[_templates/thtqlcvn-header.htm]

 

Những cái chốt cần nhổ trong đời lính..

Cuối Năm 1972, đơn vị tôi nằm ở Chợ Săi, ba trung đội đóng dọc theo tuyến đường lên Quận lỵ Triệu Phong. Khu này đất ruộng chung quanh có những ao mương và những con suối cạn.

Phiá giưă mà chênh chếch bên tay phải cuả hai trung đội chúng tôi đóng, c̣n lại một cái chốt cuả địch nằm im như cái mả hoang um um cao hơn mặt đất, chúng đóng chốt để ŕnh ṃ bắn tiả chúng tôi. Đời lính tổng trừ bị, chúng tôi chưa biết sợ ǵ địch mỗi khi tấn công vào bất cứ mục tiêu nào, dù trên núi, dưới biển, x́nh lầy, mương rẫy, rừng chồi vv, cho dù biết chắc sự chết rất dễ đến. Nhưng cái gây nhức nhối và khó chiụ cho chúng tôi là ở ba cái vụ bắn tiả và chốt địch, nó như khi đang ăn th́ bị hóc, nuốt không trôi, khạc không ra! V́ đang ào ào tấn công th́ bị khựng lại, trong khi địch chận ta chỉ là một cái chốt nhỏ. Đương nhiên, dù thế nào chúng tôi cũng phải nhổ đi những cái chốt khó chịu đó. Ở vài tuần như vậy th́ có lệnh cho chúng tôi nhổ cái chốt bên cạnh ḿnh đi cho sạch.

Chốt không lớn, nhưng nó thủ kỹ, với loại hầm chữ A kiên cố, nhất là khu này chúng đă đóng lâu ngày, từ trước khi quân ta tái chiếm, nên chúng càng gia cố rất kỹ. Lại được yểm trợ cuả các đơn vị cuả địch bảo vệ hùng hậu. Hơi thấy ḿnh rục rịch là 12 ly 7 cuả nó bắn xối xả kèm theo cối và cả pháo binh cũng tham gia gửi đạn đến can thiệp.

Trung đội Ba chúng tôi cử một tiểu đội đi diệt chốt, thành phần c̣n lại cuả trung đội cũng chuẩn bị sẵn sàng tham chiến. Trung sĩ Thành dẫn tiểu đội rời tuyến men theo con suối cạn tiếp cận mục tiêu, anh cho tiểu đội dàn hàng ngang ḅ lên để tránh địch quan sát từ xa, bọc mục tiêu dùng lựu đạn t́m cưả hầm tung xuống. Các vị đă xem film chiến tranh chưa? Xem những film mà đạo diễn giỏi tạo pha cho ta những cảm giác hồi hộp đến nghẹt thở, chắc cũng chưa đạt được đến như cảnh chúng tôi đang xem! V́ ở đây, chúng tôi đang chứng kiến đồng đội ḿnh chiến đấu thực sự. Những con Cọp biển oai hùng kia không được vẫy vùng hết khả năng ḿnh có thể trên sóng nước, mà đang trườn ép ḿnh trên cánh đồng khô cạn với băi đầy ḿn! Và sơ sẩy là chết, mà chết thật chứ không phải nghỉ thở tạm như trong film!

Trong hầm, những người c̣n lại chúng tôi cũng sẵn sàng, súng đạn gọn gàng để có lệnh là vọt lên tiếp ứng ngay, tay cầm súng theo dơi mà thần kinh căng ra theo từng bước chân đồng đội. Chẳng riêng ǵ chúng tôi, mặc dù là không nh́n thấy, nhưng chắc chắn là những vị chỉ huy trực tiếp cuả cánh phó và Đại Úy Vàng Huy Liễu Đại đội trưởng ĐĐ 3 cũng đang quan tâm dán mắt vào ống nḥm để theo dơi mấy đưá con, v́ tôi vẫn nghe những lời đối đáp cuả ông và C/U Phát chỉ huy trung đội báo cáo không ngừng. Chỉ huy chúng tôi th́ dù có đánh lớn hay nhỏ cũng không thể bỏ mặc chúng tôi được.

