Người Tù Về Từ
Yên Bái
( Trích trong hồi kư Cuộc Đời Đổi Thay )
Tóm tắt sơ lược về các trại tù cải tạo.
Tôi c̣n nhớ là những sĩ quan cấp bực Trung tá phải tŕnh diện tại
trường học Don Bosco, G̣ Vấp trong ba ngày từ 14, 15 và 16 của tháng
6 năm 1975. Tôi tŕnh diện ngày giữa để không sớm mà cũng không trể.
Chúng tôi ngoan ngoản như những con cừu non mang theo đủ số thuốc
men, đồ đạt và tiền để học tập ba tháng rồi sẽ trở về với gia đ́nh (
theo thông cáo ). Vợ tôi đă khuyên tôi trốn về quê hoặc nơi nào khác
một thời gian rồi sẽ tính sau. Nhưng v́ sự đi đứng của tôi khó khăn
( chống gậy ) và hơn nữa với 21 năm trong Quân đội và Hành chánh nên
được nhiều người biết sẽ dễ bị lộ tông tích. Tôi cũng sợ liên luỵ
đến vợ con nếu tôi không ra tŕnh diện.
Trong thời gian chờ thanh lọc, bọn CS nhốt chúng tôi tại trại Long
Giao, căn cứ của Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh. Nơi đây tôi
có gặp gỡ nhiều chiến hửu cùng cấp bực và nhiều vị Chỉ huy cũ của
tôi như cựu Đại tá Tôn Thất Soạn, một Chiến đoàn trưởng TQLC đă lập
nhiều chiến công hiển hách trong thời gian ông chỉ huy các Tiểu Đoàn
TQLC hành quân trên 4 miền Chiến thuật. Sau cùng ông là Tỉnh trưởng
Hậu Nghĩa khi tôi làm Quận trưởng Đức Hoà. Ông cũng được mọi thành
phần Quân Cán Chính mến thương như lúc ông c̣n là Chiến đoàn trưởng
v́ tính hiền hậu và nhă nhặn của ông ấy. Tôi không bao giờ quên và
tội nghiệp cho một anh hùng lỡ vận. Mới vài tháng trước đây ông là
một vị Tỉnh trưởng Hậu Nghĩa uy quyền, hôm nay thấy ông vác củi rừng
và mặc bộ đồ Kaki vàng lượm được đâu đó đă rách tả tơi. Tôi rất xúc
động và câm hờn. Tôi nghĩ rằng tinh thần của Đại tá Soạn cũng như
tôi lúc bấy giờ c̣n tả tơi hơn bộ đồ Kaki rách ră rời nầy nữa. Ôi !
một thời oanh liệt nay đă tiêu tùng theo vận nước !
Trước khi chở ra Bắc bọn CS đưa tất cả sĩ quan từ cấp Tướng đến cấp
Tá về trại tù Suối máu mà trước kia Chính quyền miền Nam giam tù
phiến cộng. Nơi đây trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, bọn chúng có
giường ngủ, chăng màn đầy đủ. Chúng được ăn uống theo tiêu chuẩn
quốc tế cho nên tên tù việt cộng nào cũng mập béo. Các phái đoàn Mỹ
và ngoại quốc đến thăm viếng thường xuyên. Chúng được xây cất nơi
thờ phượng cho mọi Tôn giáo. Khi chúng tôi vào trại Suối máu th́
những căn trại trống không, phải nằm đất và cơm ngày hai bửa với
canh rau nấu muối hột, thỉnh thoảng có chú cá loại rẻ tiền hôi tanh
khó ngữi. Có một lần bọn CS cho chúng tôi ăn hủ tiếu đă lâu ngày bị
đóng meo nên hầu hết anh em tù đều bị kiết lỵ, một số người bị chết
v́ không có thuốc trị. Vấn đề vệ sinh rất là bẩn thiểu, tồi tệ.
Nhưng chẳng thấy phái đoàn nào đến thăm chúng tôi. Tôi c̣n nhớ là
vài tháng trước ngày 30-4-75 phái đoàn của ni sư Huỳnh Liên vv… đă
gây khó dễ với chính quyền Tổng Thống Thiệu là phải được vào thăm
bọn việt công bi giam tại Suối máu. Khi chúng tôi vào trại nầy các
nơi thờ phượng đều bị bọn man rợ phá đập phá, các tượng Phật, tượng
Chúa đều gẫy nát, không khác nào bị bọn ma quỷ phá nhà chay.
Mỗi buổi sáng chúng tôi cố phóng tầm mắt xa ra ngoài lộ xem có thấy
bóng dáng vợ con ḿnh lai vảng hay không cho thoả ḷng nhung nhớ !
v́ CS đâu cho thăm nuôi.
Tại Suối máu tôi rất mừng gặp lại một đồng nghiệp sau cùng ở tỉnh
Hậu Nghĩa là cựu Trung tá Bùi Văn Ngô, một vị quận trưởng lâu năm ở
đây. Tôi đă được thuyên chuyển từ Dĩ An về Hậu Nghĩa hơn một năm rồi
lại được trở về Dĩ An một tháng cuối cùng. Nhưng tôi cũng biết ông
là một Quận trưởng có khả năng, luôn nghĩ đến binh sĩ và hiền hoà dễ
mến. Tôi xin hết ḷng cám ơn ông Ngô đă tận t́nh giúp bạn bè lúc khổ
nhọc v́ mỗi chiều sau giờ cơm ông hay rủ tôi cùng đi tắm để ông xách
nước giếng dùm tôi v́ bàn tay mặt của tôi đă bị tàn phế do thương
tích. Ông Ngô và gia đ́nh đi diện HO, các con nay đă thành gia thất
và thành công trên xứ người. Vợ chồng chúng tôi xin chúc mừng hai
ông bà và các cháu. Mỗi khi anh em có dịp gặp nhau là kể cho nhau
nghe về quận cũ, chiến trường xưa và cũng không quên được chuyện tù
cộng sản vô cùng nhục nhă khó quên.
