Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam

MX Phạm Văn Chung

Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng Tổng Trừ Bị Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Trong quá tŕnh hai mươi năm vừa thành lập phát triển vừa chiến đấu để kháng lại cuộc xâm chiếm Miền Nam của Cộng sản Việt Nam. Khởi đi từ năm 1954, Binh Đoàn Thủy Quân Lục Chiến được chỉ huy tuần tự bởi nhiều vị Chỉ Huy Trưởng, cho đến ngày thành lập Sư Đoàn năm 1968:

- Trung Tướng Lê Nguyên Khang, vị Tư Lệnh đầu tiên và lâu nhất.
- Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, vị Tư Lệnh Sư Đoàn cuối cùng từ năm 1972 đến năm 1975.

Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến được chính thức thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1954, tuy nhiên vào tháng 8 năm 1954, Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu, con Cọp Biển đầu đàn thành h́nh tại Nha Trang.

Qua năm 1955, Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên ra đời tại Rạch Dừa, sau di chuyển về Cam Ranh, tỉnh Khánh Ḥa, một Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn được thành lập để chỉ huy hai Tiểu Đoàn trên.

Song song với đà phát triển của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa từ năm 1958 đến 1960, Tiều Đoàn Sói Biển, Tiểu Đoàn 4 Ḱnh Ngư được thành lập; Thủy Quân Lục Chiến cải tiến thành Lữ Đoàn vào năm 1961.

Để yểm trợ đặc biệt cho những cuộc hành quân thủy bộ, Đại đội Yểm Trợ Thủy Bộ, Đại Đội Vận Tải, Đại Đội Truyền Tin, Đại Đội Quân Y, v.v... kế tiếp nhau ra đời.

Năm 1962, Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh thành h́nh gồm 2 Pháo đội 75 ly và 1 Pháo đội 105 ly.

Sang năm 1963, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến được tách rời khỏi sự yểm trợ tiếp vận của Bộ Tư Lệnh Hải Quân, trực thuộc thẳng từ Bộ Tổng Tham Mưu, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa về cả chỉ huy, điều động tác chiến và yểm trợ tiếp vận.

Tuần tự Tiểu Đoàn 5 Hắc Long ra đời năm 1964, v́ nhu cầu chiến đấu hồi bấy giờ nên 2 Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn A và B được tổ chức để chỉ huy trực tiếp các Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến tăng phái hành quân tại lănh thổ các Quân Đoàn Vùng Chiến Thuật.

Trong hai năm 1966, 1969 kế tiếp Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng, Tiểu Đoàn 7 Hùm Xám được thành h́nh.

Giữa năm 1968 Thủy Quân Lục Chiến được cải danh thành cấp Sư Đoàn 2 Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn thành 2 Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 147 và 258. Các đơn vị yểm trợ tăng thành cấp Tiểu Đoàn Yểm Trợ Thủy Bộ, Tiểu Đoàn Truyền Tin, Tiểu Đoàn Vận Tải, Tiểu Đoàn Công Binh, Tiểu Đoàn Quân Y v.v...

Đại đội Huấn Luyện trở thành Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn, khả năng cung cấp hàng ngàn tân binh cho các Tiểu Đoàn tác chiến sau khi được huấn luyện thuần thục căn bản bộ binh tác chiến và hành quân đặc biệt Không, Thủy, Bộ.

Năm 1969, Tiểu Đoàn 8 Ó Biển, Tiểu Đoàn 9 Mănh Hổ, Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh ra đời, Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 369, Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh thành lập năm 1970. Bệnh viện Lê Hữu Sanh thuộc Tiểu Đoàn Quân Y, một bệnh viện 250 giường được thành lập, trang bị đầy đủ để đáp ứng nhu cầu binh lính Thủy Quân Lục Chiến cùng gia đ́nh.

Năm 1974, Lữ Đoàn 468 gồm các Tiểu Đoàn 14 Tiểu Đoàn 16, Tiểu Đoàn 18 và 1 Pháo Đội 105 ly được ra đời để chuẩn bị lần cho việc tổ chức Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến thứ hai.

Các cấp chỉ huy Thủy Quân Lục Chiến thường xuất thân từ hai trường Sĩ Quan, Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt hoặc Sĩ-Quan Trừ Bị Thủ Đức, nhưng đến 80% đều tốt nghiệp các khóa Căn Bản, Trung Cấp hoặc Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

Kể từ năm 1960, các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đều đồn trú tại khu rừng cấm phía Tây Bắc Thị xă Thủ Đức, giáp ranh quân Dĩ- An, Biên Ḥa, ngoại trừ Tiểu Đoàn 4 tại Thị xă Vũng Tàu, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn cùng một vài đơn vị yểm trợ tại Thị Nghè và Sài G̣n.

Là lực lượng Tổng Trừ Bị, nên các Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến luôn luôn được tăng phái riêng lẻ từng Lữ Đoàn đến các Quân Đoàn, Vùng Chiến Thuật để hành quân tác chiến theo nhu cầu từng chiến dịch.

Toàn bộ Sư Đoàn chỉ tham dự các cuộc hành quân qui mô lớn như:
- Cuộc hành quân Lam Sơn 719 vượt biên sang Hạ Lào 1971 do Quân Đoàn 1 chỉ huy.
- Cuộc hành quân Lam Sơn 72 tái chiếm thị xă Quảng Trị 1972 do Quân đoàn 1 chỉ huy.

Trên đây là sơ lược diễn tiến vừa thành lâp, trưởng thành trong khói lửa vừa chiến đấu chống lại Cộng sản Việt Nam của Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam từ ngày 1 tháng 10 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.