấy c̣n trẻ và đất nước c̣n thanh b́nh.

Hai bên bờ sông có những hàng dừa, cau và bụi rậm rất sầm quất, có nhiều bóng mát cho khách du thuyền nghỉ ngơi và ngắm cảnh, nhưng cũng rất thuận lợi cho các đơn vị Việt cộng địa phương tạm ém quân và trú ngụ. Trong những năm chiến tranh lực lượng Việt cộng coi ḍng sông nầy như là con đường huyết mạch để tiếp tế hoặc chuyển quân ban đêm bằng những chiếc thuyền nhỏ. V́ lư do chiến lựợc mà quận Đức Hoà bắt buộc phải xây dựng một đồn canh do ít nhứt một Đại đội Địa Phương Quân trấn giữ để kiểm soát thông lưu. Đồn canh nầy gọi là đồn Cầu An Hạ nằm sát đầu cầu bên lănh thổ Đức Hoà. Bên kia là xă Lương Hoà của quận Bến Lức.

Nhiều lần tôi đă nhờ trực thăng chở tôi, trưởng Ban 3 và nhân viên truyền tin để thám sát hoặc bao vùng hành quân và yễm trợ khi hữu sự cho các đơn vị ĐPQ và NQ hành quân nơi các kinh rạch hay dọc theo theo bờ sông Vàm Cỏ Đông để truy lùng địch quân.

Từ trên máy bay trực thăng nhin xuống thấy ghe thuyền chở hàng hoá và những chiếc đ̣ ngược xuôi tấp nập và nhộn nhịp rất vui lúc ban ngày. Nhưng ban đêm ḍng sông trở nên vắng lặng nhứt là những đêm không trăng sao rất tăm tối tỉnh mịch làm cho ḿnh có cảm giàc hăi hùng. Trên sông nầy về đêm những chiếc tàu tuần của Hải quân sông ng̣i thường hay bị địch bắn bằng B 40 từ hai bên bờ sông. Có một lần BCH đến thăm một đồn NQ sát bờ sông trong vùng xă Hoà Khánh bằng chiếc tàu Fom của Giang đoàn HQ sông ng̣i, khi đến địa điễm VC thường bắn B 40 những xạ thủ trên tàu phải bắn đại bác 20 ly và đại liên xối xả vào hai bên bờ sông hầu VC không thể ngóc đầu lên bắn phá chúng tôi.

Đồn cầu An Hạ

Cây cầu An Hạ đă bị Việt giựt sập từ lâu và đến khi tôi về cây cầu vẫn chưa được sửa lại nên anh em binh sĩ phải bắc tấm ván dài để qua lại bên kia xă Lương Hoà mua thức ăn tiện lợi hơn là vào chợ Đức Hoà bằng con đường độc đạo đất đỏ và hai bên toàn đồng lầy đầy cỏ dại và lau sậy. Mỗi lần BCH Chi khu muốn ra thăm anh em hay thanh tra đồn, NQ phải mở cuộc hành quân nằm đường và rà ḿn bẫy v́ bọn VC có thể gài ḿn và giựt dây cho nổ khi xe Jeep chạy qua.

Đồn An Hạ giữ nhiệm vụ rất quan trong nên mỗi ngày phải có một bán Tiểu đội có mặt tại bến đ̣ để lục soát ghe thuyền, hàng hoá và có khi khám xét cả khách đi đ̣ nếu có ǵ nghi ngờ.

Lính gác cầu nơi đây rất bị căn thẳng tinh thần về đêm v́ Việt cộng có thể tấn công đồn bất cứ lúc nào vào giữa đêm khuya lúc các chiến sĩ ngủ ngon giấc. Nhưng ban ngày lại rất thanh b́nh và nhộn nhịp. Mấy em lính trẻ thường hay tṛ chuyện và chọc ghẹo các cô lái đ̣ trẻ đẹp trong lúc làm phận sự tại bến.

