Tiểu Đoàn 6 TQLC Thần Ưng: Trận B́nh Lợi 1968

* Lược ghi chiến sử Tiểu đoàn 6 TQLC Thần Ưng trong giai đoạn h́nh thành:

Tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến (TQLC) là một trong những tiểu đoàn ưu tú của lực lượng tổng trừ bị QL.VNCH, từ 1967 đến tháng 3/1975, tiểu đoàn đă lập được nhiều chiến tích trên các chiến trường của 4 Quân khu (Vùng chiến thuật). Trong kỳ báo này, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc bài lược tŕnh chiến sử của Tiểu đoàn 6 TQLC có biệt danh là Thần Ưng từ khi thành lập cho đến mùa Hè 1968. Bài tổng hợp này được biên soạn dựa theo một số bài viết trong đặc san Sóng Thần, tạp chí KBC, và hồi kư của cựu sĩ quan TQLC Lê Văn Huyền-một trong những đại đội trưởng đầu tiên của Tiểu đoàn 6 TQLC:

Tiểu đoàn 6 được thành lập vào mùa Đông 1966 và do thiếu tá Phạm Văn Chung giữ chức tiểu đoàn trưởng đầu tiên với thành phần sĩ quan giữ các chức vụ ṇng cốt gồm có: Đại úy Trần Văn Hiển Tiểu đoàn phó; trung úy Nguyễn Đ́nh Thủy: đại đội trưởng đại đội 1; trung úy Nguyễn Tường Huy, đại đội trưởng đại đội 2; trung úy Lê Văn Huyền, đại đội trưởng đại đội 3; trung úy Lê Văn Cưu, đại đội trưởng đại đội 4. Tháng 11/1967, trung úy Thủy được thăng đại úy, đến Tết Mậu Thân, các đại đội trưởng Lê Văn Huyền, Lê Văn Cưu cũng được thăng cấp. Riêng tiểu đoàn Phạm Văn Chung, trong cuộc chiến Mùa Hè năm 1972 là đại tá lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 369 TQLC, sau đó là tham mưu trưởng bộ tư lệnh Hành quân Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, chức vụ cuối cùng là tỉnh trưởng/tiểu khu trưởng Quảng Nam.

Sau khi quân số được bổ sung đầy đủ, tiểu đoàn thụ huấn và thao dượt tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Vạn Kiếp. Cuối thu 1967, Tiểu đoàn 6 TQLC xuất quân. Vùng thử lửa đầu tiên là đặc khu Rừng Sát, một vùng śnh lầy nước mặn quanh năm. Tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bảo vệ an ninh sông Ḷng Tảo, thủy tŕnh từ Sài G̣n ra Cần Giờ. Rời Rừng Sát, tiểu đoàn về hậu cứ dưỡng quân một thời gian rồi lại lên đường hành quân tại chiến khu D, rồi từ chiến trường này, trở về gần Sài G̣n, hành quân bảo vệ ṿng đai Bà Hom, Bà Quẹo, Bà Điểm, An Lạc, Hóc Môn; hành quân vào mật khu Lê Hồng Phong, cứ địa của CQ tại Đức Ḥa, Đức Huệ.

Đầu năm 1966, Tiểu đoàn 6 TQLC được không vận từ Sài G̣n ra phi trường Đệ Đức, Bồng Sơn. Sau đó, chiến đoàn, dọc theo Quốc lộ 1 tiến quân về hướng Nam, đến bố trí quân tại làng Dương Liễu, B́nh Dương thuộc tỉnh B́nh Định. Tiểu đoàn hành quân trong đội h́nh chiến đoàn A TQLC.

* Trận chiến tháng Giêng Mậu Thân 1968:

7 giờ sáng mồng một Tết Mậu Thân, Tiểu đoàn 6 TQLC nhận lệnh hành quân giải tỏa Đà Lạt. Toàn tiểu đoàn được không vận bằng C-130 của Không lực Hoa Kỳ. Theo kế hoạch, dự trù từ 40-45 phút phi tŕnh, tiểu đoàn sẽ đổ quân xuống phi trường Cam Ly. Tuy nhiên do pḥng không của địch dày dặc, nên sau lúc bay ṿng trên không phận, máy bay phải đổi hướng về Sài G̣n. Vào thời gian này, ban chỉ huy tiểu đoàn không liên lạc được với từng đại đội. Đến 6 giờ chiều, các đại đội về đến phi trường Tân Sơn Nhất. Ngay sau đó, tiểu đoàn trưởng họp các đại đội trưởng và cho biết CQ đă chiếm được một số vị trí trong Đô thành Sài G̣n, đặc biệt địch đă chiếm một số cao ốc và tổ chức cố thủ. Các đơn vị VNCH giải tỏa áp lực địch đă phải chiến đấu cam go, việc sử dụng phi pháo yểm trợ bị hạn chế để tránh tối đa sự thiệt hại về tài sản và nhân mạng của dân chúng.

