[_templates/thtqlcvn-header.htm]

 

Người Lính Mũ Xanh

MX Mai Văn Tấn

"Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu!"

Năm 1954 khoảng 1 triệu người từ miền Bắc chạy trốn Cộng Sản di cư vào miền Nam, anh khoảng 19 hay 20 tuổi. Tuổi bước vào đời nhiều mộng ước và đầy hy vọng.
Cuôc di tản đầu tiên xẩy ra trong đời của anh. Nhưng hoàn cảnh đất nước, những "Thế hệ sanh bất phùng thời" đă phải bước vào quân ngũ theo tiếng gọi của non sông, để bảo vệ miền Nam thân yêu, chống lại sự xâm lược của cộng sản ḿền Bắc với ư đồ “Xích hóa” miền Nam theo sự lănh đạo của đệ tam quốc tế cộng sản. Hai mươi năm tuổi trẻ bước vào quân ngũ với 21 năm chiến đấu dưới mầu cờ sắc áo TQLC. Lịch sử Thủy quân lục chiến bắt đầu thành lập cuối năm 1954 và tan hàng ngày 30 tháng 4 năm 1975, th́ anh là người chiến binh có mặt từ giây phút đầu cho đến phút cuối. Trong những lúc vui vẻ anh thường tâm sự là anh có thể đi đơn vị khác an toàn hơn, v́ cụ thân sinh của anh cũng quen biết nhiều có thể gởi gấm anh. Nhưng anh yêu thích binh chủng và nặng t́nh huynh đệ chi binh lúc gian nan và nguy hiểm đă cùng nhau chiến đấu để sống c̣n.
Hôm nay tôi viết điều này để anh tưởng nhớ đến cụ thân sinh cũng như một lời tạ tội đến Ngựi. Anh cố gắng "Sống" cho lư tưởng của ḿnh đă chọn, làm hết sức việc ḿnh cho là phải, không cần đến thành công hay thất bại, ai khen hay chê cũng mặc. Suốt đời chỉ sợ làm điều sai trái. Bước chân anh đă đi khắp miền đất nước, từ những địa danh xa lạ với dân thị thành, đến những địa danh xẩy ra trận đánh khét tiếng với cộng sản Bắc Việt. Từ Đầm Dơi, Cái Nước, U-Minh Cai Lậy, Tam Quan, Bồng Sơn, Phụng Dư, Pleiku, Kontum…đến Cồn Thiên Gio Linh, Mai Lộc Khe Sanh Lao Bảo, Campuchia ... đều có dấu chân anh.
Từ lúc anh c̣n đeo lon Thiếu Úy lên đến cấp bậc Đại Tá, các cấp đều được vinh thăng ngoài mặt trận.
Các chức vụ từ Trung Đội Trưởng, Đại Đội Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng và cuối cùng là Lữ Đoàn Trưởng. Phải nói anh là 1 Sĩ quan có nhiều “Credit” trong Sư Đoàn TQLC. Đây không phải là lời khen tặng hay vinh danh anh v́ nó vô ích và không c̣n cần thiết... Trong thời điểm mọi việc đă đi vào dĩ văng chỉ c̣n lại một sự thật vĩnh cửu mà mọi chiến hữu trong TQLC công nhận và trái tim nhân dân miền Nam c̣n ấp ủ tên anh.
Thời điểm này nói đến huy chương th́ không phải là vô nghiă. V́ trong chừng mực nào đó đă đánh giá sự chiến đấu dũng cảm của anh với mạng sống trong lằn tên mũi đạn. Một sự thật mà mọi người phải công nhận, ngay đến kẻ thù là cộng sản Bắc Việt cũng đánh giá con người phản động theo số huy chương được ân thưởng.
Anh được Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương ở cấp bậc Trung Úy thời Đệ Nhất Cộng Hoà với Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương ở cấp Đại Úy thời Đệ Nhị Cộng Hoà với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Suốt 21 năm chinh chiến anh cũng gục ngă 4 lẩn v́ trúng đạn kẻ thù nhưng đă đứng lại vững vàng để chiến đấu đến ngày 30 tháng 4 năm 75, một ngày đau thương cho đất nước Việt Nam. Đến ngày hôm nay dưới sự lănh đạo bạo tàn, phi nhân của bọn cộng sản, 80 triệu người c̣n mất nhân quyền, và quyền tự do tín ngưỡng và vẫn c̣n đau khổ triền miên.
Anh đă giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến mà Việt cộng đă gán cho tên Trâu Điên bốn năm. Môt Tiểu Đoàn sống hùng, sống mạnh nhưng không sống dai. Anh là Tiểu Đoàn Trưởng độc nhất của Tiều Đoàn Trâu Điên c̣n sống sót sau cuộc chiến kể từ khi anh thay thế Trung Tá Lê Hằng Minh đă hy sinh trong cuộc phục kích ở cây số 17 trên đường từ Huế đi Quảng Trị. Sau anh là Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc và cuối cùng là Thiếu Tá Trần Văn Hợp, cả hai cũng đă nằm xuống.
Năm 1968 Tết Mậu Thân, Tiểu đoàn 2 do anh làm Tiểu Đoàn Trưởng đă chiến đấu đơn độc ở thành phố Saigon dưới sự điều động của Biệt Khu Thủ Đô và Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia.
Sau trận tổng công kích tết Mậu Thân, Tiểu đoàn đă được tuyên dương công trạng trước Quân Đội lần thứ sáu. Riêng anh được vinh thăng Trung tá và TĐ2/TQLC là tiểu đoàn đầu tiên mang dây mầu Bảo Quốc Huân Chương của SĐ/TQLC. Tiểu đoàn về hậu cứ dưỡng quân trước khi tham dự cuộc hành quân khác.