C̣n những em lính gác trên cầu cũng rất vui khi nh́n ghe thuyền và những chuyến đ̣ ngang và đ̣ dọc qua lại tấp nập, rồi thỉnh thoảng buông vài câu chọc ghẹo các cô gái. Cũng đở buồn cho đời Lính mà em !

Vàm Cỏ Đông nước trong xanh biếc
Cô lái đ̣ có biết hay không ?
Anh đứng gác trên cầu nh́n xuống
Sáng đến chiều không mỏi ṃn trông .

Em mộc mạc nhưng dáng trang đài
Vành nón nghiêng che dáng thơ ngây
Khi gặp anh em dừng ngó xuống
Để anh nh́n mắt đen mày dài .

Đă bao lần anh đến làm quen
Anh thương em chất phác hiền hoà
Cầu cây lắc lẻo anh qua lại
Em hẹn hoài mà thẹn chẳng qua .

Chúng ḿnh quen nhau đă lâu rồi ?
Có thương anh em đừng khách sáo
Anh hănh diện em người Vàm Cỏ
Nước thanh b́nh tính chuyện mai sau .

Nguyễn Minh Châu


Việt cộng pháo kích đánh đồn, và vợ chồng tôi thoát chết v́ đạn 82 ly

Đây là chiến thuật cố hữu của bọn Việt cộng nằm vùng. Và tại quận Đức Hoà tôi đă một lần bị thất bại nặng nề trong sự nghiệp làm Quận trưởng của tôi trong tám năm dài đă qua.

Sau khi tôi mới về Đức Hoà được hai tháng th́ được nguồn tin t́nh báo đáng tin cậy của Đại uư Dậu Trưởng Ban 2 Chi khu là chúng sẽ dùng ít nhứt một Đại đội địa phương để đánh úp đồn Nghĩa quân giữ cầu Láng Ven bắc ngang trục lộ chính đi về tỉnh lỵ.

Tôi và ban Tham mưu Chi khu cùng ông Xă Trưởng Hoà Khánh Nguyễn Văn Sáng bèn đến quan sát đồn và t́m cách tăng cường hàng rào chặn và cảnh giác anh em NQ hăy cẫn thận và mỗi đêm nên đặt ít nhứt một toán tiền đồn hầu phát giác trước hành động của chúng. Nhưng tôi cũng nghi ngờ là ông Trung đội trưởng NQ sẽ không thi hành đúng chỉ thị của BCH Chi khu v́ thật ra quân số quá ít do một số vắng mặt bất hợp pháp và đào ngũ nên về đêm các NQ nằm co hết trong đồn mới đủ phiên gác.

Chúng tôi thanh tra đồn cầu Láng Ven xong th́ đúng như nguồn tin là một tuần lễ sau một Đại đội VC kéo đến tấn công vào lúc 1 giờ khuya là giờ các em NQ ngủ ngon giấc. Chúng bắt đầu nổ súng tấn công bắng súng B40, súng Trung liên và AK 47 vào đồn. Trung đội Nghĩa quân với quân số và hoả lực yếu hơn bị thất thủ v́ một số bị thương và chết, một số thoát thân chạy đựoc ra ngoài. Lúc bấy giờ bọn VC hoàn toàn kiểm soất trận địa và đặt chất nổ phá sập nhịp giữa cầu Láng Ven.

Cùng lúc chúng tấn công cầu Láng Ven, một khẩu súng cối 82 ly đặt ngoài b́a ấp B́nh Thuỷ thuộc xă Đức Hoà pháo dồn dập mấy chục quả đạn vào Bộ chỉ huy Chi khu để khuấy rối hầu ngăn chận pháo binh yễm trợ. Khi vợ tôi vừa d́u tôi đi khập khểnh vào cửa hầm chỉ huy xong th́ một trái đạn nổ không xa chúng tôi, bà vội vă nằm xuống khi chưa trở về tới căn hầm trú ẩn trong nhà th́ một trái đạn tiếp theo nổ ngoài cửa hầm truyền tin, nên chúng tôi được vô sự. Sáng hôm sau nh́n thấy quả đạn đă nổ bên cạnh hầm một thước và miển đạn chặt đứt ngang bụi trúc ngoài cửa hầm. Nếu chúng tôi chậm 1 phút th́ chắc chắn là vợ chồng bị tan xương rồi.