Trở lại với toán nhổ chốt địch, khi mọi người tiến sát mục tiêu, Trung sĩ Thành phân công mọi người xong tất cả dùng lựu đạn thanh toán chốt. Bị tấn công bất ngờ địch cũng liều chết , dơ súng lên bắn đại được một tràng AK rồi im, cối và 12 ly 7 cuả địch từ xa bắn tới và rủi thay tràng AK cuả địch lại trúng lưng Trung sĩ Thành! Một chiến sĩ ḅ gần Thành tung tiếp lựu đạn xuống hầm địch rồi vội vác Thành chạy về lại tuyến sau băng bó và tản thương. Chúng tôi chỉ chờ lệnh là nhào ra khỏi tuyến vượt lên ngay.

Địch lúc này mới biết ta tấn công, chúng lại pháo và bắn từng tràng 12 ly 7 liên tiếp. Bụi đất bị cầy lên và tung cả khói lẫn bụi chung quanh toán quân. Để tránh thiệt hại, lệnh từ đại đội cho rút toàn bộ tiểu đội trở về lại tuyến xuất phát, coi như chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ, kể từ đó cái chốt bên cạnh chúng tôi cũng thấy im hơn.

Trong chiến đấu, chúng ta cũng hay gặp những cái chốt không phải cuả địch, mà nó nằm ngay trong ḷng người! Trở lại điạ điểm mà đơn vị tôi đóng quân đă kể ở trên, rải rác có mấy cái nền nhà, mỗi trung đội một cái. V́ nhà nằm ở khu ruộng nên nền nhà cao lắm, cỡ hơn một thước. Có bốn mặt th́ bố trí các tiểu đội chung quanh, gạch ngói và cây cối được trưng dụng làm hầm hố, trước khi chúng tôi vào đây, cũng đă có các đơn vị bạn làm hầm và nằm ở đây rồi, chỉ có vài cái hầm gọi là tạm an toàn cho chiến đấu b́nh thường, chứ đạn pháo địch nó nổ th́ coi như cũng không có hầm.

Dân Cọp Biển chẳng cần tả chắc ai cũng đều biết sức công phá cuả đạn pháo 130 ly cuả địch, nó đào sâu và công phá cũng mănh liệt lắm, ai cũng biết vậy, v́ chúng tôi nằm đây chịu pháo địch như vậy hằng ngày mà. Nhưng cái hầm cuả ta chỉ có một vài cục gạch tường xếp cho kín và bên trên sơ sài cái poncho, thưa thớt lớp bao cát mỏng trong khi đạn thù xuyên phá hằng thước đất. Thế bộ lính nhà ta không sợ chết sao kià? Thưa có chứ. Mỗi khi nằm ép ḿnh nghe pháo nó nổ, cả toán th́ thầm bên tai nhau: sau cơn pháo này chúng ḿnh ra sức làm cái hầm cho chắc chắn lại nha? Chứ nằm nghe nó pháo thấy lạnh cẳng quá! Cả toán đều quyết tâm như vậy.

Nhưng sau những đợt pháo qua đi, chúng tôi đưa ánh mắt vui nh́n nhau, v́ mọi người vưà an toàn thoát qua một sự chết có thật đe doạ. Ai đó nhắc lại cái vụ sưả hầm, một vài người sốt sắng hưởng ứng ngay. Đang tính bắt tay vào làm th́ chỉ một, vâng một ai đó bàn rùn: “ôi, hơi đâu mà tụi bay lo, trời gọi ai lấy dạ, chứ trốn trời sao khỏi nắng.” Cái chốt từ ḷng người trỗi dậy, đẩy cái lười lên ngôi và chờ đến trận pháo kế tiếp lại nằm mà run và lại bàn kế hoạch sưả hầm.