Tháng 12/68, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phái đoàn tướng lănh đă đến tận hậu cứ tiểu đoàn 2 ở Thủ đức để ủy lạo và viếng thăm. Tôi muốn nói lên điều này để vinh danh tất cả quân nhân các cấp TĐ2/TQLC đă chiến đấu anh dũng trong suốt thời gian VC gọi là tổng công kích.

Nắm chức vụ Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 258 từ tháng 7 năm 1971 thay thế Trung Tá Nguyễn Thành Trí đi du học Hoa Kỳ tại căn cứ Mai Lộc thuôc quân Hương Hoá tỉnh Quảng Trị. Một tháng sau Lữ Đoàn chạm trán với địch quân ở căn cứ Ba Hô pḥng thủ bởi 2 Đại Đội của TĐ6/TQLC. Anh phải ra lệnh di tản khỏi căn cứ Ba Hô để tránh pháo và áp lực địch, mang được thương binh nhưng phải để lại các chiến sĩ đă hy sinh. Đó là điều đau ḷng và trăn trở nhất của anh. Nhưng 1 ngày sau đó anh đă điều động chiếm lại căn cứ Bá Hô và di tản tất cả xác 23 chiến sĩ hy sinh.
Tháng 4 năm 1972, Lữ Đoàn 258 với anh là Lữ Đoàn Trưởng đă đánh bại chiến thuật đại pháo, chiến xa và Bộ binh cấp Sư Đoàn BB, Trung Đoàn Chiến Xa và nhiều Trung Đoàn Pháo tại Đông Hà và căn cứ Pedro ( Phượng Hoàng ) tiêu diệt hoàn toàn CX của Địch khoảng 50 chiếc. Trong số đó có 1 chiến xa T59 do Trung Quốc chế tạo c̣n nguyên vẹn đă được đưa về toà Đô chính Sài G̣n triển lăm.
Sau trận đánh này anh được vinh thăng cấp bậc Đại Tá.
Tháng 8 năm 1972, Lữ đoàn 258 ( Lữ Đoàn Trưởng Đại Tá Ngô Văn Định ) và Lữ Đoàn 147/TQLC (Đại Tá Nguyễn Năng Bảo Lữ Đoàn Trưởng ) trách nhiệm 2 hướng tiến công đánh chiếm lại Thị xă và cổ Thành Đinh công Tráng thuộc tiểu khu Quảng Trị. Với 52 ngày đêm miệt mài điều động các đơn vị tiến công, đến cuối cùng ngọn cờ vàng 3 sọc đỏ đă bay phất phới trên Cổ Thành Quảng trị ngày 16 tháng 9 năm 1972.
Sau trận chiến lịch sử này 2 vị Đại tá Lữ Đoàn Trưởng (Đại Tá Định và Đại Tá Bảo ) đă được ân thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân chương kèm theo Anh Dũng Bội Tinh với ngành Dương Liễu. Huy chưong cao qúy nhất đầu tiên và cuối cùng dành cho 2 vị Đại Tá thuộc Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.
Sau đó cuộc diễn binh vĩ đại nhất được tổ chức tại đường Trần Hưng Đạo Huế ( Trước Phú Vân Lâu ) với các Sư Đoàn Bộ Binh, SĐ Dù, SĐ Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Thiết Giáp ...
Anh được danh dự dẫn đầu đoàn quân diễn hành của TQLC. Huy chương anh mang trên ngực trái và trên cổ với Đệ Tam Đẳng Bảo Quôc Huân Chương đă làm thán phục các quân binh chủng bạn ( Sao Đại Tá TQLC nhiều Huy chương đến thế !).