Trong khi tôi đă được an toàn trong hầm huy chỉ huy để điều khiển pháo binh bắn trái sáng và bắn chận quanh đồn nhưng mất liên lạc truyền tin với Trung đội NQ, nên tôi rất bối rối v́ vừa lo cho số phận của anh em NQ và lo cho vợ tôi và các con bên nhà không biết sao ?. Sau khi tiếng súng đă yên BCH Chi khu mới liện lạc đựợc vô tuyến và Trung đội trưởng NQ báo cáo là cây cầu Láng Ven bị sập. Sự việc đă an bài, tôi vội vă trở về nhà xem vợ và các con ra sao th́ được biết gia đ́nh tôi được b́nh yên vô sự. Sáng hôm sau vợ và các con tôi di tản về nhà tư tại Thi xă Thủ Đức ở luôn.

Tôi nghĩ rằng tôi c̣n có một căn nhà riêng do lực lượng Đại Hàn xây cất cho để ở lúc tôi làm việc tại Dĩ An. C̣n biết bao nhiêu gia đ́nh chiến sĩ ĐPQ và NQ không nhà cửa phải sống nương náu theo chồng nơi đồn canh thật là nguy hiểm đến tánh mạng cho họ khi bọn VC đến tấn công.

Lúc bấy giờ tôi thật buồn vô cùng v́ không đủ quân số trừ bị của TĐ 327 ĐPQ để tăng cường cho cầu Láng Ven mấy đêm trước đó. Tôi cảm thấy tức tối và hổ thẹn với đồng bào v́ Cầu Láng Ven bị sập th́ xe cộ lưu thông phải đ́ ṿng xa hơn để đến tỉnh lỵ. Hai ngày sau một Đại đội Công binh chiến đấu đến sửa chửa cấp tốc trong một ngày và nhân cơ hội nầy chúng tôi xin vật liệu để tăng cường hệ thống pḥng thủ và thiết lập thêm một đồn phụ bên kia cầu. Từ đấy về sau Trung đội Nghĩa Quân khác đến thay thế được lên tinh thần do vị trí pḥng thủ được kiên cố hơn nên bọn VC không dám đến khuấy rối nữa. Sau đó BCH Chi khu cho Tiểu Đoàn 327 ĐPQ của cố Thiếu tá Phúc hành quân thường xuyên vùng xă Hoà Khánh và phục kích đêm đă gây nhiều thiệt hại nhân mạng cho bọn chúng.

Theo lời của ông Sáng Xă trưởng Hoà Khánh có nhắc nhở tôi là trước khi tôi vế Đức Hoà bọn VC địa phương đă đến tấn công trụ sở của xă nầy hai lần cách đó vài năm, nhưng đều bị lực lượng Cảnh sát của Phân cuộc và các chiến sĩ NQ của phân chi khi cùng các viên chức xă do ông Sang chỉ huy chống trả mảnh liệt. Chúng bị thiệt hại nặng nề phải rút đi.

Chiến thuật phản pháo.

Tôi được tin của Ban 2 và Ban 3 Chi khu cho biết là mỗi lần pháo kích 82 ly vào Chi khu toán súng cối của VC luôn luôn đặt tại ngoài b́a bờ tre ấp B́nh Thuỷ v́ bên ngoài là cánh đồng lúa, c̣n bên trong ấp nhiều cây cối và nhà cửa xan xát khó quan sát để đều chỉnh. Bọn chúng pháo xối xả rồi gắp rút tháo lui nhanh chóng vào làng v́ bọn chúng cũng biết là Chi khu không dám bắn Đại bác vào thôn xóm gây thiệt hại cho đồng bào.