Đoạn đường xuôi Nam.
Sau một năm bị giam cầm trong Nam và hai năm ở miền Bắc, bọn CS thả
những người tù già yếu và bệnh tật trong đó có tôi mà bọn chúng thấy
không c̣n lao động đươc nữa và bọn chúng nghĩ rằng có thả về nhà
chúng tôi cũng sẽ chết thôi.
Trước khi được thả về bọn bộ đội CS ban chỉ huy trại tù Yên Bái trả
lại quần áo mà chúng tôi mang theo lúc tŕnh diện để học tập “ ba
tháng “ theo thông cáo. Tôi lấy bộ đồ mà tôi đă mặc đi tŕnh diện ở
G̣ Vấp mặc thử xem ra sao. Khi vừa mặc chiếc quần tây vào th́ cái
quần bị tuột xuống tới chân làm cho tôi sững sờ v́ không ngờ tôi ốm
tới thế nầy và mấy anh bạn tù cùng láng cười rộ lên khi nh́n thấy
cái thân người khoả thân của tôi nó teo nhách từ trên xuống dưới !
Trong mấy năm tù có nh́n thân ḿnh trong kiến soi bao giờ mà biết
được cái độ gầy ốm của thân người ḿnh ra sao? mặt mày của ḿnh như
thế nào? Mấy năm đầu bọn cộng sản không cho gia đ́nh thăm nuôi và
tiếp tế lương thực nên anh em tù bị đói tả tơi, có người không chịu
nổi cái đói đến kiệt sức mà chết.
Những người mập mạp lại càng tiều tuỵ hơn chúng tôi nhiều và càng dễ
chết do thiếu dinh dưởng. Hôm ngày tập trung về Đoàn để chuẩn bị về
Nam, một cựu Đại uư LLĐB đến chào hỏi tôi mà tôi không thể nh́n ra
ông ấy là ai. Ông ấy bèn nói rằng :
- Anh Năm (
Colonel ) không nhận ra em sao? em là Đại uư M… mập đây.
Lúc bấy giờ
tôi mới nhớ ra ông, v́ ngày xưa ông rất mập và bụng to đến đổi khi
ông ngồi lái xe Jeep là cái bụng bệ vệ và nặng nề của ông đụng tới
cái volant xe. Ông ta bèn dở áo lên cho tôi xem cái bụng của ông có
nhiều miếng da xếp lại không khác nào cây đàn Accordéon. Gương mặt
tṛn trịa của ông năm xưa nay bị hóp lại trong thật năo nề !.
Mọi người tù đều ốm yếu như nhau nên tôi cũng không nhận định được
thân người của tôi nó gầy ṛm như thế nào?. Khi đến đón tôi được thả
về tại cổng thành Ông Năm G̣ Vấp, vợ tôi chỉ nh́n ra tôi nhờ tôi
chống gậy đi khập khểnh từ sau ngày tôi bị thương tại vùng giới
tuyến vào cuối năm 1966, lúc tôi c̣n là Tiểu đoàn Phó TĐ3 Sói biển.
Toán đầu được thả ra là những sĩ quan thuộc ngành chuyên môn như
hành chánh hay kỷ thuật. Trong toán nầy có một anh Thiếu tá nghành
Quân nhu, khi vùa tới cổng trại anh nh́n thấy bà vợ đang ngơ ngác
nh́n tám người tù đi ra mà không nhận dạng được chồng bà. Anh ấy bèn
lên tiếng :
- Em ! anh là
T..đây.
Bà vợ nh́n
chồng quá t́u tuỵ và xúc động đến ngă quỵ. Anh Thiếu tá cũng khóc
sụt sùi nức nở nên bị giữ lại cho trở vào trại để lên lớp cùng với
chúng tôi đang mong chờ đợi phiên về kế tiếp.
Tên quản giáo nói rằng :
- Đảng và nhà
nước với chánh sách khoan hồng đă nuôi các anh ăn học rất chu đáo để
trở thành công dân tốt, chứ nhà nước đâu có hành hạ mấy anh đâu mà
tại sao các anh lại tủi thân mà khóc với vợ con ?
Tôi bực ḿnh
và nói thầm : "Chúng tao đâu có chém trâu đốt nhà như loài cộng sản
chúng mầy mà được bọn bây giáo dục để trở thành công dân tốt ?".
Nghe mấy câu nói nhàm tai nầy tôi càng tức sôi gan và tôi nghĩ rằng
chắc quư vị cũng rất bực ḿnh nghe tôi kể lại câu chuyện nầy.
Bọn cộng sản thả những người trong nhóm chúng tôi làm năm đợt, mỗi
đợt tám người và cách nhau mỗi đợt một tuần lễ. Cứ sáng thứ ngày thứ
năm trong tuần là anh em tù hồi họp chờ dợi tên cán ngố đến gọi tên
ḿnh và dẫn ra cổng trại. Sống với bọn nầy lúc nào cũng hoang mang
và đầu óc luôn luôn bị căn thẳng !
Một cựu Trung tá Pḥng Nh́, lúc bấy giờ đă bảy mươi hai tuổi c̣n bị
giữ lại với tôi sau khi toán cuối cùng đă được về hai tuần qua rồi.