Đó là những nét hào hùng và vinh quang trong đời binh nghiệp của anh. Nhưng trải qua không biết bao nhiêu lo nghĩ, đau buồn trong cuộc đời chinh chiến rủi nhiều và may mắn rất hiếm hoi cho chính bản thân ḿnh và cho thuộc cấp của ḿnh trách nhiệm.
Thượng tuần tháng 3/73, anh là chiến sĩ xuất sắc của SĐ/TQLC được Bộ Tổng Tham Mưu chỉ định làm trưởng phái đoàn chiến sĩ xuất sắc của QLVNCH đi thăm Đài Bắc theo lời mời của Trung Hoa Dân Quốc ( Đài Loan ). Trung tướng Trần Văn Trung tổng cục trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị và Đại sứ Đài Loan tại VN tiễn đưa phái đoàn tại phi trường Tân Sơn Nhất.

Nhờ chuyến đi này, anh chuẩn bị tất cả tài liệu cuộc chiến ở vùng hoả tuyến bằng phim để thuyết tŕnh trong thời gian viếng thăm Đài Bắc. V́ vậy hôm nay c̣n những tài liệu qúy báu này.

 

Tháng 6/74, đánh ch́m một tầu tiếp tế của Cộng sản Bắc việt tại biển Mỹ Thủy, Quảng Trị bằng cách dùng đại bác 90 ly trên chiến xa M48 và Pháo Binh của TĐ1/PB /TQLC.
Ngày 29/3/75, anh là Lữ Đoàn Trưởng LĐ/468 TQLC với TĐ8, TĐ14, TĐ16, TĐ1/PB TQLC là đơn vị duy nhất của Quân Đoàn 1 di tản được toàn bộ đơn vị ra khỏi Đà Nẵng ở Băi bốc làng Cùi phiá Nam đèo Hải Vân bằng tầu Hải Quân VN.
Thật sự anh xứng đáng là đứa con yêu của tổ quốc VN, một người đă đem hết cuộc đời son trẻ của ḿnh để bảo vệ miền Nam được yên ấm tự do cho đồng bào ở hậu phương. Trong QLVNCH phải có nhiều người con yêu như thế mời giải thích được sau bao trận đánh hào hùng, ác liệt như mùa hè đỏ lửa ở Quảng Trị. Pleiku, Komtum và B́nh long An lộc giữ vững con tầu Việt Nam tự do sống c̣n 21 năm dưới áp lực nặng nề của Cộng sản Bắc Việt cùng bè lũ cộng sản quốc tế đứng đầu là Liên sô và Trung quốc.
Nhiều bài báo của các cố vấn Mỹ cũng đă viết nhiều bài viết ca ngợi chiến tích hào hùng và sự chỉ huy xuất sắc của anh.
Tôi muốn nói đến chân dung một người lính mũ xanh trong SĐ/TQLC với ư nghĩ khiêm nhường hy vọng các chiến hữu trong SĐ/TQLC và các chiến hữu trong QLVNCH biết đến anh, dù thích hay không thích đối với cá nhân anh cũng phải chấp nhận một sự thật. Anh là người bỏ ra rất nhiều công sức cho sự lớn mạnh của SĐ/TQLC.
Cuộc chiến đang tiếp diễn dang dở dưới sự lănh đạo quá tồi tệ của giai cấp lănh đạo miền Nam, sự quay mặt và tháo chạy của Đồng Minh đă kết thúc tức tưởi chấm dứt chế độ Cộng Hoà miền Nam và làm tan ră một Quân Lực có thể nói là thiện chiến và hùng mạnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.