Những thôn ấp xa xôi của quận Đức Hoà đa số là những vùng xôi đậu nên t́nh báo nhân dân của chúng đều báo cho chúng biết địa điễm của những toán phục kích đêm của NQ quân hay ĐPQ để chúng tránh né và không xuất hiện pháo kích.

Tôi bèn nghĩ ra phương pháp phản pháo thật nhanh hầu tiêu điệt khẩu súng cối của chúng bằng cách lấy chính xác toạ độ địa đễm mà VC có thói quen đặt súng nơi đó. Tôi chỉ thị cho ông Trung đội trưởng Pháo binh mỗi đêm cho nạp đạn sẵn vào một khẩu 105 ly và hướng về nơi đặt súng cối. Khi nghe ba tiếng súng báo hiệu của cḥi canh bên đường cạnh trường Trung hoc th́ Khẩu đội trưởng tự động cho phản pháo bằng đạn nổ chụp ngay khẩu cối của chúng và 5, 10 trái nổ chạm ngoài đồng cách khẩu 82 ly khoản 50 thước.

Kết quả lần bọn chúng pháo kích sau cùng là chúng tôi đă làm bể khẩu súng 82 ly và chúng đă để lại nhiều vết máu của những tên bị chết và bị thương được chúng mang đi. Từ đấy về sau bọn VC không c̣n pháo Chi khu bằng cối 82 ly nữa mà pháo vào Chi khu chúng tôi bằng Hoả tiễn 122 ly từ hướng bên kia sông Vàm Cỏ Đông ngoài tầm bắn của đái bác 105 ly của quận.

Trận phục thù tại đồn cầu An Hạ và cũng là lần thứ nh́ tôi thoát chết.

Đồn cầu An Hạ có nhiệm vụ rất quan trọng nên bọn VC coi như là cái gai chận ngay yết hầu của bọn chúng nên với mọi cách chúng phải tiêu diệt cho bằng được đơn vị giữ cầu nầy. V́ thế BCH Chi khu rất quan tâm, luôn luôn cho một Đai đội của TĐ 327 ĐPQ trấn giữ. Đại bác 105 ly của Chi khu thường bắn quấy rối và trái sáng vào những đêm thật tối trời.

Vào khoảng gần tháng 10 DL năm 1974 một Đại đội địa phương VC và một toán đặc công kéo đến tấn công đồn Cầu An Hạ. Bọn chúng đánh từ 3 mặt : hai bên đồn và bên kia sông Vàm Cỏ Đông bằng vũ khí đủ loại. Trong khi đó toán đặc công lội sát vào hàng rào pḥng thủ dưới sông, cắt giây kẻm gai để xâm nhập vào và dùng lựu đạn và chất nổ mang đầy thắt lưng hầu phá sập các vị trí pḥng thủ của đồn.

Nhờ sự canh gác cẫn thận và sự chống trả kịp thời rất dũng cảm và mănh liệt bằng vũ khí cơ hữu của Đại đội giữ cầu với sự yễm trợ của pháo binh Chi khu bắn chận quanh đồn và bắn trái sáng, các chiến sĩ thấy rơ như ban ngày và có thể bắn hạ từng tên một. Sau hai tiếng đồng hồ bị chống trả dữ dội, ĐĐ VC bị đẩy lui để lại nhiều xác chết kể cả những xác c̣n dính trên hàng rào kẻm gai cách chu vi đồn không xa.

Mỗi lần đồn bót bị VC tấn công là Quận trưởng phải có mặt tại đài chỉ huy để liên lạc với đồn trưởng hầu nắm vững t́nh h́nh trận chiến mà yễm trợ, cho nên các chiến sĩ cũng vững tinh thần chiến đấu.

Sáng ngày hôm sau, tôi lái xe Jeep dẫn chiếc xe của Đại tá Tỉnh trưởng đi thăm viếng anh em để khen thưởng, khích lệ các chiến sĩ đă dũng cảm đánh thắng cuộc tấn công của VC đêm hôm qua. Đây là trận phục thù cho trận thất thủ cầu Láng Ven do NQ trấn giữ.