Điều nầy làm cho ông và tôi rất đắn đo v́ tên thủ trưởng trại chẳng
cho biết lư do tại sao ? mà chúng tôi cũng chẳng dám hỏi. Ông ấy tự
suy đoán và nói với tôi rằng :
- Có lẽ tôi là
nhơn viên pḥng nh́ c̣n cậu làm quận trưởng lâu năm, chắc chúng ḿnh
thuộc thành phần nhiều tội ác ôn ( đây danh từ của bọn cộng sản gán
ghép cho những người của chế độ miền Nam ) .
Thật là nhứt
đầu với lối khủng bố tinh thần của lũ cộng sản.
Về đến nhà tôi nh́n vào kiến thấy người tôi chỉ c̣n da bọc xương,
hai xương vai nhô ra, đưa bộ ngưc oméga sâu hỏm, mặt mày xanh xao
như tào là chuối trông giống như người mắc bịnh Aids Disease mà bên
Việt Nam gọi là bịnh Sida. Đứa con trai út của tôi tám tuổi hỏi mẹ
nó sao ba bây giờ không giống ba mấy năm trước vậy ? Tôi buồn muốn
rơi nước mắt v́ tủi thân và nghĩ rằng không biết tôi có thể khoẻ
mạnh lại như xưa không ? Khi đi tŕnh diện tôi cân nặng 65 kư, bây
giờ chỉ c̣n 40 kư. Tôi không biết rằng có được hồi phục sức khoẻ để
nuôi bản thân tôi và lo cho gia đ́nh nổi không ? v́ biết rằng tôi
phải lao động cày cuốc theo chánh sách của bọn chúng khi được thả về
với gia đ́nh.
Lần nầy chúng tôi được chở về Nam bằng xe lửa từ Yên Bái đến Vinh ,
rồi từ Vinh đi bằng xe đ̣ trong Nam ra đón chở thẳng về thành ông
Năm, quận Hóc Môn. Trên đoạn đường về Nam chúng tôi được di chuyển
bằng xe lửa như hành khách hạn rẻ tiền nhưng thoải mái hơn lần bị
chở ra Bắc bằng tàu Sông Hương từ bến Tân cảng Sàig̣n đến Vinh, rồi
từ Vinh đi xe lửa ra Yên Bái trong điều kiện quá khổ sở v́ chúng tôi
bị nhốt như súc vật.
Trên đoạn đường từ phía Nam cầu Hiền Lương ngay vĩ tuyến 17, về tới
Saigon, tôi được nh́n thấy lại những phong cảnh và địa danh mà đơn
vị TQLC chúng tôi đă hành quân qua trong những năm chinh chiến và
không khỏi ngậm ngùi khi thấy và nhớ lại những mặt trận chạy dài
theo Quốc lộ số 1 mà anh em chiến sĩ cùng tôi đă một thời tung
hoành, oanh liệt và đă cùng sống chết bên nhau trong các trận đánh
đẫm máu với quân cộng sản Bắc Việt. Lúc bấy giờ tôi thật xúc động và
buồn lắm ! C̣n một điều nữa làm cho tôi rất buồn và luyến tiếc là
quê hương ḿnh rất đẹp mà để quân cộng sản vào gây chiến tranh tàn
khóc và gây biết bao cảnh đổ nát điêu tàn, biết bao gia đ́nh phải
điêu linh.
Đến thành phố Huế hai anh bộ đội cho chúng tôi xuống xe để ăn trưa.
Đồng bào hay tin tù cảo tạo được về Nam từ các trại tù miền Bắc đă
đổ xô tới bao vây chúng tôi. Các bà cụ già và các phụ nữ nh́n thấy
chúng tôi mặt mày xanh xao hốc hác, bơ phờ và ốm gầy nên động ḷng
khóc nức nở. Chúng tôi bị cấm không cho tiếp xúc với đồng bào, nhưng
khi nh́n qua ánh mắt của mấy bà tôi hiểu là các bà rất thương cảm
chúng tôi và họ h́nh dung bóng dáng chồng con hay anh em của họ cũng
tiêu điều như chúng tôi vậy, nên họ mủi ḷng không cầm được nước
mắt. Có một bà cụ chửi khe khẻ rằng :
- Đồ quân khốn
nạn ! chúng bay đày đoạ mấy người cải tạo ra nong nỗi nầy !
Một điều làm
cho tôi luyến tiếc là phố Huế ngày xưa thanh b́nh thơ mộng, nay sao
tôi thấy tiêu diều buồn tênh ! Có lẽ phố Huế cũng buồn theo vận nước
?
Anh em chúng tôi chia ra từng toán vào các quán ăn cạnh nhau trên
một đường phố. Các người chủ quán đều không tính tiền và c̣n cho
uống beer và nước ngọt thật ngon lành v́ mấy năm nay đâu được có
những thứ nầy.
Ngồi trên xe đ̣ đi tiếp về Saigon, chúng tôi nghe các anh lơ và tài
xế chữi xỏ chữi móc chế độ cộng sản thậm tệ bất cần hai anh bộ đội
đi theo chúng tôi. Nhưng lúc ấy tinh thần chúng tôi bị sa sút sau
mấy năm trong tù luôn bị đe doạ, bị khủng bố và hoang mang thành ra
nhút nhát nên nghe họ chữi rũa anh em chúng tôi cũng ngại lắm. Một
anh bạn tù cắt ngang những lời trách oán của anh lơ xe và hỏi anh lơ
rằng :
- Lúc nầy nước
nhà được giải phóng và được thống nhứt chắc là đồng bào ḿnh có cuộc
sống ấm no lắm phải không?