Theo lệnh mới, tiểu đoàn được di chuyển đến pḥng thủ trại Lê Văn Duyệt-nơi bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô đặt bản doanh. Ngày hôm sau, tiểu đoàn nhận lệnh giải tỏa áp lực CQ tại Thủ Đức. Khi đoàn quân xa chở tiểu đoàn đến gần ngă tư xa lộ, một sĩ quan thuộc hậu cứ 1 tiểu đoàn TQLC lái xe đến xe đến cho biết: Trong đêm qua, CQ đă tấn công vào hậu cứ Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3 TQLC nhưng đă bị quân nhân hậu cứ đánh bật. Tới gần sáng địch quân đă rút chạy, tuy nhiên anh em trong hậu cứ chưa ra lục soát được v́ quân số quá ít.

Các cánh quân tiếp tục truy kích cho đến ṿng rào pḥng thủ của hậu cứ Tiểu đoàn 2 và 3 TQLC, đếm được hơn 20 xác CQ nằm dọc theo ṿng rào và tịch thu một số vũ khí đủ loại. Sau 4 ngày tảo thanh CQ tại Thủ Đức, tiểu đoàn đă tái lập an ninh tại thị trấn quận lỵ này và sau đó trở lại Sài G̣n. Tiểu đoàn nhận được nhiệm vụ hành quân giải tỏa áp lực địch ở khu vực giữa Cầu Sơn và B́nh Triệu, khu Đồng Ông Cộ, khu Ngă Tư Hàng Xanh. Tại các khu vực này, giao tranh đă diễn ra quyết liệt, địch cố tử thủ, các đại đội TQLC nỗ lực giải tỏa. Trong một số trận tấn công, đại đội 1 do đại úy Nguyễn Đ́nh Thủy chỉ huy được chọn làm nỗ lực chính và đă đánh bật CQ ra khỏi các cụm điểm mà địch cố thủ.

* Tiểu đoàn Thần Ưng tại mặt trận B́nh Lợi hè 1968:

Ngày 5 tháng 5 năm 1968, CSBV mở đợt 2 cuộc tổng tấn công Mậu Thân vào ṿng đai Sài G̣n. Lúc bấy giờ Tiểu đoàn 6 TQLC trách nhiệm an ninh cầu B́nh Lợi và vùng phụ cận sông Sài G̣n-Lái Thiêu. Các đại đội và bộ chỉ huy tiểu đoàn được phối trí như sau:
Bộ chỉ huy tiểu đoàn đóng tại doanh trại của một đơn vị Địa phương quân ở phía Nam cầu B́nh Lợi. Đại đội 1 tại cầu Băng Ky, một trung đội pḥng thủ giữ hăng thuộc da. Đại đội 2 phía Đông, bảo vệ hông và mặt sau bộ chỉ huy tiểu đoàn. Đại đội 3 phía Tây Nam cầu B́nh Lợi. Đại đội 4 nối tiếp đại đội 3 án ngữ dọc đường rầy xe lửa hướng về G̣ Vấp.

Khoảng 7 giờ đêm, 1 tiểu đoàn CQ có đặc công dẫn đường, từ hướng Lái Thiêu tiến về khu vực đóng quân của Tiểu đoàn 6 TQLC. Địch quân mang vào người vượt sông Sài G̣n tiến thẳng vào tuyến Đại đội 4. Đặc công ḅ sát vô hiệu hóa các chướng ngại vật, đồng thời dồn mọi hỏa lực tấn công. Đại đội trưởng đại đội 4 là đại úy Lê Văn Cưu đă điều động các trung đội quyết tử thủ, không cho địch quân tràn vào. Trong hơn một giờ giao tranh, địch đă tung ra bốn đợt xung phong nhưng đều bị đẩy lùi trước sự chống trả dũng mănh của các chiến binh TQLC. Địch mở thêm một đợt xung phong cường tập và chọc thủng được một phần của tuyến pḥng thủ, chiếm vài căn nhà dân trước hăng thuộc da B́nh Lợi.