Trước khi đi, vào lúc sáng sớm tôi đă cho một Trung đội NQ mở đường và rà ḿn bẫy kỷ lưởng đến cầu An Hạ. Được báo cáo là con đường đă an toàn và các binh sĩ nằm lại dọc hai bên đường để bảo vệ an ninh cho đoàn xe.

Hai chiếc xe Jeep đi và về đều vô sự. Buổi chiều hôm đó, trên đường rút về Trung đội trưởng NQ báo cáo cho BCH Chi khu biết là có phát giác một quả ḿn chống chiến xa dưới vũng nước bên lề đường ngay trước miễu của cố Đại tá Thành, vị cựu Tỉnh trưởng đă bị tử thương v́ trái ḿn loại nầy mấy năm trước đây. Cả một ngày dưới sức nóng nắng nóng gay gắt, vũng nước khô động lại đưa lộ trái ḿn đă bị xe Jeep cán gẫy ng̣i mà không nổ. Nếu trái ḿn nầy nổ tung th́ tất cả những người trên xe do tôi cầm tay lái, bên cạnh là TT Trân TĐT 327, Trưởng Ban 2 , Ban 3 và nhân viên truyền tin và tài xế sẽ bị tan thây. Nhiều người ở quận tin rằng nhờ sự linh hiển của cố Đại tá Thành đă phù hộ chúng tôi được vô sự.

Trung đội trưởng NQ xin phép tôi cho gở ḿn lên, nhưng tôi từ chối và ra lịnh gài lựu đạn cho nổ. Con đường hư ḿnh sửa lại được hơn là bị VC gài chất nổ phía dưới sẽ gây thương vong cho các anh em NQ. Trái ḿn đă đào phá một lổ tṛn bằng miệng giếng và sâu khoảng hơn một thước.

Lúc nầy TT Tôn Thất Trân về chỉ huy thay thế TT Phúc đi học tham mưu. Hai ông Phúc TĐT trước và ông Trân TĐT sau đều cầm binh rất giỏi nên Tiểu Đoàn 327 đă gây nhiều tổn thất nặng nề cho các đơn vị VC tại quận Đức Hoà trong các cuộc hành quân và phục kích.

Cả hai ông đều hy sinh vào ngày cuối cùng sau khi có lịnh đầu hàng. Ông TT Trân bị VC hạ sát v́ ông chống cự lại khi bị chúng bắt và bị chôn vùi mất xác măi đến năm 2007 mới t́m lại được do người nông dân đă chôn dấu ông chỉ điểm cho gia đ́nh ở Saigon đến lấy hài cốt.

Đây là một trường hợp điển h́nh của cố TT Trân. Trong mấy mươi năm chiến tranh tương tàn giữa hai miền Nam Bắc có biết bao nhiêu chiến sĩ QLVNCH đă bị thương tàn phế và rất nhiều anh hùng đă gục ngă nơi chiến trường. Những người c̣n xác được mang về với vợ con để được an táng tại Nghĩa trang Quân đội. Và cũng không ít chiến binh bị mất xác rồi bị chôn vùi đâu đó thật đau thương. Họ là những chiến sĩ vô danh, những Anh hùng
Không lưu tên tuổi.

Mai em có về thăm mièn đất ấm
Hăy nhặt giùm anh nắm đất bên đường
Chỉ con cháu ḿnh màu đất quê hương
Đất tẩm nhiều máu của người lính chiến .
----
------
Mai em có về thăm miền đất ấm
Thăm giùm anh nấm mộ hoang bên đường
Của những anh hùng chiến sĩ đáng thương
Trọn cuộc đời hiến thân cho tổ quốc.