Tôi nghĩ là
anh bạn tù nầy muốn hỏi để cho anh lơ ấy không chữi nữa v́ sợ ảnh
hưởng không tốt cho anh ta, chứ chúng tôi cũng biết dân miền Bắc khổ
và đói rách lắm dưới sự cai trị của bọn bạo tàn cộng sản đă mấy mươi
năm qua, làm ǵ mà dân Nam có được sung sướng ?. Nhưng anh lơ lại
nói thêm :
- Giải phóng
cái con mẹ ǵ, giải phóng là phỏng… đó mấy ông ơi !. Dân khổ chết
cha đi mấy ông, muốn mua gạo ăn phải tŕnh hộ khẫu và đăng kư, mua
thứ ǵ cũng không có để mà xài, vật giá leo thang và đồng tiền rẻ
mạc v́ bị mất giá.
Xe đ̣ chở chúng tôi đi qua thành phố HCM đến G̣ Vấp rồi từ từ vào
thành Ông Năm là trại giam sĩ quan cấp uư. Tôi rất ngậm ngùi khi
thấy quan cảnh điêu tàn và buồn tẽ , các cừa hàng khang trang của
Sài G̣n năm xưa đều đóng của. Thủ đô Sàig̣n ngày nay không phải như
trước năm 1975 mà lúc xưa được gọi là ḥn ngọc Viễn đông .
Ḷng
măi u buồn nhớ Sài G̣n
Tên ấy không c̣n với nước non
Sài G̣n mất tên trong sử sách
Giặc Cộng vào bôi dấu bia son .
Sài G̣n trải qua cơn hỗn loạn
Tự do, hạnh phúc cũng chẳng c̣n
Ḥn ngọc Viển Đông nay tan biến
Ḷng măi u buồn tiếc Sài G̣n .
MC
Khi chúng tôi vừa mới tới thành Ông Năm, tên thủ trưởng trại chịu
trách nhiệm toán chúng tôi nói rằng :
- Các anh học
tập tốt được cách mạng cho về đây ăn học tiếp.
Tôi nói thầm :
"Tốt chỗ nào? Lao động khổ sai đói rét muốn bỏ mạng mà gọi là học
tập, bọn chúng mầy lúc nào cũng nói láo". Đầu óc chúng tôi rất hoang
mang không biết c̣n phải ở tù thêm bao lâu nữa ? hay lại chuyện ǵ
sẽ xảy ra đây?, trong khi tên trưởng trại tù Yên Bái đă nói rằng
chúng tôi được về sớm v́ lư do già yếu, bịnh nặng gần chết và tàn
phế vv… Thật là chánh sách của đảng dạy bọn chúng mầy là nói láo,
nói lao từ trên xuống dưới và nói láo từ nơi nầy đến nơi khác.
Trước khi chúng tôi được về có anh Trung tá H…, tuỳ viên quân sự của
toà Đại sứ Việt Nam Cộng Hoà tại nước ngoài và một số tù cải tạo ở
chung trại số 1Yên Bái với tôi được chúng bảo chuẩn bị hành trang để
được thả về. Nhưng một thời gian sau đó anh em đi vào rừng gặp lại
anh H… đang lao động với anh em của trại khác. Một anh tù đă hỏi
rằng :
- Sao anh H…
c̣n ở đây? Chưa về với gia đ́nh sao?
Anh H… khe khẻ
chữi thề :
- Đồ bọn nói
láo, mấy anh đừng có tin chúng nó.
Nhớ lại câu
chuyện nầy tôi càng hoang mang lắm mặc dù đă về trong Nam rồi, nhưng
tôi nghĩ rằng dù sao đi nữa về đây ở tù thêm cũng được gần gia đ́nh
và khí hậu ấm áp hơn.
Nỗi lo âu và tinh thần bị khủng hoảng khi về với gia đ́nh.
Về nhà mừng vui được sum hợp gia đ́nh nhưng không khí rất là ngộp
thở v́ những tên công an khu vực tới nhà xét bất cứ lúc nào. Lúc bấy
giờ những tù cải tạo khi được thả về gia đ́nh phải tŕnh diện mỗi
tuần hoặc hai tuần hoặc mỗi tháng một lần tuỳ ư của bọn công an địa
phương. Vợ tôi phải đi báo cáo ngay cho công an khu vực khi vừa về
tới nhà. Ngày hôm sau tôi phải tŕnh diện đồn quân trấn Thủ Đức và
sau đó mỗi tuần một lần. Tôi nghe nói tên công an trưởng đồn quân
trấn lúc trước là anh thợ vá vỏ xe đạp tại chợ Thủ Đức. Tôi không
bao giờ có ư chê bai hay khi dễ những người ít học. Tôi rất thông
cảm hoàn cảnh sống nghèo khổ của mỗi người, và không khi dễ những
người ít học, nhưng tôi rất bực ḿnh thái độ đă vô học lại c̣n vô
giáo dục với bản chất hèn hạ và nhỏ mọn của quân cộng sản như lũ
chém trâu đốt nhà và ăn hại đồng bào.
Mỗi lần tôi tŕnh diện, tên nầy luôn luôn có cái bản mặt mày hằn học
với tôi lắm, v́ theo giấy ra trại hắn biết tôi trước năm 1975 là
Quận trưởng Dĩ An, Biên Hoà và quận Đức Hoà, Hậu Nghĩa. C̣n tên công
an khu vực cứ mỗi ngày đến kiểm soát tôi và hắn ta nói rằng :
- Tôi tới thăm
anh Châu khoẻ không? và tiến bộ ra sao sau khi cách mạng nuôi ăn học
một thời gian.
