[_templates/thtqlcvn-header.htm]

 

Chuyện phiếm: Chuyện Con Trâu Và Chính Sách “Trước Sau Như Một”

MX Huỳnh Văn Phú

(Tặng quư vị nào có tuổi Sửu)

Lẽ ra bài viết này có tên là “Chuyện Những Người Đẻ Gần Nhà Thương Từ Dũ”, lấy ư từ việc các bà sau khi sanh đẻ xong, chẳng hiểu v́ lư do ǵ, bà nào cũng khản cả tiếng. Tuy nhiên, một ông bạn rất “golden friend” của tôi đề nghị với tôi rằng chuyện các bà đi đẻ mà khan tiếng, khô cổ họng là chuyện...đâu c̣n có đó, nó như một thứ chân lư bất biến, có thể gác lại kỳ sau cũng được, chẳng có muộn màng ǵ. Chuyện “sát sườn” nhất của phe ta sống trên xứ Mỹ này cần phải đề cập là chuyện mọi người đều phải cày bừa như trâu. V́ thế, nên viết một tí ǵ đó dính dáng đến con trâu mới là hợp với...”t́nh h́nh chung của cộng đồng”. Tôi nghe bùi tai nên cũng ráng sức già “làm một quả” về con vật rất thân thương ấy đă ảnh hưởng đến đời sống của phe ta ra sao.

Trước hết, tôi phải khẳng định rằng bài viết này không phải là một bài “khảo kíu” về con trâu như những bài viết của các bậc “thông kim bác cổ”, mỗi năm bàn về một con vật trong 12 con giáp theo cái kiểu “năm Trâu nói về Trâu” như chúng ta đă từng đọc nhiều lần trong quá khứ. Tôi không đủ khả năng và sở học để làm chuyện đó. Mặt khác, chúng ta hiện đang sống trong những ngày tháng chẳng có một tí liên hệ ǵ đến “con Trâu”. Cho nên, tôi chỉ kể ở đây những chuyện vui, buồn có liên quan đến tuổi Sửu và con Trâu.

Quư vị có đồng ư với tôi rằng tất cả chúng ta, dù tuổi thật là Tư, Sửu, Dần, Măo...ǵ cũng vậy nhưng khi sang xứ Mỹ này sinh sống th́ đều mang chung một tuổi : Đó là tuổi Sửu. Tuổi Sửu là tuổi con trâu. Tại sao tôi dám quả quyết ai cũng mang tuổi con trâu ? Lư do là mọi người đều phải làm việc quần quật, đầu tắt mặt tối mới đủ trả tiền Bills (dĩ nhiên ngoại trừ một thiểu số v́ đau ốm tàn tật hưởng SSI hay quư vị không thích đi mần mà chỉ thích hưởng ”oen phe”). Trong đời sống hàng ngày của chúng ta trên xứ sở này, cái thứ bills ấy nó tấn công ta theo lối đánh biển người, xung phong ồ ạt chứ không theo lối du kích chiến, đánh lén rồi bỏ chạy. V́ thế, trong một gia đ́nh, chồng đi làm, vợ cũng phải đi làm mới mong trang trải nổi. Do đó, đi đến đâu tôi cũng nghe bà con đồng hương ta than cùng một giọng điệu: Cày Như Trâu.