Một trung đội thuộc đại đội 1 pḥng thủ hăng này đă bị Cq tấn công với một quân số áp đảo. Trung đội bị dồn lên đến lầu ba, nhưng vẫn tiếp tục tử chiến và liên lạc thường xuyên với ban chỉ huy đại đội.

Thiếu tá Nguyễn Xuân Phúc-tiểu đoàn trưởng- ra lệnh cho đại đội 4 bằng mọi giá phải trám lại vị trí, đồng thời tiểu đoàn trưởng điều động một chi đội M 113 tăng phái để tiếp ứng và trên không phận trận địa có hai phi cơ trực thăng không yểm bao vùng. Tuy nhiên, không lâu, một trực thăng buộc phải hạ cánh xuống đường v́ bị pḥng không của địch.

Trận chiến diễn ra khốc liệt, đại đội 1 của đại úy Nguyễn Đ́nh Thủy được điều động từ cầu Băng Ky đến giải tỏa áp lực địch. Đại đội trưởng Thủy liên lạc với trung đội trưởng đang chỉ huy trung đội tử thủ trên ao ốc để biết rơ t́nh h́nh địch. Anh quyết định phải đẩy lùi áp lực địch để cứu đứa con (trung đội). Để thực hiện được điều này, đại đội trưởng Thùy phân nhiệm cho các trung đội như sau: một trung đội lợi dụng bóng đêm tiến theo trục lộ phía trước, tập trung hỏa lực tối đa vào mục tiêu. Ban chỉ huy trung đội cùng một trung đội khác tiến mặt sau. Riêng đại úy Thủy, vị đại đội trưởng này đă cùng một toán trinh sát vọt lên với trung đội trưởng đi đầu, đôn đốc quân sĩ hành động nhanh chóng để mở cuộc tấn công. Đến sát mục tiêu, đại đội trưởng quan sát, cho lệnh trung đội trưởng mở đội h́nh thật nhanh chóng để sẵn sàng đồng loạt tấn công vào mục tiêu. Đại úy Thủy thổi c̣i hiệu, tất cả các loại súng M 16, đại liên, M 79, lựu đạn trên tay các chiến binh đồng loạt khai hỏa cùng với tiếng xung phong vang rền. Bị tấn công bất ngờ và bị bít lối, CQ bị đánh bật, một số chết, bị thương, thành phần sống sót bỏ chạy tán loạn.

Hơn một giờ giao tranh, đại đội 1 đă làm chủ trận địa, đánh bật toàn bộ CQ ra khỏi hăng thuộc da. Cả tiểu đoàn CQ tan ră, tàn quân bị dồn vào khu dừa nước rậm rạp, địch quân đă bị bao vây, không đường vượt thoát. Toán Tâm Lư chiến dùng loa kêu gọi đầu hàng. Một giờ sau, giữa trưa Sài G̣n nắng gắt, hơn 150 cán binh CSBV lần lượt ra đầu hàng với đầy đủ vũ khí.

Trong khi theo dơi các cánh quân, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Xuân Phúc đă bị một viên đạn của địch bắn xớt qua mặt, bị thương nhẹ. Ông không chịu tản thương chỉ nhờ bác sĩ quân y tiểu đoàn băng bó để tiếp tục điều động đơn vị. Do vết thương lâu ngày không lành nên thiếu tá Phúc bàn giao quyền chỉ huy tiểu đoàn lại cho trung tá Nguyễn Thế Lương để về Sư đoàn nhận chức tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Công vụ.

Tháng 6/1968, t́nh h́nh an ninh tại Sài G̣n đă trở lại yên tỉnh. Tháng 7/1968, Tiểu đoàn 6 TQLC được đặt thuộc quyền điều động của Chiến đoàn B TQLC hành quân tại tỉnh Chương Thiện. Hơn một tháng hành quân tại vùng này, từ Long Mỹ đến kinh Xà Nô, Thác Lác, ngày nào các chiến binh của tiểu đoàn cũng lội śnh, vượt kinh, nước đến ngang bụng, tuy nhiên không có trận đụng độ nào lớn. Rời Chương Thiện, Tiểu đoàn 6 TQLC di chuyển về Cần Thơ và đặt thuộc quyền điều động của Chiến đoàn A TQLC. Tại vùng hành quân mới, một đại đội của tiểu đoàn được điều động tiếp ứng cho tiểu đoàn 5 TQLC đang kịch chiến với CQ tại ngă Năm Phụng Hiệp. Đại úy Nguyễn Đ́nh Thủy, đại đội trưởng đại đội 1 t́nh nguyện nhận nhiệm vụ này và đă hy sinh trong khi đang điều động quân sĩ tấn công mục tiêu.