Tôi tức căm
hờn với những câu nói nầy v́ bị bọn cộng sản chúng nó đày đoạ gần
chết mà nói ăn học cái ǵ ?. Chúng tôi đă nhiều lần nghe những lời
nói y rập một khuôn của bè lũ nầy từ lúc vào Long Giao đến trại Suối
màu rồi ra Yên Bái. Tên công an khu vực thường đến nhà đúng lúc vợ
tôi đi chợ về là hắn lục lạo vào giỏ đi chợ xem vợ tôi đă mua thứ ǵ
để theo dơi hằng ngày ḿnh ăn món ǵ, nhưng hắn nói trớ là xem vợ
tôi có mua đủ thức ăn cho tôi bồi dưởng không, theo ngôn ngữ của bọn
cộng sản.
Trong thời gian tôi làm việc tại quận Dĩ An, anh em chiến sĩ địa
phương chúng tôi đă không ngại gian khổ hành quân ngày đêm nên tiêu
diệt gần hết thành phần hạ từng cơ sở trong quận. Vài tên c̣n lại
phải bỏ vùng hoạt động và ẩn náo giũa hai liên ranh Dĩ An và Tân
Uyên. Cho nên sau hai tháng được miền Bắc thả về bọn việt cộng địa
phương đến bắt tôi lại để trả thù, nhưng chúng nói là tôi được công
an tỉnh Sông Bé và Biên Hoà mời tôi lên đó làm việc với chúng trong
10 ngày. Chúng nó cho tôi mười phút chuẩn bị đồ đạt và thuốc men đủ
dùng trong hai tuần lễ. Nh́n mặt chúng lộ vẻ đằng đằng sát khí nên
tôi nghĩ chúng sẽ giết tôi để trả thù hay sẽ làm nhục tôi trước dân
chúng tại quận Dĩ An nơi tôi làm việc trước kia, cũng như chúng đă
bắt vài sĩ quan trong bộ chỉ huy Chi khu của tôi đi quét đường và
làm vệ sinh quanh khu phố. Tôi quyết định dùng thuốc tự sát thà chết
tại nhà với vợ con hơn là bị bọn chúng làm nhục trước công chúng.
Tôi đoán chắc rằng bọn nó sẽ giết tôi và vùi xác nơi nào đó mà vợ
con không hề biết được. Tôi bèn mở tủ thuốc lấy một ống Optalidon
mang vào pḥng tắm v́ không muốn cho hai con gái lớn của tôi thấy và
uống gần hết ống thuốc. Sau đó vài phút tôi bắt đầu xây xẩm mặt mày
và biết chắc chắn rằng tôi sẽ chết. Không c̣n sợ chi nữa và rất bực
tức, tôi trở ra pḥng trước chữi bọn chúng dữ dội và nói rằng chánh
sách của bọn chúng bây là nói láo, đừng ḥng mà bắt tao lại để trả
thù. Ngay lúc đó vợ tôi đi vắng nhà vừa về và tôi chỉ c̣n nói được ú
ớ vài tiếng rồi ngă vào ṿng tay của vợ tôi và ngất liệm luôn.
Sau khi tỉnh lại, tôi được vợ tôi thuật rằng chúng muốn chở tôi đến
bịnh viện Sông Bé để bọn chúng lo. Vợ tôi đoán rằng bọn cộng sản sẽ
giết tôi nên nhứt quyết không cho chúng chở đi. Trước sự giằng co dữ
dội của vợ con tôi cùng sự chứng kiến của người cùng xóm, bọn việt
cộng đành để vợ con tôi đem tôi ra xe chở vào bịnh viện Nguyễn Văn
Học và theo đuổi vợ tôi sau đó. Tôi đă may mắn được người cháu là
Bác sĩ Nguyễn Xuân Tùng đang là BS trực tận t́nh cứu tôi trong khi
đó tên BS cộng sản trưởng khu cấp cứu nói rằng : "anh nầy đă chết
rồi, anh Tùng không cần chạy chữa nữa". Tên BS việt cộng ra lịnh cho
y tá rút ống dưởng khí ra, nhưng vợ tôi và BS Tùng mạnh dạng kháng
cự lại. Thật rơ ràng là bọn chúng muốn giết tôi chết. Tên nầy và bè
lũ quả thật dă man, tàn ác. Trong thời gian nầy vợ tôi vất vả vô
cùng v́ sợ chúng giết tôi nên mỗi đêm phải nằm túc trực tại hành
lang pḥng hồi sinh để theo dơi và canh chừng tôi.
Sau ba ngày đêm nằm nơi pḥng hồi sinh tôi tỉnh lại và t́m mọi lư do
nằm thêm môt hai tuần nữa v́ c̣n yếu sức để nghĩ ra mưu kế trốn
thoát khỏi bệnh viện v́ vợ chồng chúng tôi được bà BS M…và cô y tá
A…, bạn học cũ Gia Long với vợ tôi, đă mật báo cho vợ tôi biết là
mỗi buổi sáng khi bàn giao phiên trực tên BS thủ trưởng đều lưu ư
tất cả nhân viên là hăy coi chừng và theo dơi một tên Trung tá nguỵ
đang nằm chữa bịnh. Tôi đă biết là chúng nó sẽ bắt tôi tại bịnh
viện. Lúc bấy giờ tôi cũng được hay tin có một số sĩ quan về cùng
lúc với tôi cũng bị bọn CS bắt lại, không biết số phận của các ông
ấy đă ra sao?