Người ta thường nói “ngu như ḅ” - v́ con ḅ có “sách” mà nó không biết (chịu) đọc- Không ai nói “cày như ḅ” mà lại nói “cày như trâu”. Có lẽ v́ trâu khỏe hơn, làm việc dai sức và có hiệu quả hơn. Cái khác biệt căn bản giữa trâu và ḅ là ngoài sắc da của trâu (màu đen) và ḅ (màu vàng) ra, ở con trâu không có giải yếm ḷng tḥng nơi cổ như ḅ. Đối với các con em chúng ta sinh ra trên xứ Mỹ này có một thiệt tḥi là chúng chẳng mấy khi được trông thấy tận mắt con trâu. Ở quê nhà, trâu là một con vật rất gần gũi với chúng ta. Ngay từ lớp Đồng Ấu, chúng ta đă thuộc ḷng bài “Ai bảo chăn trâu là khổ. Không, chăn trâu sướng lắm chứ. Ngồi bên ḿnh trâu...” với h́nh ảnh một cậu bé ngồi trên ḿnh trâu thổi sáo, chung quanh là đồng ruộng với trời, mây, nước bao la. Lớn lên một chút, chúng ta say mê chuyện Phong Thần diễn nghĩa, trong đó chàng Tôn Tẩn cưỡi trâu xung trận, hóa nhiều phép lạ đánh lũ tà ma. H́nh như, bóng dáng con trâu đă đi vào văn chương, nhất là văn chương b́nh dân, nhiều hơn con ḅ hay một vài con vật gia cầm khác. Ngoài ra, những câu tục ngữ, ví von, nhắc nhở, được loan truyền trong dân gian đều có h́nh ảnh con trâu như “Trâu buộc ghét trâu ăn”; “Ngưu tầm ngưu, mă tầm mă”; “Lạc nhà nắm đuôi chó, lạc ngơ nắm đuôi trâu” vv...và vv...

Có một câu chuyện tiếu lâm mang tựa đề “Ông Quan Thanh Liêm” dính dáng đến con trâu như sau :
“Một ông quan Huyện nọ, suốt thời gian tại chức nổi tiếng là thanh liêm và đức độ. Ông không hề tơ hào đồng xu cắc bạc nào của dân chúng. Ông về hưu sống thanh bạch trong sự cảm mến cũng như luyến tiếc của mọi người. Một hôm, đến ngày giổ thân phụ ông, ông ngạc nhiên thấy bà vợ đi chợ mua nào heo, gà và nhiều món đắt tiền khác để làm giỗ rất linh đ́nh, vượt quá sự tưởng tượng của ông. Ông hỏi vợ :
- Nè bà, tôi hỏi thật bà điều này. Bà lấy tiền đâu ra mà làm giỗ linh đ́nh thế ?
Bà vợ trả lời :
- Chẳng dấu ǵ ông, thời ông c̣n tại chức, có người đến hỏi ông tuổi ǵ. Tôi thực t́nh nói ông tuổi Tư. Tôi tưởng họ hỏi cho biết hoặc để coi tử vi, bói toán ǵ đó cho ông đó thôi. Ai ngờ đâu một tuần sau họ đem đến biếu một con chuột làm toàn bằng vàng y. Tôi biết tính ông nên không dám nói cho ông hay. Bây giờ, đến ngày giỗ mà nhà không c̣n tiền, tôi đành phải xẻo bớt một mẩu nhỏ con chuột bán đi mới có tiền mua heo, gà... làm giỗ.
Ông quan nghe bà vợ nói xong, vỗ đùi đánh đét một cái rồi nói :
- Trời đất, tiếc nhỉ. Sao hồi đó bà không nói tôi tuổi Sửu !”

Tôi hoàn toàn mù tịt về tử vi nên không hiểu tại sao tuổi Sửu bao giờ cũng tốt đối với các bà, các cô. Đó là lư do cô nào tuổi Dần cũng thường nói ḿnh tuổi Sửu. Hai tuổi này kề nhau, cách nhau chỉ một năm nên yếu tố thời gian hầu như không làm thay đổi ǵ mấy trên khuôn mặt của các cô, các bà th́ tội ǵ không nói ḿnh có một tí "Trâu" vào cho đỡ phải mang tiếng là...dữ như Cọp cái (?). Mấy ông thầy tử vi, tướng số đều nói rằng đàn bà con gái tuổi Dần thường thường có một cuộc sống lứa đôi không được xuôi chèo mát mái, hạnh phúc hay đổ vỡ. Con trai đi hỏi vợ mà nghe nàng dâu tương lai tuổi Dần cũng rất e ngại, không dám hùng dũng tiến tới trừ trường hợp bị thần ái t́nh đánh...trúng tim. Nói thế không có nghĩa là các cô tuổi Dần đều pḥng không chiếc bóng đành chịu cảnh lạnh lẽo bóng trăng soi cả đâu. Đó là chuyện các cô từ tuổi Dần đổi sang tuổi Sửu.