"Đường danh lợi bùn pha sắc xám
Mặt phong trần nắng rám mầu nâu"

Tháng 4 năm 1975.

"Bao nhiêu mộng đẹp thành khói bay theo mây chiều"
Anh và gia đ́nh cùng một số người Việt khác được may mắn đến bến bờ Tự do. Cuộc di cư lần thứ 2 trốn chạy Cộng sản trong đời anh..
Bao nhiêu h́nh ảnh uy nghiêm, những bước chân hào hùng với bồ đồ sóng biển đă phải bỏ lại tất cả chỉ c̣n lại khung trời kỷ niệm. Hai mươi một năm chinh chiến coi như anh đă trả xong nợ nước.
Trước mắt bây giờ là cuộc sống mới trên đất nước mới lạ hoàn toàn với gia đ́nh anh. Chỉ một ḿnh anh trực diện để lo cho gia đ́nh. Với 40 tuổi đời không phải là già nhưng cũng không trẻ để làm lại cuộc đời cho chính ḿnh và cho gia đ́nh ḿnh. Cả một đời chinh chiến không một nghề chuyên môn để sinh sống được trên một đầt nước tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Anh phải tạo bằng cách học lấy một nghề để sinh sống và nuôi gia đ́nh với tuổi đời 40. Nhưng với tinh thần tự lập và quyết tâm anh cũng làm được. Nhưng bên cạnh cuộc sống của anh c̣n có một người đàn bà lúc nào cũng yêu thương, lo lắng và chia sẻ ngọt bùi với anh cũng như an ủi anh trong những lúc thất vọng, buồn nản. Đó là người bạn đời của anh, chị là người hiền dịu và dễ mến, lúc nào cũng an phận và chịu đựng.. Tôi nhớ lại khoảng năm 1977 hay 78 ǵ đó, sau khi ổn định lại cuộc sống ở xứ người, chị đă t́m cách liên lạc một số người mà chị đă biềt để gửi những món quà t́nh nghiă, xoa dịu sự đau khổ, gian nan khi phải sống với CS tại quê nhà, trong đó có bà xă của tôi. Hành động của chị không phải hành động phi thường ǵ v́ ai cũng có thể làm được dễ dàng nhưng không phải ai cũng làm.
Chị đă làm và đă nói lên được tấm ḷng của chị.
"Của tuy tơ tóc, nghiă so ngàn trùng"