Những phút giây hồi họp.
Vào một buổi sáng bà BS M… mật báo cho vợ tôi biết là tên Thủ trưởng
sẽ ra lịnh cho tôi xuất viện lúc 4 giờ chiều ngày mai. Vợ chồng
chúng tôi hiểu ngay là bọn chúng sắp đặt âm mưu để bắt tôi lại khi
tôi ra khỏi cửa nhà thương. Vợ chồng chúng quyết định phải trốn khỏi
bịnh viện vào lúc sáng sớm ngày hôm sau. Thấy t́nh h́nh nguy kịch,
chị cả của tôi là một Soeur của nhà ḍng Vinh Sơn và cũng là y tá
trưởng của Khoa Nhi đồng đang làm việc tại đây đă cùng vợ tôi đến
gặp vị linh mục của nhà thờ nằm ngay phía sau của bịnh viện Nguyễn
Văn Học để cầu cứu. Chị tôi kể sự việc của tôi đă xảy ra cho linh
mục nghe và nói :
- Bọn việt
cộng sẽ bắt em tôi lại tại bịnh viện nầy vào chiều ngày mai, vậy nhờ
Cha cho chúng con dẫn em con đi qua cửa sau này để tẩu thoát, nếu
không sẽ nguy cho tánh mạng của em tôi lắm.
Linh mục được
biết hoàn cảnh nguy hiểm của tôi liền chấp nhận và nói rằng :
- Sáng mai từ
lúc 5 giờ Cha sẽ chờ và sằn sàng mở cửa sau khi các con tới.
Chị tôi nay đă
trên tám mươi và đă về hưu, c̣n vị linh mục đă cứu giúp tôi không rơ
c̣n sống hay không ? Lúc bấy giờ tôi c̣n quá yếu, mặc dù bà chị và
vợ tôi d́u hai bên giúp tôi đi cho nhanh, nhưng tôi lê lết từ bước
chân đi âm thầm, chậm răi và thật hồi họp dưới ánh đèn lờ mờ vào
khoảng gần 5 giờ sáng, lúc bịnh nhân c̣n ngủ nên không ai hay biết.
Vừa đến cửa sau th́ linh mục nhanh tay mở cửa ngay cho chúng tôi đi
qua. Sau khi chúng tôi vào pḥng khách của nhà ḍng vợ tôi lập tức
gọi xe Taxi chở thẳng về nhà ông bà ngoại của mấy cháu tại Chợlớn.
Thế là một lần nữa tôi được thoát khỏi gông cùm cộng sản trong gang
tất. Tôi không quên ơn cháu BS Tùng hiện đang hành nghề tại thành
phố Winnibeg, Canada đă cứu sống tôi. Cám ơn bà BS M…và bà y tá A…đă
mật báo cho vợ chồng tôi biết trước những âm mưu của cộng sản trong
lúc tôi đang nằm điều trị. Những ơn nghĩa lớn lao nầy chúng tôi c̣n
mang măi trong ḷng đến trọn đời.
Vừa về tới nhà cha mẹ vợ ở đường Trần Hoàng Quân th́ cháu gái lớn
của chúng tôi xuống nhà báo cho biết là bọn công an đồn quân trấn
Thủ Đức đến bao vây và xét nhà để t́m tôi. Bọn chúng hỏi cháu rằng
tôi đă ra khỏi bịnh viện rồi, bây giờ ở đâu? Cháu đă được vợ tôi căn
dặn trước là tôi sẽ trốn ra khỏi nhà thương nên cháu trả lời là
không hay biết ǵ, v́ hai tuần nay phải ở nhà trông nôm các em nhỏ.
Tên công an trưởng ra lịnh cho con tôi là sáng ngày hôm sau phải ra
tŕnh diện đồn quân trấn Thủ Đức.
Chúng tôi dư biết rằng bọn man rợ sẽ bắt giam con gái tôi để điều
tra nên chúng tôi bảo sáu đứa nhỏ phải lén trốn khỏi nhà ở Thủ Đức
mà về ẩn náo tạm nơi nhà bà chị tôi ở Gia định. Con gái lớn chúng
tôi lúc đó mới được mười bốn tuổi cùng một cháu gái con của cựu
Trung tá Tiểng Tỉnh trưởng Bammêthuột ở cư xá Kiết Thiết giúp đở
phải dẫn dắt năm em nhỏ âm thầm chạy trốn trong lúc trời c̣n mờ
sương chưa sáng . Sau đó vợ tôi đưa mấy cháu về Chợlớn sống nhờ với
ông bà ngoại để vợ tôi rănh tay mà đối phó với t́nh h́nh vô cùng
nguy hiểm của tôi. Chú Thiếm Châu c̣n nhớ ơn của cháu Trang đă không
ngại nguy hiểm để lo cho mấy em được an toàn.
Tôi ngẫm nghĩ lại chế độ tự do của miền Nam chúng ta quá rộng lượng
và quảng đại. Trong thời gian tôi làm Quận trưởng, từ cơ quan chánh
quyền đến quân đội, anh em chúng tôi không bao giờ khuấy nhiểu hay
hành hạ thể xác hoặc tinh thần của gia đ́nh bọn việt cộng địa phương
đang nằm trong ḷng bàn tay quyền lực của chúng tôi. Nếu thế cờ quốc
tế đăo ngược lại, miền Nam thắng và chế độ cộng sản sụp đổ, chúng ta
sẽ đối xử chúng với khí thế quân tử của đại trượng phu. Miền Bắc sẽ
không phải là một trại tù khổng lồ như miền Nam sau 30 tháng 4 năm
1975. Bọn cộng sản chúng nó thật là quân hèn hạ và vô liêm sĩ.
Tôi c̣n nhớ trong thời gian tôi làm Quận trưởng Dĩ An, có một bà vợ
bé của tên tướng Việt cộng Đào Sơn Tây được chúng tôi để sống rất
b́nh yên trước bộ chỉ huy quận của chúng tôi. Tướng VC Đào Sơn Tây
nầy trước kia là công nhân cả sở Hoả xa tại Dĩ An hồi thời Pháp
thuộc.