Sau đây là chuyện vui liên quan đến con Trâu trong binh chủng TQLC của tôi ngày trước. Lính TQLC thường được dân chúng gọi là lính Trâu Điên. Thật ra, Tiểu Đoàn Trâu Điên là Tiểu Đoàn 2/TQLC. Đơn vị này hồi năm 1965 đă đánh tan một Trung Đoàn VC ở B́nh Định và cái danh xưng Trâu Điên là do chính Việt Cộng gán cho v́ chúng thấy lính TQLC đánh giặc chẳng khác ǵ con trâu điên. Mặc nhiên, hai chữ Trâu Điên đă tượng trưng cho lính TQLC.

Tôi c̣n nhớ, khoảng mùa hè năm 1969, Tiểu Đoàn Trâu điên hành quân ở Chương Thiện được về hậu cứ nghỉ dưỡng quân. Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Trâu Điên lúc bấy giờ là Thiếu Tá Nguyễn Xuân Phúc (biệt danh là Robert Lửa, cựu SVSQVB/K.16/ĐL). Anh từ hậu cứ ở Thủ Đức về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn họp Tham Mưu. Sau bưổi họp, anh Phúc tạt qua pḥng Tâm Lư Chiến thăm tôi và đưa cho tôi một tấm ảnh (loại ảnh ghép) chụp một con trâu đang gặm cỏ trên một cánh đồng (cánh đồng cỏ trong ảnh là bộ phận kín của phụ nữ). Tấm ảnh trông rất tức cười. Quan tư Robert lửa Nguyễn Xuân Phúc nói với tôi :
- Trong số báo Sóng Thần sắp tới (Binh chủng TQLC chúng tôi có ấn hành đặc san Sóng Thần, hai tháng ra một số) tôi đề nghị Pḥng TLC đưa ra một câu hỏi, tôi sẽ trao giải thưởng 5,000 đồng cho Cọp biển nào trả lời đúng câu hỏi và nếu người đáp đúng thuộc Tiểu Đoàn Trâu điên th́ sẽ có thêm 7 ngày pháp đặc biệt nữa.
Tôi hỏi anh Phúc :
- Câu hỏi như thế nào ?
Anh Phúc trả lời, tay chỉ vào cái huy hiệu vẽ con trâu điên bên cánh tay áo của anh :
- Tại sao cái huy hiệu vẽ con trâu điên của Tiểu Đoàn 2/TQLC hàm răng trâu nhe ra và cái mũi của nó th́ hếch lên ?
Tôi nói :
- Câu hỏi này có vẻ hấp dẫn độc giả đấy.
Anh Phúc cười ha hả :
- Đó là lư do tôi tặng cho pḥng TLC/Sư Đoàn và báo Sóng Thần tấm ảnh con trâu đang gặm cỏ này.
Rồi anh nói tiếp :
- Anh nên nhớ rằng con trâu nhe răng ra và mũi nó hếch lên, không phải là nó đang cười đâu. Nó đang ngửi...đấy. Anh cứ nh́n con trâu đực theo ngửi...đít con trâu cái th́ sẽ trả lời đúng ngay boong câu hỏi thôi.

Chưa bao giờ tôi được một trận cười khoái trá đến như thế. Câu hỏi được đăng lên báo theo lời yêu cầu của quan tư Ngguyễn Xuân Phúc. Những ngày sau đó, đi đến bất cứ đơn vị nào trong Binh Chủng tôi cũng đều nghe các chàng lính TQLC nhà ta bàn tán câu hỏi trên. Tôi nhớ h́nh như chẳng có ai đáp đúng câu hỏi.