Trich hai đoạn trong bài thơ “ Mai Em Về “ Nguyễn Minh-Châu


Buổi cơm thân mật Hậu Nghĩa

Tôi có kể lại câu chuỵên trái ḿn không nổ cho bà cố ĐT Thành và cháu Hương, ái nữ của hai ông bà nghe trong buổi cơm tối vào tháng 8 DL 2008 do chị Mă Sanh Nhơn và hai vợ chồng cháu Nguyễn Vạn B́nh và Mă Phương Liễu đăi phái đoàn Hậu Nghĩa, gồm có ĐT Soạn vị Tỉnh trưởng sau cùng, ông Nguyễn Thành Toán Hội trưởng, ông Quận Ngô Trảng Bàng, ông Thiếu tà Cảnh sát Cúi, ông bà TT Đổ XDNT Hậu Nghĩa và vợ chồng chúng tôi tham đự. Cháu Liễu là ái nữ của ông bà Mă Sanh Nhơn, cựu Tỉnh trưởng Hậu Nghĩa kiêm Trung đoàn Trưởng TRĐ 49 của Sư đoàn 25 BB trước kia.

Hai cháu B́nh Liễu ở chung với chị Mă Sanh Nhơn trong ngôi nhà rất đẹp nhưng có tới 3 tầng. Từ ngoài vào cửa phải lên nhiều bậc thang nên phài kê tấm ván để di chuyển rất khó khăn cho chiếc xe lăn điện của tôi. Khi vừa vào tới từng dưới tôi hỏi ngay cháu Liễu pḥng ăn ở đâu, Liễu chỉ trên lầu. Tôi lắc đầu ngay và nói xin lỗi chị Nhơn cho tụi em thăm chị một chút rồi xin kiếu v́ xe lăn điện nặng lắm không thể bê lên lẩu được đâu. Nhưng cả chủ nhà và khách đều nhứt định muốn vợ chồng tôi ở lại dùng cơm.

Tất cả đều nghĩ ra kế khiêng tôi lên lầu bằng cách để tôi ngồi trên cái ghế do bốn ông Hậu Nghĩa khiêng lên rồi sẽ khiêng xuống sau khi buổi tiệc tàn. Tôi thật hổ thẹn vô cùng v́ bao nhiêu cặp mắt châm châm nh́n vào tôi v́ sợ tôi té. Đêm hôm ấy tôi cũng sợ xảy ra tai nạn thật v́ cứ tưởng tượng như tôi ngồi trên cái ghế với một chân c̣n vững chắc và ba chân c̣n lại đă lỏng lẻo v́ quá cũ kỷ.

Lư do tôi sợ là v́ chỉ có ông Hội trưởng của tôi c̣n tương đối khoẻ mạnh. Ông Đổ và ông Cúi th́ ốm yếu lưng c̣m, ông Quận Ngô th́ bị bịnh run tay và mái đầu đă bạc phơ. Lỡ ba ông cũ kỷ nầy bị cụp xương sống th́ tôi biết nói làm sao với mấy bà vợ ?

Bửa ăn thật ngon do tài nấu ăn khéo của chị Mă Sanh Nhơn. Chị không muốn đăi chúng tôi ở nhà hàng. Chị muốn do tay chị làm và có không khí gia đ́nh tốt hơn.

Nhưng đây là lần đầu tiên tôi đi ăn một bửa tiệc thật kỳ cục ! Tôi buồn lắm !
Ngày xưa Tổng Thống Thiệu có nói rằng “ mất nước là mất tất cả “ Hôm nay tôi nhận thấy rằng mất sức khoẻ cũng chẳng c̣n ǵ !

Ta ngồi soi bóng giữa đêm Đông
Ngắm nh́n thân xác se thắt ḷng
Tay xưa cầm súng nay đă mất
Hai chân cũng liệt có như không !

Trích bài thơ Soi Bóng - Nguyễn Minh-Châu


Các anh em chiến hữu ĐPQ, NQ, CSQG, XDNT, LLNDTV và các viên chức Quận, Xă và Ấp thân mến,

Trong 21 năm chiến tranh điêu tàn bọn CS chủ trương lấy nông thôn bao vây thành thị, cho nên chúng thường xuyên đánh phá các Xă Ấp.