Những ngày tháng buồn năo nề trên gác trọ.
Sau khi trốn ra khỏi nhà thương, tôi tuyệt đối không tiếp xúc với
bất cứ ai ngoài vợ tôi. Mỗi chiều tối vợ tôi phải lén lúc đến nơi
tôi sống ẩn dật để tiếp tế. Trong người tôi chỉ có tờ giấy ra trại
và giấy chứng nhận tŕnh diện của đồn công an Thủ Đức mà bây đă vô
dụng rồi. Tôi phải dùng tờ giấy Chứng cử tri của em trai kế tôi. Nhờ
trên h́nh của tờ giấy rất thô sơ không có đóng mộc, thành thử tôi
chỉ thay tấm h́nh của tôi vào mà xài mỗi khi di chuyển hay đổi chỗ
ở. Mỗi lần đi vượt biên cũng xài giấy công nhân giả do bạn tôi chứng
nhận tôi đi công tác sửa chữa máy đèn. Bây giờ nhớ lại cũng buồn
cười là tôi chẳng có biết chút kinh nghiệm ǵ về việc sửa chửa máy
đèn hay máy phát điện. Nhưng cũng nhờ bọn công an ngu ngốc không
biết hạch hỏi tôi hoặc là nếu chúng nó nhờ tôi sửa máy đèn th́ tôi
chẳng biết ǵ và sẽ bi lộ tẩy ngay là tôi xài giấy tờ giả mạo.
Trong hoàn cảnh tôi là tù vượt ngục ai cũng rất ngại ngùng sợ bị
mang hoạ cho gia đ́nh họ nếu tôi bị phát giác và bị chúng nó bắt
lại. Sau hơn sáu tháng sống rày đây mai đó rồi tôi cũng liều mạng cứ
trụ lại một chỗ tương đối kín đáo tại cư xá Lữ gia, Phú Thọ. Người
chủ nhà là một sĩ quan cấp bực chuẩn uư bà con dám chứa chấp tôi ở
luôn. Nhưng mỗi khi nghe tin công an sẽ xét nhà tôi lập tức dời đi
nơi khác. Có một lần ông chủ nhà toa rập với bọn việt cộng giữ kho
sơn tẩu táng một số sơn bột của Mỹ và cất giấu trong nhà ông ta. Đă
nghèo lại mắc cái eo, nhận thấy t́nh h́nh nguy hiểm quá tôi phải dời
đi nơi khác một thời gian v́ sợ vụ buôn lậu bị bại lộ th́ tôi cũng
lộ mặt luôn.
Tôi sống âm thầm cô đơn trên từng gác trọ thật không khác nào kiếp
sống tù, nhưng dù sao tôi cũng được no ấm hơn anh em c̣n kẹt lại
trong các trại tù ngoài Yên Bái. Lúc bấy giờ tinh thần tôi bị khủng
hoảng trầm trọng v́ sợ bọn cộng sản t́m ra tôi và bắt lại là đời
tàn. Cứ vài ba tháng tôi lén lút về thăm các con đang sống nhờ nơi
nhà ông bà ngoại mấy cháu. Có một đêm nhằm lúc tôi về, tên công an
khu vực đến xét hộ khẫu, tôi phải thoát ra cửa sau ẩn trốn cạnh
chuồng gà. Ôi ! thật là nhục nhă cho cuộc đời lính bại trận.
Trong thời gian đó vợ tôi luôn t́m đường dẫn tôi vượt biển để bảo
toàn tánh mạng. Trong hoàn cảnh trốn chui trốn nhủi tôi bắt buộc
phải vượt biển đơn thân độc mă đi trước. Thật là đau đớn không khác
nào ra đi mà bứt tim gan để lại v́ không biết đến bao giờ mới gặp
lại vợ con? Nhưng tôi quyết phải ra đi để t́m con đường sống rồi sẽ
tính tới việc gia đ́nh sau.
Mối căm thù nầy không phải chỉ của riêng tôi mà cũng là của biết bao
nhiêu chiến sĩ đồng đội của tôi trong cùng một hoàn cảnh. Tôi không
bao giờ quên mối hận nầy được, cho nên mặc dù qua Mỹ đă lâu rồi và
tôi rất thương nhớ quê hương, nhớ vài anh chị em ruột thị c̣n kẹt
lại bên quê nhà, nhưng tôi thật sự không muốn trở về lúc nầy để nh́n
thấy lại mặt mày bọn man ri mọi rợ và tôi cũng không muốn thấy lá cờ
máu hôi tanh của bọn chúng.
Xuân,
Hạ, Thu, Đông, đă mấy lần ?
Sống kiếp lưu vong, buồn quốc hận !
Mong ngày nào trở về quê cũ
Nước thanh b́nh, thoả thích vui Xuân !?