Nhắc đến con trâu mà không nói qua về những ngày tháng sống trong ngục tù Cộng Sản ở ngoài Bắc như Hoàng Liên Sơn, Yên Bái, Vĩnh Phú vv...th́ quả thực là một thiếu sót lớn lao. Bất cứ ai đă từng trải qua thời gian đói khổ cùng cực tận đáy sâu của kiếp người đó đều không thể nào quên. Tôi sẽ không đề cập ở đây những vị trước kia giữ những chức vụ lớn lao, lên xe xuống ngựa, đi đâu cũng có tiền hô hậu ủng, khi vào tù lại phải đi chăn trâu. Chuyện đó quá b́nh thường, bởi v́ ở trong các trại tù mà Cộng Sản thiết lập trên miền Bắc để hành hạ thành phần Quân, Cán, Chính của miền Nam, những người đi cải tạo của phe ta đă phải làm bất cứ công việc khổ sai nào. Trong một chừng mực nào đó, được giao cho nhiệm vụ đi chăn trâu có thể nói là “sướng” hơn, đỡ vất vả hơn các công việc khác như cày ruộng, trồng sắn (khoai ḿ), lên rừng lấy gỗ, phát rẫy trồng bắp vv...Tuy nhiên, vấn đề kinh hăi nhất mà người tù phải chịu đựng triền miên năm này sang năm khác là : Đói.

Tôi vẫn tin rằng, không có bất cứ một sinh vật nào trên trái đất này gọi là con người mà có một cuộc sống với sự dinh dưỡng tệ hại và vô cùng thê thảm như những người tù cải phe ta đă trải qua trong thời gian đó. Khẩu phần ăn hàng ngày của người tù chỉ là vài củ khoai ḿ, khoai lang, chén bắp hoặc vài chục miếng sắn sát lát (khoai ḿ xắt lát phơi khô) với nước muối. Độ 5, 6 tháng ǵ đó th́ trại cho làm thịt một con trâu. Phe ta nghe nói có làm trâu th́ biết rằng hôm ấy sẽ được một chén thịt trâu, có thêm một chút thịt bồi dưỡng vào cái dạ dày muôn năm lép kẹp của ḿnh. Thật ra, trong xă hội Cộng Sản, con trâu là sức kéo, không ai khơi khơi giết trâu xẻ thịt. Con nào bị làm thịt là con trâu đă già, hết sử dụng được người ta mới đem bán. Con trâu xấu số được dẫn về trại, thành phần nhân sự phe ta phục vụ nhà bếp có nhiệm vụ dẫn trâu ra suối xẻ thịt.

Tôi c̣n nhớ anh bạn tôi tên Trạch (bạn bè gọi anh là Jimmy ca Trạch) kể lại, anh được tăng cường cho toán nhà bếp đi làm thịt trâu. Anh lợi dụng lúc xẻ thịt, cắt lấy cái mũi và bộ phận sinh dục con trâu (trâu cái) gói trong lá chuối rồi đem dấu ở một hốc đá. Sáng hôm sau anh Trạch cùng với người bạn vác dao lên rừng đốn bương, một loại tre rất lớn và cao chỉ mọc ở vùng thượng du Bắc Việt. (Cũng cần nói rơ trong khoảng thời gian này, tù cải tạo phe ta c̣n bị quản chế bởi bộ đội Việt Cộng. Các trại giam tù cải tạo được thiết lập trong rừng sâu, bốn bên là núi cao, khó ḷng trốn thoát. Có một vài người trốn nhưng cuối cùng vẫn bị bắt lại chỉ vài ngày sau đó. Bộ đội canh giữ tù cải tạo cho tù phe ta tự do vác dao lên rừng đốn bương về nạp cho trại, miễn là đủ chỉ tiêu quy định. Họ không cần đi theo canh giữ kỹ lưỡng như thời gian sau này lúc chuyển sang Bộ Nội Vụ quản lư, đám công an áo vàng canh giữ rất chặt chẽ). Anh Trạch đi đến chỗ anh đă dấu thịt, đem theo hai món ấy lên rừng thanh toán. Người bạn đi cùng năn nỉ anh Trạch xin cái mũi trâu.Anh Trạch thấy cái mũi trâu thịt có vẻ ít hơn cái bộ phận sinh dục kia nên không ngần ngại cho bạn ngay. Đến địa điểm đốn bương, công việc trước tiên là anh Trạch xắt cái bộ phận ấy ra thành từng lát nhỏ, bỏ vào lon gô rồi nổi lửa nấu. Anh để cái lon gô ấy trên đống lửa rồi đi t́m bương đốn. Độ hơn nửa giờ sau, anh trở lại thăm chừng lon gô. Anh mở nắp ra, lon gô đă đă cạn hết nước. Thịt đă chín. Anh lấy ra một miếng bỏ vào mồm nhai. Anh kể lại :
- Trời ơi, nó dai lắm các cụ ạ. Dai hơn cao su nữa đấy. Tôi có cảm tưởng là tôi nhai nó, nó nhai lại tôi. Khổ một nỗi là răng cỏ tôi cũng trệu trạo hết rồi.
Tôi hỏi anh :
- Thế rồi anh làm sao ?
- Th́ tôi lại xắt nhỏ ra nữa và tiếp tục đổ nước vào nấu tiếp. Ấy thế mà cho đến lúc đốn bương xong, trước khi kéo về trại, tôi lại nhai thử, cũng chẳng ăn thua ǵ. Tôi tiếc công tiếc của nên nuốt trọng một tí cho cái dạ dày “có chuyện phải làm” chứ cũng đành phải đổ đi thôi.
Rồi anh kể tiếp :
- Các cụ biết không, c̣n cái mũi trâu tôi cho ông bạn tôi th́ buổi tối hôm ấy về trại, tôi hỏi anh ta thanh toán ra sao, anh ta cười hô hố bảo rằng cái mũi trâu, thịt rất mềm chứ không dai như cái “của nợ” kia !