Hành động của chị làm tôi nhớ măi. Sau gần 13 năm trong trại tù Cộng sản, nếm mọi sự trả thù tàn bạo và dă man của Cộng sản, tôi được thả ra và đến được bến bờ tự do đầu năm 1991. Việc làm đầu tiên của vợ chồng tôi là đến San José đề thăm anh chị Định. Anh chị là người đầu tiên mà vợ chồng tôi đến thăm. Lúc bấy giờ vừa đến bến bờ tự do không có một cái ǵ ngoài sự trợ cấp tạm thời của chính phủ Hoa Kỳ. Hoàn cảnh ban đầu vô cùng khó khăn cũng như mang nhiều mặc cảm. Không dám đến thăm ai v́ e ngại sự nhiệt t́nh của ḿnh nhiều khi có ảnh huởng trái ngược đau ḷng. Anh chị tiếp đăi chúng tôi trong t́nh thân mật gia đ́nh. Nh́n anh chị với những cử chỉ quen thuộc không ǵ thay đổi. Đă nhiều lần tôi định mở lời cảm ơn chị nhưng tôi thấy quá khách sáo nên ngần ngại không nói. Đến khi từ giă anh chị để trở lại LOS, tôi nguyện chờ một dịp khác phải nói với chị.
Nhưng tôi không c̣n một dịp nào để thổ lộ lời ơn nghiă đó với chị v́ hiện giờ đă hơn 10 năm nay chị mắc phải chứng bệnh nan y, mất hoàn toàn trí nhớ.
Đến ngày hôm nay, tôi cũng chưa có dịp trở lại thăm anh chị lần thứ hai. Nhưng tôi mong ước sẽ có ngày nào đó tôi sẽ đến thăm anh chị một lần nữa..
Ngày hôm nay với 3 gái và 1 trai đă thành đạt tất cả đều có gia đ́nh và cuộc sống riêng tư. Coi như anh đă trả xong món nợ bổn phận một người cha đối với các con.
Chỉ c̣n lại món nợ cuối cùng của đời anh là món nợ "tào khang" anh phải trả nốt.
Có thể v́ nghĩa vợ chồng quá nặng, chị phải lo nghĩ nhiều qua bước hành quân của chồng. Chị luôn luôn phải nghĩ những điều chị không dám nghĩ của một người đi giữa chiến chinh. Qua nhiều đêm v́ quá lo lắng không ngủ được với một thời gian quá dài phải dùng thuốc an thần để ngủ mà ngày nay chị mắc chứng bệnh nan y, hoàn toàn mất hết trí nhớ, cuộc sống phải nhờ hoàn toàn vào người săn sóc cho ḿnh. Người Lữ Đoàn Trưởng tài ba năm xưa giờ đây trở thành “Lương y như từ mẫu” săn sóc cho chị.
Tôi nghĩ đây cũng là ư trời, một người quá lo lắng giờ đây không lo lắng một chút ǵ cả để sống cuộc đời “Vô Tư Lự” của ḿnh trong ṿng tay săn sóc tŕu mến của một người chồng mà ḿnh đă yêu thương với hết tấm ḷng.. Người Lữ Đoàn Trưởng năm xưa, nợ nước đă trả xong, bổn phận người cha đă chu toàn. Giờ đây thật rảnh rang không c̣n Tranh danh đoạt lợi ở tuổi "Thất thập cổ lai hy". Chỉ c̣n ḷng chung thủy với vợ ḿnh để trả món nợ "Tào Khang" cho đến ngày nhắm mắt. Đây tôi thiết nghĩ cũng là niềm hạnh phúc riêng tư trong hoàn cảnh cá nhân hết sức đặc thù của anh. Như Kim Dung đă tô điểm một "Trương Vô Kỵ" tài ba, lỗi lạc vơ công cái thế nhưng khi hiểu ra t́nh đời đảo điên đă gác kiếm từ giă giang hồ khi c̣n tuổi thanh xuân để ngày ngày vẽ mày cho người yêu Triệu Minh vậy.
Sau hơn ba thập niên thăng trầm của cuộc sống, nay ngồi nghĩ lại viết lại cuộc đời có thật điển h́nh của Người Lính Mũ Xanh từ khi bắt đầu vào đời đến khi gần cuối cuộc đời để trân trọng một cấp chỉ huy gương mẫu, có khả năng trong binh chủng, một người anh đáng kính, một người cha mẫu mực, một người chồng thủy chung. Đó là hành trang qúy báu đáng trân trọng cho các con của anh nói riêng, cho giới trẻ nói chung đang sống trên đường đời đầy cạm bẫy ở một đất nước văn minh, cuộc sống vật chất thừa thăi, quá nhiều cơ hội nhưng rất thiếu t́nh người.

Indiana đầu thu 2007
MX Mai Văn Tấn

[_templates/thtqlcvn-footer.htm]