Cũng may là số chúng tôi c̣n cao và kể là pháo binh Việt Cộng nó bắn cũng dở. Các điểm đóng quân cuả ta cứ giữ nguyên như vậy ngày này qua tháng khác, hết đại đội này chuyển qua cho đại đội kia, tiểu đoàn này bàn giao lại cho tiểu đoàn khác mà những cái hầm mong manh ấy vẫn c̣n. Không biết các đơn vị bạn có ai bị sao không, chứ riêng tôi đang ngồi trong hầm đấy chứ, thế mà có trái 62 ly nó bắn, nổ bên ngoài gần thôi mà tôi ăn miểng từ đầu đến chân. Nhờ vậy tôi mới c̣n ngồi kể lại chuyện bị thương v́ những cái chốt trong ḷng người cản không cho sưả hầm.

Đại hội Liên hội Thuỷ quân Lục chiến Việt Nam Liên bang Úc châu Năm 2007. Chúng tôi được vinh dự đón 2 vị chỉ huy cao cấp cũ là Đại tá Nguyễn Thành Trí và Trung tá Nguyễn Văn Phán sang tham dự. Đường đi về rất xa, ngày xưa các vị bay như vậy thường xuyên, th́ có đáng kể ǵ, nhưng nay, tuổi cả hai đều cao, thấy hai vị bỏ công bay qua chung vui với anh em làm mọi người ai cũng cảm động. Nhân buổi văn nghệ, Ca sĩ Anh Đào cuả Melbourne hát bài “Một ngày TQLC là một đời TQLC.” Cô diễn tả và tŕnh bày rất xuất sắc khiến tác giả và cả liên hội ai cũng cảm động.

Sau khi hát xong, và biết Đại tá Nguyễn Thành Trí là tác giả bản nhạc, cô đă cám ơn và mạo muội xin hỏi tác giả về trường hợp nào đă tạo cảm hứng để Đại tá viết lên bản nhạc đầy ư nghiă này? Với giọng nói nhỏ nhẹ Đại tá Tango đă nói tới một vài sự phân hoá trong nội bộ binh chủng, khi đại tá qua đến Mỹ, và đại tá đă viết để kêu gọi các chiến hữu cũ cuả ḿnh bỏ đi những cái chốt đang cản đường tiến tới cuả mọi người.

Trong kỳ họp mặt vưà qua, khi bàn đến chuyện gây quỹ giúp TPB. Ai cũng đều đồng ư việc nên làm, nhưng có một chiến hữu phát biểu, khi anh có dịp về quê hương, anh đă từng gặp nhiều TPB lê lết xin ăn, ai cũng than là chưa từng nhận được sự giúp đỡ cuả bất cứ đơn vị nào. Điều này có thể đúng, v́ TPB cuả ta cũng đâu phải chỉ có một hai người. Con số đến hằng trăm ngàn, chưa nói đến những người không trung thực, xin được th́ cứ xin, nên chiến hữu kia đă nói đúng. Tuy nhiên lời nói cuả bạn lại chính là cái chốt cản những điều đang cần bàn để làm điều thiết thực là có quỹ giúp bạn ḿnh.

Vâng nói dễ hơn làm, thế nên, có nhiều người làm nhưng chẳng biết nói sao, đỡ sao để giải thích cho rơ với những lời phê b́nh về những việc ḿnh làm, đang làm, và sẽ làm. Nếu như những lời nói, lời phê b́nh ấy đúng, mang nặng tính góp ư xây dựng th́ thật là phúc đức cho mọi người, đàng này! Nó như những cái chốt mà khi xưa trên trận điạ chúng ta thường gặp, tuy không lớn, nhưng nó cản trở con đường đi tới cuả cả tập thể rất nhiều!

Với cương vị nhỏ bé cuả một cựu binh, chẳng dám lên mặt lên mũi ǵ với các đàn anh lớn trong đại đơn vị, chúng tôi chỉ xin phép đóng góp chút ít cảm nghĩ cuả ḿnh, để xin những ai, nếu có những tư tưỏng ǵ không vui cùng đơn vị, xin hăy v́ cái chung mà bỏ qua cái tôi tầm thường, như nhổ đi những cái chốt nhỏ trong ḷng, mà cùng đơn vị tiến bước.

Melbourne 11/08.

Binh Ngố.

[_templates/thtqlcvn-footer.htm]