Tôi nhận thấy rằng thời gian ở tù dưới sự quản chế của đám bộ đội, tuy cũng đói đấy nhưng phe ta c̣n có thể “cải thiện” được chút đỉnh như hái mớ rau tàu bay, rau má, bắt chuột, rắn, ếch nhái, đào khoai ḿ mọc hoang ở trong rừng để cho cái bao tử khỏi kêu gào chứ khi chuyển sang bọn công an quản lư th́ vô phương cải thiện. Trại cho ǵ ăn nấy, phe ta đi một bước cũng có công an vác súng theo canh giữ. Do đó, cái đói của người tù cải tạo trong thời gian này phải nói là vô cùng thê thảm. Trại giam do công an quản lư mà tôi “cư ngụ” lúc chuyển từ trại ở Hoàng Liên Sơn sang năm 1977 là trại Vĩnh Quang, Vĩnh Phú. Ở đây, cứ ba tháng một lần, mỗi người tù được viết thư về gia đ́nh yêu cầu thân nhân có thể gửi quà (3 kí) tiếp tế theo đường Bưu Điện. Có lẽ Việt Cộng thấy số tử vong của tù ngày càng gia tăng do thiếu dinh dưỡng và thuốc men nên mới có quy định cho tù cải tạo nhận quà tiếp tế của gia đ́nh như đă nói trên.

Đói khổ th́ đă đành rồi nhưng c̣n đau khổ hơn nữa là thỉnh thoảng phe ta phải “lên lớp” để học tập chính sách của Đảng và nhà nước. Đám cán ngố lúc nào cũng một giọng điệu nhưng câu nói trên đầu môi chót lưỡi của bất cứ tên nào khi nói với đám tù cải tạo vẫn luôn luôn là câu : “Chính sách của Đảng và Nhà Nước đối với các anh luôn luôn Trước Sau Như Một.”

Mỗi năm bọn tôi chỉ được ăn thịt trâu hay heo khoảng hai lần vào dịp lễ Quốc Khánh và Tết Nguyên Đán. Khi nào được ăn trâu hay heo th́ Việt Cộng gọi là “ăn tươi”. Cũng vẫn những con trâu ốm yếu, chỉ c̣n da bọc xương được lùa vào nhà bếp. Tôi quan sát thấy những con trâu ấy rất tinh khôn. Chúng biết số phận chúng nên khi vừa dẫn đến cửa nhà bếp th́, có con tŕ lại không chịu bước, có con th́ chảy nước mắt...