( Trích bài thơ bốn Mùa Trên Quê Hương – N.M.Châu )
Sau hai lần ra Nha Trang mà chuyến đi không thành phải trở về. Lần
thứ ba có chuyến vượt biên từ Cà Mau nhưng bị đ́nh hoản. Vợ chồng
chúng tôi rất khổ sở v́ chuyến đi bị đ́nh hoản nhiều ngày rồi lại bỏ
cuộc, nên trong hai tuần lể ăn ở chờ đợi đă hết tiền. Vợ tôi phải
bán mấy bộ đồ chúng tôi mang theo để sống qua ngày, đến cuối cùng
không c̣n ǵ để bán ngoài bộ đồ đang mặc. Thật là thất vọng vô cùng
! v́ chẳng quen biết ai nơi đây mà xin xỏ hay vay mượn tiền, và lúc
nầy cuộc sống của mọi nhà đều rất khó khăn. Tôi nói đùa với vợ tôi
rằng : không lẽ chúng ḿnh bán hết cả bộ đồ đang mặc và mặc đồ tắm
biển mà trở về Sàig̣n hay sao ? Chúng tôi chỉ c̣n đủ tiền đi quá
giang xe chở gạo đến nhà thờ Phụng Hiệp Cần Thơ để xin tiền bà chị
tôi lúc đó đă đổi về làm bà Nhứt tại một nhà ḍng tu nhỏ nơi đây để
xin tiền mới có đủ mà mua vé xe chợ đen về đến Saigon. Thật là khốn
cùng !
Cứ mỗi lần đi không được tôi quá thất vọng và chán nản v́ phải tiếp
tục cuộc sống âm thầm lén lút trên gác trọ với bao nỗi lo âu !. Muốn
t́m mảnh đất tự do để dung thân không phải là dễ dàng. Hai chữ “
Tự Do “ thật là quí giá vô cùng !
Vấn đề di chuyển vào những năm đó rất khó khăn v́ xe đ̣ bị kiểm
duyệt và rất hạn chế. Trong những lần đi t́m đường vượt biển vợ
chồng chúng tôi ngủ bến xe rất thường cũng như bao nhiêu hành khách
phải nằm bến xe để dành ưu tiên đăng kư mua vé, nếu chậm trể là hết
. Muốn di chuyển từ Saigon ra Nha Trang hay từ Sàig̣n xuống tỉnh
cũng phải vất vả như thế. Có những khi chúng tôi phải ngủ bờ ruộng
hay ngủ g̣ mả v́ không dám vào khách sạn dễ bị bọn công an chú ư.
Tôi đă quen những cảnh ngủ bờ ngủ bụi gian khổ như thế nầy trong
những năm chinh chiến, nhưng trong cái thế hào hùng của người của
người lính trận đi hành quân diệt giặc. Bây giờ trong hoàn cảnh của
một kẻ tù vượt ngục và vượt biển thật là nhục nhă ê chề. Tôi thật
thương vợ tôi vô cùng, tội nghiệp và xót xa cho vợ tôi phải chịu
cảnh vất vả, đắng cay như thế nầy.
Cuối cùng tôi đi được an toàn đến bờ biển Thái Lan trên một chiếc
thuyền con chỉ dài hơn chín thước. Sau khi tôi đă thoát khỏi bàn tay
cộng sản vợ tôi đă phải tự một ḿnh hướng dẫn và lèo lái chiếc ghe
nhỏ dẫn dắt sáu đứa con thơ đến bờ biển Mă Lai b́nh yên vô sự.
Thật là một ơn phước lớn của Thượng đế đă ban cho gia đ́nh chúng tôi
! Thế là từ đây một thời hoạn nạn khốn khổ của gia đ́nh đă qua.
Chúng tôi cũng nghĩ rằng mưu sự tại nhân và thành sự tại Thiên.
Chúng tôi rất mang ơn Thượng đế đă giúp gia đ́nh chúng tôi được sớm
đoàn tựu và đă ổn định cuộc sống nơi xứ người.
Nhưng ngày nay lại rủi thay ! với hoàn cảnh hiện tại tôi không hiểu
rằng khi đất nước thật sự được thanh b́nh và tự do dân chủ tôi có
thể trở về lại quê nhà được không ? Tôi xin ghi vài ḍng thơ đơn
giản nói lên tâm trạng của tôi hiện tại.
Lá Vàng
Rơi
Bên hồ lá úa vàng rơi
Đêm nay mưa nhẹ gió hiu hắt buồn !
Gío đưa những hạt mưa tuôn
Như ḍng nước mắt đời buồn xót xa !
Có ai hiểu được ḷng ta ?
Mưa rơi tí tách ruột rà đớn đau
Nhớ nhà ḷng thấy nao nao
Đôi chân đă mất biết sao trở về ?
Bao năm ta đă xa quê
C̣n chi ước mộng ngày về quê hương
Làng xưa, đường cũ, mái trường
Ngh́n trùng xa cách nhớ thương vô vàn !
Tôi
cũng không quên ơn MX Trung tá Lê Văn Khánh ở tù chung trại 1 Yên
Bái đă nhiều lần xách hộ tôi chiếc valise đựng quần áo mỗi khi
chuyển trại. Ông luôn giúp đở tôi v́ chân tôi đi khặp khểnh khó
khăn. Nếu không có ông Khánh trợ giúp th́ tôi có thể té nhào xuống
sông bến Tân cảng v́ phải đi qua chiếc cầu rất nhỏ từ bến xuống tàu
Sông Hương chở ra Bắc. Tôi c̣n nhớ có một người trong chuyến tàu nầy
mang túi đồ nặng chĩu trên vai đă lọt xuống sông bị ch́m mất dạng mà
bọn bộ đội CS vẫn đứng trơ mắt nh́n không tiếp cứu.
Chiến hữu Nguyễn Minh-Châu
|