Để bảo vệ hậu phương được vững chắc mà các thành phần chiến sĩ đia phưong, lực lượng bán quân sự và nhân viên Quận, Xă và Ấp phải chiến đấu không ngừng cả ngày lẫn đêm để b́nh định lănh thổ, đem lại an ninh cho đồng bào.

Rất nhiều người trong mọi thành phần đă bị thương và gục ngă nơi chiến trường ở hậu phương mà ngày nay hầu như họ bị lăng quên. Họ thật sự là những anh hùng vô danh và thầm lặng.

Tôi thương anh lính Nghĩa Quân
Ngày đêm diệt giặc giữ yên xóm làng
Cuộc sống vất vả nghèo nàn
Nhưng anh vui vẻ giữ làng quê hương .

Tôi thương anh lính Địa Phương
Bính định lănh thổ phố phường an khang
Thân anh cũng lắm gian nan
Quyết tâm diệt cộng dă man đê hèn .

Tôi thương chiến sĩ Áo Đen
Xây dựng thôn ấp thân quen dân làng
Mặc dầu không được vơ trang
Nhưng bọn cộng sản nể nang anh nhiều .

Chiến sĩ thầm lặng mến yêu
Các anh không được kể nhiều công lao
Qua lời báo chí hô hào
Nhưng dân quí mến đâu nào có quên .

Muôn đời dất nước nhớ tên
Các anh đáng được ghi lên bảng vàng
Ngày nào đất nước b́nh an
Ta về thăm lại xóm làng năm xưa .

Chiến hữu Nguyễn Minh-Châu
( Chiến sỉ áo đen cũng gồm có viên chức Quận, Xă và Ấp )


Quư đồng hương quận Đức Hoà và tỉnh Hậu Nghĩa thân mến,

Miền Nam thân yêu đă bị mất đến nay gần 35 năm. Lúc bấy giờ những chiến sĩ và nhân viên c̣n trẻ đă từng cộng tác với tôi nay chắc cũng gần sáu mươi, c̣n những người cao niên hơn th́ nay cũng quá thất thập rồi mà nước nhà vẫn c̣n Cộng sản. Khi đất nước được tự do dân chủ chúng ḿnh trở về chắc là buồn lắm !

Tôi mong về thăm làng xă cũ
Bao nhiêu c̣n, bao nhiêu đă khuất
Ai c̣n sống chân yếu lưng c̣m
Ôm nhau mừng nước mắt rưng rưng !?

Trích bá thơ “ Tôi Mong Về “ – Nguyễn Minh-Châu

Trước khi chấm dứt bài viết nầy tôi xin nghiêng ḿnh tưởng niệm những Anh hùng vị quốc vong thân và xin chia sẽ nỗi ḷng đắng cay của gia đ́nh họ. Bên nây xứ Mỹ hội Gia đ́nh Nghĩa vẫn c̣n tiếp tục gởi quà Tết hằng năm về cho Phế binh và cô nhi quă phụ để anh em và gia đ́nh đón mừng Xuân mới và tôi nghĩ rằng các anh chị em cảm thấy được an ủi phần nào và hiểu rằng cuộc đời bất hạnh của anh chị em không bị lăng quên.

Anh và tôi cùng chung một kiếp số
Anh cụt một gị, tôi mất một tay
Từ tháng Tư ấy vận nước đổi thay
Ḿnh bị bỏ lại cuộc đời tăm tối .

Cộng sản đoạ đày chiến binh vô tội
Anh có nhiều tiền t́m đường vượt biển
Tôi nghèo ở lại đói khổ triền miên
Nhưng t́nh Hậu Nghỉa tôi c̣n nhung nhớ .


Trích bài thơ “ Anh và Tôi “ Nguyễn Minh-Châu

Nguyễn Minh Châu cựu QT Đức Hoà
San José, CA ngày 1 tháng 10 DL 2008

 

[_templates/thtqlcvn-footer.htm]