Giết trâu, xẻ thịt xong rồi, bộ da của trâu mấy ngày sau đó sẽ trở thành một thứ “thực phẩm cao cấp” dùng để bồi dưỡng cho tù cải tạo phe ta. Các bộ da trâu ấy được thui cho hết lông rồi cho ngâm trong hồ nước một ngày đêm, sau đó xắt ra từng miếng cỡ bằng đốt ngón tay. Tất cả cho vào chảo, bỏ thêm muối nấu thành một thứ thực phẩm mà tôi không biết nên gọi tên là ǵ cho chính xác. Số lượng da trâu nói trên không đủ phát cho toàn trại nên chỉ dùng để bồi dưỡng cho đội nào lao động xuất sắc, vượt mức chỉ tiêu.

Một hôm, đi lao động về, anh trực buồng đội tôi cho biết hôm nay đội được bồi dưỡng da trâu. Anh đi xuống nhà bếp lănh da trâu về chia cho anh em trong đội. Mỗi người được khoảng 8 đến 10 miếng da trâu cỡ ngón tay út và một ít nước màu vàng vàng quánh lại sền sệt như hồ dán đựng trong cái chén đá. Có thêm 10 miếng da trâu, tôi biết rằng cái bụng của tôi hôm ấy sẽ “vững vàng” hơn thường lệ. Tuy thế, không bao giờ tôi có thể quên được cái cảm giác lạ lùng kỳ cục, vừa lợm giọng vừa gây gây khi bỏ vào miệng nhai miếng da trâu đầu tiên trong đời. Tôi nhớ rất rơ, nó có cái mùi vị của “A Dao”, chất mà người ta trộn chung với vôi để quét tường. Dĩ nhiên, không cách nào tôi nhai nổi miếng da trâu ấy v́ nó dai quá. Nhai nó y hệt như ta nhai cao su vậy. Tôi không có chọn lựa nào khác hơn là đành phải nuốt trọng thôi và cái h́nh dáng của nó lúc đi vào bao tử thế nào th́ khi được thải ra ngoài, nó vẫn giữ nguyên như thế. Chính kinh nghiệm này đă dẫn đến việc đặt tên cho món ăn cực kỳ kinh hăi nói trên.

Một lần, bọn tôi lại cũng được bồi dưỡng da trâu. Chúng tôi, bốn thằng ngồi chung một bàn. Trước mặt là bốn chén da trâu. Ông bạn tên Vượng đưa ra ư kiến :
- Tôi đề nghị ai đặt cho món da trâu này một cái tên hay nhất, mang nhiều ư nghĩa nhất th́ lần lănh quà tới của tôi, tôi sẽ đăi một chầu.
Một thằng nói :
- Tôi đặt tên món này là “quai guốc”
- Không hợp lư lắm. Tôi đặt cho nó cái tên “cao su” là đúng nhất v́ dai quá, không nhai nổi
Ư kiến của một thằng khác :
- Tôi nghĩ nên đặt tên cho nó là “A Dao” v́ nó có khác ǵ A dao đâu.
Lúc bấy giờ, ông bạn Vượng của tôi mới thủng thỉnh nói :
- Tôi có ư kiến thế này. Như các bạn đă biết, chúng ta thường nghe nói rằng chính sách của Đảng và nhà nước đối với tù cải tạo chúng ḿnh là “Trước Sau Như Một”, nghĩa là trước thế nào th́ sau cũng vậy. Tôi thấy cái món da trâu này cũng y hệt như rứa. Nghĩa là các bạn không nhai nổi nó mà chỉ có nuốt trọng vào bao tử thôi. Hôm sau các bạn đi đồng, món da trâu vẫn giữ nguyên h́nh dạng như lúc các bạn nuốt vào.V́ vậy, tôi đề nghị đặt tên cho món da trâu được trại “ưu ái” bồi dưỡng cho chúng ta là món ăn “Trước Sau Như Một”.

Tôi tin rằng không ai có thể đặt cho món ăn da trâu nói trên cái tên nào vừa hay và đầy đủ ư nghĩa lại vừa có tính cách mỉa mai, phỉ báng cái chế độ Cộng Sản dă man, tàn ác đă đối xử với các Quân, Cán, Chính của chính phủ Việt Nam Cộng ḥa bị chúng lừa gạt vào tù lao động khổ sai suốt hơn một thập niên sau ngày 30-04-1975.

MX Huỳnh Văn Phú
 

[_templates/thtqlcvn-footer.htm]